You are on page 1of 45

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA QUỐC TẾ HỌC

NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC TRONG 20 NĂM ĐẦU
THẾ KỶ XXI

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Đáp


Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Uyên

MSV : 19031958

Hà Nội – Tháng 12 Năm 2021


1

Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ 2
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA ............................. 10
1.1. Khái niệm ngoại giao văn hóa........................................................................... 10
1.2. Vai trò của ngoại giao văn hóa ......................................................................... 13
1.3. Cơ cấu của ngoại giao văn hóa ......................................................................... 14
1.4. Khái lƣợc về nền văn hóa Trung Quốc ............................................................ 15
Tiểu kết: ..................................................................................................................... 18
CHƢƠNG II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA
TRUNG QUỐC TRONG 20 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI .......................................... 19
2.1. Đ mạnh giao lƣu v hợp tác văn hóa giáo ục ........................................... 19
2.2. Tăng cƣờng hoạt ng tru ền á ng n ngữ văn hóa v h nh ảnh Trung
Quốc của các Học viện Kh ng Tử ........................................................................... 21
2.3. Các kênh truyền thông ...................................................................................... 24
Tiểu kết ...................................................................................................................... 27
CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA NGOẠI GIAO VĂN
HÓA CỦA TRUNG QUỐC TRONG 20 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ NHỮNG
ĐÓNG GÓP CHO CÔNG CUỘC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM . 28
3.1. Thành tựu ........................................................................................................... 28
3.2. Hạn chế ............................................................................................................... 31
3.3. Những óng góp cho c ng cu c ngoại giao văn hóa của Việt Nam ............... 33
Tiểu kết ...................................................................................................................... 38
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 42
2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Ngu ên nghĩa

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BBC : Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh

và Bắc Ireland

NCS : Nghiên cứu sinh

Nxb : Nhà xuất bản

UNESSCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

VHNT : Văn hóa nghệ thuật


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ề t i
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội... của thế giới có nhiều thay đổi. Xu hướng chủ đạo của thế giới và
khu vực là hòa bình, hợp tác và phát triển. Sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và
cả thế giới đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng nhiều vào môi trường quốc tế.
Những thành tựu của khoa học công nghệ và thông tin đã thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển nhanh. Các cuộc xung đột tôn giáo - sắc tộc, tranh chấp về lãnh thổ... không chỉ
ảnh hưởng đến một vài quốc gia mà còn lan rộng ra toàn khu vực, ảnh hưởng lớn đến
tình hình chính trị, kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa trên tất cả các
lĩnh vực là một xu hướng tất yếu. Vì vậy mỗi quốc gia muốn tham gia vào quá trình
toàn cầu hóa thì phải chủ động xây dựng chiến lược hội nhập và “vị thế” của mình
trong quan hệ quốc tế, đặc biệt các quốc gia ngày càng chú trọng gia tăng sức mạnh
mềm của mình trên trường quốc tế.
Vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng
đã được thừa nhận rộng rãi trong nghiên cứu và trong chính sách phát triển chung trên
toàn thế giới. Các quốc gia, ở mức độ khác nhau, đều sử dụng văn hóa như một công
cụ trong hoạt động ngoại giao. Vì đây là kênh ngoại giao hữu hiệu làm gia tăng sức
mạnh mềm, xây dựng lòng tin, quảng bá giá trị văn hóa ra thế giới, tiếp thu văn hóa
nhân loại để làm giàu cho nền văn hóa đất nước. Từ đầu thế kỷ XXI, khi toàn cầu hóa
phát triển mạnh mẽ, ngoại giao văn hóa càng được sử dụng rộng rãi với nhiều hình
thức phong phú và có vai trò quan trọng hơn trong nền ngoại giao của mỗi quốc gia bởi
sức lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa có vai trò to lớn trong việc xây dựng lòng tin giữa
các quốc gia, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối quan hệ chính trị và kinh tế.
Nhân tố văn hóa có ảnh hưởng, tác động đến quan hệ quốc tế và trong một số trường
hợp mang tính quyết định. Do đó, việc vận dụng yếu tố văn hóa để nâng cao hiệu quả
triển khai đường lối đối ngoại được các quốc gia ngày càng chú trọng. Sự trân trọng
4

các giá trị văn hóa trong công tác ngoại giao trở thành cầu nối để vượt qua những khác
biệt, đưa các dân tộc xích lại gần nhau và cùng chung tay giải quyết các vấn đề toàn
cầu. Trong xu thế hòa bình, sự phân công lao động trên thế giới ngày càng sâu sắc sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ nét và xu thế hội nhập đang nắm giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống kinh tế quốc tế thì ngoại giao văn hóa ngày càng trở nên quan trọng và
được quan tâm hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, Trung Quốc - được biết đến là một trong 4 nền văn minh lớn của nhân
loại, trải qua cả ngàn năm lịch sử vẫn giữ được những nét đẹp và những bề dày giá trị
của mình. Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức
tạp nhất trên thế giới. Cùng với sức mạnh tổng hợp đất nước không ngừng được tăng
cường, những năm đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hoá ngày càng được chính phủ
Trung Quốc coi trọng và được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng làm nên sức
mạnh mềm của Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc đã ký hiệp định văn hoá cấp chính
phủ với 143 quốc gia, ký 682 kế hoạch giao lưu văn hóa hàng năm. Hàng năm có hơn
2000 dự án giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc với nước ngoài được Bộ Văn hoá phê
duyệt1. Trung Quốc cũng duy trì quan hệ giao lưu văn hoá với hàng ngàn tổ chức văn
hoá quốc tế cũng như với các quốc gia khác. Phạm vi giao lưu văn hoá thường đề cập
tới các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, văn vật, triển lãm sách, thông tin, xuất bản, phát
thanh, truyền hình, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, y tế, thanh niên, phụ nữ, du
lịch, tôn giáo… Như vậy, nghiên cứu về ngoại giao văn hóa của Trung Quốc sẽ giúp
chúng ta hiểu thêm về những cách mà Trung Quốc sử dụng để lan tỏa sức ảnh hưởng
của mình trong quan hệ quốc tế, để từ đó gây ảnh hưởng tới dư luận quốc tế, gây ảnh
hưởng gián tiếp tới hành vi của nước khác.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn ề
2.1. Các nghiên cứu ngo i nƣớc

1
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó trong quá
trình hội nhập quốc tế, http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/Ngoai-giao-van-hoa-Trung-Quoc-va-vai-tro-
cua-no-trong-qua-trinh-hoi-nhap-quoc-te-1011, truy cập ngày 01/12/2021.
5

Việc nghiên cứu của giới học giả về ngoại giao văn hóa bắt đầu tương đối muộn.
Khái niệm mới “ngoại giao văn hóa” do nhà sử học ngoại giao người Mỹ Ralph Tumer
đưa ra sớm nhất từ những năm 40 của thế kỷ XX. Sau này, nhà sử học ngoại giao Mỹ
Frank Ninkovich đã trình bày và phát triển một cách hệ thống quan niệm trên.
Ninkovich cho rằng: “Nhà chính trị có kiến thức sâu rộng luôn luôn thừa nhận ngoại
giao cần suy tính kỹ quan niệm giá trị văn hóa, vì những quan niệm giá trị này có vai
trò rất quan trọng trong việc hình thành khả năng lập luận ngoại giao, do đó mà càng có
ý nghĩa hơn so với tín ngưỡng, hình thái ý thức hay quan niệm trừu tượng của nó. Ở
thế kỷ XX, hầu như tất cả các nhà chính trị quan trọng của Mỹ đều cân nhắc coi nhân
tố văn hóa là bộ phận để xử lý công việc ngoại giao của họ; quả thật văn hóa có tác
dụng rõ ràng trong công việc ngoại giao của họ, thường là quyết định trong quyết sách
đối ngoại của họ”.
Bước vào thế kỷ XXI, mang lại sự thay đổi có “tính cách mạng” cho nghiên cứu
ngoại giao văn hóa phải kể đến cuốn sách “Multi - track diplomacy” của hai học giả
nổi tiếng người Mỹ Louise Diamond và John Mc Donald. Các tác giả chỉ ra rằng, muốn
tìm hiểu ngoại giao toàn diện thì phải tiến hành nghiên cứu và phân tích ngoại giao từ
những góc độ khác nhau. Các tác giả nhận xét: chính phủ, phi chính phủ hay cơ quan
chuyên môn, hoạt động thương vụ, cá nhân công dân, nghiên cứu/đào tạo và giáo dục,
tôn giáo, tài trợ, thông tin và truyền thông đều có thể trở thành kênh quan trọng của
trao đổi ngoại giao. Trong 9 “Quỹ đạo” ngoại giao mà các tác giả nêu có 3 lĩnh vực
(nghiên cứu/đào tạo và giáo dục, tôn giáo, truyền bá và truyền thông) là thuộc về phạm
trù ngoại giao văn hóa.
Nghiên cứu về trường hợp Trung Quốc thì có “China‟s media go global”, biên
soạn D. K. Thussu, H. Burgh, và A. Shi. Cuốn sách đã cung cấp một đánh giá toàn diện
về các cuộc tranh luận phức tạp liên quan đến tác động của Trung Quốc đối với bối
cảnh truyền thông quốc tế, và tạo ra một bổ sung đặc biệt cho các nghiên cứu về truyền
thông Trung Quốc, cũng như các diễn ngôn truyền thông toàn cầu rộng lớn hơn. Ngoài
6

ra còn có “Research outline for China‟s cultural soft power” của tác giả Guozuo Zhang
đã khám phá chiến lược quốc gia cơ bản về nâng cao sức mạnh mềm văn hóa dưới sự
chỉ đạo của Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình; hay “Slow boat from
China: public discourses behind the „going global‟ media policy.” của Wanning Sun đã
xem xét mức độ thay đổi của chính sách ngoại giao công chúng của Trung Quốc, từ đó
phác thảo các khuyến nghị chính sách chính đã được đề xuất như một phần trong nỗ
lực của Trung Quốc nhằm cải thiện hình ảnh toàn cầu của mình thông qua việc mở
rộng phương tiện truyền thông; hay “ Expansion of international broadcasting: the
growing global reach of China Central Television” của tác giả Si Si đã nói về tầm ảnh
hưởng của CCTV (Đài truyền hình trung ương Trung Quốc) ra ngoài thế giới; hay
“Chinese Cultural Diplomacy: instruments in China‟s strategy for international
insertion in the 21st Century” của Danielly Silva Ramos Becard và Paulo Menechelli
Filho phân tích các công cụ của ngoại giao văn hóa Trung Quốc (2003-2018), chẳng
hạn như phương tiện truyền thông, điện ảnh và Viện Khổng Tử, cũng như tiềm năng để
vượt qua các rào cản giữa các nước, từ đó đưa ra kết luận Trung Quốc ngày càng sử
dụng ngoại giao văn hóa và biến nó thành một công cụ quan trọng trong chiến lược của
mình trong quan hệ quốc tế.
2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ngày càng được
gia tăng cả chiều sâu lẫn chiều rộng, trong đó văn hóa trở thành một lĩnh vực phát triển
mạnh mẽ. Ngoại giao văn hóa là một đề tài rất quan trọng, nhưng các công trình nghiên
cứu về lĩnh vực này ở nước ta còn chưa nhiều và đây là lĩnh vực khá mới mẻ. Tuy
nhiên cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao văn
hóa ở dạng đề tài cấp Bộ, luận văn, sách, giáo trình và các bài viết đăng trên các tạp chí
chuyên ngành, hay trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học..
Về sách giáo trình có một số cuốn tiêu biểu như:“Giáo trình quan hệ công chúng
chính phủ trong văn hóa đối ngoại” (2011) do Lê Thanh Bình chủ biên; “Ngoại giao và
7

công tác ngoại giao” (2009) của Vũ Dương Huân. Trong đó đáng chú ý là cuốn
sách“Ngoại giao văn hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng” (2012) của
Phạm Thái Việt. Có thể khẳng định đây được xem là một ấn phẩm đầu tiên của Việt
Nam về ngoại giao văn hóa. Cuốn sách chia thành 10 chương đề cập tới nhiều vấn đề
nhưng dung lượng dành cho ngoại giao văn hóa còn hạn chế, các vấn đề như vai trò,
nội dung, hình thức… của ngoại giao văn hóa thì chưa được đề cập tới. Tuy nhiên, khái
niệm văn hóa, ngoại giao, đặc biệt về khái niệm ngoại giao văn hóa đã được tác giả
nghiên cứu khá dày công.
Ngoài ra phải kể đến một số bài viết, bài phát biểu của các nhà ngoại giao, nhà
nghiên cứu ngoại giao văn hóa trình bày trong các Hội thảo: Hội thảo “Sức mạnh mềm
của Trung Quốc trong cạnh tranh chiến lược với Mỹ và cục diện khu vực thời kỳ hậu
Trump” (2021) do Học viện Ngoại giao tổ chức; Hội thảo “Tư tưởng và chính sách đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh mới”
(2021) do Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và
Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc (CIIS) tổ chức.
Hay có một số bài báo như “Nhận diện sức mạnh mềm của Trung Quốc và ứng
xử của Việt Nam” (2014) của PGS. TSKH Lương Văn Kế - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được đăng trên tạp chí tài chính; “Ngoại
giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc” của Phạm Hồng
Yến, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2, 6/2011; “Ngoại giao văn hóa: Trung Quốc
quảng bá quốc gia như thế nào?” của Thạch Hà, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2,
6/2009; Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó trong quá trình hội nhập
quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 8/2009. Các tác giả dưới những lăng kính
khác nhau đã khai thác, phân tích những vấn về liên quan đến ngoại giao văn hóa rất
sâu sắc và đầy mới mẻ về các vấn đề như: Vai trò của thông tin và truyền thông trong
việc đẩy mạnh ngoại giao văn hóa hiện nay; nhận thức, tư tưởng cho toàn xã hội về vai
8

trò to lớn của ngoại giao văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa; vai trò của sự khuếch
trương sức mạnh mềm…
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Thực tiễn hoạt động của ngoại giao văn hóa Trung Quốc trong 20 năm đầu thế kỷ
XXI được thực hiện như thế nào?
 Ngoại giao văn hóa (một hoạt động văn hóa) có vai trò gì (đóng góp gì?) cho mối
quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới?
 Ngoại giao văn hóa Trung Quốc có những mặt hạn chế nào?
4. Mục tiêu v nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực tiễn triển khai và đánh giá hoạt động ngoại
giao văn hóa của Trung Quốc
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những phương diện Trung Quốc làm để triển khai ngoại giao văn
hóa và xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa Trung Quốc trong 20 năm
đầu thế kỷ XXI
- Đánh giá thành tựu và hạn chế trong công cuộc ngoại giao văn hóa của Trung
Quốc trong 20 năm đầu thế kỷ XXI
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Được sử dụng để tổng hợp, phân tích
tài liệu thứ cấp, giúp NCS sử dụng nhiều nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, dùng để đánh giá, phân loại tài liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích,
luận giải cơ sở lý luận liên quan đến ngoại giao văn hóa; phân tích thực tiễn các hoạt
động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc, đánh giá những thành tựu và hạn chế của
công cuộc ngoại giao văn hóa của Trung Quốc trong 20 năm đầu thế kỷ XXI. Ngoài ra
nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp như phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic,
liên ngành, thống kê, dự báo cũng được vận dụng nhằm góp phần bổ trợ cho công tác
nghiên cứu.
9

6. Phạm vi nghiên cứu


 Không gian: Trung Quốc hiện đại
 Thời gian: 20 năm đầu thế kỷ XXI
 Vấn đề nghiên cứu: Ngoại giao văn hóa với cơ cấu hoạt động rất đa dạng và
phong phú như phân loại theo nội dung hoạt động, hình thức hoạt động, chủ thể
hoạt động, không gian hoạt động…Ở đây bài nghiên cứu tập trung vào hình thức
hoạt động của ngoại giao văn hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của niên luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa
Chương II: Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc trong 20
năm đầu thế kỷ XXI
Chương III: Đánh giá thành tựu, hạn chế của ngoại giao văn hóa của Trung Quốc
trong 20 năm đầu thế kỷ XXI
10

NỘI DUNG
CHƢƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA
1.1. Khái niệm ngoại giao văn hóa
1.1.1. Khái niệm ngoại giao
“Ngoại giao” theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan hệ giữa
các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như
điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện từ lâu đời ở nhiều nền
văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại. Mặc dù vậy, hiện
vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “Ngoại giao”. Theo nhà ngoại giao,
nhà báo người Anh Harold Nicolson: “Trong ngôn ngữ nói, từ ngoại giao được sử dụng
để ám chỉ nhiều nội dung rất khác nhau. Nó được hiểu là quan hệ đối ngoại, trong các
trường hợp khác lại ngụ ý là đàm phán. Từ đó cũng được sử dụng để nói đến cơ quan ở
nước ngoài của Bộ Ngoại giao. Cuối cùng từ đó còn có nghĩa là khả năng đặc biệt khôn
khéo trong đàm phán quốc tế và với nghĩa xấu là xảo quyệt trong thương lượng.”
Trong khi đó, từ điển của Pháp Le Nouveau Petit Robert định nghĩa ngoại giao là hoạt
động chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia như đại diện quyền lợi
của một chính phủ ở nước ngoài, quản lý công việc quốc tế, hướng dẫn và tiến hành
đàm phán giữa các quốc gia.
Tại Việt Nam, giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao đưa ra
định nghĩa như sau: “Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật
của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại
diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích,
quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các
vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác.” Hay
trong Từ điển Ngoại giao của Liên Xô trước đây do A. Gromyk chủ biên thì ngoại giao
được hiểu là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những
11

biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều
kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động chính thức của người đứng
đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng, bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở
nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp
nhân và công dân mình ở nước ngoài. Đồng thời ngoại giao là nghệ thuật đàm phán
nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thoả hiệp và đưa ra
những giải pháp có thể được các bên chấp nhận cũng như việc mở rộng và củng cố hợp
tác quốc tế”.
Mặc dù có nhiều cách hiểu về khái niệm ngoại giao, nhưng có thể khái quát các
khái niệm được đề cập đến bên trên như sau: Thứ nhất, về mặt bản chất, ngoại giao là
chỉ sự giao thiệp với bên ngoài giúp điều hòa lợi ích giữa các quốc gia. Thứ hai, về
cách thức, ngoại giao thường sử dụng phương pháp hòa bình như đàm phán, ký kết các
hiệp định… để các quốc gia đạt được lợi ích cho mình. Thứ ba, về kỹ năng, ngoại giao
sử dụng nghiệp vụ, phương pháp đàm phán trong quan hệ quốc tế của các nhà ngoại
giao trong các cuộc đối thoại song phương và đa phương. Như vậy, các nhà ngoại giao
đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai đường lối ngoại giao và chính sách đối
ngoại của một quốc gia. Thứ tư, về hoạt động của ngoại giao, ngoại giao hoạt động đa
lĩnh vực như văn hóa, chính trị, kinh tế, quân sự… Điều này góp phần tạo nên tính
quan trọng và cần thiết của ngoại giao đối với một quốc gia, đặc biệt là trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa như hiện nay.
1.1.2. Khái niệm văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể
sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ,
hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và
thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Theo Hồ Chí Minh:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
12

minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Đầu thế kỷ 21, trong Tuyên
bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa (tháng 11/2001) được UNESCO khẳng định: “Văn hóa
là một tổng hợp các đặc điểm tinh thần, thể chất, tri thức và tình cảm đặc trưng cho một
xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao hàm không chỉ nghệ thuật và văn học mà còn cả lối
sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng.
Những đặc trưng của các yếu tố cấu thành đó giúp ta phân biệt được một xã hội (hoặc
một nhóm xã hội) với các xã hội (hoặc nhóm xã hội) khác”. Như vậy, tựu chung lại,
văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo và tích lũy trong hoạt
động thực tiễn trong quá trình tương tác giữa bản thân con người với tự nhiên, xã hội.
Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa
được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
1.1.3. Khái niệm ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa. Nếu như thế
giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hóa thì cũng có rất nhiều định nghĩa về ngoại
giao văn hóa. Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao
thương mại Anh cho rằng: Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh
tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại. Nhà
nghiên cứu Milton C. Cummings Jr (Trung tâm nghệ thuật và văn hóa Mỹ tại
Washington) định nghĩa: Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi
thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện
khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Theo GS. Joseph S. Nye
(Đại học Harvard, nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại giao Mỹ từ 1977- 1979), ngoại giao
văn hóa là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua
văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc
13

cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đưa ra
một số khái niệm về ngoại giao văn hóa, trong đó đáng chú ý là khái niệm: “Ngoại giao
văn hóa là một hình thức ngoại giao kiểu mới lấy riêng văn hóa làm nội dung. Hoạt
động của ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của quốc gia có chủ quyền lấy
việc bảo vệ lợi ích văn hóa nước mình cùng việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc
gia làm mục đích, tiến hành dưới sự chỉ đạo của chính sách văn hóa nhất định và dựa
vào thủ đoạn văn hóa.”
Như vậy, ở góc độ quan hệ quốc tế, có thể khái quát ngoại giao văn hóa như sau:
“Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết
lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản
của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng”2. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, ngoại
giao văn hóa có thể bao gồm cả việc giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật, nghệ
thuật, khoa học xã hội… không chỉ của riêng quốc gia mà còn của các nhóm quốc gia
hoặc các tổ chức quốc tế.
1.2. Vai trò của ngoại giao văn hóa
Trong đời sống nhân loại nói chung và trong quan hệ quốc tế nói riêng, văn hóa
đóng một vai trò quan trọng. Nó được ví như một sức mạnh mềm nhưng lại có sức
công phá lớn và dai dẳng qua nhiều thế hệ. Các nền văn minh trên thế giới vốn đã đa
dạng, nhưng hiện tại khi giao lưu và hội nhập trở thành xu thế tất yếu thì sự đa dạng trở
nên bội phần. Văn hóa có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, gắn bó trực tiếp
với từng con người. Chính vì vậy, trong quan hệ quốc tế ngày nay, văn hóa là một yếu
tố không thể bỏ qua của bất kỳ quốc gia nào. Thực tế cho thấy, ngày nay trong bối cảnh
toàn cầu hóa, ngoại giao văn hóa giữ một vai trò ngày càng quan trọng. Các quốc gia
cùng “bơi ra biển lớn” hòa nhập với nhau, nhưng không vì thế mà họ lại đánh mất đi
những nét riêng của mình. Ngược lại, bản sắc dân tộc lại chính là lợi thế, giúp các quốc

2
Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại
học KHXH&NV TPHCM, 2013).
14

gia giới thiệu với thế giới, đồng thời cũng nắm được những điểm yếu, mạnh của nhau,
từ đó đạt được mục tiêu đề ra trong chính sách phát triển của đất nước mình. Ngoại
giao văn hóa với những cách thức, phương thức hoạt động hòa bình nên ngày càng
nhiều các quốc gia sử dụng hình thức ngoại giao này. Bên cạnh ngoại giao về chính trị,
kinh tế, quân sự… thì ngoại giao văn hóa cũng là một trong lĩnh vực quan trọng trong
quan hệ quốc tế khi xu thế của thế giới hiện nay là hòa bình, hợp tác cùng phát triển.
Ngoại giao văn hóa còn là kênh tác động vào lòng người trực tiếp nhất, hiệu quả nhất
vì chủ thể của hoạt động đối ngoại không chỉ đơn thuần là nhà nước mà còn cả nhân
dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Trong bối cảnh trên, ngoại giao văn hóa có
điều kiện hết sức thuận lợi để phát huy vai trò, đóng góp tích cực và sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hóa quốc tế.
1.3. Cơ cấu của ngoại giao văn hóa
1.3.1. Nội dung hoạt động của ngoại giao văn hóa
Với tính mềm dẻo và linh hoạt, ngoại giao văn hóa vừa là ánh sáng tinh thần, vừa
là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại, nó bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ
cột khác, tạo thành một chính thể chính sách đối ngoại hoàn chỉnh. Chính vì vậy, ngoại
giao văn hóa có những nội dung hoạt động rất rộng mở và linh hoạt như sau:
 Truyền bá, quảng bá các giá trị văn hóa
 Đàm phán ký kết, hợp tác về văn hóa
 Duy trì mối liên kết văn hóa
 Tiếp nhận, tiếp biến văn hóa nước ngoài.
1.3.2. Hình thức của ngoại giao văn hóa
Dựa vào những nội dung hoạt động của ngoại giao văn hóa như trên, ngoại giao
văn hóa thường được tiến hành dưới những hình thức như sau:
 Tổ chức hoạt động truyền thông đối ngoại
 Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật
15

 Tổ chức hoạt động triển lãm


 Tổ chức ngày/tuần/tháng/năm văn hóa tại nước ngoài
 Hoạt động của Trung tâm Văn hóa ở nước ngoài.
1.3.3. Chủ thể của ngoại giao văn hóa
Chủ thể quan trọng nhất của ngoại giao văn hóa là nhà nước. Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong chỉ đạo, điều phối, triển khai thực hiện ngoại giao văn hóa. Ngoài ra còn
có sự tham gia của các chủ thể khác như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xuyên
quốc gia, các doanh nghiệp… Hơn nữa, mỗi một cá nhân cũng có tham gia vào hoạt
động ngoại giao văn hóa bằng cách truyền bá và phổ biến truyền thống, ẩm thực, âm
nhạc, phim ảnh, sách báo… ra thế giới.
1.4. Khái lƣợc về nền văn hóa Trung Quốc
Trung Quốc là một trong bốn nền văn minh lớn của thế giới, là nơi lưu trữ những
giá trị văn hóa lâu đời của nhân loại. Trung Quốc xưa nay nổi danh là đất nước có nền
văn hóa lâu đời và vô cùng phong phú. Văn hóa Trung Hoa được xưng là nền văn hóa
Thần truyền, có rất nhiều điều trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng vẫn được lưu giữ
đến tận ngày nay.
Về con người Trung Hoa: Trung Quốc chính thức công nhận 56 dân tộc trong đó
người Hán chiếm số dân đông nhất khoảng 91,51 % tổng dân số. Hiện nay, Trung
Quốc có khoảng 20% loài người sinh sống với số dân là 1,3 tỷ người trên tổng số 6,4 tỷ
dân toàn thế giới.
Người Trung Hoa chú trọng đến rất nhiều vấn đề: Cất nhà, mở rộng cơ sở buôn
bán, cửa hàng, chuyện gả chồng cho con gái… Đặc biệt đối với dân tộc Á Đông, nhà là
nơi ngụ quan trọng nhất đời người liên quan đến vận mệnh, thành bại các thành viên
trong gia đình. Do đó, họ luôn chú ý và cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ.
Về văn hóa ẩm thực Trung Hoa: Đất nước Trung Hoa không chỉ được biết đến là
đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời nhất nhì thế giới. Nền ẩm thực văn hóa Trung Hoa
16

vô cùng đặc sắc và độc đáo bởi sự kết hợp giữa sắc, vị, hương và cả cách thức trình bày
món ăn.
Họ cực kỳ coi trọng sự trọn vẹn, vậy nên trong cả những món ăn đều được thể
hiện đầy đủ. Nếu như bị thiếu đó sẽ là điều chẳng lành với hàm nghĩa sự việc không
được “đầu xuôi đuôi lọt”. Chẳng hạn như, các món ăn từ cá đều được làm nguyên con,
gà chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… đồng thời món ăn phải có màu sắc và hương vị
hấp dẫn say lòng thực khách. Khi ăn, các món ăn đều được đặt trong đĩa lớn và xếp vị
trí giữa bàn để tất cả thành viên trong gia đình dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món
ăn bày biện trên mặt bàn tròn lớn xoay được ở giữa giúp mọi người có thể xoay thức ăn
qua chỗ mình. Ẩm thực Trung Hoa được ví như cái nôi của nhiều trường phái ẩm thực,
dẫn đến sự hình thành các miền văn hóa ẩm thực đất nước Trung Hoa được chia thành
8 vùng lớn được gọi là Bát đại thái hệ là: ẩm thực Tứ Xuyên, ẩm thực Sơn Đông, ẩm
thực Chiết Giang, ẩm thực Quảng Đông, ẩm thực An Huy, ẩm thực Hồ Nam, ẩm thực
Giang Tô, ẩm thực Phúc Kiến.
Nghệ thuật Trà đạo: Trung Quốc là cái nôi của trà đạo. Uống trà, trồng trà và
thưởng thức trà đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Dù đã trải qua hơn 4.000
năm lịch sử, thưởng trà luôn là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt người
Trung Hoa.
Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống Trà có mục đích thực hành đạo, để hiểu
đạo, rèn luyện tâm tính và cũng là để tu thân. Trà đạo Trung Quốc là sự kết hợp nghệ
thuật, đạo đức, triết học, thẩm mỹ và tôn giáo. Đó không chỉ là thói quen uống trà mà
còn là nét tinh túy, cảm nhận từng vị trí, đàm thoại về lời chỉ dạy từ cổ nhân.
Xường xám - Trang phục truyền thống người Trung Quốc: Sườn xám (hay còn
gọi là Xường xám), còn được gọi là áo dài Thượng Hải (Thượng Hải trường bì bào).
Xuất hiện từ thời nhà Thanh, nhờ sự kết hợp giữa văn hóa dân giao thoa với nền văn
hóa khác, xường xám vẫn là một trang phục truyền thống điển hình hiện nay. Bên cạnh
17

đó nó còn thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Đây cũng
là sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và học thuật.
Quan điểm về “Âm - Dương - Ngũ- Hành”: “Âm dương” và “ngũ hành” là 2 yếu
tố có sự tương sinh, hỗ trợ cho nhau. Trong triết học cổ điển Trung Quốc, “Âm dương
ngũ hành” được coi là yếu tố cực kỳ then chốt quan trọng trong việc đánh giá sự vật
hiện tượng xung quanh.
“Âm dương” là 2 thái cực đối nghịch và có sự liên kết nhau, là bản chất mọi sự
vật, sự việc và hiện tượng trong cuộc sống. Âm - Dương giữa chúng là sự thống nhất,
trong Dương có sự phát triển, mầm mống của Âm và ngược lại.
“Ngũ hành” là quá trình vận hành và thay đổi theo 5 nguyên tố cơ bản: Kim -
Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Thuyết duy vật cổ đại cho rằng, 5 nguyên tố này chính là
những yếu tố cơ bản tạo nên tất cả mọi vật chất.
Gốm sứ Trung Quốc: Trung Quốc, đất nước có nền văn minh cổ đại lâu đời trên
thế giới đã có những thành tích đóng góp đáng kể cho sự phát triển và tiến bộ xã hội
loài người. Trong đó, nghệ thuật gốm sứ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nghệ thuật
gốm sứ Trung Quốc xuất hiện từ những năm 4500 Trước Công nguyên. Qua mỗi triều
đại, mỗi thời kỳ nghệ thuật Gốm sứ kết tinh những nét ưu việt rất riêng. Và hiện tại,
với sự đa dạng mẫu mã, hoa tiết hoa văn chất lượng nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc trở
nên nổi tiếng và được xuất khẩu khắp thế giới.
Võ thuật Trung Hoa: Võ thuật là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Trung
Quốc. Với lịch sử hàng nghìn năm, võ thuật Trung Hoa là tên gọi chung của khí công
và võ thuật Trung Quốc được người Trung Hoa sáng tạo nên. Khoảng đầu thế kỷ XX,
sau sự sụp đổ triều đại nhà Thanh, võ thuật Trung Hoa đạt đến một vị thế nhất định và
trở thành môn phát thiên về Wushu (tính thể thao cao). Cho đến ngày nay, võ thuật
được cổ vũ phát triển như một phương thức luyện tập thể dục thể thao.
Học thuật và văn học Trung Hoa: Người Trung Quốc chế ra nhiều nhạc cụ tiêu
biểu như cổ tranh, sáo và nhị hồ được sử dụng phổ biến khắp Đông Nam Á.
18

Trong suốt lịch sử, chữ Trung Quốc có nhiều biển thể và cách viết. Đến giữa thế
kỷ XX, tại đại lục Trung Quốc, chữ được “giản thể hóa”.
Nghệ thuật chính tại Trung Quốc là thư pháp được nhiều người biết đến hơn cả
âm nhạc và hội họa. Thư pháp gắn liền với chủ nhân là những quan lại, học giả ưu tú.
Những tác phẩm đó đã được đánh giá cao và thương mại hóa.
Tiểu kết:
Ngoại giao văn hóa với nội hàm cơ bản là một lĩnh vực ngoại giao đặc thù do chủ
thể thực hiện chính là nhà nước, với những phương thức hoạt động mềm dẻo và linh
hoạt giúp thiết lập, phát triển và duy trì các mối quan hệ với các quốc gia khác trên lĩnh
vực văn hóa nhằm quảng bá, trao đổi văn hóa và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa
để thực hiện mục tiêu đối ngoại của quốc gia.
19

CHƢƠNG II.
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TRUNG
QUỐC TRONG 20 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Đ mạnh giao lƣu v hợp tác văn hóa giáo ục
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia láng giềng, nhưng lại có quan hệ
liên minh chiến lược về an ninh quốc phòng với Mỹ, mục tiêu mà các nhà hoạch định
chính sách về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc hướng tới là tạo ra một thế hệ
những người Nhật Bản và Hàn Quốc có tình cảm thân thiện hơn với Trung Quốc. Tại
Nhật Bản, trên cơ sở các hiệp định trao đổi văn hóa và giáo dục bắt đầu từ năm 1980,
Chính phủ Trung Quốc thường xuyên trao học bổng dành cho lưu học sinh Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn khuyến khích học sinh đến Nhật Bản để trau dồi kiến
thức. Việc một số lượng đông học sinh Trung Quốc đến Nhật Bản học tập, ngoài mục
đích kiếm tìm tri thức, những người này còn là nhân tố tăng cường giao lưu văn hóa,
thúc đẩy quá trình truyền bá văn hóa Trung Quốc vào Nhật Bản. Ở Hàn Quốc, cho đến
năm 2004, có 130 trường đại học Trung Quốc và 120 trường đại học Hàn Quốc kí kết
hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi giáo sư và sinh viên. Năm 2009, con số lưu học
sinh Hàn Quốc tại Trung Quốc tăng lên đến 66.800 người3. Năm 2010, lưu học sinh
Trung Quốc ở Hàn Quốc chiếm số lượng đông nhất, tới 70% số lưu học sinh tại quốc
gia này với con số lên đến 53.461 người. Đây là một hiện tượng chưa từng có trong
lịch sử hàng nghìn năm giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Chính phủ Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kênh trao đổi giáo dục
nhằm mở rộng khả năng thẩm thấu ngôn ngữ và văn hóa tới các nước Đông Nam Á.
Tính đến cuối năm 2009, tổng số lưu học sinh 10 nước ASEAN học tập tại Trung Quốc
đã đạt 54.790 người, trong đó có 4.118 người nhận được học bổng của Chính phủ

3
Yonhap New Agency, Chinese Students Rides Korean Waves to S.Korea, http://english.yonhapnews.co.kr/
n_feature/2010/09/15/22/4901000000AEN201009150 09400315F.html.
20

Trung Quốc4. Năm 2012, Trung Quốc tiếp tục tăng số học bổng chính phủ cho các
nước Đông Nam Á, thúc đẩy thực hiện “Kế hoạch du học Trung Quốc”, thu hút nhiều
hơn lưu học sinh các nước ASEAN đến Trung Quốc học tập5. Vào ngày 3 tháng 10
năm 2013, trong chuyến thăm Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kí kết
thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn hóa,
quốc phòng, an ninh với nước này6. Không khó nhận ra, việc tăng cường, tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh Đông Nam Á sang Trung Quốc du học, với các chuyên ngành
chính như tiếng Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, kiến trúc, hội họa... là một kênh
hợp tác tích cực để những người trẻ tuổi tại nhiều quốc gia Đông Nam Á tận mắt chứng
kiến, trải nghiệm, khám phá và lĩnh hội văn hóa Trung Hoa, từ đó tiếp nhận và thẩm
thấu văn hóa Trung Hoa một cách tự nhiên.
Trong quá trình truyền bá sức mạnh mềm văn hóa, Trung Quốc đã coi các Trung
tâm văn hóa Trung Quốc là tổ chức xúc tiến mạnh mẽ giao lưu văn hóa. Về mặt cơ cấu
của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc, ngoài các bộ phận như phòng triển lãm, phòng
nghe nhìn, kịch trường, phòng đa chức năng, phòng nhảy, phòng võ thuật, sân vận
động, còn có thư viện, phòng diễn thuyết, trung tâm thông tin. Hoạt động của các cơ
quan nghiên cứu Trung Quốc đóng vai trò tư vấn hoạch định chính sách đối ngoại,
chiến lược đầu tư và thương mại của các công ty cũng như tăng cường nhận thức của
thế giới về Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng rất chú trọng tổ chức các sự kiện văn hóa ở nước
ngoài để xây dựng hình ảnh, thương hiệu về con người và đất nước Trung Quốc. Các
sự kiện văn hóa Trung Quốc trên thế giới đã được liên tục được tổ chức trong vài năm
qua. Có thể kể đến năm Trung Quốc tại Nga 2003, năm Trung Quốc tại Pháp 2007,

4
Over 260,000 International Students Studying in China in 2010, http://www.moe.edu.cn/publicfiles/
business/htmlfiles/moe/moe_2809/201103/115886.html.
5
2012中国-东盟合作, http://asean.chinamission.org.cn/ chn/dmgx/t991226.htm.
6
Chinese, Indonesian presidents chart course of future bilateral cooperation, http://www.xinhuanet.com/
english/cnleaders/xjp201310/Indonesia.htm.
21

triển lãm Olympic Bắc Kinh 2008 tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, hội tụ văn hóa
Trung Quốc 2009 tại 20 quốc gia ở châu Phi. Ngoài ra, các sự kiện tuần lễ văn hóa,
ngày văn hóa, thành phố huynh đệ, tuần lễ phim Trung Quốc… diễn ra ở hầu khắp các
châu lục, đi kèm theo đó là hoạt động biểu diễn văn nghệ, võ thuật, giao lưu giới thiệu
các sản phẩm văn hóa, văn học, ẩm thực, phim ảnh, giới thiệu lịch sử và con người…
Trung Quốc còn chú trọng xây dựng hình ảnh quốc gia qua việc tổ chức sự kiện văn
hóa, thể thao, kinh tế lớn như triển lãm thế giới Thượng Hải 2010, phóng tàu Thần
Châu, đưa người vào vũ trụ, liên hoan nghệ thuật châu Á, liên hoan dân ca quốc tế,
tăng cường giao lưu quốc tế về xã hội, tuyên truyền và mở rộng ảnh hưởng của triết
học. Đặc biệt, Trung Quốc sớm xác định Đông Nam Á là địa bàn quan trọng, là điểm
đến đầu tiên trong hành trình truyền bá văn hóa ra toàn thế giới nên Trung Quốc đã tiến
hành liên tục các hoạt động thẩm thấu văn hóa ra toàn khu vực, đặc biệt là với các quốc
gia láng giềng. Hàng loạt chương trình “Vui xuân” đã được tổ chức tại Thái Lan,
Philippine vào các dịp lễ tết cổ truyền của Trung Quốc. Nội dung chính là các tiết mục
mang đậm nét văn hóa truyền thống Trung Quốc như kịch, các điệu nhảy của các dân
tộc thiểu số Trung Quốc, biểu diễn xiếc... Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động triển
lãm văn hóa Trung Hoa cũng được Chính phủ Trung Quốc lồng ghép trong các dịp kỷ
niệm thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.
Nhìn bề ngoài các kênh giao lưu, hợp tác văn hóa và giáo dục này hướng đến tăng
cường hiểu biết văn hóa giữa Trung Quốc và nhân dân các nước trên thế giới. Song, về
thực chất, toàn bộ các thông điệp văn hóa đều cho thấy, Trung Quốc đang muốn dựng
lại một vành đai văn hóa nước lớn mới và khẳng định vị thế là một cường quốc của
mình ra thế giới , thông qua sức lôi cuốn của những giá trị văn hóa cổ xưa và sự xâm
nhập để ràng buộc về ý thức hệ dưới hình thức tài trợ, hỗ trợ văn hóa, giáo dục.
2.2. Tăng cƣờng hoạt ng tru ền á ng n ngữ văn hóa v h nh ảnh Trung Quốc
của các Học viện Kh ng Tử
22

Đối với Trung Quốc và cả thế giới, Khổng Tử - người khai sáng ra học thuyết
Nho gia – chính là ký ức và biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa. Vì vậy, giống như
Tây Ban Nha lấy văn hào Cervantes đặt tên cho cơ quan giảng dạy tiếng Tây Ban Nha,
Đức lấy danh nhân văn hóa Goethe đặt tên cho cơ quan văn hóa của mình, Trung Quốc
đã có một bước đi khôn khéo trong chiến lược quảng bá sức mạnh mềm văn hóa khi
lựa chọn Khổng Tử làm tên gọi cho cơ quan truyền bá tiếng Hán, văn hóa Hán ra toàn
thế giới. Học viện Khổng Tử với nhiệm vụ “phổ biến tiếng Hán, giữ gìn và bảo vệ vị
thế quốc tế của tiếng Hán, truyền bá văn hóa và xây dựng hình ảnh một nước Trung
Quốc hài hòa, hòa bình, thân thiện”7 được coi là kênh tác động chính trong hoạt động
ngoại giao văn hóa nhằm đưa sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc “thâm nhập sâu”
vào môi trường văn hóa, giáo dục của các quốc gia trên thế giới. Từ năm 2004 đến
tháng 12 năm 2019 đã có 550 học viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc
gia, đa số đặt bên trong khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức giáo dục ở nước
ngoài8. Xét theo phân bố toàn cầu, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á là những khu vực có
mật độ Viện Khổng Tử phân bố nhiều nhất, với lần lượt là 149, 144 và 93. Ở Châu Âu,
Vương quốc Anh, Nga, Pháp, Đức và Ý đã thành lập các Viện Khổng Tử; Châu Mỹ đã
thành lập các Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ, Canada và Brazil; và Châu Á có số lượng lớn
nhất các Viện Khổng Tử được thành lập ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.
Có thể nói, Trung Quốc đã nhận thức rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ trong công
cuộc ngoại giao văn hóa của mình. Là công cụ giao lưu và có thể chuyển tải văn hóa
quan trọng nhất của nhân loại, ngôn ngữ đã trở thành cầu nối tăng thêm sự hiểu biết và
hữu nghị giữa nhân dân các nước. Cùng với sự giao lưu ngày càng sâu rộng giữa Trung
Quốc và các nước trên thế giới, giá trị văn hóa và giá trị sử dụng của tiếng Hán cũng
được nâng lên, việc học tập tiếng Hán ngày càng được các nước và người dân của họ
coi trọng. Việc xây dựng Viện Khổng Tử tại nước ngoài là một dự án lớn do nhà nước

7
Bành Tân Lương (2008), Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm của Trung Quốc - Góc nh n toàn cầu hóa, Nxb
Bắc Kinh, tr.466 - 467.
8
Tham khảo trang web Học viện Khổng Tử
23

Trung Quốc phát động, cũng là một chiến lược ngoại giao văn hóa của Trung Quốc
trong đầu thế kỷ XXI. Hơn nữa, tốc độ phát triển của Trung Quốc liên tục tăng nhanh
và đạt được những thành tựu khiến người ta kinh ngạc, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
trên trường quốc tế ngày càng lớn và vị thế trong cộng đồng quốc tế không ngừng nâng
lên làm cho cả thế giới mong muốn tìm hiểu về Trung Quốc. Vì vậy, nhu cầu học tiếng
Hán đã lên cao và Trung Quốc đã bắt kịp cơ hội vàng này để truyền bá hình ảnh đất
nước mình. Xây dựng Viện Khổng Tử không những có lợi cho việc giúp Trung Quốc
dành được danh tiếng quốc tế mà còn giúp Trung Quốc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với địa phương sở tại.
Về cơ bản, các Học viện Khổng Tử tương đồng với các tổ chức xúc tiến văn hóa
và truyền bá ngôn ngữ của các nước Phương Tây. Tuy nhiên, Học viện Khổng Tử khác
các tổ chức xúc tiến văn hóa và truyền bá ngôn ngữ Phương Tây ở ba điểm: một là,
Học viện Khổng Tử là cơ quan trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, còn các tổ chức
của Phương Tây là các tổ chức phi chính phủ làm công tác xúc tiến, văn hóa, truyền bá
ngôn ngữ cho chính phủ; hai là, Chính phủ Trung Quốc kiểm soát hoạt động của Học
viện Khổng Tử thông qua cơ quan chủ quản là Ban Hán ngữ quốc gia trực thuộc Bộ
Giáo dục, còn các tổ chức của Phương Tây hoạt động độc lập về chuyên môn, nhưng
tuân theo sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Ngoại giao; ba là, đứng đầu Học viện Khổng
Tử là hai đồng giám đốc (một người của nước sở tại và một người được Ban Hán ngữ
quốc gia bổ nhiệm), còn các học viện của Phương Tây chỉ có một giám đốc điều hành
(không phải người nước sở tại). Chính điểm tương đồng và khác biệt của Học viện
Khổng Tử so với các tổ chức xúc tiến văn hóa và truyền bá ngôn ngữ Phương Tây đã
quy định nên các đặc điểm chung và riêng trong phương thức gia tăng sức mạnh mềm
văn hóa Trung Quốc của cơ sở này.
Tuy nhiên, từ khi Viện Khổng Tử được thành lập đến nay đã liên tục xảy ra tranh
cãi, bởi vì nó sống ký sinh tại các trường đại học, tiểu học và trung học phương Tây,
kinh phí và đội ngũ giảng viên đến từ Trung Quốc, khác hẳn với mô hình hoạt động
24

độc lập của Viện Goethe ở Đức. Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ở
Canada, Úc, Hoa Kỳ, Đức và Thụy Điển đã liên tiếp đóng cửa các trường học Khổng
Tử. Theo thống kê của Hiệp hội Học giả Quốc gia Hoa Kỳ, kể từ năm 2014, 45 trường
đại học ở Hoa Kỳ lần lượt đóng cửa các Viện Khổng Tử. Việc mở rộng các Học viện
Khổng Tử ở Hoa Kỳ đã dẫn đến sự ngờ vực đối với những ý định đang che giấu của
Trung Quốc. Có những nghi ngờ rằng Học viện Khổng Tử hoạt động như một phiên
bản chính thức của quốc gia, giúp tuyên truyền của Chế độ Cộng sản Trung Quốc. Do
sự hiện diện của nó trong các trường đại học, thậm chí có ý kiến cho rằng Học viện
Khổng Tử đại diện cho một sự rủi ro đối với tự do học thuật và tự do ngôn luận.
2.3. Các kênh tru ền th ng
Vào năm 2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng
Quân ủy Trung ương chính thức công bố ứng dụng học thuyết “Tam chủng chiến
pháp” gồm: chiến pháp tâm lý, chiến pháp dư luận, chiến pháp pháp lý vào việc để bảo
vệ lợi ích của Trung Quốc. Trong ba chiến pháp này “chiến pháp dư luận” là một cách
gây ảnh hưởng, lèo lái dư luận quốc tế theo hướng ủng hộ Trung Quốc, đồng thời phủ
nhận những luồng tư tưởng của đối thủ gây bất lợi cho Trung Quốc9. Nhìn chung, kênh
tác động chính của chiến pháp này được sử dụng trong lĩnh vực gia tăng sức mạnh
mềm văn hóa bao gồm: phương tiện truyền thông truyền thống và các phương tiện
truyền thông mới (báo điện tử, phát thanh, truyền hình, mạng Internet). Ngoài ra, các
nhà chiến lược Trung Quốc còn khai thác truyền thông của bên thứ ba, hoặc thậm chí
của đối phương, để tạo dựng dư luận10. Mặt khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức dân
sự và các diễn đàn học thuật, hội thảo cũng được sử dụng để truyền thông tin phù hợp
với lợi ích của Trung Quốc.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của truyền thông và dư luận trong chiến lược
ngoại giao văn hóa của mình, sự quốc tế hóa của các phương tiện truyền thông Trung
9
Timothy A. Walton (18/1/2012), Brief on China’s Three Warfares, Delex Special Report-3.
10
Wu Huaitang and Zuo Junzhan (eds), The Practical Knowledge of Psychological Warfare (心理战实用知识)
(Beijing: Junshi Kexue 2006), 49. 21Wang Xingsheng, The Science of Military Political Work, 26.
25

Quốc đã diễn ra rất mạnh mẽ. Tân Hoa xã hiện có 180 văn phòng quốc tế - vượt qua
Associated Press, Reuters và Agence France Press (AFP) - với hơn 3 nghìn phóng viên
và nhân viên được tuyển dụng tại địa phương, xuất bản bằng tám thứ tiếng (tiếng
Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng Bồ
Đào Nha, và tiếng Nhật). Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã đổi tên
thành Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) vào tháng 12 năm 2016,
phát sóng trên 6 kênh (2 kênh bằng tiếng Anh và những kênh khác bằng tiếng Ả Rập,
tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha) tại 171 quốc gia. CGTN cũng đã ký kết thỏa thuận
hợp tác với khoảng 70 tổ chức truyền thông nước ngoài - trong số đó có
BBCWorldwide. Đồng thời, CGTN cũng đã ký kết các thỏa thuận trao đổi tin tức với
hàng trăm tổ chức truyền thông nước ngoài. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI)
phát sóng bằng 65 ngôn ngữ và là tổ chức phát thanh lớn thứ hai ở thế giới, chỉ sau Đài
BBC. Đặc biệt, vào năm 2009, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Phát thanh
Đối ngoại Quảng Tây đã phối hợp thành lập Đài "Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ" (BBR).
Chương trình phát thanh lấy trụ cột Quảng Tây, hướng ra Đông Nam Á, phát thanh
bằng 5 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Thái Lan, tiếng Việt Nam, tiếng Quảng Đông và
tiếng Phổ thông Trung Quốc với thời lượng 17 giờ đồng hồ từ 7 giờ sáng đến 24 giờ
hàng ngày. Tờ China Daily, ngoài việc xuất bản trên lãnh thổ Trung Quốc, còn lưu
hành ở Hồng Kông, Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh,
đồng thời xuất bản một ấn phẩm bổ sung hàng tháng tại Washington Post, Los Angeles
Times và Daily Telegraph. Tờ Thời báo Hoàn cầu (the Global Times) được ra mắt
bằng tiếng Anh vào năm 2009 đã đưa ra một ấn bản song ngữ tại Hoa Kỳ, gồm 16
trang bằng tiếng Trung và 24 trang bằng tiếng Anh. Đó là tờ báo Trung Quốc đầu tiên
xuất bản những tin tức hàng ngày ở Hoa Kỳ, đồng thời bằng cả tiếng Trung và tiếng
Anh.
Trung Quốc còn tận dụng nguồn tài nguyên phim ảnh như một phần không thể
thiếu trong công cuộc ngoại giao văn hóa của mình. Trung Quốc đã tăng cường tận
26

dụng các tác phẩm phim truyền hình và điện ảnh để chủ động quảng bá hình ảnh đất
nước, con người, văn hóa Trung Hoa ra thế giới. Trung Quốc đã trở thành quốc gia có
số lượng rạp chiếu phim lớn nhất trên thế giới. Để bảo vệ thị trường phim ảnh trong
nước,
Trung Quốc đã áp đặt hệ thống hạn ngạch giới hạn số lượng phim nước ngoài
kinh phí lớn ở mức 34 phim một năm. Một cách để vượt qua hạn chế này là thông qua
hợp tác quốc tế. Việc hợp tác sản xuất giữa các hãng phim Trung Quốc và Hollywood
ngày càng trở nên phổ biến: từ năm 2002 đến năm 2013, có 41 phim được đồng sản
xuất. Theo Aynne Kokas (2017), đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng kiểm duyệt
viên Trung Quốc hợp tác sản xuất với Hollywood. Trong "Iron Man 3" (2013), hai
phiên bản của phim được sản xuất, một phim dành cho châu Á với các yếu tố thân
Trung Quốc (ví dụ: đồ uống từ thương hiệu Yili và châm cứu), mà những yếu tố đó đã
được loại bỏ trong phiên bản Bắc Mỹ để tránh sự phản đối của người xem. Kokas đã
nhấn mạnh rằng việc cấp quyền kiểm soát các bộ phim bom tấn của Hollywood đến tay
các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đánh dấu một bước ngoặt trong mối quan hệ của
Hollywood với Trung Quốc. Bà kết luận rằng, nếu thị trường Trung Quốc tiếp tục phát
triển, các sản phẩm phim ảnh mới sẽ ngày càng hướng đến Trung Quốc. Việc kiểm
soát nội dung này của Trung Quốc nhằm mục đích vừa tránh đại diện tiêu cực của
Trung Quốc ở nước ngoài và để kiểm soát những gì được trình chiếu bên trong Trung
Quốc. Điều này có liên quan đến chức năng kép của ngoại giao văn hóa Trung Quốc,
được coi là nền tảng chiến lược để bù đắp cho quyền bá chủ văn hóa của các nước
phương Tây, và để đối trọng với sự phương Tây hóa văn hóa ở Trung Quốc trong khi
vẫn duy trì được sự gắn kết an ninh và văn hóa trong nước.
Tại Nhật Bản, hàng năm, Trung Quốc tổ chức rầm rộ Tuần lễ phim Trung Quốc ở
các thành phố lớn. Đây được coi như một trong 9 festival điện ảnh lớn nhất thế giới
được tổ chức thường niên thu hút đông đảo những người hâm mộ điện ảnh Trung
Quốc. Các nhà quan sát cho rằng trong hai thập kỷ qua, đây là một kênh truyền thông
27

được Trung Quốc sử dụng có hiệu quả tại Nhật Bản. Tại các nước Đông Nam Á, trong
các sản phẩm truyền thông được xuất khẩu, phim truyền hình, đặc biệt là phim cổ trang
được coi là kênh có khả năng giới thiệu khá hiệu quả về lịch sử đất nước, con người và
văn hóa Trung Hoa vào khu vực11. Tại Việt Nam, từ khi bình thường hóa quan hệ
(1991) đến nay, truyền thông, đặc biệt là phát thanh và truyền hình đã trở thành một
kênh tác động được Trung Quốc sử dụng triệt để nhằm tiến hành các hoạt động truyền
bá văn hóa mang màu sắc chính trị vào đời sống văn hóa nước ta. Số liệu thực tế cho
thấy, số phim truyền hình Trung Quốc được chiếu ở các đài truyền hình ở Việt Nam đã
tăng vọt trong những năm gần đây. Mật độ xuất hiện phim Trung Quốc trên sóng
truyền hình Việt Nam khá dày đặc. Chỉ tính riêng tháng 4 năm 2014 (trước thời điểm
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), đã
có tới tổng 182 bộ phim truyền hình Trung Quốc được phát trên 65 đài truyền hình
khắp từ trung ương đến địa phương của Việt Nam. Và hiện nay, phim Trung Quốc xuất
hiện rất nhiều trên các trang web, được cập nhật nhanh chóng và rất dễ dàng truy cập.
Tiểu kết
Như vậy, Trung Quốc đã sử dụng các hình thức ngoại giao văn hóa, truyền thông
như một công cụ mang tính “hai mặt” nhằm thể hiện quyết đoán hơn tham vọng trở
thành cường quốc văn hóa vốn là một phần không thể thiếu trên con đường hiện thực
hóa “giấc mộng Trung Hoa” của mình.

11
Nguyễn Thị Thu Phương (2010), “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm ở Đông Nam Á”, Tạp ch Nghi n cứu
Trung Quốc, số 2, tr.62.
28

CHƢƠNG III.
ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA TRUNG QUỐC TRONG 20 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ NHỮNG
ĐÓNG GÓP CHO CÔNG CUỘC NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT
NAM
3.1. Th nh tựu
3.1.1. Gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc
Trong quá trình hội nhập với thế giới và trỗi dậy trở thành nước lớn, văn hoá nói
chung, ngoại giao văn hóa nói riêng, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức
mạnh mềm của Trung Quốc. Văn hoá Trung Quốc vốn có lợi thế về bề dày lịch sử, đặc
biệt văn hoá truyền thống của Trung Quốc với hạt nhân là văn minh Nho giáo, có sức
lan tỏa rộng lớn tới các khu vực xung quanh cũng như ra toàn thế giới. Học giả Mỹ
Joseph Nye cho rằng: văn hoá truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là văn hoá Nho
gia luôn có ảnh hưởng lớn trên thế giới, văn hoá Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn trên
nhiều phương diện. Ngoài văn hoá truyền thống, văn hoá hiện đại của Trung Quốc
ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nước trên thế giới. Nhận thức
được lợi thế đó, Trung Quốc đã đưa hợp tác văn hoá trở thành một phần trong chiến
lược phát triển hòa bình. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tổ chức nhiều hoạt
động văn hoá với nhiều quốc gia trên thế giới, thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa nhân dân
Trung Quốc với các nước. Thông qua đó, nó giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa
nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới, mở ra kênh đối thoại giữa các nền văn hoá
khác nhau. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, Trung Quốc đã gặt hái được nhiều
thành công trong ngoại giao văn hoá, qua đó góp phần nâng cao đáng kể ảnh hưởng
“mềm” ở khu vực cũng như trên thế giới. Văn hóa Trung Quốc đã len lỏi vào nhiều
khu vực mà khi nhắc đến Trung Quốc là người ta nhớ ngay về một nền văn hóa đa
dạng, phong phú xen lẫn có những yếu tố thần bí, thu hút sự tìm tòi, khám phá của
nhiều du khách trên thế giới.
29

3.1.2. Tăng cường sức hấp dẫn của nền văn hóa Trung Quốc đối với thế giới
Thành tựu văn hóa to lớn đạt được trong những thập kỷ qua làm cho sức hấp dẫn
của Trung Quốc đối với thế giới ngày càng lớn. Trung Quốc đã thực hiện thành công
hàng loạt chính sách hấp dẫn đối với các quốc gia khác, rõ nhất là đối với các nước
Đông Nam Á. Trong 10 năm gần đây, số lượng lưu học sinh nước ngoài du học ở
Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần, trong đó, số lượng du học sinh đến từ các nước phát
triển như Mỹ…có xu hướng tăng rõ rệt, lưu học sinh đến từ châu Á nhiều nhất, chiếm
trên tổng số lưu học sinh nước ngoài ở Trung Quốc. Tổ chức UNESCO công bố số liệu
cho thấy, quy mô lưu học sinh của Trung Quốc ở nước ngoài đứng hàng đầu thế giới.
Theo Tân Hoa xã, từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách đến nay, công tác lưu học sinh
Trung Quốc đã dành được nhiều thành tựu đáng kể, quy mô học sinh xuất hiện sự gia
tăng đồng thời trên cả 3 hình thức là ra nước ngoài học tập, học xong quay về nước làm
việc và lưu học sinh nước ngoài đến Trung Quốc học tập. Theo báo cáo, năm 2013, lưu
học sinh Trung Quốc đã phân bố hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện nay, có 41
quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký kết hiệp ước với Trung Quốc về công nhận học vị của
nhau.
Ngoài ra, thông qua việc thành lập Học viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới,
Chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc tăng cường sức hấp dẫn của văn hoá
Trung Quốc. Điều đó thể hiện ở cơn sốt học tiếng Hán đã lan tỏa ở nhiều nơi trên thế
giới. Trước hết có thể thấy ở các nước Đông Nam Á, trừ một số nước có nhiều người
Hoa sinh sống nhất như Singapore, Malaysia, một số nước khác ở Đông Nam Á như
Thái Lan, Campuchia…trào lưu học tiếng Hán đã phát triển rất nhanh chóng. Sức hấp
dẫn của văn hoá Khổng không chỉ lan tỏa ở châu Á, ngay cả ở Mỹ cũng rất rõ. Ước
tính vào năm 2020 ở Mỹ có hơn 500 trường trung học đã đưa các khóa học ngôn ngữ
và văn hóa tiếng Trung vào giảng dạy. Theo cập nhật của Hiệp hội Các học giả quốc
gia (NAS) ở Mỹ, tính đến ngày 26-8-2020, trên nước Mỹ còn tổng cộng 67 Viện
Khổng Tử, số lượng đứng đầu thế giới.
30

Sự gia tăng số người học tiếng Hán cũng như lượng lưu học sinh nước ngoài đã
chứng tỏ Trung Quốc trở thành thanh nam châm văn hoá của châu Á cũng như của thế
giới. Văn hoá truyền thống Trung Quốc có sức hút mạnh mẽ và hiện nay đã hoà nhập
vào sự phổ biến văn hoá chung của toàn nhân loại. Điều đó có được một phần không
nhỏ nhờ vào việc thực hiện thành công các biện pháp ngoại giao văn hoá.
3.1.3. Nâng cao vị thế quốc gia của Trung Quốc trên trường quốc tế
Từ đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc rất chú trọng tăng cường tuyên truyền văn hóa
của mình ra khắp các châu lục và vì thế đã giúp cải thiện đáng kể vị thế của Trung
Quốc trên trường quốc tế. Trung Quốc đã coi việc xây dựng hình tượng “nước lớn có
trách nhiệm” là mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao địa vị quốc tế của mình. Hơn nữa,
Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm làm dịu bớt mối lo ngại của các
nước trên thế giới về sự trỗi dậy của Trung Quốc, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định,
đồng thời điều chỉnh chính sách với các nước láng giềng, chấp nhận các biện pháp
mềm dẻo hơn trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và lãnh hải.
Trong chính sách đối ngoại đó thì ngoại giao văn hóa giữ vai trò hàng đầu giúp truyền
bá những tư tưởng, hình ảnh, xây dựng thương hiệu Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc
tế. Trung Quốc ngày càng để lại ấn tượng quốc tế tích cực trong lòng người dân các
nước trên thế giới. Theo kết quả một cuộc điều tra của BBC, trong số 22 quốc gia điều
tra, có 14 quốc gia, trong đó phần lớn người trả lời cho rằng Trung Quốc đã phát huy
ảnh hưởng quốc tế tích cực, 16 quốc gia cho rằng, sự tăng trưởng của kinh tế Trung
Quốc ảnh hưởng tích cực tới kinh tế thế giới. Nhìn chung, 48% quốc gia tham gia trong
cuộc điều tra cho rằng, ảnh hưởng của Trung Quốc là tích cực, cao hơn 10% so với
Mỹ, không có quốc gia nào cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc là tiêu cực. Ở châu Á,
đa số các quốc gia cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng quốc tế tích cực, chỉ có Nhật
Bản và Hàn Quốc quan điểm khác nhau, 49% người Hàn Quốc cho rằng Trung Quốc
phát huy vai trò tích cực, 47% cho rằng vai trò của Trung Quốc là tiêu cực; 22% người
Nhật Bản cho rằng Trung Quốc phát huy vai trò tích cực, 25% cho rằng vai trò của
31

Trung Quốc là tiêu cực, 53% không có ý kiến. Ý kiến của các nước châu Âu về ảnh
hưởng của Trung Quốc với thế giới rất khác nhau. Pháp, Anh, Nga cho rằng Trung
Quốc có ảnh hưởng tích cực với thế giới. Đức, Ba Lan lại cho rằng Trung Quốc có ảnh
hưởng tiêu cực. Ở châu Mỹ-Latinh và các nước Ả-rập, 74% người tham gia trả lời cho
rằng Trung Quốc phát huy vai trò tích cực.
3.2. Hạn chế
3.2.1. Không tự nguyện tiếp nhận giá trị
Nếu như hệ giá trị phương Tây hiện đại đã định hình nên những giá trị được phần
đông cộng đồng thế giới, trong đó có các nước Đông Á đón nhận như “tự do”, “dân
chủ”, “dân quyền”, thì dường như hệ giá trị hạt nhân của “Mô hình Bắc Kinh” “giống
như một hỗn hợp điện tử, gồm có chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa chuyên chế châu Á,
chủ nghĩa Khổng giáo truyền thống”. Sự đặc thù của hệ thống giá trị chưa hoàn thiện
này khó có khả năng thuyết phục các quốc gia khác tự nguyện mô phỏng. Đó cũng là
một phần lý do vì sao cựu Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher từng nói “Trung Quốc sẽ
không trở thành nước lớn trên thế giới, họ xuất khẩu tivi chứ chưa xuất khẩu quan
niệm, tư tưởng”. Đây là một trong những khó khăn cơ bản của Trung Quốc trên con
đường truyền bá quan niệm, giá trị văn hóa, tư tưởng của mình.
3.2.2. Thiếu thiện chí đối với cộng đồng quốc tế
Từ năm 2012, Bắc Kinh đã tập trung nhiều nguồn lực vào công cuộc “tự thiết kế”
lại hình ảnh quốc gia thông qua hoạt động ngoại giao văn hóa, quảng bá truyền thông
và tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới. Thế nhưng, việc hành xử “không bao giờ hy
sinh lợi ích cốt lõi quốc gia bất chấp hoàn cảnh nào” dù phải xâm phạm chủ quyền lãnh
thổ các quốc gia khác đã khiến ngoại giao văn hóa Trung Quốc mất đi hầu hết mọi nỗ
lực duy trì hình ảnh một quốc gia trỗi dậy hòa bình, thân thiện trên thế giới. Trung
Quốc đang có nhiều tranh chấp về chủ quyền với nhiều quốc gia. Cụ thể, với Ấn Độ,
Trung Quốc chiếm khu vực Aksai Chin và tuyên bố mình có chủ quyền ở hai bang
Arunachal Pradesh và Ladakh mà Ấn Độ đang quản lý. Trung Quốc còn tranh chấp
32

kịch liệt các quần đảo Senkaku, Ryukyu với Nhật. Với Việt Nam, Trung Quốc chiếm
đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển
Đông. Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền một số khu vực của Nepal từ hồi chiến
tranh Trung Quốc - Nepal giai đoạn 1788-1792. Trung Quốc cho rằng các khu vực này
là một phần của Tây Tạng của Trung Quốc. Với Triều Tiên, Trung Quốc có tranh chấp
về núi Baekdu và vùng biên giới Kando (Trung Quốc gọi là Jiandao). Hơn nữa, Trung
Quốc còn có tranh chấp với Nga khi đơn phương tuyên bố chủ quyền 160.000 km2 với
Nga và tranh chấp với Hàn Quốc về bãi đá chìm Socotra ở Hoàng Hải. Năm 2013, một
khảo sát được BBC World Service tiến hành tại 17 quốc gia cũng chỉ ra, hình ảnh quốc
tế của Trung Quốc đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc thăm dò tầm ảnh hưởng
của các quốc gia bắt đầu vào năm 2005. Các phản ứng của Nhật Bản được coi là tiêu
cực nhất. Khi so sánh thái độ của người dân các nước đối với các quốc gia, quan điểm
tiêu cực tăng 8 điểm lên 39 điểm, rơi vào tình trạng thấp nhất kể từ cuộc thăm dò năm
2005. Tại các nước Đông Nam Á, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981
vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam tháng 5/2014 đã làm dấy lên làn sóng phản đối
“trò chơi bá quyền” của Trung Quốc.
3.2.3. Sự hoài nghi về những ý định đang bị che giấu của Trung Quốc
Các hoạt động “Năm văn hóa”, “Tuần văn hóa” thường được Chính phủ Trung
Quốc đầu tư với kinh phí rất lớn, kèm theo khẩu hiệu “văn minh Trung Hoa” “trỗi dậy,
phục hưng” khiến cho người dân các nước, nhất là các nước láng giềng, nghi ngờ về
tính khách quan và sự chân thực của hoạt động ngoại giao văn hóa Trung Quốc. Mối lo
ngại về sự can thiệp từ bàn tay Chính phủ Trung Quốc còn hướng vào các hoạt động
của các Học viện Khổng Tử. Hiện nay, có không ít ý kiến cho rằng, Học viện Khổng
Tử mang đến nguy cơ “xâm lược văn hóa” của Trung Quốc tại nước sở tại. Đặc biệt,
năm 2014 và 2015 ở Mỹ, Canada, Australia đã xuất hiện những nỗ lực cảnh báo về
nguy cơ mở rộng của Học viện và Lớp học Khổng Tử tại các cơ sở giáo dục kể cả các
trường công và trường tư. Hệ thống Viện Khổng Tử đã bị tẩy chay ở nhiều nơi trên thế
33

giới, bao gồm ở Mỹ, châu Âu và Australia. Các nước cho rằng Viện Khổng Tử giúp
Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm, thậm chí còn can thiệp đến tự do
ngôn luận hoặc hỗ trợ hoạt động gián điệp. Tại Hàn Quốc, các nhà hoạt động cực hữu
còn chỉ trích Viện Khổng Tử là “công cụ tẩy não”.
3.3. Những óng góp cho c ng cu c ngoại giao văn hóa của Việt Nam
3.3.1. Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam
Ngoại giao văn hóa được coi là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện
của Việt Nam, được coi là một lĩnh vực quan trọng trong chính sách đối ngoại, được
triển khai ở nhiều cấp độ và địa bàn trong nước. Ngay trong “Chiến lược Ngoại giao
văn hóa đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2011 cũng nêu rõ:
“Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột
của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam”. Với sự triển khai sâu rộng như
vậy, ngoại giao văn hóa của Việt Nam đã làm tốt vai trò của nó, giúp Việt Nam đạt
được nhiều thành tựu trong công cuộc ngoại giao. Ngoại giao văn hóa Việt Nam đã đặt
những dấu mốc đáng ghi nhận cả về mặt lý luận, chính sách và triển khai trong thực
tiễn của lĩnh vực hoạt động đối ngoại mới mẻ này.

Vấn đề lý luận và xây dựng chính sách về ngoại giao văn hóa đã được Việt Nam
tiến hành khá bài bản. Từ những năm 2000, vấn đề về ngoại giao văn hóa đã được các
nhóm chuyên gia, cố vấn của Bộ Ngoại giao đề xuất, từ đó đã có rất nhiều hội nghị
được tổ chức để tham vấn ý kiến của các bên có chuyên môn. Vấn đề ngoại giao văn
hóa cũng được đưa ra bàn thảo trong các kỳ hội nghị ngoại giao của Bộ Ngoại giao.
Việc xác định “ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế
là ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam” tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 (năm 2006)
và tới Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 (năm 2008), công tác ngoại giao văn hóa đã được
coi là trọng tâm của toàn ngành ngoại giao. Tiếp đó, Chỉ thị số 4252/2008/CT-BNG,
ngày 23-12-2008, của Bộ Ngoại giao, về Tăng cường công tác ngoại giao văn hóa tạo
34

động lực mới cho Ngoại giao Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế đã được ban
hành ngày 23-12-2008. Ngoại giao văn hóa tiếp tục được nâng tầm, khi được đề cập
đến trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng (năm 2011): “Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối
ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, đối ngoại nhân dân; đối ngoại, quốc phòng
và an ninh; chính trị đối ngoại, kinh tế và văn hóa đối ngoại”12. Ngày 14-2-2011, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 208/2011/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020, xác định 5 hoạt động chính của ngoại
giao văn hóa, bao gồm: 1- Mở đường, khai thông quan hệ với các nước và khu vực có
nhiều quan hệ với ta; 2- Xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia;
3- Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế; 4- Vận động
để Việt Nam có nhiều di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp
quốc (UNESCO) công nhận; 5- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản
sắc văn hóa dân tộc13.

Song song với vấn đề lý luận và xây dựng chính sách, các hoạt động thực tiễn của
ngoại giao văn hóa cũng đã được triển khai trong và ngoài nước. Cụ thể, trong những
năm qua, hàng nghìn sự kiện văn hóa đã được tổ chức ở trong và ngoài nước, song
hành cùng các hoạt động ngoại giao từ cấp cao nhất đến các hoạt động tại địa phương
với nội dung và hình thức đa dạng. Thứ nhất, gắn ngoại giao văn hóa với các hoạt động
ngoại giao chính trị, như các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các
hội nghị cấp cao có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới. Tính
riêng năm 2019, trong các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới
các nước, mục tiêu quảng bá hình ảnh Việt Nam đã được chú trọng và thực hiện thành
công bên cạnh các mục tiêu về chính trị và kinh tế. Thứ hai, thông qua các hoạt động
vận động thế giới, nhất là việc UNESCO công nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi

12
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 47
13
Quyết định số 208/QĐ-TTg, ngày 14-2-2011, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại
giao văn hóa đến năm 2020, http://vbpl.vn/bongoaigiao/Pages/vbpq-print.aspx?ItemID=86745;
35

vật thể của Việt Nam; đồng thời, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước
ngoài tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua các sự
kiện văn hóa tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam, nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp về Việt
Nam. Nổi bật nhất là việc Việt Nam và UNESCO đã ký kết Bản ghi nhớ (MOU) hợp
tác giữa hai bên giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở tổng kết MOU giai đoạn 2010 - 2015.
Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tích cực, chủ động tại UNESCO thông qua việc đảm
nhiệm một số vị trí quan trọng tại các ủy ban chuyên môn của UNESCO, như Phó Chủ
tịch Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP)
nhiệm kỳ 2014 - 2018; Phó Chủ tịch Ủy ban Hải dương học khu vực Tây Thái Bình
Dương (IOC/WESTPAC) nhiệm kỳ 2012 - 2015 và Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội
UNESCO thế giới nhiệm kỳ 2011 - 2015… Thứ ba, các hoạt động ngoại giao văn hóa
tại chỗ thông qua các diễn đàn, các hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc các ngày lễ lớn,
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, hướng tới các chính
khách và cộng đồng các nước đang công tác và sinh sống tại Việt Nam. Có thể kể đến
các hoạt động điển hình, như “Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội” được tổ chức từ
năm 2016 đến nay; “Lễ hội ẩm thực văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc” từ năm 2017 đến
nay; “Những ngày Mát-xcơ-va tại Hà Nội - 2019”; “Lễ hội văn hóa Việt Nam - Đức -
Oktoberfest Việt Nam 2019”; Liên hoan ẩm thực quốc tế từ 2014 đến nay; Lễ hội ném
còn ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc từ năm 2014 đến nay; Ngày “Văn hóa các
dân tộc Việt Nam” được tổ chức hằng năm... Các hoạt động Ngày văn hóa Việt Nam
được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh các hoạt động gắn kết cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài. Các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài cũng
dần định hình và đi vào hoạt động, là kênh giới thiệu và giao lưu văn hóa hữu hiệu của
Việt Nam tại các nước khác trên thế giới. Thứ tư, tham gia tích cực, có trách nhiệm và
hiệu quả tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Thượng đỉnh Á - u (ASEM), Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... với việc lồng ghép các hoạt động ngoại
36

giao văn hóa. Trong năm 2019, việc tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
lần thứ hai tại Hà Nội là cơ hội lớn để Việt Nam thực hiện sứ mệnh của các hoạt động
ngoại giao văn hóa của đất nước, là thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam đến cộng đồng
quốc tế về sự vươn lên, sẵn sàng của Việt Nam trong việc phát huy hơn nữa vai trò chủ
động, tích cực đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới.

3.3.2. Những đóng góp đề xuất cho công cuộc ngoại giao văn hóa của Việt
Nam

Thứ nhất, chúng ta cần phải bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị của di sản,
danh hiệu quốc tế của Việt Nam; đồng thời khai thác các chất liệu văn hóa, lịch sử…
để nâng tầm giá trị quốc gia. Chúng ta cần thực hiện hiệu quả Chiến lược Văn hóa đối
ngoại, Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam, Chiến lược phát triển các ngành Công
nghiệp văn hóa Việt Nam, Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại, Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam; tiếp tục phát huy tổ chức các chương trình văn hóa lớn như:
Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam ở nước
ngoài... nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chúng ta cần
bảo tồn, phát huy các di sản, danh hiệu quốc tế của Việt Nam bằng cách tiếp tục xây
dựng, vận động công nhận mới các loại hình danh hiệu như: di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, khu dự trữ sinh quyển thế giới, mạng lưới
công viên địa chất toàn cầu, di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới, thành phố
vì hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố vì học tập…, tăng cường xây dựng, đề xuất
vinh danh các danh nhân, nhà văn hóa lớn của đất nước; rà soát, đầu tư xây dựng, trùng
tu, tôn tạo các công trình văn hóa, lịch sử về Việt Nam ở nước ngoài và các công trình
văn hóa có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta có thể tăng cường công
tác truyền thông để quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử… của dân tộc. Hiện nay
chúng ta đang có phong trào tôn vinh cổ phục Việt do lớp trẻ khởi xướng đang tạo nên
một làn gió mới trên toàn đất nước hay sự tái hiện lại nghi lễ Tiến lịch thời Lê tại
37

Hoàng thành Thăng Long… đều rất thu hút sự quan tâm của mọi người. Hơn nữa,
chúng ta có thể đầu tư để làm ra những bộ phim về cung đình xưa của Việt Nam như
Trung Quốc đã từng làm ra những bộ phim như Như Ý truyện, hậu cung Chân Hoàn
truyện… để quảng bá phong tục, nếp sống, giá trị văn hóa mấy nghìn năm lịch sử của
họ. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa văn hóa, tri
thức, kinh nghiệm hay, khoa học tiên tiến thế giới vào Việt Nam, từ đó kế thừa, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc để hoàn thiện và làm phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri
thức của Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng cần phản bác kịp thời, hiệu quả các luận
điệu sai trái, xuyên tạc, tuyên truyền không đúng sự thật về các lãnh tụ, danh nhân, lịch
sử, văn hóa, đường lối chính sách, đất nước, con người Việt Nam, đẩy lùi hạn chế, ảnh
hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt
Nam. Đặc biệt là một nước nhỏ bên cạnh một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa
lịch sử như Trung Quốc, đất nước ta đã trải qua những thời kỳ bị đồng hóa văn hóa
nhưng vẫn luôn giữ được nét truyền thống văn hóa tinh hoa của người Việt cổ. Chúng
ta cần vận động lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nhất là trong giới trẻ vì họ chính là một lực
lượng quan trọng, đông đảo trong việc giữ gìn và quảng bá các nét đẹp văn hóa dân tộc
ra thế giới.

Thứ hai, Việt Nam cần tích cực, chủ động tham gia một cách có trách nhiệm tại
các tổ chức, diễn đàn văn hóa trên thế giới. Chúng ta cần đẩy mạnh công tác ngoại giao
văn hóa tại các địa bàn, trọng tâm là các nước láng giềng, khu vực, nước lớn, đối tác
chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống, đồng thời mở rộng các khu vực có
tiềm năng thúc đẩy quan hệ. Sáng tạo, đổi mới đa dạng các hoạt động quảng bá văn hóa
tại nước ngoài cũng là một cách để góp phần đưa quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững,
tăng cường hữu nghị, tin cậy giữa Việt Nam với các nước, đồng thời thu hút đầu tư
nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ
hợp tác trên các lĩnh vực khác. Việt Nam cần tiếp tục tích cực tham gia chủ động, trách
38

nhiệm tại các tổ chức, diễn đàn văn hóa cấp khu vực và thế giới như: Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Hội nghị thượng đỉnh Á- u (ASEM), Hội nghị cấp cao Đông Á
(EAS), Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
(OIF), các tổ chức phi Chính phủ về văn hóa...; tiếp tục triển khai các chương trình lớn
về ngoại giao văn hóa, qua đó góp phần định hình thông điệp quốc gia, toát lên hình
ảnh Việt Nam là một đất nước văn minh, an toàn, tươi đẹp; văn hóa độc đáo, giàu
truyền thống; phát triển năng động; con người thân thiện, mến khách; điểm đến đáng
tin cậy để sinh sống, học tập, du lịch, đầu tư. Hơn nữa, Việt Nam cần tiếp tục tăng
cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa quốc tế có uy tín, tiến tới
đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, khoa học, giáo dục, y tế... tầm
khu vực và quốc tế; đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm văn hóa đặc sắc; chú
trọng xuất bản và phổ biến ra nước ngoài các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, chất
lượng; thúc đẩy giới thiệu ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, trang phục các dân tộc
Việt Nam, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các tác phẩm trên các
lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc...
Tiểu kết
Công cuộc ngoại giao văn hóa của Trung Quốc đã đem lại những thành tựu to lớn
cho đất nước như: gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc, tăng cường sức hấp dẫn
của nền văn hóa Trung Quốc đối với thế giới và nâng cao vị thế quốc gia của Trung
Quốc trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, công cuộc ngoại giao văn hóa này vẫn còn tồn
tại những hạn chế đáng kể như sự thiếu thiện chí của Trung Quốc, sự không tự nguyện
tiếp nhận các giá trị của các quốc gia khác hay sự hoài nghi về ý định đang bị che giấu
của Trung Quốc. Những chỉ số ấn tượng về tần số dày đặc của các hoạt động giao lưu
văn hóa, về cơ bản mới chỉ tạo nên sự thành công ở lớp vỏ bề ngoài của ngoại giao văn
hoá Trung Quốc mà chưa đạt được các hiệu ứng thể hiện được chiều sâu, khả năng lan
tỏa, tính thuyết phục của hệ giá trị. Những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng quốc tế, đặc
39

biệt là tại khu vực Đông Á đối với hình ảnh, cách hành xử của Trung Quốc trong thời
gian gần đây như một minh chứng cho thấy, sự hiện diện của ngoại giao văn hoá Trung
Quốc đã không mang lại thứ quyền lực như các nhà lãnh đạo nước này mong muốn. Vì
vậy, nhiệm vụ hiện thực hóa các mục tiêu đầy tham vọng với thế giới mà lãnh đạo
Trung Quốc đã đặt ra cho ngoại giao văn hóa vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong
tương lai. Về thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam, chúng ta đã thực
hiện khá tốt việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra cộng đồng quốc
tế. Chúng ta cần tiếp tục phát huy vai trò của ngoại giao văn hóa để tăng cường vị thế
của Việt Nam.
40

KẾT LUẬN
1. Giống như ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa hướng tới
mục đích tối thượng là đảm bảo lợi ích quốc gia nhưng ngoại giao văn hóa có ưu điểm
là duy trì được tối đa bầu không khí hòa bình cho các bên liên quan. Chính vì vậy,
ngoại giao văn hóa đang trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của các quốc
gia trên thế giới. Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều có những bản sắc
văn hóa riêng của mình, do vậy, đều có thể thực thi một cách hiệu quả chính sách ngoại
giao văn hóa của đất nước.
2. Ngoại giao văn hóa là các hoạt động ngoại giao của một quốc gia hướng ra thế giới
bên ngoài bằng văn hóa và qua văn hóa, nhằm đặt được các mục tiêu đối ngoại của
quốc gia đó. Nội hàm cơ bản nhất của ngoại giao văn hóa là việc sử dụng các công cụ
văn hóa trong các hoạt động ngoại giao nhằm thực hiện những nhiệm vụ đối ngoại của
đất nước, trong đó nhiệm vụ cơ bản nhất là quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới, định
vị hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, thu hút cảm tình và sự ủng hộ của các quốc
gia trên thế giới, qua đó thúc đẩy quan hệ ngoại giao, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh
vực, đặc biệt là thu hút đầu tư thương mại, du lịch, dịch vụ, đồng thời tiếp thu tinh hoa
thế giới để làm giàu, làm phong phú nền văn hóa dân tộc, ngăn chặn sự sự xâm nhập
của văn hóa độc hại từ bên ngoài. Ở một cấp độ cao hơn, ngoại giao văn hóa hướng tới
việc truyền bá, phổ quát những giá trị và tinh văn hóa dân tộc ra thế giới bên ngoài,
đóng góp vào việc xây dựng hệ giá trị và tinh hoa văn hóa nhân loại.
3. Ngoại giao văn hóa đóng vai trò quan trọng trong chính sách của một quốc gia.
Ngoại giao văn hóa là cầu nối gắn kết các dân tộc trên thế giới, tạo điều kiện cho sự
hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Ngoại giao văn
hóa còn đóng vai trò là nâng cao sức mạnh mềm của quốc gia dân tộc, đóng góp tích
cực và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ truyền
thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa quốc tế.
41

4. Nhà nước là chủ thể chính, chủ đạo, điều phối và triển khai các hoạt động ngoại giao
văn hóa, bên cạnh đó có sự tham gia của các chủ thể phi nhà nước, đặc biệt là các tổ
chức và khu vực doanh nghiệp. Đặc biệt hoạt động của ngoại giao văn hóa luôn cần có
sự tham gia của những thành phần rất quan trọng là những người hoạt động nghệ thuật,
nghệ sĩ, diễn viên, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhà điêu khắc,…
5. Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc đối với thế giới trong thời
gian qua thông qua những lĩnh vực: giao lưu và hợp tác văn hóa, giáo dục; hoạt động
truyền bá ngôn ngữ, văn hóa và hình ảnh Trung Quốc của các Học viện Khổng Tử và
thông qua các kênh truyền thông… nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, giá
trị tư tưởng của Trung Quốc ra thế giới.
6. Những hoạt động ngoại giao văn hóa này đã giúp làm gia tăng sức mạnh mềm của
Trung Quốc, gia tăng sức hấp dẫn của nền văn hóa Trung Quốc đồng thời nâng cao vị
thế quốc gia trên trường quốc tế. Tuy nhiên, công cuộc ngoại giao văn hóa của Trung
Quốc vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như: sự không tự nguyện tiếp nhận các giá trị
tư tưởng của Trung Quốc vì đây là một hệ tư tưởng còn mới lạ với các quốc gia khác,
sự thiếu thiện chí khi tranh chấp với nhiều quốc gia và cùng với đó là sự nghi ngờ về
những âm mưu, ý định đang che giấu của Trung Quốc. Điều này đặt ra vấn đề cho
chính phủ Trung Quốc cần phải giải quyết trong tương lai để làm hoàn thiện thêm công
cuộc truyền bá “sức mạnh mềm” này của mình.
42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


T i liệu Tiếng Việt:
1. Lê Thanh Bình (chủ biên), Đoàn Văn Dũng (2011), Giáo tr nh Quan hệ công chúng
Ch nh phủ trong văn hóa đối ngoại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Thạch Hà (2009), “Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó trong quá trình
hội nhập quốc tế”, Tạp ch Nghi n cứu Trung Quốc, số 8, trang 125-138.
3. Thạch Hà (2009), “Ngoại giao văn hóa: Trung Quốc quảng bá quốc gia như thế
nào?”, Tạp ch Nghi n cứu Quốc tế, số 2(77), tr.173-183.
4. Vũ Dương Huân (2015), Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
5. PGS, TSKH Lương Văn Kế (16/05/2014), Nhận diện sức mạnh mềm của Trung
Quốc và ứng xử của Việt Nam, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-
du-bao/nhan-dien-suc-manh-mem-cua-trung-quoc-va-ung-xu-cua-viet-nam-
84140.html, truy cập ngày 01/12/2021.
6. Lê Ngọc Liên (2017), Học viện Khổng Tử trong ch nh sách ngoại giao văn hóa của
Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành châu Á học, Trường đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thu Phương (2012), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm Trung Quốc và
những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
8. Nguyễn Thu Phương (22/05/2016), Ngoại giao văn hóa Trung Quốc: Hiệu ứng hai
mặt, https://baoquocte.vn/ngoai-giao-van-hoa-trung-quoc-hieu-ung-hai-mat-
30180.html, truy cập ngày 01/12/2021.
9. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Phương (2015), “Các kênh tác động của sức
mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở một số nước Đông Á”, Tạp ch Khoa học xã hội Việt
Nam, số 8 (93), trang 87-93.
43

10. Trung tâm Tiếng Trung SOFL, Những nét đặc trưng của văn hóa Trung Quốc,
https://trungtamtiengtrung.edu.vn/blog/nhung-net-dac-trung-cua-van-hoa-trung-quoc-
20/, truy cập ngày 01/12/2021.
11. Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận kinh
nghiệm kinh tế và ứng dụng, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Thùy Yên (12/2013), “Ngoại giao văn hóa Trung Quốc”, Tạp ch
VHNT, số 354, trang 18-20.
13. Phạm Hồng Yến (2011), “Ngoại giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa bình
của Trung Quốc”, Tạp ch nghi n cứu Quốc tế, số 2 (85), trang 101-116.
14. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
T i liệu Tiếng Anh:
15. D. K. Thussu, H. Burgh, and A. Shi (2018), China’s media go global, Routledge,
London.
16. D. Becard, S. R. & P. Menechelli Filho (2019), Chinese Cultural Diplomacy:
instruments in China’s strategy for international insertion in the 21st Century, Revista
Brasileira de Política Internacional, Brazil.
17. D. Louise, D. M. John (1996), Multi - track diplomacy, Kumarian Press, West
Hartford.
18. G. Zhang, (2017), Research Outline for China’s Cultural Soft Power, Research
Series on the Chinese Dream and China‟s Development Path, Springer, Singapore.
19. H. Lai, edited by L. Hongyi, and L. Yiyi (2012), China’s cultural diplomacy: going
for soft power, in China‟s soft power and international relations, Routledge Taylor &
Francis Group, London.
20. J. Xi (1/1/2014), China to promote cultural soft power, China Daily,
http://usa.chinadaily.com.cn/china/2014-01/01/content_17208365.htm, accessed
01/12/2021.
44

21. N. Frank (1981), The Diplomacy of Ideas: U.S. Foreign Policy and Cultural
Relations, Cambridge University Press, Cambridge.
22. S. Si (2014), Expansion of international broadcasting: the growing global reach of
China Central Television, Reuter Institute, Oxford.
23. W. Sun (2015), “Slow boat from China: public discourses behind the „going global‟
media policy", International Journal of Cultural Policy 21, no. 4, p.400-418.

You might also like