You are on page 1of 5

Chữ đỏ không cần đưa vào slide

C. Thương yêu con người, sống có nghĩa có tình


Trong những phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một yếu tố vô
cùng quan trọng, là động lực thôi thúc hoạt động không mệt mỏi vì nước, vì dân của
Người; cũng là nền gốc để quy tụ, đoàn kết hết thảy mọi tầng lớp, mọi lực lượng… đó
chính là lòng yêu thương con người của Bác.
Là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, là tình cảm rộng lớn, nếu không có nó thì không
thể nói đến cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản và phải được xây dựng
trên lập trường giai cấp công nhân, đòi hỏi mỗi người phải biết nghiêm khắc với bản
thân, độ lượng vị tha với người khác.
Theo Bác, tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương đối với đồng
bào, với nhân dân, với những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Vì vậy, phải hết lòng
giúp dân, giúp nước để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
=> Đó cũng là mong ước lớn lao của Bác: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc
là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là thông điệp Chủ tịch
Hồ Chí Minh gửi đến quốc dân đồng bào, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu
suốt đời hy sinh, cống hiến của Người.

Theo Bác, yêu thương con người thì phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ,
nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, giúp con người có
điều kiện vươn lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết
điểm. Yêu thương con người là phải giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt
đẹp hơn. Phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa
khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ
Tình yêu thương con người của Bác rất cụ thể, rõ ràng từ việc lớn đến việc nhỏ như:
 Lo giải phóng cho con người khỏi ách áp bức, bóc lột, được tự do, hạnh phúc;
 Giúp cho con người thoát dần khỏi cuộc sống đói, nghèo, thiếu thốn, vất vả,
thậm chí đến từng bữa cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm…
 Bác đánh giá cao vai trò của Nhân dân; Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các
bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác. Bởi theo Bác, từ Chủ tịch
nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được
coi trọng, đều vẻ vang như nhau.
Tình thương yêu con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể
hiện trong mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em…nó đòi hỏi mỗi người
phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi
thái độ tôn trọng những quyền của con người, nâng con người lên, kể cả những người
nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ dĩ hoà vi quý, không phải hạ thấp, càng
không phải vùi dập con người. Người dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mac – Lênin là phải sống với
nhau có nghĩa có tình. Nếu thuộc bao nhiêu sách vở mà không có tình có nghĩa thì sao
gọi là hiểu chủ ngĩa Mac – Lênin được”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Phải có tình
đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Tình yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị mà cao quý.
Tình yêu thương đó không phải bằng lời nói cao sang hay những khẩu hiệu hô hào
chung chung mà bằng chính hành động, lời nói và việc làm cụ thể. Ngay khi Cách
mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ lại phải đối phó
với muôn vàn khó khăn, thử thách trước cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng với
hạn hán, thiên tai, lũ lụt, Nhân dân ta rơi vào tình cảnh chết đói ở khắp mọi nơi.
Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã kêu gọi toàn dân thi đua “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại
xâm”. Để khắc phục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một
chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc quyên góp cứu đói. Bằng những lời lẽ
thiết tha, xúc động, Người viết thư động viên đồng bào cả nước nêu cao tinh thần
“nhường cơm sẻ áo” để cứu dân nghèo: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ
đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào
cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3
bữa. Ðem gạo đó để cứu dân nghèo”. Nhờ sáng kiến đó, mỗi tuần Nhân dân cả
nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo cứu đói, giúp cho nhiều người nghèo
vượt qua nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Là vị Cha già kính yêu của dân
tỉnh Phú Thọ tộc, Bác luôn dành tình cảm yêu
thương cho tất cả mọi người, đặc
biệt là các em thiếu nhi
Nhóm Thiện Tâm An tặng quà học sinh điểm trường Mầm non thôn Lùng Hảo

D. Tinh thần quốc tế trong sáng


Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức
cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào
mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia, dân tộc
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc.
Đó là:
 Chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành
trướng bá quyền
 Sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn
thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người
tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và
phân biệt chủng tộc
 Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu
nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em
Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó, Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và xây dựng
nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên
thế giới, góp phần vào những thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và nhân
dân thế giới.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp
tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra
một kiểu quan hệ quốc tế mới: Đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một
nền văn hoá hoà bình cho nhân loại.
Trong thời kỳ mới của cách mạng, nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát
triển đất nước chính là mở rộng tình đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có
lợi, chủ động, tích cực hội nhập, như Ðảng ta đã khẳng định: "Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế...
Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia
tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực". (Văn kiện Ðại hội X của
Ðảng. Tr 112. NXB CTQG - Hà Nội - 2006).

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn nhà báo


L’Unita của Đảng Cộng sản Italia, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các
ngày 12/5/1959 đại biểu các nước sang dự Hội nghị quốc tế
đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế
quốc Mỹ bảo vệ hòa bình, họp tại Hà Nội,
tháng 11/1964
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao chiếc búa Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN và hội đồng
gỗ cho Đại sứ Brunei tại Việt Nam - nước giữ vai trò Chủ liên nghị viện AIPA cùng vai trò kép thành viên
tịch ASEAN 2021 - sau khi Việt Nam đã đảm nhận rất không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch Cuba Thủ tướng Phạm Văn Đồng đón Thủ tướng
Salvador Valdés Mesa Fidel Castro sang thăm chính thức Việt
Nam, ngày 15/9/1973.

You might also like