You are on page 1of 2

I.

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)


Hãy chọn chữ cái trước phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm của em.
Câu 1. Động vật nguyên sinh nào sau đây có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng biến hình. B. Trùng giày.
C. Trùng roi xanh. D. Trùng sốt rét.
Câu 2. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là:
A. Trùng roi B. Tập đoàn vôn vốc C. Trùng biến hình. D. Trùng sốt rét
Câu 3. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?
A. Ruồi vàng B. Bọ chó C. Bọ chét D. Muỗi Anôphen
Câu 4. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
A. Gây bệnh cho người và động vật khác. B. Sinh sản hữu tính.
C. Di chuyển bằng tua. D. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.
Câu 5. Đa số đại diện của ruột khoang sống ở môi trường nào?
A. Sông. B. Biển. C. Suối. D. Ao, hồ.
Câu 6. Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua:
A. Lỗ miệng B. Tế bào gai
C. Màng tế bào D. Không bào tiêu hoá
Câu 7. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do.
A. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn. B. Cơ thể hình trụ.
B. Có đối xứng tỏa tròn. D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn.
Câu 8. Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì:
A. Chúng có lối sống kí sinh. B. Chúng đều là sán.
C. Chúng có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. D. Chúng có lối sống tự do.
Câu 9. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì?
A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.
B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.
C. Giúp cơ thể luôn căng tròn.
D. Giúp cơ thể dễ di chuyển.
Câu 10. Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt:
A. Làm cho đất tơi xốp.
B. Làm tăng độ màu mỡ cho đất.
C. Làm mất độ màu mỡ của đất.
D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ cho đất.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa? Bằng sự hiểu biết, em hãy nêu các biện
pháp chính đề phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Câu 2 (1 điểm): Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?
Câu 3 (2 điểm): Đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Ruột khoang có vai trò gì?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I Phần trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,4 đ x10 = 4 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA C C D D B A A C B D
II Phần tự luận ( 6,0 điểm )
Câu Đáp án Điểm

Câu 1 *Vẽ sơ đồ vòng đời. 0,5


(3 điểm ) Giun đũa → Trứng giun → Ấu trùng trong trứng →
0,5
Thức ăn sống → Ruột non (ấu trùng) →Máu, tim, gan,
phổi → Ruột non (rồi kí sinh tại đây) 0,5
0,5
*Biện pháp. 0,25
- Ăn uống vệ sinh
0,25
- Không ăn rau sống, không uống nước lã;
- Rửa tay trước khi ăn và kết hợp với vệ sinh cộng đồng. 0,25
- Tẩy giun 1 đến 2 lần / năm.
0,25

Câu 2 * Trùng roi giống thực vật ở các điểm: 0,25


(1 điểm) - Có cấu tạo từ tế bào, có diệp lục
0,25
- Có khả năng tự dưỡng
* Khác
- Trùng roi có khả năng di chuyển
0,25
- Dinh dưỡng dị dưỡng
0,5
Câu 3 * Đặc điểm chung của ruột khoang 0,25
(2 điểm) - Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi
0,25
- Cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào
- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. 0,25
0,25
* Vai trò
+ Nguồn cung cấp thức ăn. 0,25
+ Đồ trang trí, trang sức:
0,25
+ Nguyên liệu vôi cho xây dựng.
+ Nghiên cứu địa chất. ý nghĩa sinh thái biển 0,25
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
0,25
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.

You might also like