You are on page 1of 4

TỪ GHÉP

CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG VÀ KHOANH TRÒN

1. Từ ghép là những từ như thế nào?

A. Hai từ ghép lại với nhau

B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ

C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ:

A. hẹp hơn nghĩa của tiếng chính

B. giống nhau về nghĩa và có thể thay thế cho tiếng chính

C. khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

D. không liên quan đến nghĩa của mỗi tiếng tạo thành nó

3. Từ ghép đẳng lập có tính chất gì về mặt ý nghĩa?

A. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó

B. Từ ghép đẳng lập có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó

C. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính

D. Cả ba đáp án trên

4. Trong các dòng sau, dòng nào toàn là từ ghép:

A. nhà trường, sách vở, tàu thuyền

B. lo lắng, xao xuyến, bâng khuâng

C. thư, sách, chính sách

D. âu yếm, yên ả, rạo rực

5. Nối cột A và B để tạo thành các từ ghép chính phụ:

A B

bút lửa

xanh tôi

sách mắt

mưa bi

đèn giá

vôi gặt

thích ngắt

mùa ngâu

xe chùm

6. Hãy sắp xếp các từ ghép sau đây vào hai nhóm trong bảng: quần áo, giày nón, mùa hè, buổi sáng, điều chỉnh, kì diệu, yêu thương, xe đạp, chim sẻ, đường phố, cá

chép
Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

7. Tìm thêm các tiếng đứng trước hoặc đứng sau các tiếng cho trước để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập rồi ghi vào bảng sau:

Tiếng cho trước Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập

Bánh Vd: bánh chưng

Sách

Áo

Cười

8. Tìm từ ghép trong các câu văn sau, phân loại chúng rồi ghi vào bảng:

- Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ,

được mẹ dang tay ra đón vào lòng. (A-mi-xi)

- Chào mào, sáo sậu, sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy! (Vũ Tú Nam)

Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..
TỪ GHÉP_LUYỆN TẬP_2

CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG VÀ KHOANH TRÒN

1. Từ ghép có mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

2. Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

3. Trong từ ghép phân nghĩa, tiếng phụ có nghĩa hẹp hơn tiếng chính, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

4. Từ “học hành” có phải từ ghép không?

A. Có

B. Không

5. Từ “quần áo” là từ ghép đẳng lập, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

6. Từ “cười nụ” là từ ghép chính phụ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

7. Hãy sắp xếp các từ ghép sau đây vào hai nhóm trong bảng: xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, quần âu, cây cỏ, quần áo, xanh lè, xanh đỏ, xanh um, đỏ

quạch, đỏ au, đỏ hỏn

Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

8. Từ ''hợp tác xã'' là từ ghép gì?

A. Đẳng lập

B. Chính phụ

C. Vừa đẳng lập, vừa là chính phụ

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

9. Tìm thêm các tiếng đứng trước hoặc đứng sau các tiếng cho trước để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập rồi ghi vào bảng sau:
Tiếng cho trước Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập

vở

nước

đen

dưa

10. Tìm từ ghép trong các câu văn sau, phân loại chúng rồi ghi vào bảng:

Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sấu,

cậy nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

... Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.

(Tô Hoài)

Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

……………………………………………………… ……………………………………………………..

You might also like