You are on page 1of 3

TRUNG TÂM NEXT NOEBLS THÔNG TIN HỌC SINH

PHIẾU TÀI LIỆU Họ và tên: ………………………………………

Lớp: ………………………………….……………

Chuyên đề Luyện viết văn cảm thụ

CẢM THỤ HÌNH ẢNH

1. Cấu tạo của hình ảnh giàu sức gợi

1. Hình ảnh giàu sức gợi biểu hiện qua một cụm từ
Ví dụ: “Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. (Nguyễn Đức Mậu)
2. Hình ảnh giàu sức gợi do câu văn/ câu thơ tạo thành
Ví dụ: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả
ngọt lựng, thơm nồng vào các thôn xóm Chin San.” (Ma Văn Kháng)
3. Hình ảnh giàu sức gợi được thể hiện qua một đoạn văn, đoạn thơ
Ví dụ: “Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc
thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi
chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.” (Cửa Tùng, Thụy Chương)  

2. Các yếu tố tạo nên hình ảnh giàu sức gợi

1. Cách dùng từ ngữ:


Ví dụ: Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
 Hình ảnh dòng sông giàu sức gợi bởi cách dùng từ “dòng trăng” và từ “lấp loáng”. Dòng sông Đà
trong đêm khuya bỗng hóa thành một dòng ánh sáng rực rỡ, một “dòng trăng” lung linh, huyền ảo. Ngoài
ra, từ “lấp loáng” còn cho ta thấy sự lan tỏa không ngừng của ánh sáng theo những gợn sóng mênh
mông.
2. Hình ảnh giàu sức gợi bởi cách dùng biện pháp nghệ thuật:
Ví dụ:
“Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở Nhân hoá
So sánh Như mây từng chùm.”
(Tô Hà)

3. Cảm nhận cái hay của hình ảnh: Trả lời câu hỏi Hình ảnh tác giả sử dụng đã gợi tả điều gì? Bước 1:
Bước 1: Xác định hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi được sử dụng trong thơ văn.
Bước 2: Xác định từ ngữ hoặc biện pháp nghệ thuật khiến hình ảnh giàu sức gợi (nếu có). Hình ảnh ấy
gợi liên tưởng đến điều gì?
Bước 3. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh đó với câu, đoạn hoặc bài văn/thơ.
Ví dụ:
Cảm nhận cái hay của hình ảnh sau:
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to, lưng mẹ thì nhỏ
(Nguyễn Khoa Điềm)
Bước 1: Xác định hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi được sử dụng trong thơ văn.
 Hai hình ảnh “lưng núi”, “lưng mẹ” trong câu thơ thật giàu sức gợi.
Bước 2: Xác định từ ngữ hoặc biện pháp nghệ thuật khiến hình ảnh giàu sức gợi (nếu có). Hình ảnh ấy
gợi liên tưởng đến điều gì?
 - Hai hình ảnh “lưng núi”, “lưng mẹ” giàu sức gợi bởi cách sử dụng cặp từ: “to-nhỏ”.
- Tác giả đã làm nổi bật lên sự nhỏ bé của người mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút cũng như
nỗi vất vả, nhọc nhằn trong công việc lao động của người mẹ Tà-ôi.
Bước 3. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh đó với câu, đoạn hoặc bài văn/thơ.
 Nhờ có những hình ảnh giàu sức gợi ấy, câu thơ trở nên hấp dẫn và sinh động hơn, gieo vào lòng độc
giả những ấn tượng khó mai mờ.

4. Viết đoạn văn cảm nhận cái hay của hình ảnh:
Bước 1: Xác định hình ảnh độc đáo giàu sức gợi  Viết Giới thiệu hình ảnh đẹp được sử dụng trong
câu/ đoạn.
Cách diễn đạt:
-Hình ảnh… trong câu văn/ câu thơ/ đoạn văn/ đoạn thơ hiện lên thật đẹp/ ấn tượng/ đặc sắc và sống
động/ giàu sức gợi!
-Trên trang… tài hoa của tác giả…., hình ảnh…… hiện lên thật đẹp/ ấn tượng/ giàu sức gợi!
Bước 2: Tìm từ ngữ hoặc biện pháp nghệ thuật khiến hình ảnh giàu sức gợi. Hình ảnh ấy gợi liên tưởng
đến điều gì?  Viết câu Chỉ ra những liên tưởng, suy nghĩ mà hình ảnh ấy gợi ra.
Cách diễn đạt: (chọn 1 trong các cách diễn đạt sau)
-Tác giả đã sử dụng từ ngữ/ biện pháp nghệ thuật ... khiến hình ảnh ... hiện lên…
-Tác giả đã sử dụng từ ngữ/ biện pháp nghệ thuật… giúp ta cảm nhận được hình ảnh…
-Hình ảnh…. giúp ta cảm nhận được…
-Từ ngữ/ Biện pháp nghệ thuật… mang đến cho người đọc một liên tưởng thú vị về hình ảnh…
Bước 3: Viết câu nêu ý nghĩa của hình ảnh với câu văn/ câu thơ (đoạn văn/ đoạn thơ).
Nhờ có hình ảnh giàu sức gợi ấy, câu thơ/ câu văn (đoạn thơ/ đoạn văn) trở nên hấp dẫn/ sinh động/
giàu cảm xúc hơn, để lại ấn tượng sâu sắc/ khó phai mờ trong lòng người đọc.

MẪU: Viết đoạn văn 3 – 5 câu trình bày cảm nhận cái hay của hình ảnh trong câu sau:
“Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.”
(Nguyễn Phan Hách)
Đoạn văn ví dụ
Hình ảnh cây nấm được diễn tả rất độc đáo qua câu “Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân
kì”. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh khiến hình ảnh cây nấm hiện lên với vẻ đẹp độc
đáo, kì lạ. Mỗi cây nấm đẹp đẽ ấy như dẫn người đọc tới xứ sở cổ tích thần tiên. Nhờ có hình ảnh giàu
sức gợi ấy, câu văn trở nên hấp dẫn và sinh động hơn, gieo vào lòng độc giả những ấn tượng khó mai
mờ.

You might also like