You are on page 1of 18

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

I. Mở đầu
- Đặt vấn đề
Tình trạng vỉa hè hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng, liên tục phải sửa chữa, thay thế đã được
đưa ra bàn luận rất nhiều nhưng vẫn chưa có hồi kết. Nguyên nhân là muôn kiểu xâm hại vỉa
hè như lấn chiếm để làm nơi buôn bán; xe máy “leo lên” vỉa hè di chuyển mỗi lần đường tắc
mà kể cả là không tắc vẫn “leo lên” đi cho nhanh… Với nhiều người, cái vỉa hè thực sự đã trở
thành nơi kiếm kế sinh nhai. Thậm chí, có người chỉ ngồi vỉa hè bán nước cũng đủ thu nhập
nuôi con cái ăn học và trang trải mọi chi phí sinh hoạt của gia đình.
Điều đáng nói, trong các tuyến vỉa hè trông giữ ô tô xe máy, có những tuyến được cấp phép,
có những tuyến thì không. Vì thế, những vỉa hè không được cấp phép trông giữ ô tô mà thực
hiện hoạt động này có nghĩa là nguồn lợi từ hoạt động kinh doanh này chảy vào túi các tổ
chức, cá nhân riêng lẻ, còn chi phí xây dựng, sửa chữa thì người dân phải gánh chịu vì đó là
tiền thuế của dân. Đó là sự bất công, gây bức xúc cho người dân Hà Nội nói riêng, cả nước
nói chung. Có thể thấy, bản chất của “kinh tế vỉa hè” là chiếm dụng không gian công cộng để
cá nhân kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế và xã hội của nó mang lại không hề
nhỏ. Chính vì vậy, câu chuyện xóa bỏ hoàn toàn hay giữ lại “kinh tế vỉa hè” mãi vẫn là câu
chuyện chưa có hồi kết. Sự tồn tại của hàng quán vỉa hè cũng như những gánh hàng rong ban
đầu là sinh kế của người dân, lâu dần thành thói quen mua sắm tiện lợi. Dù “kinh tế vỉa hè” vi
phạm pháp luật nhưng nó lại giải quyết được rất nhiều vấn đề về đời sống và xã hội, nhất là
việc giải quyết việc làm, thu nhập… cho một bộ phận không nhỏ cư dân đô thị.
Làm sao để vừa giữ được văn hóa sinh hoạt vỉa hè như một nét riêng của đô thị, nhưng vẫn
đảm bảo mỹ quan và trật tự ATGT (chưa nói đến việc phát triển du lịch cũng không thể thiếu
được nét riêng có này); trong khi, việc sử dụng vỉa hè cho các hoạt động kinh doanh, nhất là
sau dịch Covid-19 khá tự do, thiếu cách thức quản lý phù hợp, dẫn đến những hệ lụy không
đáng có, nhất là ùn tắc và nguy cơ mất ATGT vào giờ cao điểm.
Qua bài nghiên cứu này, nhóm 5 sẽ đem đến một góc nhìn sâu hơn về vấn đề, cũng như đưa
ra một số giải pháp góp phần khắc phục tình trạng sử dụng vỉa hè không khoa học, làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương
- Mục tiêu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng và thực trạng quản lý sử dụng vỉa hè trên quận Hoàn
Kiếm, TP. Hà Nội
Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng vỉa hè hiệu quả tại quận Hoàn Kiếm
II. Nội dung
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG VỈA

1.1. KHÁI NIỆM
Vỉa hè hay lối đi bộ là phần đường đi bộ dọc bên cạnh một con đường. Thông thường, vỉa hè
sẽ nhô cao hơn so với phần đường đi tùy theo mức độ và thường được ngăn cách với phần
đường bằng lề đường. Trong nhiều trường hợp, vỉa hè đi bộ cũng có thể được ngăn cách với
đường bộ hoặc một loại ranh giới khác bằng dải phân cách hoặc bờ vực đường (một dải thảm
thực vật, cỏ, bụi cây, cây cối hoặc kết hợp nhiều loại thực vật).
1.2 VAI TRÒ CỦA VỈA HÈ
- Kết hợp với hệ thống đường giúp cho việc đi lại giữa các khu vực được thuận tiện và
cự li đi lại ngắn
- Tạo điều kiện để người tham gia giao thông tiếp cận các hình thức vận chuyển khác dễ
dàng hơn ( đặc biệt là vận tải hành khách công cộng ) do giao thông đi bộ có thể tham
gia vào giao thông đô thị với tư các là một bộ phận cấu thành nên một chuyến đi: Nơi
xuất phát – đi bộ - giao thông cơ giới – đi bộ - nơi đến.
- Đảm nhận khối lượng tương đối lớn nhu cầu đi lại của thành phố. ( chiếm khoảng 20 –
40% số chuyến đi, thậm chí còn cao hơn nếu kể đến các chuyến đi ngắn) do giao
thông đi bộ có thể tham gia vào giao thông đô thị với tư các là một chuyến đi độc lập:
nơi xuất phát – đi bộ - nơi đến.
- Vỉa hè cùng với trục đường đô thị kết hợp với các công trình kiến trúc và môi trường
xung quanh tạo nên bộ mặt kiến trúc của đô thị.
- Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lực lượng lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống xã hội nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Giải quyết nhu cầu không nhỏ về đỗ xe cho các đô thị.

1.3 CÁC CHỨC NĂNG CỦA VỈA HÈ


Vỉa hè có nhiều chức năng khác nhau, tạo thành nét sống động, nét đặc trưng cho thành phố:
- Chức năng đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ.
- Không gian bố trí hệ thống cây xanh, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Không gian sinh hoạt cộng đồng.
- Kết nối với các không gian khác.
- Không gian diễn ra các hoạt động kinh tế.
Nếu chỉ hiểu vỉa hè đơn giản chỉ là không gian dành cho người đi bộ và lắp đặt hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, các chức năng khác sẽ bị coi nhẹ thậm chí bị loại trừ ra khỏi không gian vỉa hè,
thì sẽ tạo ra sự xung đột không đáng có vì dù bị loại trừ, các chức năng đó vẫn tồn tại.
1.4 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG VỈA HÈ
Các yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè bao gồm:
- Yếu tố tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vỉa hè của người dân, đặc biệt là yếu tố về
nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự tiện nghi của người dùng (Hui & Jie, 2004). Bên cạnh đó, gió
và mưa cũng là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự thoải mái của con người
khi di chuyển tại các không gian chuyển tiếp đô thị, trong đó có vỉa hè (Kray và cộng sự,
2013).
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng
và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong
năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài
đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu
bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất
tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới
40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ
trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình
80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).
- Yếu tố lịch sử:
TP. Hà Nội trải qua nhiều biến cố lịch sử tác động không nhỏ đến vỉa hè hiện nay của Thành
phố. Sau khi chiếm được thành Hà Nội năm 1882, chiếm Hà Nội năm 1883, Công sứ Bonnal
đưa ra chủ trương cải tạo khu vực quanh hồ Gươm và vỉa hè Tràng Tiền là vỉa hè đầu tiên
theo kiểu phương Tây ở Hà Nội. Đầu thế kỷ 20, số khách sạn hạng sang xuất hiện ngày càng
nhiều quanh khu vực hồ Gươm thì chủ khách sạn đã thuê vỉa hè mở quán cà phê dọc theo mái
hiên. Không chỉ người Pháp sống ở Hà Nội, khách du lịch châu Âu đến thành phố này rất
thích thú khi ngồi uống cà phê vỉa hè ngắm phố. Sau năm 1954, các quy định cũ về quản lý
đô thị Hà Nội bị bãi bỏ, nhưng người dân cơ bản vẫn tự giác vệ sinh vỉa hè trước nhà theo nếp
đã hình thành trước đó. Việc cho thuê vỉa hè cũng không còn và từ tài sản công do thành phố
quản lý vỉa hè đã trở thành tài sản của nhân dân.
- Yếu tố văn hóa xã hội:
Đối với Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho biết người nông thôn vẫn có thói quen
thích tụ họp nhau và thói quen ấy được kéo giữ khi họ lên thành phố và sử dụng vỉa hè như
khoảng trống gốc đa làng (Linh Anh, 2017). Bên cạnh đó, sử dụng hàng rong và sử dụng
hàng quán trên vỉa hè được xem là thói quen (Kim, 2014).
Khác với người nông dân và những người phương Tây, rất nhiều người dân đô thị sống lâu tại
thành phố có thói quen ăn sáng tại các hàng quán. Chính thói quen này đã nuôi dưỡng hàng
ăn vỉa hè và tạo ra một thời gian biểu đặc sắc cho không gian đô thị mỗi sáng. Bạn hãy tưởng
tượng, không gian đường phố biến đổi mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ 5h – 9h sáng qua
ba – bốn hoạt cảnh khác nhau, từ 5 – 6h là lúc người dân tập thể dục, chạy bộ thể thao, sau đó
từ 6 – 8h là giờ bày bán và diễu hành của hàng rong và quán ăn, đến 9h là khoảng thời gian
đội trật tự phường đi tuần tra, hàng quán dọn dẹp lại ngăn nắp hơn, nhưng vẫn có những “hoạt
cảnh” khi người dân vừa bê bát bún vừa chạy dẹp vào một góc, tránh trật tự và công an.
Không chỉ ăn sáng, thói quen ăn quà, ngồi quán khi có thời gian rảnh của người dân trong
ngày cũng tạo nên những cửa hàng bán đủ thể loại quà bánh vào bất kỳ thời gian nào trong
ngày. Những đồ ăn đó cũng khó có thể phát triển thành những cửa hàng to, rộng và sang
trọng, những cái tên như “chè hẻm”, xôi bà nọ, cụ kia hay cả những quán cà phê “một chữ”
(Nhân, Nhĩ, Dĩ, Giảng ở Hà nội) cũng đủ đặc tả quy mô nhỏ bé và tính độc đáo của những
hàng quán như vậy.
Thói quen đi chợ hay mua bán thực phẩm tươi sống trong ngày cũng là lý do cho hàng rong
phát triển thuận lợi, vì ngày nào các bà các chị cũng có nhu cầu đi chợ, nên hàng rong chỉ cần
“vào từng nhà, rà từng ngõ, gõ từng đối tượng” là có thể tiêu thụ được gánh thực phẩm nhỏ bé
của mình để quay vòng vốn nhanh chóng. Các bà các cô cũng thích chỉ cần ngồi tận nhà, đợi
người đi qua mà mua thêm những thứ cần thiết với giá rẻ hơn. Trong khoảng 10 năm gần đây,
các siêu thị đã làm tất cả để thay đổi thói quen này của người dân, nhưng truyền thống mua
bán “mặc cả – thỏa thuận” đã kéo dài cả ngàn năm nay vẫn chưa thể thay đổi.
- Yếu tố kinh tế:
Kinh tế tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của vỉa hè và ngược lại, vỉa hè cũng là nơi
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của người dân đô thị. Rất nhiều hoạt
động kinh tế đa dạng và linh hoạt diễn ra ở vỉa hè, từ việc bán hàng ăn, uống, rau xanh, thịt
cá… đến đồ dùng, đồ lưu niệm, nhu yếu phẩm, máy móc thiết bị… từ các dịch vụ sửa chữa,
tiêu dùng đến việc đổi ngoại tệ, mua bán các loại vé, chợ lao động,… Không chỉ các hoạt
động kinh tế tư nhân mà còn cả các hoạt động kinh doanh có tổ chức, không chỉ duy trì các
hoạt động kinh tế của tầng lớp bình dân mà còn cả của các tầng lớp trung lưu và giàu có.
Dễ dàng nhận thấy sự tiện lợi của “kinh tế vỉa hè”, khi chỉ cần bước ra đường, người dân dễ
dàng chọn mua được mọi mặt hàng thiết yếu mà không cần ra chợ hay siêu thị. Người đi
đường chỉ cần dừng xe để chọn lựa những món hàng yêu thích ngay cạnh vỉa hè đã trở thành
thói quen khó bỏ.
- Yếu tố phương tiện giao thông:
Một số quốc gia có phương tiện chủ yếu là xe máy cá nhân, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là
TP. Hà Nội thì cách thức dừng, leo lên vỉa hè, v.v… lại linh động, dễ dàng tiếp cận với các
dịch vụ của vỉa hè hơn. Ngoài ra, vỉa hè ở Hà Nội nói riêng được tận dụng để đậu xe gắn máy,
nhiều nơi kinh doanh cả bãi đậu xe trên vỉa hè.
Thói quen sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân để tiếp cận như xe máy cũng góp phần
không nhỏ trong việc duy trì các hàng rong, hàng quán. Trong đô thị Việt Nam con người có
thể gắn chặt với yên xe máy đi mọi nơi, mọi ngóc ngách. Trên trang web du lịch của hãng
thông tấn CNN gần đây có đăng tải một phóng sự qua ảnh phóng viên Bruce Foreman thể
hiện sự ngạc nhiên của các vị khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Chỉ cần ngồi trên xe máy,
người ta có thể mua bán đủ thứ từ quà bánh vặt đến chợ búa hàng ngày, thậm chí xe máy có
thể trở thành ghế đá công viên cho những đôi trẻ vừa tâm tình vừa ăn kem, ăn quà
- Yếu tố chính sách và hoạt động quản lý đô thị:
Chính sách quản lý hoạt động trên vỉa hè tại các đô thị ở các nước đang phát triển thường tập
trung rất nhiều vào quản lý hoạt động bán hàng rong. Các chính sách này bao gồm cả tiêu cực
ở những nơi mà chính sách không quy định một vai trò cụ thể cho người bán hàng rong (lạm
dụng quyền lực trong xử lý vấn đề, yêu cầu hối lộ, bắt giữ và tịch thu hàng hóa, và thậm chí là
bạo lực) và cả tích cực (cố gắng đưa việc bán hàng vào trật tự và khuôn khổ). Tiếp theo là
những chính sách về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công đô thị, ở cả quy mô của thành phố lẫn quy
mô đường phố (cung cấp nước sạch, điện, xử lý rác thải, nhà vệ sinh, …)
Các yếu tố trên khác nhau giữa các thành phố và thay đổi trong suốt quá trình lịch sử phát
triển của thành phố. Điều đó tạo nên sự khác biệt, cũng như những hoạt động tích cực và tiêu
cực trên vỉa hè.
1.5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ
1.5.1 Giải pháp quy hoạch và tổ chức không gian
* Cơ sở hạ tầng
Ở cấp độ này, nhà quy hoạch thể hiện sự can thiệp của mình thông qua những điều chỉnh, sửa
chữa chủ yếu về mặt vật lý và kỹ thuật. Mặc dù vậy, những thay đổi này có thể mang lại
những thay đổi về mặt hành vi và xã hội đáng kể. Bên cạnh đó, các nhà quy hoạch có thể lồng
ghép các mục tiêu đảm bảo yếu tố đa dạng về văn hóa và mục đích sử dụng trên vỉa hè.
Chủ trương của TP Hà Nội là phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sử dụng
quỹ đất tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo không có sự phân hóa quá sâu sắc của không gian cư trú
giữa các nhóm cư dân với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.
* Đời sống thường nhật
Ở cấp độ này, vỉa hè được xem là một nơi để tương tác xã hội diễn ra mà trước hết là của
người dân địa phương, không chỉ là những người sinh sống mà còn làm việc và sinh hoạt
thường xuyên tại đó. Những tương tác này tất nhiên sẽ không loại trừ mâu thuẫn giữa các
nhóm với mục đích sử dụng khác nhau. Trong trường hợp này, nhà quy hoạch thường dựa
vào những quy định hiện có, đặc biệt là về quyền sở hữu tài sản và sử dụng đất để giải quyết
tranh chấp, tuy nó dẫn đến một hệ quả là sự thiên vị cho những chủ sở hữu tài sản trên vỉa hè
hoặc những người có địa vị hoặc quyền lực đáng kể hơn trong xã hội.
Thay vì cố gắng kiểm soát những hoạt động hàng rong trên vỉa hè, nhà quy hoạch có thể lấy
cảm hứng từ sự đa dạng và sôi nổi mà những hoạt động này đem lại. Hiện nay, một số tuyến
chợ đêm hoặc phố hàng rong thí điểm đã được đưa vào thực hiện; nhiệm vụ quan trọng hiện
nay của nhà quy hoạch ở cấp độ này bao gồm: (i) nhân rộng những mô hình đã áp dụng thành
công; (ii) đưa ra những phương án để có thể kết hợp hàng rong vào ngay trên vỉa hè, vì việc
có các khu chợ tập trung không phải là lý do để xóa bỏ toàn bộ hàng rong trên các tuyến vỉa
hè.
* Điểm đến/dừng chân
Cấp độ này hướng đến vai trò của vỉa hè như một điểm đến thu hút người dân đến nhằm mục
đích mua sắm, giải trí, thưởng ngoạn và khách du lịch. Với điều kiện hiện nay, cấp độ này
còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường tự nhiên của khu vực, và nhà quy hoạch không thể
đảm bảo được cả tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, điều mà nhà quy hoạch có thể làm, đó là duy trì
sự cân bằng về mặt sở hữu đất giữa tư nhân và công cộng đối với các không gian vỉa hè và
các không gian gắn liền với chúng.
1.5.2 Hợp thức hóa hàng rong
Nhiều quốc gia trên thế giới chuyển hướng từ cấm sang cho phép hàng rong hoạt động. Nhiều
trường hợp nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc hợp thức hóa (“formalize”) hàng rong
thông qua các biện pháp cụ thể, cụ thể là lồng ghép hàng rong vào quá trình quy hoạch và
thành lập các tổ chức đại diện cho người bán hàng rong (bên cạnh việc đưa ra những quy định
phát sinh trong quá trình hợp thức hóa). Việc hợp thức hóa hàng rong nhằm mục đích tạo ra
sự ổn định lâu dài cho công việc buôn bán, tạo nên tiếng nói đại diện cho họ, cũng như là cơ
hội để cải thiện hình ảnh của hàng rong trong suy nghĩ của những người không ủng hộ.
Trên đây là các cơ sở lý luận về sử dụng và quản lý sử dụng vỉa hè. Như vậy, vỉa hè không
chỉ đơn giản là dành cho người đi bộ và lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị mà vỉa hè là
không gian đa chức năng. Không gian này cùng với các không gian công cộng khác tạo thành
sức sống, sức hấp dẫn cho thành phố. Vì vỉa hè là không gian mở đa chức năng, có rất nhiều
yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè và các yếu tố này thay đổi trong suốt quá trình lịch sử phát
triển của thành phố.
Để hài hòa nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các lý
luận về giải pháp quản lý việc sử dụng từ giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian đến các
giải pháp quản lý hành chính. Điều này có thể tác động tích cực đến hình ảnh của thành phố,
tạo những điểm thu hút độc đáo riêng, bên cạnh đó tạo các không gian sinh hoạt ngoài trời
cho cộng đồng. Các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian các hoạt động trên vỉa hè có ý
nghĩa trong việc gắn kết mối quan hệ cộng đồng, các nhu cầu cơ bản và thiết thực được đảm
bảo. Các giải pháp này cần được nghiên cứu trong từng quy mô quy hoạch, từ khu vực đến
quy mô toàn thành phố.
Hàng rong là đối tượng khó quản lý nhất và là đối tượng nghiên cứu chính của nhiều nghiên
cứu về vỉa hè tại các thành phố. Các nghiên cứu đều tập trung vào giải pháp để tạo thuận lợi
cho hàng rong và đưa hoạt động này vào khuôn khổ các quy định của chính phủ.
2. THỰC TRẠNG
2.1. Thực trạng sử dụng
* Về đối tượng sử dụng vỉa hè
- Trong cả ba đối tượng sử dụng vỉa hè là cửa hàng, hàng rong di động và hàng rong cố định,
nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới. Như vậy các chính sách cho phép các hoạt động kinh
tế trên vỉa hè sẽ góp phần tạo việc làm cho nữ giới và mang lại quyền lợi bình đẳng giới –
một tiêu chí của xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
- Theo thống kê của Sở Thương mại, Hà Nội hiện có trên 10.000 gánh hàng rong. Trong đó,
có khoảng 5.700 người bán rau; 5.900 người bán các loại hoa, quả. Độ tuổi trung bình của
người bán hàng rong là 40 tuổi, trong đó 93% là phụ nữ; 75% là người ngoại tỉnh. Chỉ có từ
30% tới 40% là bán hàng rong thường xuyên; số còn lại hoạt động theo thời vụ…. Các
chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng này nếu thành công với toàn bộ
20 người bán hàng còn lại cũng chỉ thay đổi một số lượng nhỏ người bán hàng rong trên
đường phố hiện nay. Do vậy vẫn cần các giải pháp tổng thể khác để quản lý người bán hàng
rong hiệu quả.
*Các hoạt động sử dụng
Trông giữ xe
Theo Quyết định số 44/2017/ QĐ-UBND ngày 15-12-2017 của UBND thành phố Hà Nội, giá
dịch vụ trông giữ xe máy tại các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa
vào ban ngày là 3.000 đồng/lượt, ban đêm là 5.000 đồng/lượt…
Tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, từ thời điểm đêm Giao thừa đến ngày mùng 3 Tết, dịch vụ trông
giữ xe máy, ô tô tại các tuyến phố: Lý Thái Tổ, Hàng Hành, Nhà Chung, Đinh Tiên Hoàng...
có rất nhiều khách. Cụ thể, trưa ngày 24-1 (tức mùng 3 Tết), hàng chục chiếc xe máy xếp
hàng đều tăm tắp án ngữ ngay tại dải phân cách phố Đinh Tiên Hoàng với giá 20.000 đồng/xe
máy, 80.000-100.000 đồng/ô tô.
Bán hàng rong
Phố đi bộ Hồ Gươm là địa điểm lý tưởng để người dân, du khách đến vui chơi, giải trí vào
những ngày cuối tuần. Chính vì sự đông đúc, náo nhiệt ở tuyến phố này nên nhiều người dân
vẫn bất chấp lệnh cấm bày bán hàng rong dọc tuyến vỉa hè để kinh doanh. Hầu hết số hàng
quán này, ngoài số hộ dân có nhà mặt tiền trên tuyến phố, còn lại chủ yếu là những cá nhân từ
nơi khác đến kinh doanh hàng quán tự phát.
Những ngày qua, dư luận xã hội đang quan tâm về vụ việc phản ánh câu chuyện của nhóm
bạn trẻ đi chơi ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm (TP Hà Nội), sau đó họ có vào một quán ngô
nướng để ăn vặt. Khi thanh toán, họ ngỡ ngàng bị người bán hàng "hét giá" 80.000 đồng/1 củ
khoai nướng.
Các trường hợp kinh doanh, buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố trong,
ngoài khu vực không gian đi bộ; hàng rong, quán trà đá bày bán ở ven hồ, trong khu vực
không gian đi bộ.
Quận Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện, dành riêng một khu vực cho hoạt động vui chơi bằng xe
điện, thế nhưng thực tế các loại xe này lại di chuyển tự do trong không gian đi bộ của phố Lê
Thái Tổ hay trước Bưu điện bờ Hồ.
Các dịch vụ trò chơi cho trẻ em: tô tranh, ghép hình… được bày đầy vỉa hè, chiếm diện tích đi
bộ của người dân.
Luật ngầm
Liên quan đến nghi vấn tự quản trật tự đô thị nhận tiền “luật” của những người bán hàng
rong, chiều nay 9.9, một nguồn tin của Thanh Niên cho biết, UBND P.Hàng Trống (Q.Hoàn
Kiếm, Hà Nội) đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với tự quản viên này để phục vụ
xác minh, làm rõ.
Theo nguồn tin, bước đầu lực lượng chức năng xác định người đàn ông có hành vi nghi nhận
tiền của 2 người bán hàng rong trong clip phản ánh không phải công chức, viên chức P. Hàng
Trống mà là tự quản viên, hỗ trợ lực lượng chức năng phường giải quyết trật tự đô thị.
2.2. Hiện trạng quản lý vỉa hè của Quận.

2.2.1. Cơ cấu quản lý

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận

1. Phối hợp với Sở Văn hóa thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nội dung của
Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn quản lý.

2. Cấp các giấy phép: tạm thời sử dụng hè phố để xe đạp, xe máy, ô tô, trung chuyển vật liệu
xây dựng. Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra sau cấp phép, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và
quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý. Khi cấp phép phải gửi cho Sở Giao thông công
chính, UBND phường để cùng kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền.

3. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông công chính và Công an Thành phố xác định các điểm
để xe đạp, xe máy, ô tô tạm thời trên hè phố thuộc địa bàn quản lý.

4. Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, duy tu, quản lý sử dụng đường chưa đặt tên và
toàn bộ hè phố thuộc địa bàn quản lý.

5. Chịu trách nhiệm tổ chức đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và
mỹ quan đô thị trên địa bàn.

6. Chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý vi phạm về mức thu phí và quản lý phí theo quy định
của Nhà nước và Thành phố.

7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm việc quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường
theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường.

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn tới các tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức
thực hiện Quy định này cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn.

2. Quản lý việc cho phép sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang theo quy định.
Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm sau khi cho phép theo quy định.

a. Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường để xe đạp, xe máy, ôtô.

Đơn vị cấp phép:

Các điểm đỗ xe trên địa bàn Quận thường do 2 đơn vị cấp phép chính là Sở GTVT và UBND
Quận Hoàn Kiếm. Hiện nay, Trên địa bàn Quận có 168 điểm đỗ xe do các doanh nghiệp quản
lý và khai thác. Đa phần các điểm đỗ xe là trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường có diện tích nhỏ,
hẹp.

Tại trụ sở cơ quan Đảng, hệ thống chính quyền, cơ quan nhà nước,cơ quan ngoại giao, đoàn
thể, lực lượng vũ trang, cơ quan thông tấn, báo chí thì các cơ quan đó tự tổ chức trông giữ xe
cho khách và cán bộ nhân viên không được thu tiền. Ngoài ra UBND thành phố cũng ban
hành danh sách các tuyến phố còn cho phép được phép để xe máy xe đạp, ô tô một hàng trên
trên vỉa hè và các tuyến phố cấm để xe.

Trách nhiệm của các đơn vị quản lý:

Ủy ban nhân Phường: chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trong việc đảm bảo trật tự công
trên địa bàn Phường, cụ thể:

Chủ tịch các phường chịu trách nhiệm toàn bộ trọng việc chịu trách nhiệm trật tự công và
giao cho một phó chủ tịch UBND phường hàng ngày phân công cho các lực lượng công an,
lực lượng tự quản, lực lượng cho các doanh nghiệp cử sang đảm bảo trật tự công trên địa bàn
phường đạt kết quả cao nhất.

Thực hiện việc giám sát kiểm tra tổ chức của doanh nghiệp đảm bảo việc thực hiện theo đúng
quy định quy hoạch của quận.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, các lực lượng tham gia thực hiện
nhiệm vụ “khoán quản” để mọi người nhận thức và hiểu rõ ý nghĩa của việc thực hiện mô
hình “khoán quản”.

Phòng Quản lý đô thị : Là cơ quan thường trực trực tiếp,giúp UBND Quận theo dõi tổng
hợp tình hình chung, thường xuyên báo cáo kết quả của mô hình “khoán quản”, những khó
khăn gặp phải cho UBND Quận xem xét và giải quyết.

Công an Quận, Thanh tra giao thông vận tải, Đội quản lý thị trường số 2 : Phối hợp với
UBND các phường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi trông giữ xe không phép,trông xe
quá diện tích, thu phí giá quy định. Hỗ trợ phương trong việc giữ gìn trật tự công.

Chế độ thông tin, báo cáo:

UBND Phường duy trì chế độ giao ban về thực hiện mô hình “ khoán quản” 1 tuần/ 1 lần, kịp
thời báo cáo UBND quận những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất các giải pháp trong
quá trình tổ chức thực hiện.

UBND Quận duy trì chế độ giao ban về” 1 tuần/ 1 lần thực hiện mô hình “ khoán quản, kịp
thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất các giải pháp trong quá trình tổ
chức thực hiện.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông công chính phối hợp với các Ủy ban nhân dân quận, rà soát, quy
định các điểm trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp tổ chức triển khai cắm, đặt các biển báo theo
quy định tại các tuyến phố theo Thực hiện Quyết định 2064/ QĐ – UBND: Phê duyệt danh
mục các tuyến phố cấm để ôtô xe máy, xe đạp trên hè phố, lòng đường.

b. Quản lý sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán:


Thực hiện “Quyết định 46/2009 QĐ- UBND Quyết định về hoạt động quản lý bán hàng rong
trên địa bàn thành phố Hà Nội” Sở giao thông vận tải phối hợp với Uỷ ban nhân dân Quận
Hoàn Kiếm lắp đặt biển báo quy định về thời gian được phép hoạt động bán hàng rong và
biển cấm người bán hàng rong hoạt động thương mại tại các khu vực tuyến đường, địa điểm
theo quy định đồng thời quy hoạch và cho phép người bán hàng rong sử dụng tạm thời các
khu vực, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm trên địa bàn để thực hiện các hoạt
động thương mại nhưng không làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông trình Uỷ ban
nhân dân Thành phố phê duyệt. Chỉ đạo các lực lượng thuộc ngành giải tỏa các tụ điểm buôn
bán hàng rong sai quy định, gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, những
nơi công cộng, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Các tuyến phố không có trong danh mục sử dụng hè phố để kinh doanh buôn bán bán thì việc
sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán phải thực hiện đúng theo quy định của thành
phố. Và trên thực tế UBND Quận hoàn toàn không cấp phép cho việc sử dụng tạm thời hè
phố để kinh doanh buôn bán. Bên cạnh đó Quận phối hợp với UBND các Phường và các lực
lượng chức năng có liên quan xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm của các tổ chức, cá
nhân vi phạm.

c. Quản lý việc lý sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu phục vụ thi
công,xây dựng công trình.

Giấy phép sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu phục vụ thi công,xây dựng công
trình do UBND Quận cấp giấy phép và nó có thời hạn từ ba tháng – đến một năm tùy thuộc
vào quy mô của công trình,những công trình có thời gian xây dựng trên 1 năm thì quận cấp
giấy phép làm nhiều đợt.Trung bình một quý Quận cấp 20-60 giấy phép sử dụng tạm thời hè
phố phục vụ thi công, xây dựng.

d. Quản lý sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới hỏi, việc tang , quản lý vệ
sinh lòng đường, hè phố.

1. Khi các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hè phố phục vụ việc cưới, việc tang, đại diện gia
đình báo cáo Ủy ban nhân dân phường, thị trấn cho phép sử dụng tạm thời hè phố. Việc sử
dụng tạm thời hè phố không được quá 48 giờ kể từ khi được Ủy ban nhân dân phường, thị
trấn cho phép và phải dành lối đi rộng tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.

2. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý các vi phạm trong
việc sử dụng hè phố theo quy định.

e. Quản lý đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào, lấp hè phố, lòng đường để xây lắp các công trình hạ tầng
kỹ thuật, phải được Sở Giao thông công chính cấp phép và thực hiện theo các quy định hiện
hành về bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các nội dung ghi
trong giấy phép.

2. Tổ chức, cá nhân đào, lấp hè phố, lòng đường phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an
toàn giao thông và hạn chế ảnh hưởng đến việc đi lại của người, phương tiện tham gia giao
thông.

3. Sở Giao thông công chính khi cấp giấy phép đào, lấp hè phố, lòng đường, phải thông báo
cho chính quyền nơi sẽ xây dựng để cùng giám sát thực hiện, kiểm tra việc tiếp nhận hồ sơ
hoàn công và chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn công theo giấy phép được
cấp.

f. Quản lý việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố, lề đường

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình nổi, như: hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng, phải được Sở Giao thông công chính cấp
phép.

2. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố lề đường phải thực
hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép và các quyết định về đảm bảo an toàn trật tự giao
thông đô thị, vệ sinh môi trường.

Không được lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp gây ảnh hưởng đến hoạt động của
phương tiện giao thông và người đi bộ trên hè phố, lòng đường, làm mất mỹ quan đô thị.

3. Tổ chức, cá nhân khi lắp đặt mới, thay thế đường dây điện lực, thông tin liên lạc, chiếu
sáng ở những tuyến phố, khu vực mà Thành phố thực hiện ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, phải bố trí đi ngầm dưới hè phố, lòng đường.

g. Quản lý việc lắp đặt ki ốt, mái che trên hè phố

1. Việc lắp đặt tạm thời kiốt trên hè phố để phục vụ các hoạt động du lịch, bưu chính, viễn
thông phải theo đúng thiết kế mẫu, bảo đảm mỹ quan và được Sở Giao thông công chính cấp
phép.

2. Tổ chức, cá nhân lắp đặt mái che mưa, che nắng phải thực hiện đúng hướng dẫn của Sở
Quy hoạch – Kiến trúc về thiết kế, bảo đảm mỹ quan đô thị, không ảnh hưởng tới trật tự, an
toàn giao thông.

h. Quản lý việc lắp đặt biến báo hiệu giao thông trên hè phố, lề đường

1. Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm quản lý việc lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn
giao thông, đảm bảo đúng vị trí, đúng quy định của Điều lệ Báo hiệu đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân khi được cấp giấy phép lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn
trên hè phố, lề đường, dải phân cách, phải thực hiện đúng các nội dung, kích thước, màu sắc,
vật liệu được quy định trong giấy phép và các quy phạm pháp luật.

i. Quản lý công tác vệ sinh hè phố, lòng đường

1. Tổ chức, đơn vị, hộ gia đình có trách nhiệm giữ gìn, bảo đảm vệ sinh hè phố, lòng đường
và mỹ quan đô thị phía trước trụ sở cơ quan, đơn vị và nhà riêng, kịp thời ngăn chặn và thông
báo tới Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và các cơ quan chức năng những trường hợp cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm làm ảnh hưởng vệ sinh hè phố, lòng đường, để có biện pháp
xử lý.

2. Mọi hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, làm rơi vãi chất thải,
nguyên liệu, vật liệu, đổ rác, phế thải ra hè phố, lòng đường phải được xử lý theo các quy
định, Nghị định của Chính phủ và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông, đô thị và vệ sinh môi trường.
2.2.2. Thực trạng quản lý

a. Trông giữ xe
Từ ngày 21/01 đến 23/01/2023 (tức ngày 30 Tết đến ngày mùng 2 Tết), Công an quận Hoàn
Kiếm đã xử lý 14 trường hợp vi phạm trông giữ phương tiện, phạt hành chính 35 triệu đồng,
trong đó, 11 trường hợp trông giữ phương tiện trái phép phạt 27,5 triệu đồng, 3 trường hợp
thu quá giá quy định bàn giao UBND phường Tràng Tiền và phường Lý Thái Tổ lập hồ sơ xử
lý.
Hiện, Công an quận Hoàn Kiếm đang lập hồ sơ xử lý bà T.T.P (sinh năm 1976; ở quận Hoàn
Kiếm) được giao trông giữ phương tiện cho hộ kinh doanh H.T.P.L được cấp phép tại 75
Đinh Tiên Hoàng, phường Tràng Tiền có hành vi thu quá giá quy định.
Với 2 tập thể là Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội và Công ty cổ phần Đồng
Xuân, hiện đã lập hồ sơ xử lý vi phạm cá nhân ông Kiều Duy Thanh (sinh năm 1982, là nhân
viên Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội) được giao trông giữ phương tiện tại
số 2 Nguyễn Xí, phường Tràng Tiền và ông Lê Văn Cường (sinh năm 1964; được giao trông
giữ phương tiện cho Công ty cổ phần Đồng Xuân) tại tượng đài Cảm Tử, phường Lý Thái Tổ.
Hiện 2 trường hợp này đang được đề xuất phạt hành chính 7,5 triệu đồng.

b. Bán hàng rong

Lực lượng đảm bảo an ninh trật tự phố đi bộ Hồ Gươm mỗi dịp cuối tuần rất vất vả để xử lý
nạn hàng rong khi họ có trăm cách cách để trốn, tránh lực lượng chức năng... Thậm chí, có
hàng rong thường dừng gần khu vực ra vào phố đi bộ. Khi thấy bóng dáng lực lượng chức
năng thì kéo xe hàng ra khỏi khu vực phố đi bộ.
c. Luật ngầm
Trước đó, mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại hình ảnh một người đàn ông mặc trang
phục màu xanh, giống của lực lượng trật tự đô thị, có hành vi nhận những vật giống tiền từ 2
phụ nữ bán hàng rong tại phố Ấu Triệu (P.Hàng Trống) vào sáng 6.9.
UBND P.Hàng Trống đã giao công an cùng cấp xác minh, làm rõ sự việc để có hướng xử lý
theo quy định.
Vào cuộc, Công an P.Hàng Trống đã yêu cầu tự quản viên viết tường trình và làm việc với 2
người bán hàng rong, đồng thời đề xuất UBND phường tạm đình chỉ công việc đối với tự
quản viên để phục vụ xác minh.

3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỈA HÈ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI

3.1. Mỹ

Ở Mỹ, mọi hoạt động kinh doanh buôn bán tại vỉa hè đều phải có giấy phép và trả phí. Tại các
địa điểm đông đúc tại các thành phố lớn, các quán hàng ven đường, xe đẩy rất sầm uất, độc
đáo. Với hoạt động này, vừa có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều người lại vừa thu hút
khách du lịch. Mỗi chủ gian hàng thường phải trả khoảng 200 đô la cho giấy phép hoạt động
là 2 năm và có thể tiếp tục được gia hạn trong những năm tiếp theo. Đó là số tiền lớn nên
nhiều người đã tìm đến thị trường giấy phép chợ đen. Được biết rằng nguồn thu của các quán
''hàng rong'' này là rất lớn cho nền kinh tế Mỹ.
3.2. Anh

Cũng giống như nhiều nước phương Tây, chính quyền Anh cũng áp dụng việc cấp giấy phép
và thu phí khi kinh doanh đường phố. Điểm đặc biệt đó là bảng giá chi tiết về việc thu phí đều
được công bố công khai trên website của chính quyền thành phố vô cùng chi tiết. Sự minh
bạch, rõ ràng khiến cho công tác quản lý được nhiều người ủng hộ. Ngoài việc sử dụng vỉa
hè, chính quyền cũng đề ra khung hình phạt cụ thể đối việc lấn chiếm vỉa hè. Trong đầu năm
2016, chính quyền Anh đã thực một chiến dịch xử lý những xe đỗ sai luật và giúp thành phố
an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích những người đi bộ rèn luyện thể thao.

Lệ phí xin giấy phép hoạt động ở trung tâm thành phố còn có thể lên tới 50 USD/ ngày. Ngoài
ra, nếu các nhà buôn bán muốn đặt thêm chậu hoa, đồ trang trí, máy sưởi trên vỉa hè thì lại
phải xin một giấy phép khác. Nếu kinh doanh đồ ăn bạn còn phải xin thêm giấy phép của các
cơ quan y tế và môi trường.

3.3. Đức

Đức cũng được coi là thành phố vô cùng văn minh với cách quản lý chặt chẽ của chính
quyền và ý thức của người dân. Ở đây, bậc tam cấp không được xây ra ngoài địa phận của
miếng đất mà người đó sở hữu, các bậc tam cấp thường được xây lùi vào bên trong. Nếu
không đăng kí bày hàng ở vỉa hè thì bạn chỉ có thể bày ở diện đất đất của mình, không được
phép lấn chiếm ra bên ngoài. Ở các vỉa hè rộng rãi, những người kinh doanh có thể xin phép
chính quyền thành phố kinh doanh một phần trên vỉa hè. Còn ở một số đoạn thì vỉa hè còn
được chia ra cho cả người đi bộ và người đi xe đạp để thuận lợi nhất có thể cho người dân.

3.4 Thái Lan

Là một đất nước du lịch nổi tiếng, Thái Lan vô cùng nổi tiếng với các khu ẩm thực đường phố
nổi tiếng. Đó không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng của khu vực Đông Nam Á mà nó còn
mang lại nguồn kinh phí dồi dào cho thành phố. Việc quản lý vỉa hè ở đây cũng bắt đầu thực
hiện khi mà các quán hàng rong ở Bangkok quá lớn, lộn xộn và bất ổn. Chính quyền địa
phương cũng tiến hành hàng loạt các chiến dịch vào thời gian gần đây nhằm giải quyết tình
trạng trên. Việc quy định giờ được buôn bán và mở các khu buôn bán riêng cho khoảng hơn
3000 gian hàng đã tạo ra nhiều thuận lợi cho cả người mua và các hộ kinh doanh. Các gian
hàng cũng phải đóng cửa đúng giờ như đã quy định để nhường đường cho người đi bộ.

Du khách nước ngoài khi đến với Thái Lan đã thấy được sự chặt chẽ, mới mẻ trong việc quy
hoạch lại các gian hàng rong ở vỉa hè. Du khách được tận hưởng không gian đậm chất Á
Đông khi đến với thành phố như BangKok.

3.5 Singapore

Là thành phố xanh - sạch - đẹp bậc nhất thế giới, Singapore là một quốc gia có sự quy hoạch
đường phố ''gọn gàng'' và đẹp nhất. Chính vì vậy có những kinh nghiệm từ nước bạn mà
chúng ta có thể tham khảo. Từ khoảng hơn 60 năm trước, ở Singapore đã quyết tâm xây dựng
một thành phố sạch đẹp và thoáng đãng. Họ có kế hoạch xây dựng khu chợ và chỗ bán hàng
rong ra riêng và đặc biệt phải đăng ký với chính quyền tại nơi đó và cơ quan quản lý từ năm
1996. Những người buôn bán ở đây còn được tập huấn các khóa học về an toàn thực phẩm, vệ
sinh cá nhân, dinh dưỡng thực phẩm. Đó chính là những yếu tố giúp cho các quán ăn đường
phố mở rộng và được ưa chuộng hơn bao giờ hết.
Có khoảng hơn 100 trung tâm ẩm thực với hàng nghìn gian hàng đã mở ra trên khắp cả nước.
Các quy định vô cùng nghiêm ngặt đã được đặt ra đối với các trung tâm ẩm thực và các chủ
cửa hàng kinh doanh bắt buộc phải tuân thủ. Các cơ quan đã hạn chế số lượng các gian hàng
kinh doanh các mặt hàng giống nhau trong cùng một khu vực. Nếu ở Việt Nam, việc đỗ xe ở
vỉa hè hoặc ở ven đường là khá phổ biến thì ở Singapore, phần lớn các tuyến đường ở trung
tâm thành phố đều cấm đỗ xe ở ven đường. Vì thế, lòng đường ở thành phố luôn rộng rãi,
thoáng đãng. Đặc biệt, các biện pháp xử phạt nghiêm ngặt các trường hợp đỗ xe không đúng
nơi quy định.

Nhìn từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy “kinh tế vỉa hè” ở Việt Nam
nói chung và TP. Hà Nội cũng như quận Hoàn Kiếm nói riêng có rất nhiều điểm tương đồng
và hoàn toàn có thể áp dụng được. Điều mà người dân quan tâm là các cơ quan chức năng của
Thành phố cần có những quy hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của từng
quận, để vừa có thể hài hòa được lợi ích của người dân vừa có thể đảm bảo được mỹ quan đô
thị và mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

4. GIẢI PHÁP
a. Giải pháp 1: Xác định các đoạn đường được phép sử dụng tạm thời ngoài mục
đích giao thông:
- Mục tiêu: Sử dụng vỉa hè đa chức năng hài hòa nhu cầu của nhiều đối tượng đồng thời tạo
cảnh quan sống động cho tuyến đường.
- Thực trạng: Có nhiều tuyến đường có vỉa hè rộng nên có thể cho phép sử dụng tạm thời
ngoài mục đích giao thông.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân Quận
- Mô tả giải pháp:
+ Căn cứ hiện trạng sử dụng, đặc thù, tính chất của đoạn đường và của khu vực, lưu lượng
giao thông; xác định các tuyến đường cho phép, hạn chế (theo giờ) và cấm các hoạt động tạm
thời trên vỉa hè. Phân định rõ ràng khu vực sử dụng tạm thời qua thiết kế, kẻ vạch.
+ Tiêu chí chọn lựa đoạn đường cấm sử dụng vỉa hè tạm thời ngoài mục đích giao thông: Cần
nghiên cứu từng khu vực cụ thể đặc biệt tại khu vực trung tâm Quận. Một số tiêu chí đề xuất
như sau:
- Cấm hàng rong:
● Đường có lưu lượng giao thông lớn, có thể cấm vào giờ cao điểm.
● Mặt tiền và khu vực xung quanh các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ
chức quốc tế.
● Mặt tiền trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
● Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả
đường bộ và đường thủy.
● Cấm trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè: Các đường phân khu vực Trung tâm Văn
hóa - Lịch sử thuộc khu trung tâm hiện hữu Quận Hoàn Kiếm trừ các tuyến đường
thương mại dịch vụ.
+ Tiêu chí chọn lựa đoạn đường sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông theo chiều rộng
vỉa hè:
- Kinh doanh buôn bán hàng hóa:
● Không đậu xe tự quản trước nhà (gần các bãi đậu xe): chiều rộng vỉa hè 2,5m
● Có đậu xe tự quản trước nhà: chiều rộng vỉa hè 4m
- Cửa hàng ăn uống:
● Không đậu xe tự quản trước nhà (gần các bãi đậu xe):
o Bàn 2 ghế: chiều rộng vỉa hè 2,5m
o Bàn 4 ghế: chiều rộng vỉa hè 3,5m
● Có đậu xe tự quản trước nhà:
o Bàn 2 ghế: chiều rộng vỉa hè 4m
o Bàn 4 ghế: chiều rộng vỉa hè 5m
- Hàng rong: chiều rộng vỉa hè 3m
- Đậu xe tự quản trước nhà: chiều rộng vỉa hè 3m
+ Chiều rộng phần vỉa hè cho người đi bộ: Chiều rộng dành cho người đi bộ theo quy định là
1,5m. Khu vực có các thiết bị hạ tầng quy mô nhỏ như bồn cây, cột điện. tủ điện, … chiều
rộng dành cho người đi bộ có thể giảm xuống còn 0,9m, đảm bảo 1 người đi bộ hoặc 1 người
trên xe lăn lưu thông.
+ Vị trí phần vỉa hè cho người đi bộ: Phần đường dành cho người đi bộ có thể ở sát công
trình, sát bó vỉa hoặc ở giữa. Đi bộ sát công trình thuận tiện cho người đi bộ hơn vì không
phải chuyển hướng như vị trí sát bó vỉa.
b. Giải pháp 2: Xác định không gian các hoạt động hàng rong
- Mục tiêu: Sắp xếp lại hoạt động của hàng rong đảm bảo trật tự lòng lề đường và cảnh quan
đô thị.
- Thực trạng: Hàng rong hiện hoạt động tại nhiều tuyến đường và là đối tượng không thể loại
bỏ theo kinh nghiệm của nhiều thành phố trên thế giới.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân Quận
- Mô tả giải pháp:
+ Xác định vỉa hè dành cho hàng rong.
+ Khu vực vỉa hè không đủ điều kiện bố trí hàng rong, có thể xem xét tại không gian công
cộng khác:
● Đường giao thông có lưu lượng trung bình trong giờ cao điểm. Có thể cấm xe cơ giới
vào thời điểm nhất định và phân luồng giao thông qua tuyến khác.
● Đường có vỉa hè nhỏ. Sử dụng không gian toàn mặt cắt đường.
● Chợ hiện hữu không vào giờ cao điểm có thể sử dụng cho hàng rong theo điều kiện về
chia sẻ thời gian.
● Không gian công cộng như sân chơi, công viên vườn hoa có thể chuyển thành khu vực
hàng rong dễ dàng vào thời điểm cố định trong ngày.
c. Giải pháp 3: Xác định không gian các hoạt động đậu xe có và không thu phí
- Mục tiêu: Khai thác hiệu quả chỗ đậu xe trên đường phố.
- Thực trạng: Thành phố đang thiếu chỗ đậu xe trong khi đậu xe trên đường phố chưa được
khai thác hiệu quả.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân Quận
- Mô tả giải pháp:
+ Các hoạt động đậu xe có thể tổ chức tại vỉa hè rộng ở những đoạn đường không có nhà ở vì
không có nhu cầu đậu xe tự quản trước nhà. Như vậy có thể xem xét đoạn đường có các công
trình công cộng quy mô lớn như trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc,
công viên …
+ Chiều rộng vỉa hè và chiều rộng lòng đường dành cho đậu xe tuân thủ Điều 25c Nghị định
100/2013/NĐ-CP:
● Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ
02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi.
● Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
d. Giải pháp 4: Ban hành các quy định về trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè
- Mục tiêu: Đảm bảo việc trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè theo đúng quy định, không
gây tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan đường phố.
- Thực trạng: Trưng bày hàng hóa hay bàn ăn trên vỉa hè là nhu cầu của các cửa hàng mặt
tiền. Việc trưng bày hàng hóa, biển quảng cáo trên vỉa hè trong trường hợp không cản trở
người đi bộ sẽ giúp cửa hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, giúp tăng doanh thu. Bên cạnh đó
còn làm sinh động cảnh quan đường phố.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương
- Mô tả giải pháp: Ban hành quy định về trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè. Nội dung
quy định bao gồm:
+ Trường hợp áp dụng quy định.
+ Vị trí sử dụng
+ Các vấn đề xã hội (tiếng ồn, ánh sáng, bảo vệ trong thời tiết xấu, dọn dẹp, tầm nhìn)
+ Hình thức xây dựng (cấu trúc, bố cục và kích thước, thiết bị và nội thất, quảng cáo)
+ Các quy định về hàng hóa trưng bày.
+ Quy định chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi lấn chiếm ngoài khu vực được phép kinh
doanh buôn bán. Cửa hàng vi phạm nhiều lần có thể bị rút giấy phép.
+ Quy định và hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, và phòng cháy chữa
cháy.
+ Các mẫu đơn đăng ký sử dụng vỉa hè tạm thời.
e. Giải pháp 5: Ban hành quy định về bán hàng rong
- Mục tiêu: Quản lý người bán hàng rong theo khuôn khổ các quy định của thành phố.
- Thực trạng: Hàng rong hiện không được thừa nhận và không được quản lý.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương
- Mô tả giải pháp: Ban hành quy định quy định bán hàng rong trên vỉa hè. Nội dung quy định
bao gồm:
+ Trường hợp áp dụng quy định.
+ Khu vực hoạt động.
+ Đăng ký cho người bán hàng rong (ai, bán gì, ở đâu, như thế nào). Giấy đăng ký nên được
dán trên thiết bị bán hàng để khách hàng và nhân viên quản lý dễ nhận biết.
+ Quy định chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi lấn chiếm ngoài khu vực được phép kinh
doanh buôn bán. Hàng rong vi phạm nhiều lần có thể bị rút giấy đăng ký.
+ Quy định và hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, và phòng cháy chữa
cháy cho hàng rong.
+ Các yêu cầu về thiết bị và kích thước thiết bị.
+ Mẫu đơn đăng ký.
f. Giải pháp 6: Áp dụng mô hình hợp tác công tư trong quản lý đậu xe trên đường
phố
- Mục tiêu: Quản lý hiệu quả đậu xe trên đường phố.
- Thực trạng: Quản lý đậu xe trên đường phố hiện chưa được thống nhất trên địa bàn thành
phố. Nhiều bãi giữ xe không phép vẫn hoạt động.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân Quận.
- Mô tả giải pháp:
+ Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp quản lý bãi đậu xe trên đường phố.
+ Phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm của đơn vị kiểm
tra và xử lý các vi phạm.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa đơn vị thực hiện và cơ quan chức năng.
+ Nghiên cứu xây dựng mức thu phí thuê vỉa hè, lòng đường, đề xuất nghiên cứu xây dựng
biểu giá phân theo các tuyến đường, các khu vực, căn cứ theo nhu cầu dừng đỗ và lưu lượng
giao thông để tính toán.
+ Xây dựng cơ chế quản lý số tiền thu được, cân đối mức nộp ngân sách và cho đơn vị thu
phí.
+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp, đề xuất
các hình thức xử lý đối với đơn vị vi phạm tùy theo mức độ vi phạm (phạt tiền, cảnh cáo,
hoặc buộc dừng hoạt động trông giữ phương tiện).
g. Giải pháp 7: Xây dựng chính sách mới cho đội quản lý đô thị quận
- Mục tiêu: Tăng hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự lòng đường, vỉa hè và an toàn giao
thông.
- Thực trạng: Các Đội QLTTĐT đang gặp nhiều khó khăn trong công tác.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Quận
- Mô tả giải pháp:
+ Tạo cơ chế mở về chi các khoản trợ cấp cho cộng tác viên.
+ Trang bị đầy đủ các trang thiết bị hoạt động.
+ Có chính sách khen thưởng với các Đội Quản lý trật tự đô thị có thành tích tốt trong công
tác.
III. Kết luận
Các hoạt động trên vỉa hè trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội rất đa dạng và
sống động. Điều này làm nên sức sống và là nét văn hóa độc đáo cho một đô thị. Những hoạt
động diễn ra trên vỉa hè, trong các không gian mở công cộng như sân chơi, công viên trở
thành điểm hấp dẫn và lực hút kinh tế cho nhiều thành phố trên thế giới. Nếu vỉa hè chỉ có
người đi bộ và không có hoạt động nào khác, thành phố sẽ trở nên nhàm chán và thiếu thân
thiện.
Dựa trên quan điểm này, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp sao cho các hoạt động kinh tế trên
những vỉa hè rộng tại địa bàn được diễn ra mà không ảnh hưởng đến chức năng chính của vỉa
hè là dành cho người đi bộ. Các hoạt động trên vỉa hè hiện nay từ để xe, trưng bày hàng hoá,
bàn ăn/uống hay hàng rong đều có thể bố trí trên những đoạn vỉa hè đáp ứng tiêu chí đề tài đề
xuất.
Ý thức của người sử dụng là yếu tố đặc biệt quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính
sách và quy định của Nhà nước. Chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động cần đẩy mạnh
hơn nữa trong thời gian tới. Đi kèm với tuyên truyền, vận động là quy định xử phạt nghiêm
khắc; nếu không, công tác tuyên truyền, vận động dù có được tiến hành thường xuyên cũng
không mang lại kết quả như mong muốn.
Hàng rong là đối tượng khó quản lý nhất và phải mất nhiều thập kỷ hàng rong tại các thành
phố lớn mới giảm về số lượng một phần do thay đổi thói quen của người sử dụng như trường
hợp ở Hong Kong. Cần nhấn mạnh một lần nữa vỉa hè và hàng rong là những vấn đề vượt
ngoài phạm vi cơ sở hạ tầng hoặc quản lý đơn thuần. Đó còn là vấn đề của văn hóa, việc làm,
thu nhập, thói quen sử dụng, thậm chí là các chính sách tại khu vực nông thôn.
Các giải pháp đưa ra được dựa trên đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và quan điểm về bản chất
của vỉa hè cũng như vai trò của hàng rong, từ đó lồng ghép các yếu tố này vào quá trình quy
hoạch. Hơn thế nữa, hàng rong nên được xem xét từ góc độ con người, và cần nhận diện họ từ
góc độ tổ chức để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho
một nhóm lao động cần thiết của đô thị. Ngược lại, vấn đề bãi giữ xe không được chú ý nhiều,
và cũng không có những tranh luận phức tạp như hàng rong. Đây là vấn đề liên quan trực
tiếp đến hệ thống nhà tại Việt Nam (phổ biến là nhà ống), sự phụ thuộc vào xe máy, và đặc
biệt là thiếu nơi đậu xe tập trung cũng như hệ thống giao thông công cộng. Đây là vấn đề đòi
hỏi biện pháp còn căn cơ và lâu dài hơn cả hàng rong trên vỉa hè.
Hàng rong di động khó quản lý hơn vì đặc tính di động của loại hình này. Với các thiết bị bán
hàng thô sơ và tạm bợ, hàng rong di động không phù hợp với hình ảnh một thành phố có chất
lượng sống tốt - văn minh - hiện đại - nghĩa tình. Trước mắt cần nghiên cứu khả năng chuyển
đổi từ hàng rong di động sang hàng rong cố định. Để làm được điều này, trước hết Thành phố
cần quy hoạch tốt các không gian hoạt động cho người bán hàng rong. Bên cạnh đó Thành
phố cũng cần có các chính sách hỗ trợ người bán hàng rong cải thiện phương tiện bán hàng,
giúp họ duy trì hoạt động buôn bán. Các chính sách này được thực hiện tốt sẽ khuyến khích
người bán hàng rong di động chuyển sang bán hàng rong tại một địa điểm cố định.
Việc xây dựng trật tự và văn minh đô thị là một tiến trình lâu dài, kiên trì không nôn nóng,
duy ý chí, không ảo tưởng mà phải xuất phát từ bối cảnh thực tế của Quận Hoàn Kiếm -
Thành phố Hà Nội. Kinh nghiệm của nhiều thành phố cũng cho thấy đây là quá trình lâu dài.
Bangkok đã có những chính sách về hàng rong từ năm 1973, Hong Kong từ năm 1959 xong
vẫn không giải quyết được triệt để tình trạng lấn chiếm của đối tượng sử dụng đặc biệt là
hàng rong. Đề tài nhấn mạnh lại nội dung này để Thành phố cần có những hành động thiết
thực, phù hợp.
Cuối cùng, mỹ quan hay văn minh đô thị tại Việt Nam nói chung và địa bàn Quận Hoàn Kiếm
nói riêng không thể so sánh với các nước phát triển. Thành phố Hà Nội rất khác các thành phố
tại nước phát triển như Singapore về vỉa hè, chức năng công trình, quy mô công trình, phương
tiện và lưu lượng giao thông, về thu nhập, việc làm, ý thức của người dân, …; vì vậy khó có
thể so sánh vỉa hè và sử dụng vỉa hè của thành phố với Singapore. Thay đổi khái niệm trên để
thấy được sự sống động của vỉa hè, nét văn hóa đặc thù và sức sống riêng của đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội.
IV. Tài liệu tham khảo
1. Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng
và giải pháp | Ths. Nguyễn Mai Anh (Viện Nghiên cứu phát triển) - Viện Nghiên cứu
phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Văn hóa vỉa hè ở Hà Nội hiện nay | Nguyễn Thị Phương Châm, Viện Nghiên cứu Văn
hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 -
2019.
3. Văn hóa thương mại vỉa hè – Thỏa thuận và mục đích | KS. Trần Quang Dương - TẠP
CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM SỐ 200 – 2016.
4. Phố đi bộ Hồ Gươm: Hàng rong “xâm chiếm”, giao thông lộn xộn - Minh
Ngọc/VOV2 - VOV Xã hội.
5. Đình chỉ công việc tự quản viên bị nghi thu tiền ‘luật’ của người bán hàng rong - Trần
Cường | Báo Thanh Niên
6. Hà Nội: Những vỉa hè mà quận Hoàn Kiếm sẽ cho thuê kinh doanh - Thế Kỷ | Báo
Lao Động

You might also like