You are on page 1of 8

Đề cương sử giữa kì II lớp 9

Câu 1: Người cộng sản đầu tiên của Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc.
Câu 2: Lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau CTTGT1 là: Công
nhân
Câu 3: Mâu thuẫn chủ yếu, bao trùm xã hội VN dưới ách thống trị của TDP là mâu
thuẫn dân tộc
Câu 4: Chiến thắng đầu tiên mà đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân giành
được là Trận Phai Khắt và Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944
Câu 5: để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng tám
năm 1 9 4 5, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kêu gọi tinh thần tự
nguyện đóng góp của nhân dân.
Câu 6: một trong những sự kiện đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Nguyễn
Ái quốc từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản: 12/1920, tại đại hội của
Đảng xã hội Pháp, người tán thành gia nhập QTCS và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 7: TDP xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm gồm 16.200 quân, đủ loại
binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
Câu 8:Vô sản hóa do Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
Câu 9: cái câu đấy trích từ Lời kêu gọi toàn quốc kc của HCM.

Câu 10: Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước
ngày 14-9-1946 nhằm mục đích:

- Tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

- Có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.

Câu 11: 18 tháng kết thúc chiến tranh trong danh dự: Kế hoạch Nava

Câu 12: Nhiệm vụ trước mắt sau CMT8: xây dựng, củng cố chính quyền cách
mạng, giải quyết những khó khăn trước mắt.

Câu 13: Nguyễn Ái Quốc không sang Phương Tây, mà sang phương Đông.
-Nguyễn Ái Quốc chọn con đường CMVS thay vì TBCN.
Câu 14: * Âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc thực hiện kế hoach Nava là:
- Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

- Trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với một thắng lợi
quyết định.
Câu 15:Chủ trương năm 1928 của HVNCMTN: Vô sản hóa
Câu 16: Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào 19/12/1946

Câu 17: Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946:


- Chủ trương: tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
- Sách lược:
+ Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn nhất tề chống Pháp, chặn nguồn tiếp tế của địch,
không hợp tác với chúng,…

Câu 18: Để thực hiên kế hoạch Nava, Mĩ đã viện trợ cho Pháp tăng gấp đôi so với
trước, chiến tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương,
Câu 19: Giặc ngoại xâm và nội phản là khó khan nghiêm trọng nhất của nước ta
sau CMT8
Bài 23
* Thế giới:

   -Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

   - Ở châu Âu, Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/1945).

   - Ở châu Á, Nhật đầu hàng động minh không điều kiện (8/1945).

* Trong nước:

   - Ngay khi nghe tin Nhật đầu hàng, Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng
bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban
khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi
nghĩa trong cả nước
- Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân
Trào, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa
- Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ
trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt minh, cử ra
Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do HCM làm chủ tịch
- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị của Đội Việt
Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945, nhân dân cả nước
nhất tề nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Ngày 18/ 8/1945, nhân dân Bắc
Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất
trong cả nước
- Tại Hà Nội, ngày 19/8/1945 cuộc mít tinh của hàng vạn quân chúng biến thành
cuộc biểu tình tuần hành, quân chúng chia thành nhiều đoàn, chiếm cơ quan đầu
não của chính quyền bù nhìn như: Phủ Khâm sai, trại Bảo An binh, tòa thị chính.
Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi. Thắng lợi ở
Thủ đô Hà Nội cổ vũ các tỉnh và thành phố khác, làm tăng thêm cuộc khủng hoảng
trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa
- Ngày 23/8, Đảng bộ và Đảng Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế huy động
hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy, chiếm công sở. Bộ máy chính quyền của địch
hoàn toàn tê liệt. Chính quyền về tay nhân dân
- Ở Sài Gòn, hơn 1 triệu quần chúng nhân dân biểu tình, tuần hành thị y vào
sáng 25/8/1945. Cuộc khởi nghĩa mau chống giành thắng lợi. Thắng lợi ở Sài Gòn
có ý nghĩa quyết định đến cuộc khởi nghĩa của các tỉnh còn lại ở miền Nam
- Thị xã Hà Tiên và Đồng Nai Thượng là những địa phương giành thắng lợi
muộn nhất vào 28/8/1945
- Chiều 30/8, vua Bảo Đại thoái vị, triều đình phong kiến nhà Nguyễn hoàn toàn
sụp đổ
a) Ý ngĩa lịch sử
- Đối với trong nước:
+ Cách mạng thánh Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đã đánh đuổi
được bọn đế cuốc xâm lược giải phóng dân tộc, lật đổ chế đô phong kiến, lập ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu
vực Đông Nam Á.
+ Sự kiện này đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một
nước độc lập, đưa Đảng ta từ một đảng hoạt động bất hợp pháp chở thành một
đảng cầm quyền trong cả nước.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của
Cánh mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự
do; Kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận
mệnh dân tộc; Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Đối với thế giới:
+ Cuộc đấu tranh chống Nhật, tiếp đó cuộc Cách mạng tháng Tám đã góp phần
đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế Giới thứ hai.
+ Cách mạng tháng Tám thành công không những làm cho nước ta được độc lập
mà còn đưa nước ta đứng trong hàng ngũ các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ
nghĩa trên thế giới.
+ Đây là một thắng lợi lớn, chung của phong trào giải phóng dân tộc thế giới , có
sức cổ vũ rất lớn đối với các nước thuộc địa, nhất là các nước thuộc địa của Pháp
đang nổi dậy đấu tranh giải phóng cho mình.
+ Thắng lợi còn góp phần chọc thủng khâu yếu nhất trong
hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng.
b) Bài học kinh nghiệm (học qua th tại nó k có trong SGK)
- Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam, nắm bắt diễn biến tình hình thế giới và cách mạng trong nước để thay đổi
chủ chương cho phù hợp; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ, đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Đảng tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc
dân tộc thống nhất rộng rãi – mặt trận Việt Minh, trên cơ sở liên minh công
nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên
đánh bại chúng.
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang, kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng
phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị tiến tới tổng khởi nghĩa.
- Đảng luôn kết hợp giữa đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh về tổ
chức , tư tưởng và chính trị, đủ năng lượng và uy tín lãnh đạo cách mạng thành
công
*Nguyên nhân thắng lợi:

- Nguyên nhân khách quan :

Chiến thắng của Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đặc biệt là
chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản của Hồng quân Liên Xô đã cổ vũ
tinh thần, củng cố thêm niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu ước nồng nàn, từng trải qua những cuộc
tranh kiên cường, bất khuấtcho độc lập, tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông
Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng
lên cứu nước, cứu nhà, với tinh thần đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

+ Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đứng đầu là Hồ
Chí Minh, đã đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác – Lê
nin, được vân dụng sáng tạo vào hoàn cảnh của Việt Nam.

+ Để giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã có quá trình chuẩn
bị trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 -1935, 1936 - 1939, đã
đúc rút đuợc những bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại, đặc
biệt là trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa
thời kì vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ
hi sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lập tự do. Các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt
Minh từ Trung ương đến địa phương linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi chớp thời cơ
phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Bài 25:

I.Kháng chiến toàn quốc chống TDP bùng nổ


Chính phủ Pháp không thành thật trong việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3- 146 và
Tạm ước 14 9-1946 với Việt Nam nên ngay sau khi kí xong chúng lại tìm cách
phá hoại, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa. Từ cuối tháng
11 thực dân Pháp tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. Tháng 12-1946, chúng
chiếm đóng Hải Phòng và Đà Nẵng. Ở Hà Nội, tình hình nghiêm trọng hơn.
Ngày 15-12 -1946, chúng gây ra một số vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và chiếm
đóng cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Ngày 18-12-1946
chúng gửi tối hậu thư đòi ta phá bỏ mọi công sự trên đường phố, giải tán lực
lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu
yêu cầu được chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946, quân Pháp sẽ hành
động
- Khả năng hoà hoãn không còn nữa, mọi nhân nhượng của Việt Nam đã đến
giới hạn cuối cùng. Nhân dân Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là đứng
lên cầm vũ khí chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc.
- Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng ta phải có quyết định kịp thời. Ngày 12-12-
1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".
Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Vạn
Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đã quyêt định phát động cả nước kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược. Tối 19-12-1946, thay mặt Đảng, Chính phủ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

II. Chiến dịch Việt Bắc

*Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc


- Tháng 3/1947, chính phủ Pháp cử Bô-la-e sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương,
thay cho Đác-giăng-li-ơ. Bô-la-e vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc.
- Âm mưu: xóa bỏ căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ
lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta; tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn
quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- 7/10/1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị: “phải phá tan cuộc tiến công mùa đông
của giặc Pháp”.
- Diễn biến:
+ Ở mặt trận đường số 3, quân dân ra phục kích cắt đứt đường tiếp tế của địch,
buộc chúng phải rút quân khỏi chợ đồn, chợ Rã (11/1947).
+ Ở mặt trận hướng Đông, trên đường số 4, diễn ra nhiều trận phục kích địch, đặc
biệt là trận đèo Bông Lau (10/1947), đẩy địch vào tình thế bị cô lập.
+ Ở mặt trận hướng Tây, quân dân ta chặn đánh hàng chục trận trên sông Lô, tiêu
biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau. Hai gọng kìm Đông, Tây của địch bị bẻ gãy.
a) Kết quả và ý nghĩa
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu, buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt
Bắc (19/12/1947); bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; bộ đội
chủ lực thêm trưởng thành.
- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và
cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá hủy nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ
khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng.
- Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững
chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
- Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải
chuyển sang đánh lâu dài; chuyển cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp sang
giai đoạn mới.

- Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ: - Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng
quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân
đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Nam -
Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trên cả nước, sẽ tổ
chức vào 7 - 1956 dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế,...
+ Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi nhận
các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường
quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
+ Cùng với chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ 1954 kết thúc cuộc
kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng
được miền Bắc.
+ Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hếtquân đội về
nước, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, đáp ứng nguyện vọng
hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
+ Làm thất bại âm mưu của đế quốc Mĩ muốn kéo dài, mở rộng và quốc tế hoá
cuộc chiến tranh Đông Dương.

You might also like