You are on page 1of 49

CHƯƠNG 9: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ

Những nội dung chính của chương:


 Vai trò và chức năng của Nnhà nước trong quản lý khoa học và công nghệ;
 Chức năng của Bộ Khoa hHọc và Công nNghệ;
 Tổ chức quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
 Công cụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
 Quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

9.1. KHÁI NIỆM CHUNG


9.1.1. Vai trò và chức năng của nhà nước trong quản lý khoa học và công nghệ
a. Khái niệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Lý thuyết và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong quản lý phát triển các quốc
gia trên thế giới trong lịch sử đã trải qua nhiều thay đổi. Có thể thấy điều này thông qua
những học thuyết kinh tế nổi tiếng như: học thuyết "bàn tay vô hình" của A. Smith; học
thuyết "điều chỉnh kinh tế vĩ mô" của Keynes; học thuyết "kinh tế hỗn hợp" của P.
Samuelson v.v.. cũng như các chế độ chính trị - xã hội khác nhau: phong kiến, tư bản và
xã hội chủ nghĩa. Ngày nay xu hướng chung trên thế giới là người ta ngày càng coi trọng
sự tác động của quản lý của nhà nước, lẫn sự tác động của thị trường và sự tác động tổng
hợp phối hợp giữa chúng vào nền kinh tế. Nhà nước thông qua cơ chế, luật pháp, các
chính sách và các giải pháp để tạo điều kiện cho đất nước có sự phát triển, ổn định, bền
vững.
Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu quản lý được hiểu là tập hợp các hoạt
động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể nhằm đưa khách thể tới trạng thái đạt
được những mục tiêu xác định trong bối cảnh môi trường biến động. Quản lý nhà nước
về khoa học và công nghệ là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý là nhà nước. Đây
là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước
để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt
động khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống công
nghệ quốc gia và phát huy vai trò của hệ thống này đối với phát triển quốc gia.
Ở các nước công nghiệp phát triển, từ lâu nhà nước đã can thiệp vào sự phát triển
khoa học và công nghệ, ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Quản lý nhà nước có ý nghĩa quyết định đến sự
phát triển mọi mặt của quốc gia trong đó có khoa học và công nghệ.
b. Vai trò của nhà nước trong quản lý khoa học và công nghệ
Vai trò của nhà nước trong quản lý KH & CN động bao trùm trên phạm vi quốc
gia được thể hiện thông qua các hoạt động: hoạch định chiến lược phát triển KH&CN; kế
hoạch và quy hoạch dài hạn; xây dựng chính sách, thể chế cho hoạt động KH&CN; ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật KH&CN; sxắp xếp, tổ chức mạang lưới các tổ
chức khoa học; quản lý các thành tựu khoa học; quản lý chuyển giao công nghệ; quản lý
tài chính; t. Thông tin KH&CN và nguồn nhân lực KH&CN; kiểm tra , giám sát các hoạt
động KH&CN...Tổng quát quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có những vai trò
cơ bản sau:
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có vai trò định hướng, dẫn đường cho
các hoạt động khoa học và công nghệ , phát triển nhanh và bền vững. V, vai trò
này thể hiện ở chức năng hoạch định, xây dựng, ban hành các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách – các công cụ cần thiết, quan trọng và hữu
dụng của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ .
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có vai trò tổ chức,, vai trò này thể
hiện rõ ở chức năng tổ chức của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Chức năng tổ chức là chức năng cơ bản, chức năng quan trọng của quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ. Vai trò tổ chức của quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ thể hiện ở chỗ nó có sứ mệnh thiết lập bộ máy quản trị tối ưu và
tuyển dụng, quản trị sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực làm việc trong bộ máy
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, đồng thờivà tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách khoa học và
công nghệ vào thực tiễn cuộc sống.
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có vai  trò lãnh đạo, điều hành phối
hợp các hoạt động trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; đồng thời và
khích lệ, động viên, truyền cảm hứng, tạo động lực làm việc  cho các chủ thể, các
cá nhân, tổ chức tham gia quản lý và các đối tượng quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ. Năng lực, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các nhà quản
lý là chìa khóa quyết định sự thành công của quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ.
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có vai trò giám sát kiểm tra các hoạt
động của các cơ quan, tổ chức nhà nước về khoa học và công nghệ. Vai trò này thể
hiện cụ thể ở chức năng kiểm tra của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ,
thể hiện quyền lực của chủ thể quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ cần có sự giám sát kiểm tra giám sát các
hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, và các đối tượng
của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ để đảm bảo sự phát triển của hệ
thống khoa học và công nghệ quốc gia, và phát huy vai trò của nó vào phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia và kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm trong quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ, giúp quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ đạt được các mục tiêu đề ra.
b. Chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Nhà nước có ba chức năng chính trong quản lý khoa học và công nghệ: định
hướng, tổ chức; thúc đẩy, kích thích; và hành chính, điều chỉnh.
Tuỳ thuộc mục tiêu chiến lược, mục tiêu ngắn hạn, hay giải quyết những vấn đề
cấp bách, nhà nước có thể thực hiện các hoạt động như sau:
 Chức năng định hướng, tổ chức: đảm bảo để KH & CN là cơ sở phát triển
KT- XH, an ninh, quốc phòng, thông qua: hoạch định chiến lược; thiết lập
ưu tiên quốc gia về công nghệ; xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia hướng
về khoa học- công nghệ; tổ chức đào tạo nhân lực KH & CN, hay cứu vãn
về tài chính cho các dự án hay tổ chức NC & TK v. v...
 Chức năng thúc đẩy, kích thích: đảm bảo sự phát triển ổn định và liên tục
của khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ, thông
qua: xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế; đầu tư xây dựng và phát triển năng lực
công nghệ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có; xây dựng và phát triển
thị trường công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế và trong
nước; và xây dựng các dự án công nghệ chiến lượcv. v..
 Chức năng hành chính, điều chỉnh: thực hành chức năng công quyền đối
với các hoạt động phát triển công nghệ như: ban hành luật pháp; kiểm soát
những thay đổi có thể gây những biến đổi sinh học; bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng; kiểm soát các tác động tới môi trường sống; bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; sử dụng pháp luật hiện hành và biện pháp tăng cường trong
trường hợp khẩn cấp v. v..
9.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ là chức năng và là một trong những
nhiệm vụ chủ yếu đặc biệt quan trọng của quản lý nhà nước. Đặc điểm, tính chất của
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bị chi phối bởi bản chất, vai trò của nhà nước
và đặc điểm của hệ thống khoa học và công nghệ. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền
lực xã hội, cội nguồn của nó là quyền lực của nhân dân, là tổ chức đại diện chính thức
cho nhân dân và toàn xã hội. Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân quản trị xã hội,
nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại, phát
triển của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế – xã hội phát triển và phục vụ đắc
lực người dân. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có các đặc điểm, tính chất cơ
bản sau:
 Mục tiêu của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là đảm bảo sự phát triển
lành mạnh của hệ thống khoa học và công nghệ quốc gia và phát huy vai trò của
nó đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ là phi lợi nhuận vì quyền lực nhà nước là của dân và sử dụng nguồn
lực tài chính là tiền thuế của dân.
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là một dạng quản trị xã hội mang tính
quyền lực, sử dựng  quyền lực nhà nước. Thực chất, bản chất của quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành
của chính quyền hành pháp, hành chính nhà nước. Quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ được thể hiện bằng ý chí quyền lực và sức mạnh của Nhà nước, thể
hiện trong các công cụ đặc thù như: thể chế – pháp luật, chính sách của nhà nước
và sử dụng các nguồn lực của nhà nước, bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài
nguyên, thiên nhiên, nguồn lực kinh tế – tài chinh, nguồn lực khoa học – công
nghệ và các nguồn lực khác.
 Chủ thể quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.,
Ttrong đó cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền trực tiếp là
cơ quan hành pháp, đứng đầu là Cchính phủ, Thủ tướng Cchính phủ, các Bbộ,
ngành trung ương và chính quyền địa phương các cấp.
 Đối tượng hay khách thể quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ rộng lớn và
phức tạp, hiện diện ở tất cả các địa phương, các lĩnh vực hoạt động của đời sống
kinh tế – xã hội và Nhà nước.
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đối với bất kỳ quốc gia nào đều mang
tính chính trị, phục vụ chính trị. Bởi vì nhà nước là tổ chức quyền lực mang tính
chính trị, thể hiện ý chí của đảng chính trị, đảng cầm quyền. Ý chí đó được các cơ
quan trong bộ máy quản trị nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa thành luật pháp,
chính sách để đưa vào cuộc sống. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
cũng mang tính chính trị, phục vụ chính trị, nhưng cũng có tính độc lập tương đối
ở tính khoa học, tính chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, yếu tố bảo đảm hiệu lực,
hiệu quả cao của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mang tính khách quan, dân chủ thông
qua việc các đối tượng quản lý được góp ý, phản biện cho thể chế, chính sách,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ,
tạo ra đồng thuận cao trong xã hội; quản trị một cách công khai minh bạch và đề
cao trách nhiệm giải trình của các chủ thể quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ trước khách thể quản lý và công luận.
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mang tính định hướng, chủ động và
sáng tạo thông qua hoạt động hoạch định, xây dựng, ban hành và chỉ đạo tổ chức
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp,
phương pháp và các nguồn lực cụ thể.
 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mang tính khoa học, tính chuyên
môn, nghiệp vụ, kỹ thuật. Đặc tính này yêu cầu QTNN phải căn cứ, phải dựa trên
cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học nhất định, phải nắm bắt được các quy
luật phát triển kinh tế – xã hội và sự tác động của chúng vào quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ, để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các quy luật đó
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Đây là đặc
tính mang tính khách quan, nó loại trừ bảo thủ, trì trệ, chủ quan duy ý chí trong
quản trị nhà nước. Tính chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật yêu cầu thực hiện, giải
quyết các chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
đòi hỏi các chủ thể quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ phải có kiến thức,
kỹ năng và phương pháp, nghệ thuật quản trị nhất định. Nói cách khác đặc điểm,
tính chất này yêu cầu quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ phải dựa trên cơ
sở và vận dụng sáng tạo các quy luật, các nguyên tắc, các phương pháp của các
chuyên ngành khoa học: Quản trị, hành chính, tổ chức, pháp lý, chính sách công,
tâm lý học, xã hội học và điều khiển học… Trong đó, khoa học quản trị đóng vai
trò quyết định tới sự thành công của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
9.1.3. Công cụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ sử dụng ba loại công cụ chủ yếu sau:
a. Công cụ luật pháp
Đây là loại hình công cụ quan trọng nhất trong các loại hình công cụ của quản lý nhà
nước, thể hiện quan điểm nhà nước quản lý xã hội bằng luật pháp. Mọi chủ trương,
đường lối, chính sách của các cơ quan, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ đều được thể hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc đối
với đối tượng quản lý và nếu không tuân thủ sẽ chịu sự chế tài của pháp luật. Việc chậm
hoặc không thực hiện hoạt động thể chế hoá này thể hiện sự bất cập lớn về phương pháp
trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bởi nó phải là hoạt động thường xuyên
mang tính nguyên tắc của quản lý nhà nước.
b. Công cụ hành chính
Công cụ hành chính thuộc các cơ quan quản lý là quyền hạn đặc biệt của các cơ quan
hành chính mà chỉ các cơ quan này mới có để điều hành hoạt động của mình. Công cụ
hành chính phát huy tác dụng trực tiếp và nhanh chóng khi thực hiện các quyết định quản
lý. Nhưng các công cụ hành chính cũng có những hạn chế do độ trễ pha và đặc điểm
không thể tách rời các hoạt động khoa học và công nghệ ra khỏi các hoạt động kinh tế -
xã hội khác. Mặt khác việc lạm dụng công cụ hành chính cũng có khả năng làm cản trở
hoạt động khoa học và công nghệ bởi khoa học & công nghệ mang tính sáng tạo, đổi mới
và có vai trò dẫn đường cho phát triển, còn nền hành chính lại đề cao sự ổn định và
thường chậm sau so với tiến bộ khoa học và công nghệ.
c. Công cụ kinh tế
Có thể nói đây là loại hình công cụ hiệu quả nhất và mang tính lâu dài, tuy nhiên cản trở
lớn nhất khi sử dụng biện pháp kinh tế là tính khó tách rời của khoa học và công nghệ với
sản xuất và kinh doanh. Công cụ kinh tế có thể tồn tại ở hai dạng: trực tiếp và gián tiếp.
Hình thức trực tiếp cho khoa học và công nghệ thường chỉ thấy trong các trường hợp đầu
tư tài chính cho các tổ chức R&D còn lại đa số là gián tiếp thông qua các gói chính sách
tổng hợp cho các tổ chức sản xuất và kinh doanh như miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi…
thực chất là các đầu tư gián tiếp cho khoa học và công nghệ mà cụ thể là hoạt động R&D.
9.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
9.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1958 Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước (Uỷ ban KHKTNN) được thành
lập. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban được xác định theo Nghị định 192 - CP ngày
13/10/1975: điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban KHKTNN.
Cơ cấu của Uỷ ban bao gồm đại diện của một số bộ, ngành có nhiệm vụ làm tham
mưu cho chính phủ về chính sách và điều phối các chính sách cho nghiên cứu và áp dụng
tri thức khoa học và kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Năm 1992, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Nghị quyết 26 của Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về “khoa học & công nghệ trong sự nghiệp đổi mới,
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực khoa học
& công nghệ” đã tạo bước ngoặt trong lĩnh vực này. Năm 1993 Uỷ ban KHKTNN từ cơ
quan tham mưu cho chính phủ về công tác quản lý khoa học và công nghệ được chuyển
thành Bộ quản lý Nhà nước về Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ KHCN & MT).
Ngày 25/5/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 22-CP quy định tổ chức, bộ máy
của Bộ KHCN & MT. Năm 2006, cục Môi trường được tách để lập bộ Tài nguyên và
Môi Trường, Bộ KHCN & MT không còn chức năng quản lý môi trường và được đổi tên
thành bộ Khoa học và công nghệ và cùng với nó là hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý
khoa học ở các bộ, ban ngành và địa phương.
Cùng với sự hình thành và từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ, Việt Nam đã dần hoàn thiện về hệ thống luật pháp liên quan đến quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ thông qua hệ thống luật, nghị định, thông tư, chỉ
thị, và quyết định như Luật Khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật
Công nghệ cao...(xem chương Chính sách Khoa học và công nghệ).
9.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và công nghệ
Ngày 16/08/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số: 95/2017/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và công nghệ. Nghị
định quy định: Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và
hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy
định của pháp luật.
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị
định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể sau đây:
 Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định
của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của
Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hằng
năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia của ngành thuộc lĩnh vực do Bộ
Khoa học và Công nghệ quản lý.
 Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc
lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
 Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ 5 năm, kế
hoạch khoa học và công nghệ hằng năm, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ phù hợp với chiến lược phát triển khoa
học và công nghệ và theo phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ.
 Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý của bộ sau khi
được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
khoa học và công nghệ; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy
trình, định mức kinh tế - kỹ thuật theo thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
 Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành có liên
quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nếu phát hiện
những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy
phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy
định của pháp luật;
 Hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực theo
danh mục do Chính phủ quy định; quản lý việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn
các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trong phạm vi quản lý nhà nước
về các ngành, lĩnh vực của bộ theo quy định của pháp luật.
 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc trung ương.
 Về hoạt động khoa học và công nghệ:
a) Chỉ đạo thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ 5 năm và
hằng năm, thúc đẩy việc phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật trọng điểm trên
cơ sở ứng dụng, đổi mới và làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ mới, công nghệ cao
và thương mại hóa công nghệ.
b) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 5
năm, hằng năm và nghiệp vụ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc chứng nhận các hoạt động công nghệ cao; quy định
điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục xác nhận cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao;
xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật công nghệ
cao thuộc phạm vi thẩm quyền của bộ; xây dựng trình Chính phủ ban hành tiêu chí, điều
kiện thành lập khu công nghệ cao và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghệ
cao, khu công nghệ cao; trực tiếp quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
d) Hướng dẫn việc xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánh giá, nghiệm thu
nhiệm vụ khoa học và công nghệ; việc giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Khai thác, ứng
dụng, thương mại hóa công nghệ, công bố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.
đ) Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của bộ; xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp quốc gia; hướng dẫn, phối hợp quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong các chương
trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
e) Kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành quá trình thực hiện và sau nghiệm thu
các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; tổ
chức đánh giá độc lập kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tổ chức
khoa học và công nghệ.
g) Hướng dẫn, đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ phát
triển khoa học và công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ
cao theo quy định của pháp luật.
h) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển
hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thành lập
và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường khoa học và công nghệ.
i) Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo; tạo lập và thúc đẩy môi trường pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp; huy động các
nguồn lực đầu tư cho đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
k) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đổi mới công nghệ, tìm kiếm công nghệ, nhập khẩu công nghệ,
khai thác sáng chế, giải mã và làm chủ công nghệ; đánh giá năng lực công nghệ và xây
dựng định hướng phát triển công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ quốc gia theo quy định
của pháp luật.
l) Xây dựng, trình Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ; điều
kiện đặc thù về nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với tổ chức thực hiện hoạt động
thẩm định giá công nghệ.
m) Quy định và hướng dẫn hoạt động chuyển giao, đánh giá, giám định công nghệ; cấp
phép chuyển giao công nghệ và chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ theo phân
cấp; thẩm định hoặc có ý kiến về nội dung khoa học và công nghệ của các dự án đầu tư,
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, các chương trình, đề án
nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường
khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
 Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng quy hoạch mạng lưới các
tổ chức khoa học và công nghệ công lập và tổ chức thực hiện sau khi được ban hành;
hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; quy
định cụ thể tiêu chí thành lập, phân loại, xếp hạng, điều kiện hoạt động đối với tổ chức
khoa học và công nghệ; thành lập, thẩm định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức
khoa học và công nghệ công lập theo quy định của pháp luật.
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực
hiện các cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động
khoa học và công nghệ.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ theo thẩm quyền.
d) Hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; xây dựng hạ tầng thông
tin, thống kê khoa học và công nghệ quốc gia; chỉ đạo, tổ chức các chợ công nghệ và thiết
bị, hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm
khoa học và công nghệ; xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và
công nghệ; đầu tư phát triển các mạng thông tin khoa học và công nghệ tiên tiến kết nối
với khu vực và quốc tế.
 Về sở hữu trí tuệ:
a) Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ; quy định quy trình, thủ tục đăng ký và xác lập quyền sở hữu
trí tuệ, quyền sử dụng và chuyển nhượng tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
b) Quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến,
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc xác lập, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
d) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp; quản lý hoạt
động đại diện sở hữu công nghiệp, giám định về sở hữu công nghiệp và các dịch vụ khác
về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn về nghiệp vụ sở hữu công nghiệp đối với các bộ, ngành, địa
phương, doanh nghiệp và cơ sở.
đ) Chủ trì tổ chức giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp thương
mại liên quan đến sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
e) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đối với
các lĩnh vực liên quan theo phân công của Chính phủ.
 Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩm định và công
bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng, ban hành, hướng
dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham
gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc
tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; hướng dẫn xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; tổ chức,
quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng
rào kỹ thuật trong thương mại; quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và
phân định sản phẩm, hàng hóa.
b) Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản, sử dụng, phát triển và ứng dụng hệ thống
chuẩn đo lường; phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức nghiên cứu, triển khai, ứng
dụng, phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm, chất chuẩn, thiết bị đo lường; chỉ định tổ
chức giữ chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo,
phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường; tổ chức quản lý hoạt động kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; hỗ trợ đổi mới, phát triển hoạt
động đo lường trong doanh nghiệp.
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức quản lý nhà nước về chất
lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên
thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật.
d) Hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật, công nhận năng lực tổ chức đánh giá sự phù hợp.
đ) Tổ chức nghiên cứu triển khai, ứng dụng, phát triển năng suất chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan
tổ chức thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau đối với
kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng
sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
hành chính nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp.
 Về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ
chức thực hiện các cơ chế, chính sách về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì
mục đích hòa bình.
b) Quản lý nhà nước về ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - kỹ
thuật; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội; hướng dẫn, tổ chức triển khai các nhiệm vụ trong việc xây dựng cơ sở bức xạ,
cơ sở hạt nhân theo quy định của pháp luật.
c) Quản lý an toàn bức xạ, phóng xạ môi trường, an toàn hạt nhân, an ninh nguồn phóng
xạ, an ninh hạt nhân và thanh sát hạt nhân đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử trên phạm vi cả nước.
d) Tổ chức quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia và hệ
thống phòng chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường bức xạ và hạt nhân.
đ) Quy định và hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
thanh tra và xử lý vi phạm về bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân đối với các
hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
e) Quản lý nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vật liệu hạt nhân, vật
liệu hạt nhân nguồn, chất thải phóng xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng
nguyên tử; quản lý xuất nhập khẩu công nghệ thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, nhiên
liệu hạt nhân đã qua sử dụng vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ trong phạm vi cả nước.
g) Quy định việc kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
 Quản lý nhà nước về dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
bộ theo quy định của pháp luật.
 Quản lý công chức, viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ:
a) Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ sau khi thống nhất với
Bộ Nội vụ.
b) Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức
theo chức danh nghề nghiệp đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
lĩnh vực khoa học và công nghệ.
c) Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng và
tổ chức việc thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành
khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
d) Hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan chuyên môn về khoa
học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 Về hợp tác quốc tế:
a) Tổ chức thực hiện các chương trình, hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương và đa
phương, đề án hội nhập quốc tế và khu vực về khoa học và công nghệ đã được phê duyệt;
triển khai mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ ở nước ngoài theo chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ
chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
c) Đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ theo phân công, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
 Về công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công
tác thanh tra chuyên ngành và xử lý các vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức việc tiếp công dân và thực hiện công
tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định.
 Tổ chức thực hiện công tác quản lý về hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
 Quản lý và tổ chức việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của bộ theo
quy định của pháp luật.
 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng và thương
mại hóa kết quả khoa học và công nghệ tại các đơn vị thuộc bộ quản lý.
 Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn
nhà nước thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của bộ theo chương trình cải cách
hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức và
số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định việc bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, từ chức, miễn nhiệm, biệt
phái, thực hiện chế độ tiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Khoa học và
Công nghệ. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách tài chính trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ, kế hoạch vốn ngân sách sự nghiệp khoa học và
công nghệ hằng năm; xác định cơ cấu chi và tỷ lệ chi ngân sách dành cho hoạt
động khoa học và công nghệ hàng năm của các bộ, ngành, địa phương; xây dựng,
tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước của ngành khoa học và công nghệ trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch
vốn ngân sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ hằng năm. Quản lý, tổ
chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước của ngành
khoa học và công nghệ; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài
sản theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
giao và theo quy định của pháp luật.
9.2. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ
Theo Luật Khoa học và công nghệ Việt Nam thì bộ máy quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ được phân thành các cấp:
9.2.1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Chính phủ có trách nhiệm:
 Thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách cụ thể để bảo đảm phát
triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
 Chỉ đạo ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
sách, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch mạng lưới tổ chức
khoa học và công nghệ công lập.
 Phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ.
 Chỉ đạo hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; phát triển nguồn
nhân lực khoa học và công nghệ.
 Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoa học và công
nghệ; kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khoa học và công nghệ.
 Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về khoa học và công nghệ.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách, biện pháp để
phát triển khoa học và công nghệ; việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa
học và công nghệ; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ.
9.2.2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Bộ KH & CN là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong phạm vi cả nước Bộ Khoa học và
công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ về các nội dung sau:
 Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực
hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát
triển khoa học và công nghệ, quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ
công lập;
 Xây dựng và phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ
05 năm và hằng năm;
 Thống nhất quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; hướng dẫn xây dựng
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
các cấp, trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong chương trình, đề án
khoa học và công nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
 Quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ;
xây dựng đề xuất cơ cấu, tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ
làm căn cứ cho việc giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
 Thẩm định việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo phân cấp
của Chính phủ; cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước
ngoài; đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo thẩm quyền;
 Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và
công nghệ; hệ thống thống kê khoa học và công nghệ và tiêu chí thống kê thống
nhất trong cả nước; đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng sáng chế; phát triển thị
trường khoa học và công nghệ;
 Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học
và công nghệ;
 Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về khoa học và
công nghệ;
 Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;
 Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật về khoa
học và công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về khoa
học và công nghệ theo thẩm quyền; căn cứ kết quả kiểm tra và hiệu quả sử dụng
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ của các cơ quan và tổ chức để đề
xuất điều chỉnh việc phân bổ kinh phí cho giai đoạn tiếp theo;
 Thực hiện nhiệm vụ khác được Chính phủ ủy quyền hoặc phân công.
9.2.3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Bộ Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm sau đây:
 Lập và trình Chính phủ dự toán chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ theo
đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ;
 Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xét duyệt dự án đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khoa học và công nghệ; đôn đốc, kiểm tra các
ngành, các cấp nhằm bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh phí đầu
tư phát triển khoa học và công nghệ.
b. Bộ Tài chính:
Bộ Tài chính có trách nhiệm sau đây:
 Lập và trình Chính phủ dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ theo đề xuất
của Bộ Khoa học và Công nghệ về cơ cấu, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa
học và công nghệ;
 Cân đối và bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời theo dự toán kinh phí đã được phê
duyệt;
 Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp
nhằm bảo đảm sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ đúng mục đích
và có hiệu quả.
c. Bộ Nội vụ:
Bộ Nội vụ có trách nhiệm sau đây:
 Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng chính sách sử dụng,
trọng dụng nhân lực khoa học và công nghệ;
 Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan có liên quan giao biên
chế cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
d. Bộ và cơ quan ngang Bbộ:
Các bộ khác và cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:
 Thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm về hoạt
động khoa học và công nghệ trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; xác
định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quản lý, sử dụng có
hiệu quả nguồn lực khoa học và công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công
phụ trách; có tổ chức chuyên trách quản lý khoa học và công nghệ;
 Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền
hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, biện pháp thúc đẩy phát
triển khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; xây dựng và quản lý hệ thống cơ
sở dữ liệu, thông tin, thống kê về khoa học và công nghệ;
 Báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin và số liệu thống kê khoa học và công nghệ về
Bộ Khoa học và Công nghệ;
 Quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, kinh phí sự
nghiệp khoa học và công nghệ đúng mục đích và có hiệu quả, phù hợp với đặc thù
và tiến độ kế hoạch khoa học và công nghệ..
CHÍNH PHỦ

UBND TỈNH, BỘ KHCN CÁC BỘ,TỔNG CỤC


(QUẢN LÝ LĨNH VỰC
THÀNH PHỐ NGÀNH)

VỤ QUẢN LÝ KH&CÔNG
CÁC ĐƠN VỊ NGHỆ, CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM
TRỰC THUỘC

CÁC CƠ SỞ TRỰC
THUỘC BỘ, TỔNG
CỤC

PHÒNG QUẢN LÝ
KHCN

SỞ KH-CN SỞ (QUẢN LÝ LĨNH


VỰC NGÀNH)

CÁC ĐƠN VỊ PHÒNG QUẢN LÝ


TRỰC THUỘC KHCN

CÁC CƠ SỞ TRỰC
THUỘC TỈNH, THÀNH
PHỐ
Quản lý chỉ đạo toàn diện
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ PHÒNG QUẢN LÝ
KHCN
Phối hợp công tác giữa ngành, địa phương

Hình 9.2. Tổ chức bộ máy quản lý KH - CN và mối quan hệ với các bộ,
ngành, tỉnh - thành phố
Ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh), cơ quan quản lý
nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương là sở KH & CN; phát triển tiềm lực
khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tiêu chuẩn, chất lượng và
đo lường, sản phẩm; sở hữu trí tuệ( không bao gồm quyền tác giả về văn họcvà nghệ
thuật); an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Sở KH &
CN chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KH & CN.
Ở cấp huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, trên cơ sở căn cứ vào đặc
điểm, tình hình địa phương, Giám đốc Sở khoa học và công nghệ sẽ chủ trì phối hợp với
Trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh xây dựng phương án để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
quyết định hình thức tổ chức của cơ quan chuyên môn và bố trí cán bộ công chức chuyên
trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện,
quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Quản lý khoa học công nghệ ở cơ sở bao gồm các phòng quản lý khoa học ở các
viện nghiên cứu và các trường đại học hoặc các phòng công nghệ/ kỹ thuật ở cơ sở sản
xuất. Chức năng của các đơn vị này chủ yếu là tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên
cứu và triển khai kỹ thuật của cơ sở. Hội đồng khoa học của cơ sở là bộ phận tư vấn cho
thủ trưởng cùng cấp về các vấn đề khoa học và công nghệ.
9.3. Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Việt Nam được quy định
tại điều 49, chương VI của luật khoa học và công nghệ.
Theo Luật Khoa học và công nghệ Việt Nam, Nội dung quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ bao gồm:
 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế
họach, nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học
và công nghệ;
 Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ;
 Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ,
quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
 Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa
học và công nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công
nghệ của tổ chức, cá nhân;
 Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ;
 Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;
 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ về khoa học và công nghệ;
 Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;
 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ,
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong khoa học và công nghệ; xử lý
các vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ.
9.4. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
9.4.1. Thành tựu về khoa học và công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua
Hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với khoa học - công nghệ và đổi
mới sáng tạo là động lực quyết định tốc độ và chất lượng phát triển của các quốc gia và
nền kinh tế. Ở Việt Nam, khoa học - công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là nền
tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh mới cùng với
sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở Việt
Nam từng bước hoàn thiện và góp phần quan trọng vào những thành tựu khoa học và
công nghệ. Những đóng góp quan trọng của khoa học - công nghệ vào thành tựu phát
triển chung của đất nước giai đoạn vừa qua được thể hiện qua các kết quả nổi bật sau:
 Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào xây dựng chủ trương,
đường lối, chính sách, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ khoa học lớn, như Đề
án Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam; xây dựng bộ Địa chí quốc gia Việt
Nam; nghiên cứu các xu thế mới của thế giới.
 Khoa học cơ bản đạt được nhiều thành tựu, thể hiện qua các chỉ số xếp hạng, công
bố quốc tế. Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong giai đoạn
2016 - 2020 tăng trung bình 20%. Riêng trong năm 2020, công bố quốc tế của Việt
Nam tăng 45% so với năm 2019.
 Khoa học - công nghệ ứng dụng thể hiện những bước tiến rõ nét về trình độ công
nghệ. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng
tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020.
Khoa học - công nghệ ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng của sản phẩm
hàng hóa.
 Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm (cao
hơn mức 4,3%/năm của giai đoạn 2011 - 2015). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản
phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19% năm 2010
lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong những
năm gần đây liên tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, dẫn đầu
nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
(sau Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a).
 Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam bắt đầu được hình thành và
phát triển. Hiện nay, có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại
Việt Nam(1). Số lượng vốn được công bố đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo đạt xấp xỉ 1 tỷ USD liên tiếp trong 2 năm gần đây, tăng gấp 3 lần so với
năm 2017, đưa Việt Nam trở thành quốc gia năng động thứ 3 Đông Nam Á về
khởi nghiệp sáng tạo(2).
 Nguồn lực tài chính từ xã hội cho khoa học - công nghệ tăng mạnh. Tỷ trọng đầu
tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Nếu
10 năm trước đây, kinh phí hoạt động khoa học - công nghệ chủ yếu dựa vào ngân
sách nhà nước (chiếm khoảng 70% - 80% tổng đầu tư cho khoa học - công nghệ),
thì nay đầu tư từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp đã tương đối cân bằng,
với tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%.
 Nghiên cứu khoa học - công nghệ đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động
phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đây là kết quả của đầu tư nghiên cứu khoa
học và công nghệ trong một thời gian dài, đã tạo nền tảng để các tổ chức nghiên
cứu phát triển nhanh các sản phẩm, như test-kit, vắc-xin, rô-bốt tự hành, công
nghệ truy vết...
 Hệ thống các tổ chức khoa học - công nghệ phát triển mạnh, đội ngũ nhân lực
khoa học - công nghệ phát triển cả về số lượng và chất lượng với khoảng 72.990
cán bộ nghiên cứu tương đương toàn thời gian (đạt 7,6 người/vạn dân), trong đó,
có nhiều nhà khoa học uy tín, được thế giới công nhận. Hệ thống sở hữu trí tuệ và
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ngày càng hoàn thiện, góp phần khuyến khích
hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
 Hoạt động khoa học - công nghệ liên tục đổi mới, tham gia hiệu quả vào các khâu
trong quá trình sản xuất của các ngành, lĩnh vực:
o Trong lĩnh vực nông nghiệp: khoa học - công nghệ đóng góp trên 30% giá
trị gia tăng của ngành và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, góp
phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo,
cà-phê, hồ tiêu, cao su, điều nhân...
o
o Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông: hoạt động khoa họ#c -
công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa
mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị
trường; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao tỷ lệ nội địa
hóa, làm chủ công nghệ trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết bị điện,
công nghiệp hỗ trợ...
o
o Trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: nhiều công nghệ
và kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị, giúp
nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, giảm chi phí cho người
dân và xã hội. Dù là nước đang phát triển, nhưng Việt Nam đã nằm
trong tốp 3 khu vực Đông Nam Á và 43 nước trên thế giới tự sản xuất
được vắc-xin, rất thành công trong công tác phòng ngừa và thanh toán
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; làm chủ được các kỹ thuật và công
nghệ y học hiện đại ở trình độ cao, như ghép tạng và đa tạng,... Đặc
biệt, trong đại dịch COVID-19, chúng ta đã kịp thời đặt hàng nghiên
cứu, phát triển kít xét nghiệm nhanh, hỗ trợ truy vết người tiếp xúc,
thiết kế, sản xuất rô-bốt, máy thở, phác đồ điều trị và kháng thể đơn
dòng để sản xuất thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, nghiên cứu để sản
xuất vắc-xin.
o
o Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia: khoa học - công nghệ
đã góp phần thiết kế, chế tạo mới và cải tiến được nhiều loại vũ khí,
trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao; xây dựng được các hệ thống
giám sát và kiểm soát an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng.

9.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, hoạt
động khoa học - công nghệ ở nước ta còn có một số hạn chế như:

 Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực và nền
tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng
năng suất lao động xã hội. Nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và địa phương chưa dựa trên cơ sở khoa học chuyên sâu, dẫn đến đầu tư dàn trải,
thiếu tính khả thi. Một số nhiệm vụ nghiên cứu chưa bám sát yêu cầu sản xuất và
đời sống.
 Trình độ khoa học - công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với nhóm
đầu khu vực Đông Nam Á. Trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá
nhanh, như công nghệ thông tin - viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính - ngân
hàng..., nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vẫn đang sử dụng công nghệ
lạc hậu so với mức trung bình của thế giới. Năng lực hấp thụ và đổi mới công
nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Năng lực nghiên
cứu ứng dụng của các cơ sở giáo dục đại học còn khiêm tốn.
 Hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động
lực cho phát triển khoa học - công nghệ và ứng dụng kết quả khoa học - công nghệ
vào sản xuất, nhất là các chính sách đầu tư, thuế, đấu thầu... Cơ chế, chính sách
chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các sản phẩm khoa học - công nghệ trong
nước và nước ngoài được trao đổi, mua bán trên thị trường. Còn thiếu những cơ
chế, chính sách thực sự khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới, nhập khẩu
công nghệ, nhất là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn để nhanh
chóng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng
cao. Các trung tâm dịch vụ khoa học - công nghệ chưa thực sự phát huy hiệu quả
trong việc thúc đẩy dịch vụ môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá, định giá, thẩm
định, giám định công nghệ.
 Đầu tư cho khoa học - công nghệ còn hạn chế; tỷ lệ chi cho khoa học - công nghệ
chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Đội ngũ cán bộ khoa
học - công nghệ tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thiếu các tập thể khoa học
mạnh, các chuyên gia đầu ngành có khả năng dẫn dắt các hướng nghiên cứu mới,
hoặc chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ quốc gia ở trình độ quốc tế. Hiệu quả hoạt
động của các tổ chức khoa học - công nghệ công lập chưa cao. Hợp tác quốc tế
chưa đi vào chiều sâu, thiếu trọng tâm, chưa chú trọng đến chuyển giao, tiếp thu
và làm chủ công nghệ tiên tiến.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động khoa học - công nghệ còn
thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số địa phương, ngân sách đầu tư phát triển cho khoa
học - công nghệ chưa được phân bổ, sử dụng đúng mục đích; máy móc, trang thiết
bị của các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, trung tâm kỹ thuật
tiêu chuẩn đo lường chất lượng còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa được đầu tư, mua
sắm kịp thời và đồng bộ. 
 Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành,
các thành tố và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống đổi mới sáng tạo
quốc gia đang từng bước được hoàn thiện và còn mờ nhạt. Hoạt động nghiên cứu
và phát triển trong khu vực doanh nghiệp còn hạn chế. Năng lực áp dụng và hấp
thụ công nghệ của doanh nghiệp còn rất thấp. Hoạt động đào tạo trong các cơ sở
giáo dục đại học còn thiếu sự gắn kết với nghiên cứu khoa học và với doanh
nghiệp. Chưa thiết kế được nhiều nhiệm vụ khoa học - công nghệ có tầm vóc và
phạm vi tác động sâu rộng liên ngành, do đó mục tiêu cụ thể của một số chương
trình khoa học - công nghệ chưa được như kỳ vọng, chưa tạo được sản phẩm khoa
học - công nghệ thực sự mang tính đột phá.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là:

 Về phía các bộ, ngành, địa phương: Nhận thức của một số cấp, ngành và địa
phương về vai trò của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa đầy đủ, toàn
diện. Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ giải mã, hoàn thiện công nghệ, thí
nghiệm, thiết kế và phát triển sản phẩm, định giá công nghệ và tài sản trí tuệ còn
thiếu và chưa phát triển. Thông tin, cơ sở dữ liệu, tài liệu về công nghệ, sáng chế,
kết quả nghiên cứu chưa được phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp.
 Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp
khởi nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn, tín dụng để tiến hành đổi mới công
nghệ do vướng mắc về điều kiện tài sản bảo đảm, số năm kinh nghiệm hoạt động...
Nhiều doanh nghiệp chưa có tầm nhìn dài hạn về việc cải tiến, đổi mới công nghệ
để phát triển bền vững. Các nỗ lực đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp còn mang
tính nhỏ lẻ, thiếu hệ thống.
 Về cơ chế, chính sách: Cơ chế, chính sách còn một số vướng mắc, dẫn tới quỹ
phát triển khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp chưa được sử dụng để đầu
tư, đổi mới, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Một số cơ chế ưu đãi
thuế cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ còn khó thực thi do các
quy định pháp luật chưa đồng bộ. Chính sách về mua sắm công chưa tạo được
động lực khuyến khích việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ là kết quả của hoạt động
nghiên cứu khoa học, đổi mới, phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong nước.
Còn thiếu chính sách và các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp
đưa sản phẩm là kết quả của nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ tiếp cận
được các thị trường tiềm năng. Liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp
với các cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan quản lý nhà nước trong đổi mới,
ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ còn yếu; chưa có cơ chế khuyến
khích sử dụng lực lượng lao động của các cơ sở giáo dục đại học tham gia vào
hoạt động đổi mới, cải tiến, phát triển công nghệ tại doanh nghiệp.

9.4.4 Khoa học và công nghệ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2021-2030.

a. Những nội dung về khoa học và công nghệ trong chiến lược

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác quốc tế hiện nay, phát
triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là yêu cầu cấp thiết được đặt ra.
Đây cũng là nội dung được chú trọng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng, đặc biệt được thể hiện đậm nét, đồng bộ, xuyên suốt trong tất cả các phần,
từ chủ đề, quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược, các đột phá chiến lược đến phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2021 - 2030 (gọi tắt là Chiến lược).

Chiến lược xác định quan điểm, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học -
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu
quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hệ thống pháp luật phải thúc
đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế
mới.

Chiến lược xác định khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những đột
phá chiến lược, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế năng động, nhanh và bền vững,
độc lập, tự chủ. Phát triển mạnh mẽ khoa học- công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi
số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Chiến lược cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học - công
nghệ và đổi mới sáng tạo trước yêu cầu của thời kỳ mới, cụ thể là: Tập trung hoàn thiện
thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế; cho
phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, thúc đẩy triển khai và ứng dụng công
nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt
động nghiên cứu, quản lý khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quan tâm đầu tư
đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi,
công nghệ số; tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ cho
một số ngành và lĩnh vực then chốt. Cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả các cơ sở
nghiên cứu; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các doanh nghiệp, trường
đại học, cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu thị trường. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
về khoa học, công nghệ; tăng cường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; mở
rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy
mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ...

Những nội dung về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo thể hiện trong Văn kiện
Đại hội XIII của Đảng nói chung và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 -
2030 nói riêng là căn cứ quan trọng để lĩnh vực khoa học - công nghệ xây dựng và triển
khai các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2030. Trước tiên là tích cực xây dựng
Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định quy định cơ chế tự
chủ của các tổ chức khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo công lập, Đề án quy hoạch
tổ chức mạng lưới khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo công lập giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy doanh
nghiệp thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo thông qua hoạt động đổi mới, hấp
thụ và làm chủ công nghệ... Để khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là lực
lượng sản xuất trực tiếp, là động lực nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì không chỉ đòi hỏi
sự nỗ lực của lĩnh vực khoa học - công nghệ, mà còn cần có sự vào cuộc chủ động, tích
cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị với sự chung tay, góp sức của tất cả các ngành,
các cấp, các địa phương, giới trí thức, doanh nghiệp và toàn xã hội trong nghiên cứu, ứng
dụng, phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

b. Những nhiệm vụ trọng tâm về khoa học và công nghệ

Những nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực khoa học - công nghệ cần được tập trung thực
hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý và tập trung nguồn lực để thực hiện nội dung đột
phá chiến lược về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng.

Thực hiện tốt vai trò điều phối của Bộ Khoa họ#c và Công nghệ cùng với các bộ, ngành,
địa phương trong quản lý, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo trong các cơ sở
giáo dục đại học và đặc biệt là trong doanh nghiệp. Triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các
hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo động lực
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.
Triển khai áp dụng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong một số dự án khoa học - công
nghệ cụ thể hoặc một số nhóm đối tượng đặc thù, như doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo, viện nghiên cứu, trường đại học...

Bảo đảm tỷ lệ chi ngân sách nhà nước tối thiểu 2%, phân bổ và sử dụng có hiệu quả và
trọng tâm nguồn lực ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới
sáng tạo. Khuyến khích nhiều doanh nghiệp thành lập và tăng quy mô các quỹ phát triển
khoa học - công nghệ, sử dụng quỹ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công
nghệ. Triển khai các giải pháp để thúc đẩy, khuyến khích khu vực tư nhân và doanh
nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, trong đó doanh nghiệp đóng vai
trò trung tâm, các cơ sở giáo dục đại học là các chủ thể nghiên cứu mạnh.

Đối với doanh nghiệp: Rà soát, sửa đổi các quy định về xét duyệt nhiệm vụ khoa học -
công nghệ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để doanh nghiệp
tham gia nghiên cứu và ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học - công nghệ vào sản xuất -
kinh doanh. Tiếp tục triển khai các chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo, biến khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực đột phá cho đổi
mới mô hình tăng trưởng. Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc
gia; đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, trước mắt
là tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường liên
kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Có chính sách thúc đẩy khu vực
tư nhân, cá nhân và các doanh nghiệp lớn đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo; xây
dựng cơ chế hợp tác công - tư trong đầu tư mạo hiểm cho khoa học - công nghệ và đổi
mới sáng tạo. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp thông qua các hoạt động hỗ
trợ về đổi mới, chuyển giao, ứng dụng và làm chủ công nghệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất
lượng, khai thác sáng chế và xác lập quyền sở hữu trí tuệ, thông tin về khoa học - công
nghệ.

Đối với các viện nghiên cứu, trường đại học: Có chính sách khuyến khích chuyển dịch,
liên thông nguồn nhân lực trình độ cao giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và khu
vực doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các quy định phù hợp để giảng viên, cán bộ
nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học dành thời gian nhất định trong năm thực hiện
công tác nghiên cứu, cải tiến, đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế ưu
tiên tăng cường tiềm lực, hỗ trợ cho các nhóm nghiên cứu mạnh tham gia nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ, tham gia thực hiện nhiệm vụ trong các chương trình khoa
học - công nghệ cấp quốc gia, tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế, công bố quốc tế.
Xây dựng và thực hiện chương trình phát hiện và bồi dưỡng các nhóm nghiên cứu trẻ
tiềm năng, ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục
đại học. Xây dựng các chuẩn mực về đạo đức trong nghiên cứu khoa học phù hợp với
thông lệ quốc tế.

Thứ ba, tập trung xây dựng năng lực công nghệ cốt lõi, thúc đẩy năng suất, chất lượng,
tận dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Triển khai hiệu quả và đồng bộ, có trọng điểm các chương trình khoa học - công nghệ
cấp quốc gia, cơ cấu lại các chương trình khoa học - công nghệ cấp quốc gia giai đoạn
2021 - 2025, trong đó doanh nghiệp cần đóng vai trò trung tâm, phục vụ thiết thực các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, tổ chức thực hiện 1 - 2 chương trình, dự án
phát triển công nghệ lớn, có tầm vóc, với sự tham gia của cả khu vực công và tư, có cơ
chế thu hút đa dạng nguồn lực (vốn đầu tư phát triển, sự nghiệp khoa học - công nghệ, sự
nghiệp kinh tế, nguồn lực từ doanh nghiệp,...) để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã
hội. Đầu tư nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược về trí tuệ nhân tạo (AI),
chiến lược vũ trụ. Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc thành trung tâm hỗ trợ nghiên
cứu và phát triển công nghệ cao, gắn kết với hoạt động của Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) để nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển công nghệ tiên
tiến.

Thứ tư, sửa đổi, hoàn thiện chính sách tài chính, quy định quản lý nhiệm vụ khoa học -
công nghệ để thúc đẩy khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tiếp tục tháo gỡ rào cản, vướng mắc từ quy định sử dụng quỹ phát triển khoa học - công
nghệ của doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động đổi
mới, ứng dụng, làm chủ công nghệ, đổi mới sáng tạo. Rà soát, hoàn thiện chính sách về
đầu tư công để khuyến khích hợp tác công - tư trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Tiếp
tục hoàn thiện các quy định về xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh
phí phù hợp với đặc điểm của hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc
biệt là tính rủi ro, để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo phương
thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc
chuyển giao tài sản hình thành trong nhiệm vụ khoa học - công nghệ sử dụng vốn nhà
nước, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào đời sống.
Sửa đổi đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về thuế và quy định pháp luật về khoa
học - công nghệ để triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp
cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Xây dựng cơ chế ưu đãi thuế thu
nhập cá nhân cho các đối tượng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Sửa đổi các chính sách về mua sắm công nhằm khuyến khích việc sử dụng sản phẩm,
dịch vụ là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới, phát triển công nghệ của
doanh nghiệp.

Thứ năm, chuyển đổi số và hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước về khoa học - công
nghệ và đổi mới sáng tạo.
Chuyển đổi số công tác quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ: Số hóa nhiệm vụ
khoa học - công nghệ các cấp để công khai, minh bạch, bảo đảm xây dựng được hệ thống
cơ sở dữ liệu về nhiệm vụ khoa học - công nghệ, phục vụ công tác quản lý nhà nước và
nhu cầu tra cứu của nhà khoa học và công dân. Phát triển cơ sở dữ liệu về tiềm lực khoa
học - công nghệ (tổ chức, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, thông tin), bảo đảm được
cập nhật theo thời gian. Số hóa toàn bộ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lý hồ sơ,
công việc của Bộ Khoa học và Công nghệ, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường
mạng được kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu. Thực hiện công tác cải cách hành
chính, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Kế hoạch
chuyển đổi số của Bộ Khoa học và Công nghệ: Tập trung thực hiện hiệu quả 6 giải pháp
trong chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. Sử dụng công nghệ số để kết nối,
hỗ trợ mạng lưới các nhà quản lý, nhà khoa học, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp
từ Trung ương đến địa phương. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, đẩy mạnh việc cắt giảm
thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành; lấy người dân và nhà
khoa học làm trung tâm phục vụ; hướng tới cắt giảm thời gian và chi phí giải quyết thủ
tục hành chính một cách thực chất. Cung cấp thông tin minh bạch, hỗ trợ cho các nhà
khoa học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ./.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày vai trò và chức năng của quản lý nhà nước về công nghệ.
2. Trình bày đặc điểm của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
3. Trình bày các công cụ của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
4. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
5. Những nội dung cơ bản quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ.
6. Nêu một số thành tựu và hạn chế về về quản lý phát triển khoa học và công
nghệ ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
7. Trình bày những nhiệm vụ cơ bản về quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2030 của Việt Nam
PHỤ LỤC 1. BÀI TẬP LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THEO NĂNG LỰC
BÀI TẬP 1: TÍNH HÀM LƯỢNG CHẤT XÁM CỦA CÔNG NGHỆ ( HỆ SỐ
ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG NGHỆ VÀO GIÁ TRỊ GIA TĂNG) .
Ví dụ: Công ty A đang sử dụng 1 công nghệ để kinh doanh, có các thành phần cho
trong bảng
T H I O
A 0,7 0,3 0,3 0,3
 0,3 0,3 0,2 0,2

Hỏi:
1. Tính hàm lượng chất xám công nghệ mà công ty đang sử dụng
2. Tính giá trị đóng góp của công nghệ vào giá trị gia tăng của doanh nghiệp, biết
giá trị gia tăng của doanh nghiệp trong năm là VA = 10 tỷ VNĐ
Giải:
 = Tt. Hh. Ii. Oo
= 0,70,3 . 0,30.3. 0,30,20,30,2
= 0,898. 0,697. 0,786 . 0,786
= 0,387
GVA =  . VA = 0,387 . 10 = 3,87 tỷ VNĐ

BÀI TẬP 2: TÍNH HỆ SỐ HẤP THỤ CÔNG NGHỆ


Ví dụ: Công ty A đang sử dụng 1 công nghệ để kinh doanh, có các thành phần cho
trong bảng
T H I O
A 0,7 0,3 0,3 0,3
 0,3 0,3 0,2 0,2
Công nghệ này do công ty nhập từ nước ngoài từ công nghệ C với hệ số hấp thụ
từng thành phần tương ứng: 100%, 50%, 50%, 40%. Tính hệ số hấp thụ công nghệ của
công ty
Giải:
Cách 1: Theo định nghĩa: HTC = công nghệ sử dụng /công nghệ gốc= A / C
Tìm các thành phần công nghệ gốc:
TA / TC = 1; HA/ HC = 0,5 ; IA/IC = 0,5 ; OA/OC= 0,4;
ví dụ: HA/HC= 0,5 vậy HC= 0,3/0,5 =0,6
TC HC IC Oc
CN gốc C 0,7 0,6 0,6 0,75
Tính hàm lượng chất xám công nghệ gốc
C = 0,70,3. 0,60,3. 0,60,20,750,2 = 0,657
A đã tính trong bài tập 1, A = 0,387
HTC = A /C = 0,387 / 0,657 = 0,589 hay 58,9%
Cách 2: Áp dụng công thức hệ số hấp thụ thành phần
HTC = (HTT)t. ( HTH)h. (HTI)i. (HTO)o
= 10,3. 0,50,3. 0,50,2. 0,750,2
= 0,589 hay 58,9%.

BÀI TẬP 3: TÍNH NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
Ví dụ: Hai doanh nghiệp ở cùng một địa phương sản xuất cùng một loại sản phẩm
với sản lượng bằng nhau. Hai doanh nghiệp sử dụng 2 công nghệ A và B, cho trong bảng
sau

T H I O
A 0,75 0,4 0,3 0,3
B 0.7 0,35 0,4 0,35
 0.55 0,15 0,1 0,2

Hỏi:
1. Doanh nghiệp nào có năng lực công nghệ cao hơn
2. Nếu 2 công nghệ A,B được nhập từ công nghệ C, D với hệ số hấp thụ công
nghệ tương ứng là 70% và 80%, hãy so sánh 2 công nghệ gốc và nhận xét gì đối với 2
công ty A và B
Giải:
1. Năng lực công nghệ của 1 doanh nghiệp xác định theo công thức
G VA = ..VA
Vì 2 doanh nghiệp ở cùng địa phương nên  giống nhau, sản xuất cùng 1 loại sản
phẩm với sản lượng bằng nhau nên coi VA bằng nhau, GVA chỉ còn phụ thuộc .
Tính:
A = 0,750,55. 0,40,15. 0,30.1. 0,30,2
= 0,854. 0,872. 0,886 . 0,786
= 0,51
B = 0,70,55. 0,350,15. 0,40.1 . 0,350,2
= 0,822. 0,854. 0.912. 0,811
= 0,56
G A = A.A.VAA
G B = B.B. VAB
Do B  A, nên doanh nghiệp B có năng lực công nghệ cao hơn doanh nghiệp A,
vì cùng 1 đơn vị giá trị gia tăng, phần đóng góp của công nghệ của công ty B lớn hơn của
công ty A.
2. So sánh 2 công nghệ gốc
A / C = 0,51 / C = 0,70  C = 0,51 / 0,70 = 0,728
B / D = 0,56 / D = 0,80 D = 0,56 / 0,80 = 0,70.
Công nghệ C có hàm lượng công nghệ cao hơn công nghệ D
Nhận xét: Doanh nghiệp A đã nhập công nghệ gốc có phần kỹ thuật T cao hơn
doanh nghiệp B. Xét về tiềm năng, doanh nghiệp A có triển vọng phát huy tiềm năng
công nghệ nếu trong tương lai họ nâng cấp được các thành phần I và O của công nghệ A.
BÀI TẬP 4: TÌM CÁC THÀNH PHẦN CÔNG NGHỆ THEO HÀM LƯỢNG
CÔNG NGHỆ , THEO HỆ SỐ HẤP THỤ HT, HAY THEO NĂNG LỰC CÔNG
NGHỆ G
Bài tập 4.1 Tìm các thành phần công nghệ theo 
Ví dụ: Công ty A đang sử dụng 1 công nghệ để kinh doanh, có các thành phần cho
trong bảng
T H I O
A 0,7 0,3 0,3 0,3
 0,3 0,3 0,2 0,2

Hỏi: Doanh nghiệp cần nâng cấp phần con người H tỷ lệ bao nhiêu để tăng hàm
lượng chất xám của công nghệ lên 10%.
Giải:
Hàm lượng chất xám của doanh nghiệp theo Bài tập 1 đã tính  = 0,387; tăng 10%
nghĩa là ’ = 0,387x 1,1 = 0,426.
’ = 0.70,3. H’0,3. 0,30,2. 0,30,2
0,426 = 0,555.H’0,3
H’0,3 = 0,426 / 0,555 = 0,767
Tra bảng yx theo cột  = 0,3 tìm H’ theo cách nội suy
0,760 ứng với H = 0,4
0,774 H = 0,425
0,767 sẽ tương ứng H= 0,4125 hay 0,413
Tỷ lệ tăng H: H = ( 0,413 – 0,3) / 0,3 = 0,377 hay 37,7%.

Bài tập 4.2 Tìm các thành phần công nghệ theo hệ số hấp thụ công nghệ
Ví dụ: Công ty A đang sử dụng 1 công nghệ nhập từ công ty C, công nghệ A và
C cho trong bảng sau

T H I O
A 0,7 0,3 0,3 0,3
C 0,7 0,6 0,6 0,75
 0,3 0,3 0,2 0,2

1. Tính hệ số hấp thụ công nghệ của công ty


2. Để hệ số hấp thụ công nghệ của công ty đạt 65%, công ty cần nâng cấp phần
con người đến giá trị bao nhiêu
Giải
1. Kết quả từ Bài tập 2 đã tính
Hệ số hấp thụ công nghệ của công ty A là
HTC = A/ C = 0,387 / 0,657 = 0,589 hay 58,9%
2. Để công ty đạt HTC = 0,65, A phải đạt:
A’= C. HTC = 0,657 x 0,65 = 0,427
Tìm H’ để ’A = 0,427
0,427 = 0,898. H.0,3 . 0,786 . 0,786
0,427 = 0,555 H’0,3
H’0,3 = 0,769
Tra bảng cột  = 0,3; H’ = 0,416.

Bài tập 4.3 Tìm thành phần công nghệ theo năng lực công nghệ
Ví dụ: Hai doanh nghiệp ở cùng một địa phương sản xuất cùng một loại sản phẩm
với sản lượng bằng nhau. Hai doanh nghiệp sử dụng 2 công nghệ A và B, cho trong bảng
sau

T H I O
A 0,75 0,4 0,3 0,3
B 0.7 0,35 0,4 0,35
 0.55 0,15 0,1 0,2
Hỏi:
1. Doanh nghiệp nào có năng lực công nghệ cao hơn
2. Để 2 doanh nghiệp có năng lực công nghệ như nhau, doanh nghiệp yếu hơn cần
nâng cấp phần con người tỷ lệ bao nhiêu?
Giải:
1. Kết quả như Bài tập 3
G A = A.A.VAA
G B = B.B. VAB
Vì , VA bằng nhau nên G chỉ phụ thuộc 
A = 0,51; B = 0,56 nên doanh nghiệp B có năng lực công nghệ cao hơn A, cần
nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp A
2. Tìm tỷ lệ tăng phần con người công nghệ A
A  ’A = B = 0,56
’A = 0,750,55. H’ 0,15. 0,30.1. 0,30,2
= 0,854. H ’0,15. 0,886 . 0,786
= 0,59 . H’0,15
H’0,15 =0,56 / 0,59
H’0,15 = 0,94
Tra bảng cột  = 0,15, tìm được H = 0,665
Tỷ lệ tăng phần con người là H = ( 0,665 – 0,4) / 0,4 = 0,66 hay 66%.
BÀI TẬP 5: BIỂU DIỄN CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG A VÀ CÔNG NGHỆ GỐC C
LÊN ĐỒ THỊ VÀ NHẬN XÉT 2 CÔNG NGHỆ NÀY THEO ĐỒ THỊ
T H I O
A 0,75 0,3 0,3 0,3
C 0,75 0,6 0,6 0,75
 0,3 0,3 0,2 0,2
Cách biểu diễn
1. Vẽ hệ trục toạ độ 4 chiều
2. Gán 4 thành phần công nghệ lên 4 trục
3. Xác định tỷ lệ xích 4 trục bằng nhau và bằng 1
4. Xác định giá trị 4 thành phần của 2 công nghệ lên đồ thị

0,75
Công nghệ sử dụng A

Công nghệ gốc C

0,3 0,6
O H
0,6 0,3
1 1

Nhận xét 0,3

1. Công nghệ gốc so với tiềm năng chưa phải loại công nghệ hiện đại nhất, tuy
nhiên các thành phần của công nghệ0,75
tương đối đồng bộ, do đó có khả năng phát huy có
hiệu qủa các tính năng của công nghệ
Công nghệ giới hạn (tiềm năng)
2. Công nghệ của bên nhập về sử1 dụng các thành phần H, I, O không tương xứng
với độ phức tạp và độ hiện đại củaH thành phần T. Doanh nghiệp nhập công nghệ phải
nhanh chóng nâng cấp các thành phần HIO của doanh nghiệp nếu không sẽ lãng phí vốn
đầu tư cho phần kỹ thuật T.
Phụ lục 2
TÍNH CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CÁC VÙNG KINH TẾ CỦA VIỆT
NAM THEO MÔ HÌNH CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CỦA APCTT
Đề tài cấp Bộ – Mã số: B2003- 38-65.
Thực hiện: Bộ Môn Quản Lý Công Nghệ, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
A. Các số liệu ban đầu
1. Thiết lập 8 vùng kinh tế của Việt Nam theo Niên giám thống kê Việt Nam để
so sánh chỉ số môi trường công nghệ
a) Vùng 1: Đồng bằng Sông Hồng
b) Vùng 2: Đông Bắc
c) Vùng 3: Tây Bắc
d) Vùng 4: Bắc Trung Bộ
e) Vùng 5: Duyên hải Nam Trung bộ
g) Vùng 6: Tây Nguyên
h) Vùng 7: Đông Nam bộ
i) Vùng 8: Đồng bằng sông Cửu Long

2. Lựa chọn các yếu tố phản ánh và ảnh hưởng đến môi trường phát triển công
nghệ
a) Các yếu tố về chính trị, kinh tế và xã hội như:
- Hiệu quả của chính sách kinh tế vĩ mô cho phát triển lâu dài của KH&CN
- Sự hiện hữu và hiệu quả của chính sách đầu tư và tài chính đối với phát triển
công nghệ
- Thu nhập đầu người/ năm; hệ thống cấp điện; tình trạng giao thông vận tải
- Hệ thống giáo dục phổ cập và dạy nghề
b) Các yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ thuộc vùng
- Hệ thống cung cấp các dịch vụ thông tin, tư liệu cho phát triển công nghệ
- Hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho nhập và chuyển giao công nghệ
- Hoạt động của thị trường KH&CN
- Hệ thống bồi dưỡng tay nghề, cập nhật kiến thức cho cán bộ KH&CN
- Năng suất lao động của công nhân các ngành sản xuất thuộc khu vực nhà nước
do địa phương quản lý.
3. Các chỉ tiêu phản ánh môi trường công nghệ thu được từ 8 vùng
a) Các chỉ tiêu đo lường trực tiếp được
Bảng 1 là số liệu thu được theo 9 chỉ tiêu của 8 vùng. Các số liệu lấy từ Niên
giám thống kê Việt Nam 2001:
1) Thu nhập bình quân hàng tháng/người phân theo 5 nhóm thu nhập, tnbq
2) Năng suất lao động thông qua thu nhập bình quân [người/tháng] của lao động
nhà nước do địa phương quản lý, nslđ
3) Tỷ lệ xã có điện, đkh
4) Tỷ lệ xã có trường tiểu học, tth
5) Tỷ lệ xã có đường ôtô đến trung tâm xã, đôtô
6) Khối lượng hàng hoá luân chuyển của vận tải địa phương, vch
7) Số lượng giáo viên và học viên trường công nhân kỹ thuật trên 1.000 dân, cnkt
8) Số lượng giáo viên và học sinh trung học chuyên nghiệp trên 1.000 dân, thcn
9) Số lượng CBGD và sinh viên Đại học và Cao đẳng trên 1.000 dân, sv
Bảng 1. Các chỉ tiêu đo trực tiếp

Chỉ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
tiêu Tnbq Nsbq đkh Tth đotô Vch Cnkt Thcn Sv
Địa 103 103 % % % 106. ng/ n/103 n/103
phươn VNĐ VNĐ T.km 103
g
Vùng 1 353 551 99,8 99,9 99,9 1,967 3,83 3,46 11,2
Vùng 2 292 589 84 98,2 97 0,868 3,10 3,40 2,60
Vùng 3 160 576 59,6 96,6 89,2 0,07 1,01 2,43 1,31
Vùng 4 236 607 91 99,4 96,4 1,156 1,44 2,03 3,11
Vùng 5 306 626 85,9 97,4 93,9 1,327 1,22 2,74 6,29
Vùng 6 239 623 72,4 96,9 97,2 0,459 0,60 1,58 4,83
Vùng 7 623 885 96,9 100 99,4 1,212 3,17 3,26 9,17
Vùng 8 373 629 98,3 99,8 79,9 2,166 0,68 1,24 1,85

b) Các chỉ tiêu không đo lường trực tiếp được


1) Sự hiện hữu và hiệu quả của pháp luật và thể chế, ký hiệu pl,tc
2) Sự hiện hữu và hiệu quả của dịch vụ cung cấp tư liệu và thông tin, tl,tt
3) Sự hiện hữu và hiệu quả của dịch vụ chuyển giao công nghệ, cgcn
4) Sự hiện hữu và hiệu quả của dịch vụ thương mại hoá công nghệ, tmhcn
5) Sự hiện hữu và hiệu quả của chính sách đầu tư và tài chính, đt,tc
6) Sự hiện hữu và hiệu quả của hệ thống bồi dưỡng, đào tạo tại chức, bdtc
B. Tính chỉ số khách quan OFI
Các chỉ số đo trực tiếp là các số liệu khách quan, tổng hợp các số liệu đo được trực
tiếp ta sẽ có chỉ số khách quan. Các số liệu trong bảng 1 được lập thành bảng, cột 1 là các
địa phương, còn các dòng là giá trị tương ứng của các địa phương đó.
1. Chuẩn hoá dữ liệu
Các số liệu đo được ở bảng 1 có thứ nguyên khác nhau. Để tổng hợp các chỉ tiêu
có thứ nguyên khác nhau của mỗi địa phương, các số liệu cần chuyển đổi thành dạng
chuẩn hoá không thứ nguyên với giá trị trung bình bằng 0, phương sai bằng 1.
Bảng 2. Các dữ liệu đo trực tiếp đã chuẩn hoá không thứ nguyên (Ma trận Z)
tnbqch nsbqc đkhch tthch đôtôch vchch cnktch thcnch svch
h
Vùng1 0,363 -0,813 0,984 0,966 0,869 1,158 1,526 1,112 1,717
Vùng2 -1,496 -0,447 - - 0,433 - 0,954 1,042 -
0,144 0,228 0,406 0,680
Vùng3 -0,746 -0,573 - - -0,737 - -0,682 -0,103 -
1,886 1,353 1,539 1,038
Vùng4 -0,313 -0,274 0,370 0,615 0,343 0,004 -0,345 -0,575 -
0,538
Vùng5 0,092 -0,095 - - -0,032 0,247 -0,518 0,263 0,345
0,008 0,791
Vùng6 -0,288 -0,122 - - 0,463 - -1,003 -1,106 -
0,972 1,142 0,988 0,061
Vùng7 1,911 2,389 0,777 1,036 0,794 0,083 1,009 0,876 1,145
Vùng8 0,478 -0,064 0,877 0,896 -2,133 1,442 -0,941 -1,508 -
0,888
Sử dụng phần mềm STATA 7.0 ta có các số liệu các chỉ số đo trực tiếp đã chuẩn
hoá không thứ nguyên cho trong bảng 2. Bảng 2 được gọi là ma trận Z. Ma trận Z là đầu
vào để chọn các dữ liệu có ý nghĩa theo phương pháp các thành phần chính.

2. Xác định các thành phần chính


Khi có ma trận Z sử dụng phần mềm STATA 7.0 ta xác định được 7 yếu tố chính
(bảng 3).Đây là các yếu tố quan trọng nhất trong 9 yếu tố đã chọn.
Bảng 3. Các thành phần chính
(principal factor ; 7 factors retained)
Factor Eigenvalue Diference Proportion Cumulative
1 4.41099 2.10356 0.4901 0.4901
2 2.30743 1.00184 0.2564 0.7465
3 1.30559 0.79053 0.1451 0.8916
4 0.51056 0.21317 0.0572 0.9488
5 0.30189 0.17061 0.0335 0.9823
6 0.13129 0.13054 0.0146 0.9969
7 0.02775 0.02775 0.0031 1.0000
8 0.00000 0.00000 0.0000 1.0000
9 -0.0000 -0.0000 1.0000

3. Xác định ma trận tải trọng các yếu tố


Gọi aij là tải trọng yếu tố của yếu tố môi trường công nghệ thứ j trên 7 yếu tố
thành phần chính ( i =1 -7). Sử dụng phần mềm STATA 7.0 ta tìm được ma trận tải trọng
các yếu tố ( bảng 4). Ma trận Ld là hệ số phân tích của các dữ liệu đo trực tiếp theo các
yếu tố quan trọng nhất.

Bảng 4. Tải trọng các yếu tố ( Ma trận Ld)


Variable 1 2 3 4 5 6 7
Tnbqch 0.71586 - 0.55754 - - - 0.04610
0.35203 0.13904 0.14377 0.10315
Nsbqch 0.52033 - 0.78771 0.28640 0.04196 0.12979 -
0.07944 0.04272
Ddkhch 0.84579 - - 0.00309 0.14929 0.16436 0.01065
0.41889 0.24445
Tthch 0.81452 - - 0.22792 0.18207 - 0.04543
0.41889 0.17732 0.20555
Dotoch 0.44681 0.78639 0.08987 - 0.35913 0.04078 0.03022
0.20577
Vchch 0.65863 - - - - 0.12503 -
0.59988 0.40417 0.13467 0.09483 0.01555
Cnktch 0.77756 0.49534 - 0.23362 - - -
0.27247 0.04820 0.08955 0.10431
Thcnch 0.56475 0.72006 - 0.22754 - 0.08151 0.09091
0.17024 0.25867
Svch 0.83188 0.28968 0.09165 - - - -
0.44150 0.12974 0.05079 0.03639

4. Tính chỉ số khách quan OFM


Chỉ số khách quan OFM được xác định bằng cách nhân 2 ma trận Z x Ld. Bảng 5
cho kết quả giá trị OFM của 8 vùng.
Bảng 5. Chỉ số khách quan môi trường công nghệ của 8 vùng
Vùng 1 2 3 4 5 6 7 8
Tên Đồn Đông Tây Bắc Ven Tây Đông Đồng
Vùng bằng Bắc Bắc Trung biển Nguyê Nam bằng
Sông Bộ Nam n Bộ sông
Hồng Trung Cửu
Bộ Long
OFM 0.3255 -0.0528 -0.3451 -0.0244 - - 0.3758 -
0.0278 0.2211 0.0299
Các giá trị của OFM có thể nằm trong khoảng từ - ∞ đến +∞. Để có thể kết hợp
với chỉ số chủ quan nằm trong khoảng từ 0 đến 1, các chỉ số khách quan cần chuyển
thành các giá trị tương ứng với diện tích nằm dưới đường cong phân phối chuẩn theo
công thức tích phân sau:
OFMk

∫ N (0,1)dx
x=−∞
OFI i =
Trong đó: OFIi là chỉ số khách quan đã quy đổi của vùng thứ i
N(0,1) – hàm mật độ chuẩn với giá trị trung bình bằng 0, phương sai
bằng1.
Sử dụng phần mềm STATA 7.0 tính hàm trên ta thu được chỉ số khách quan môi
trường công nghệ đã quy đổi cho trong bảng 6.
Bảng 6. Chỉ số khách quan môi trường công nghệ các vùng của Việt Nam
Vùng 1 2 3 4 5 6 7 8
Tên Đ. Đông Tây Bắc Ven Tây Đông Đ.B .s
B .Bắc Bắc Bắc Trung biển nguyên Nam ông
Bộ Bộ Nam Bộ Cửu
T.B Long
OFI 0,627 0,4789 0.3649 0,4902 0,4888 0,4124 0,6464 0,4880
6
Thứ tự 2 6 8 3 4 7 1 5

C. Tính chỉ số chủ quan môi trường công nghệ


Nhóm nghiên cứu đề xuất 6 tham số để đánh giá định tính môi trường công nghệ
của 8 vùng kinh tế của Việt Nam ( xem mục A.3.b).
1. Xác định tầm quan trọng tương đối giữa 6 tham số
Việc xác định tầm quan trọng tương đối giữa 6 tham số được tiến hành bằng cách
so sánh từng cặp tham số, sau đó sử dụng phương pháp phân tích giá trị riêng để tìm tầm
quan trọng tương đối giữa chúng.
Khi so sánh từng cặp tham số phải sử dụng phương pháp chuyên gia. Nhóm
nghiên cứu đã thực hiện công việc này, có tham khảo cách đánh giá của APCTT và thực
trạng của các vùng của Việt Nam. Các giá trị trong bảng 7 thể hiện mức độ quan trọng
giữa 2 đối tượng khi so sánh theo bảng giá trị quan trọng tương đối cho ở Phụ lục 3.
Bảng 7. So sánh tầm quan trọng tương đối giữa 6 tham số định tính

Pl,tc Tl,tt Cgcn Tmhcn Đttc Bdtc


Sử Pl,tc 1 9 9 9 9 9 dụng phần
mềm STATA 8.0
Tl,tt 1/9 1 1/5 1/6 1/5 1/5
tính giá trị riêng, véc
Cgcn 1/9 5 1 1/3 1/7 1/5
Tmhcn 1/9 6 3 1 1/7 1/5
Đttc 1/9 5 7 7 1 3
Bdtc 1/9 5 5 5 1/3 1
tơ riêng của ma trận tương ứng với bảng 7. Giá trị riêng = 7,37. Véc tơ riêng sau khi
chuẩn hoá cho trong bảng 8. Đây chính là ma trận V(m,1). Các giá trị thu được ở bảng 8
cho thấy trong 6 tham số định tính, tham số 1 (Pl,Tc) là quan trọng nhất (0,5855); tham
số 2 (Tl,Tt) ít quan trọng nhất (0,0222). Tham số 1 quan trọng gấp 26,5 lần tham số 2
(0,5855/0,0222).
Bảng 8. Đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa 6 tham số định tính
Tham số định tính Số đo đã chuẩn hoá
1. Pháp luật và thể chế 0,5855
2. Tư liệu và thông tin 0,0222
3. Chuyển giao công nghệ 0.0383
4. Thương mại hoá công nghệ 0,0568
5. Đầu tư tài chính 0,1848
6. Bồi dưỡng tại chức 0,1119

2. So sánh các vùng với từng tham số định tính


Bước tiếp theo ta so sánh các vùng với từng tham số định tính. Việc so sánh được
tiến hành theo từng cặp vùng đối với từng tham số. Việc so sánh 2 vùng đối với 1 tham số
do nhóm nghiên cứu tiến hành theo phương pháp chuyên gia dựa vào bảng giá trị ở Phụ
lục 3. Trong bảng 9 là kết quả đánh giá từng cặp vùng đối với tham số 1: sự hiện hữu và
hiệu quả của pháp luật và thể chế liên quan đến phát triển công nghệ.
Bảng 9. So sánh các vùng đối với tham số định tính 1
pl,tc Vùng1 Vùng2 Vùng3 Vùng4 Vùng5 Vùng6 Vùng7 Vùng8
Vùng1 1 3 5 2 2 6 1/ 2 2
Vùng2 1/3 1 2 1/2 1/2 2 1/4 1/2
Vùng3 1 / 5 1/2 1 1/2 1/3 2 1/7 1/2
Vùng4 1 / 2 2 2 1 2 3 1/ 3 2
Vùng5 1 / 2 2 3 1/2 1 3 1/3 2
Vùng6 1 / 6 1/2 1/2 1/3 1/3 1 1 /8 1/3
Vùng7 2 4 7 3 3 8 1 3
Vùng8 1 / 2 2 2 1/2 1/2 3 1/3 1
Sử dụng phần mềm STATA 8.0 tính giá trị riêng, véc tơ riêng để so sánh 8 vùng
đối với tham số định tính pl, tc. Ta có eigenvalue + 8,2036; eigenvecter sau khi chuẩn
hoá có kết quả trong bảng 10. Đây là cột 1 của ma trận M.
Bảng 10. So sánh các vùng theo tham số định tính thứ nhất
Vùng 1: Đồng bằng sông Hồng 0,2028
Vùng 2: Đông Bắc 0,0659
Vùng 3: Tây Bắc 0,0464
Vùng 4: Bắc Trung Bộ 0,1308
Vùng 5: Ven biển Nam Trung Bộ 0,1145
Vùng 6: Tây Nguyên 0,0335
Vùng 7: Đông Nam Bộ 0,3152
Vùng 8: Đồng bằng Sông Cửu Long 0,0908

Một cách tương tự khi so sánh các vùng theo 5 tham số còn lại, ta có 5 cột giá trị
còn lại của ma trận M ở bảng 11. Các giá trị ở bảng 10 cho thấy đối với vấn đề Pháp luật
và thể chế liên quan đến phát triển công nghệ, vùng7 có điều kiện tốt nhất (0,3152), vùng
6 có điều kiện này kém nhất (0,0335). Chênh lệch giữa 2 vùng về yếu tố này là 9,4 lần
(0,315/ 0,0335).
Bảng 11. Ma trận M: so sánh 8 vùng theo 6 tham số định tính
Vùng Pl,tc Tl,tt Cgcn Tmhcn Đt,tc bdtc
ĐBSH 0,2028 0,3022 0,2422 0,2323 0,2128 0,2992
ĐB 0,0659 0,1391 0,1298 0,1474 0,1105 0,1530
TB 0,0464 0,0339 0,0287 0,0224 0,0173 0,0202
BTB 0,1308 0,0934 0,0742 0,0593 0,0695 0,0767
VBNTB 0,1145 0,1129 0,1261 0,1203 0,1315 0,1265
TN 0,0335 0,0390 0,0310 0,0494 0,0558 0,0413
ĐNB 0,3152 0,1970 0,2836 0,2777 0,3296 0,2145
ĐBSCL 0,0908 0,0826 0,0843 0,0913 0,0732 0,0686
3. Xác định chỉ số chủ quan môi trường công nghệ
Chỉ số chủ quan SFI được xác định bằng cách nhân ma trận M (bảng 11) với ma
trận V ( bảng 8). Giá trị thu được phải chuẩn hoá theo nguyên tắc: vùng có giá trị lớn nhất
sẽ có giá trị tương ứng là 1. Bảng 12 là giá trị S FI tính được và sau khi chuẩn hoá.
Bảng 12. Giá trị chỉ số chủ quan môi trường công nghệ của 8 vùng
Các vùng lãnh thổ SFI=[M] x [ V] SFI đã chuẩn hoá Thứ tự
Đồng bằng Sông Hồng 0,2207 0,7344 2
Đông Bắc 0,0926 0,3081 5
Tây Bắc 0,0357 0,1188 8
Bắc Trung Bộ 0,1063 0,3537 4
Ven biển Nam Trung bộ 0,1197 0,3983 3
Tây Nguyên 0,0394 0,1311 7
Đông Nam Bộ 0,3005 1,0000 1
Đồng bằng sông Cửu 0,0845 0,2815 6
Long

4. Xác định chỉ số môi trường công nghệ TCI


Chỉ số môi trường công nghệ TCI xác định theo công thức:
TCI = a.OFI + b.SFI
Giá trị của a,b thể hiện tầm quan trọng tương đối giữa chỉ số chủ quan và khách
quan, được xác định theo phương pháp chuyên gia. Trên hình PL1 biểu thị chỉ số môi
trường công nghệ (TCI) của 8 vùng khi a, b thay đổi.
D. Nhận xét kết quả
Áp dụng mô hình tính chỉ số môi trường công nghệ của APCTT để đánh giá môi
trường công nghệ của 8 vùng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy:
1) Năm 2000, xếp hạng môi trường công nghệ các vùng theo thứ tự giảm dần với
giả thiết coi các yếu tố khách quan và chủ quan là quan trọng như nhau ( a = b = 0,5):
1. Đông Nam Bộ ( CTI = 0,8232)
2. Đồng bằng sông Hồng ( CTI = 0,6810)
3. Duyên hải Nam Trung Bộ ( CTI = 0,4435)
4. Bắc Trung Bộ ( CTI = 0,4219)
5. Đông Bắc ( CTI = 0,3935)
6. Đồng bằng Sông Cửu Long ( CTI = 0,3847)
7. Tây Nguyên ( CTI = 0,2717)
8. Tây Bắc ( CTI = 0,2419)
Trong trường hợp giá trị của a,b ( tầm quan trọng của các yếu tố chủ quan, khách
quan) thay đổi, thứ tự một số vùng có thể thay đổi như trên hình PL1.
2) Có thể chỉ ra các yếu tố khiến các vùng có môi trường công nghệ khác nhau
theo bảng 11.
3) Xác định được mức độ chênh lệch giữa các vùng đối với từng chỉ tiêu cụ thể.
OFI CTI SFI
1 1

0,8232
Đông Nam Bộ

0.7344
0,7 Đồng Bằng Sông Hồng
0,6810
0.6464
0.6276
0.6

0.5
0.4888
0.4880 Duyên hải Trung Bộ
0.4789 0,4435

0,4249
0.4124
0,3935

0,3847
Bắc Trung Bộ 0.3983

0.369 Đông Bắc 0.3537

0.3081
0.3 0,2717
Đồng Bằng Sông Cửu Long 0.2815

Hình PL-1 Chỉ số môi trường công nghệ của các vùng Việt Nam khi a,b thay đổi
0,2419

Tây Nguyên

0.1311
0.1188
Tây Bắc

a = 1; b = 0 a = b = 0,5 a = 0; b = 1
Phụ lục 4
BẢNG TRA GIÁ TRỊ HÀM y= ax
x
a 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50 0,55 0,60
0,20 0,85 0,78 0,72 0,66 0,61 0,56 0,52 0,48 0,44 0,41 0,38
0 1 6 5 9 7 9 5 5 7 3 1
0,22 0,86 0,80 0,74 0,68 0,63 0,59 0,55 0,51 0,47 0,44 0,40
5 1 0 2 9 9 3 1 1 4 0 9
0,25 0,87 0,81 0,75 0,70 0,66 0,61 0,57 0,53 0,50 0,46 0,43
0 1 2 8 7 0 6 4 6 0 7 5
0,27 0,87 0,82 0,77 0,72 0,67 0,63 0,59 0,55 0,52 0,49 0,46
5 9 4 2 4 9 6 7 9 4 2 1
0,30 0,88 0,83 0,78 0,74 0,69 0,65 0,61 0,58 0,54 0,51 0,48
0 7 5 6 0 7 6 8 2 8 6 6
0,32 0,89 0,84 0,79 0,75 0,71 0,67 0,63 0,60 0,57 0,53 0,50
5 4 5 9 5 4 5 8 3 0 9 9
0,35 0,90 0,85 0,81 0,76 0,73 0,69 0,65 0,62 0,59 0,56 0,53
0 0 4 1 9 0 3 7 3 2 1 3
0,37 0,90 0,86 0,82 0,78 0,74 0,70 0,67 0,64 0,61 0,58 0,55
5 7 3 2 3 5 9 5 3 2 3 5
0,40 0,91 0,87 0,83 0,79 0,76 0,72 0,69 0,66 0,63 0,60 0,57
0 2 2 3 5 0 6 3 2 2 4 7
0,42 0,91 0,88 0,84 0,80 0,77 0,74 0,71 0,68 0,65 0,62 0,59
5 8 0 3 7 4 1 0 0 2 5 8
0,45 0,92 0,88 0,85 0,81 0,78 0,75 0,72 0,69 0,67 0,64 0,61
0 3 7 2 9 7 6 7 8 1 5 9
0,47 0,92 0,89 0,86 0,83 0,80 0,77 0,74 0,71 0,68 0,66 0,64
5 8 4 2 0 0 1 2 5 9 4 0
0,50 0,93 0,90 0,87 0,84 0,81 0,78 0,75 0,73 0,70 0,68 0,66
0 3 1 1 1 2 5 8 2 7 3 0
0,52 0,93 0,90 0,87 0,85 0,82 0,79 0,77 0,74 0,72 0,70 0,67
5 8 8 9 1 4 8 3 8 5 2 9
0,55 0,94 0,91 0,88 0,86 0,83 0,81 0,78 0,76 0,74 0,72 0,69
0 2 4 7 1 6 1 7 4 2 0 9
0,57 0,94 0,92 0,89 0,87 0,84 0,82 0,80 0,78 0,75 0,73 0,71
5 6 0 5 1 7 4 1 0 8 8 7
0,60 0,95 0,92 0,90 0,88 0,85 0,83 0,81 0,79 0,77 0,75 0,73
0 0 6 3 0 8 6 5 5 5 5 6
0,62 0,95 0,93 0,91 0,88 0,86 0,84 0,82 0,80 0,79 0,77 0,75
5 4 2 0 9 8 8 9 9 1 2 4
0,65 0,95 0,93 0,91 0,89 0,87 0,86 0,84 0,82 0,80 0,78 0,77
0 8 7 7 8 9 0 2 4 6 9 2
0,67 0,96 0,94 0,92 0,90 0,88 0,87 0,85 0,83 0,82 0,80 0,79
5 1 3 4 6 9 1 5 8 2 6 0
0,70 0,96 0,94 0,93 0,91 0,89 0,88 0,86 0,85 0,83 0,82 0,80
0 5 8 1 5 9 3 7 2 7 2 7
0,72 0,96 0,95 0,93 0,92 0,90 0,89 0,87 0,86 0,85 0,83 0,82
5 8 3 8 3 8 4 9 5 1 8 5
0,75 0,97 0,95 0,94 0,93 0,91 0,90 0,89 0,87 0,86 0,85 0,84
0 2 8 4 1 7 4 1 9 6 4 1
0,77 0,97 0,96 0,95 0,93 0,92 0,91 0,90 0,89 0,88 0,86 0,85
5 5 2 0 8 6 5 3 2 0 9 8
0,80 0,97 0,96 0,95 0,94 0,93 0,92 0,91 0,90 0,89 0,88 0,87
0 8 7 6 6 5 5 5 4 4 5 5
0,82 0,98 0,97 0,96 0,95 0,94 0,93 0,92 0,91 0,90 0,90 0,89
5 1 2 2 3 4 5 6 7 8 0 1
0,85 0,98 0,97 0,96 0,96 0,95 0,94 0,93 0,92 0,92 0,91 0,90
0 4 6 8 0 2 5 7 9 2 4 7
0,87 0,98 0,98 0,97 0,96 0,96 0,95 0,94 0,94 0,93 0,92 0,92
5 7 0 4 7 1 4 8 2 5 9 3
0,90 0,99 0,98 0,97 0,97 0,96 0,96 0,95 0,95 0,94 0,94 0,93
0 0 4 9 4 9 4 9 4 9 4 9

You might also like