You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MA TRẬN EFE CỦA DOANH NGHIỆP

BÀI TẬP NHÓM


LỚP: IB004

Giáo viên giảng dạy: TS. Đinh Thị Thu Oanh


Sinh viên:
Trần Thu Trang - 31181022512
Võ Thị Thùy Trinh - 31181022467
Nguyễn Thị Xuân Hương - 31181023662
Ngô Trần Cẩm Tú - 31181021112
Phạm Thu Hằng - 31181022348
Đoàn Thị Thu Trang - 31181023230

TP. Hồ Chí Minh - 2020


BÀI TẬP NHÓM
Ma trận EFE cho Masan Consumer
I. Các cơ hội và thách thức bên ngoài của thị trường Việt Nam và ngành
hàng tiêu dùng
a. Cơ hội
1. Việt Nam ký với EU Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do), có hiệu lực
từ 1/8/2020 tạo ra nhiều cơ hội hội nhập, mở cửa thương mại, Việt Nam ngày càng
thu hút nhiều vốn FDI.
2. Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 2019 , với GDP đạt 7,02%,
Tình trạng lạm phát của Việt Nam 2019 dưới mức dự báo. Tuy có sự sụt giảm nhẹ
vào 2020 do dịch bệnh nhưng đã hồi phục nhanh chóng.
3. Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam cho ngành thực phẩm chế
biến.
4. Việt Nam đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu ảnh hưởng đến việc dễ dàng quyết định mua hang và tang cường phân
khúc thị trường nhắm vào đối tượng khách hang trung lưu trong tương lai.
5. Sự gắn kết và trung thành của khách hàng (nhà phân phối, nhà bán sỉ, cửa hàng tạp
hoá, siêu thị, khách hàng) với thương hiệu tiêu dùng Việt Nam. Tạo nên hiệu ứng
tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm .
6. Số lượng nhà cung ứng nông nghiệp cho doanh nghiệp như Masan rất đông đúc
tạo điều kiện cho việc dễ dàng thương lượng với nhà cung ứng về giá cả cũng như
so sánh về mức độ đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp.
7. Việt Nam bước vào kỷ nguyên “Lợi tức dân số” với gần 70% dân số nằm trong độ
tuổi lao động, sự gia tăng về lực lượng lao động.
8. Thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu tiêu
dùng mạnh.
9. Ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khả quan với 2
con số.
b. Thách thức
1. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp
lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng
cạnh tranh.
2. Việt Nam được đánh giá là quốc gia phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu nặng nề nhất, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và không
khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nguyên liệu sản xuất.
3. Đối mặt với sự kiểm định khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm , đáp
ứng quy định của Nhà nước, các luật như Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Bảo
vệ người tiêu dùng 2010.
4. Tình hình dịch bệnh đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó có Việt
Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị và sản xuất trong nước.
5. Sự gia tăng cạnh tranh nước ngoài do mở cửa thương mại và cạnh tranh các đối
thủ trong nước diễn ra khốc liệt, gia tăng các nguy cơ về thị phần, vị trí thương
hiệu…
II. Ma trận EFE các tác động bên ngoài đối MASAN Consumer
TT CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG Ti Pi Qi
1 Việt Nam tiếp tục hội nhập qua các hiệp định thương mại (EVFTA) 0.05 2 0.1
2 Việt Nam đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng ổn định 0.08 3 0.24
3 Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam cho ngành thực phẩm chế biến 0.06 3 0.18
4 Việt Nam diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu 0.07 2 0.14
5 Sự gắn kết và trung thành của khách hàng với các thương hiệu tiêu dùng Việt Nam 0.06 3 0.18
6 Nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào đông đúc dễ dàng so sánh, thương lượng 0.07 3 0.21
7 Việt Nam bước vào kỷ nguyên "Lợi tức dân số", gia tăng về lực lương lao động 0.07 3 0.21
8 Mức thu nhập khả dụng của người tiêu dùng đang trên đà tăng lên 0.08 4 0.24
9 Ngành hàng tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng khả quan với mức tăng trưởng 2 con số 0.08 3 0.24
10 Áp lực cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình đổi mới công nghệ sản xuất 0.05 2 0.1
11 Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu 0.06 3 0.18
12 Nhà nước ban hành những quy định khắt khe về an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng 0.07 3 0.21
13 Dịch bệnh làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam 0.1 4 0.4
14 Cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và sự gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài 0.1 4 0. 4
Tổng cộng 1.00 3.11
Nhận xét:
Trong ma trận này, yếu tố tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch bệnh và sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong và ngoài nước đánh giá là hai yếu tố quan
trọng nhất (0.1) có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công ty trong thời điểm hiện
nay. Tổng điểm là 3.11 Masan đang thích ứng tốt trước tác động của các yếu tố bên
ngoài

You might also like