You are on page 1of 15

Đề bài ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 1

A- Kiểm tra Đọc


I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đọc bài Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ (từ Trần Thủ Độ đến ông mới tha cho)
trong SGK Tiếng Việt 5 đã học và trả lời câu hỏi sau: Khi có người muốn xin
chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)


Người trồng ngô
Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất
tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn
đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng
viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng
xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.
- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng
đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? – Phóng
viên hỏi.
- Anh không biết sao? – Bác nông dân đáp. – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn
chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng
khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu
thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu
tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng
được ngô tốt đã!
Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những
người sống xung quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải
giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo
bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.
(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:


Câu 1: Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?
a- Vì bác đem ngô từ trang trại rất xa đến dự hội chợ liên bang
b- Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang
c- Vì năm nào bác cũng chịu khó đem ngô đến dự hội chợ liên bang
d- Vì bác có bí quyết trồng ngô để năm nào cũng đoạt giải Nhất liên bang
Câu 2: Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân?
a- Bác có một bí quyết trồng ngô rất độc đáo không ai biết
b- Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được
c- Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt
d- Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ
Câu 3: Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống
tốt nhất?
a- Vì bác hiểu rằng những người hàng xóm có được giống ngô tốt thì ngô của
bác mới tốt
b- Vì bác cho rằng hạt giống tốt cũng không tạo ra năng suất cao
c- Vì những người xung quanh trả cho bác nhiều tiền để mua hạt giống
d- Vì nhờ những người xung quanh mà ngô của bác có năng suất cao
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
a- Con người cần biết cách trồng ngô để có năng suất cao
b- Con người phải biết thông cảm với những người khác
c- Người đem hạnh phúc đến cho người khác là người hạnh phúc
d- Cần cung cấp cho những người trồng ngô giống ngô tốt.
Câu 5: Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?
a- Ngọn núi cao ngất trời / Trồng được những cây ngô có năng suất cao
b- Anh không biết sao? / Sao trên trời có khi mờ khi tỏ
c- Giống ngô của bác rất tốt / Cách trồng ngô của bác không giống ai
d- Bác nông dân trồng ngô / Mẹ em đang bác trứng
Câu 6: Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng /
được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?
a- 4 danh từ. Đó là các từ……………………………………………………….
b- 5 danh từ. Đó là các từ………………………………………………………
c- 6 danh từ. Đó là các từ……………………………………………………….
Câu 7: Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng /
được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?
a- 2 tính từ. Đó là các từ……………………………………………………….
b- 3 tính từ. Đó là các từ………………………………………………………
c- 4 tính từ. Đó là các từ……………………………………………………….
Câu 8: Câu nào dưới đây là câu ghép?
a- Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác
luôn đoạt giải Nhất
b- Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô
c- Một phóng viên phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại
xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình
d- Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh
mình hạnh phúc
Câu 9: Hai vế của câu ghép “Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ
trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của
trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào?
a- Nối trực tiếp bằng dấu phẩy
b- Nối bằng một quan hệ từ
c- Nối bằng một cặp quan hệ từ
d- Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ
Câu 10: Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu “Người phóng
viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó đã phát hiện ra bác cho những người hàng
xóm những hạt ngô giống tốt nhất của mình”?
a- Người phóng viên
b- Người phóng viên phỏng vấn
c- Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân
d- Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó

B – Kiểm tra Viết


I – Chính tả Nghe – viết (5 điểm)
Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới dòng sông cạn. Cát ở rãnh
luống mềm lún. Những cành dâu xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho
lớp cát ở dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm
nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực đã che mát cho khoai lang.
Những dây khoai lang mập mạp kia, lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn…
(Dương Thị Xuân Quý)
II – Tập làm văn (5 điểm)
Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn (khoảng 15 câu)
1. Tả một loài hoa, cái cây mà em yêu thích
2. Tả một người bạn tốt được mọi người quý mến
Đề bài ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 2
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5 và trả lời
câu hỏi.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về các loài hoa

Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu
quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì
tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào
tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”

Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết,
chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là
mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.”

Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người
chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm
để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi
hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến
nhất.”

Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành
hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không
tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao
quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…

Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn
tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng
trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn,
tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng
vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm
chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”

Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.


– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (M1-0,5 điểm)

a. Loài hoa nào đẹp nhất.

b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.

c. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất.

d. Loài hoa nào kiên cường nhất.

2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (M1-0,5 điểm)

a. Hoa dại

b. Hoa hồng

c. Hoa đào

d. Hoa lan

3. Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (M2-0,5 điểm)

a. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.

b. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày.

c. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.

d. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ.

4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh? (M2-0,5 điểm)

a. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó.

b. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo.

c. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm.

d. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang.

5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì? (M3-1,0 điểm)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

6. Hãy viết 2-3 câu văn nêu ý nghĩa của một loài hoa mà em thích nhất. (M4-1,0
điểm)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

7. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (M1-0,5
điểm)

(vừa… đã, càng… càng, không những… mà còn, vì … nên)

a) Trời …………... mưa, đường …….……… trơn.

b) ………..….. về đến nhà, nó …………….. gọi mẹ ngay.

c) ……..…….. trời mưa to ……………… em không đi chơi.

d) Nó …………… học giỏi ……………….. hát hay.

8. Nối nghĩa của “công” với những từ chứa tiếng “công” mang nghĩa đó. (M2-
0,5 điểm)

Của nhà nước, của chung công nhân, công nghiệp


Thợ, khéo tay công dân, công cộng, công chúng
Không thiên vị công bằng, công lí, công minh, công tâm
9. Điền cặp từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây: (M3-0,5 điểm)

a) Tiếng hót vang đến…, khu rừng rộn rã đến…

b) Trời… hửng nắng, những đóa hoa … đua nhau khoe sắc.

10. Viết lại hai câu văn dưới đây có sử dụng từ ngữ nối để liên kết. (M4-1,0
điểm)

Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để
trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.
B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Nhà bác học Đác-uyn

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng
học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn
hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho
mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp
ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các
tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước
khác.

(Theo Hà Vị)
II. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi Mùa
Xuân của mình.
Đề bài ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 số 3
A- Kiểm tra Đọc
I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đọc bài Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng đến đồng
bằng xanh mát) trong SGK Tiếng Việt 5 đã học và trả lời câu hỏi sau: Tìm
những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)


Đọc thầm văn bản sau:
SỰ BÌNH YÊN
Ngày xưa, ở một vương quốc nọ, một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ
được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên.
Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có
hai bức và ông phải chọn lấy một.
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình
những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những
đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng
đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi này trần trụi
và lởm chởm đá. Bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút cùng sấm chớp.
Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xoá. Bức tranh này trông thật
chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ
mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang
xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ thản
nhiên đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.
- Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là
một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có
nghĩa là ngay chính trong phong ba bão táp mà ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh
trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên.
Theo Nhị Tường

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn đáp án đúng nhất hoặc thực hiện theo
yêu cầu sau.

Câu 1: (0,5 điểm) Nhà vua treo giải thưởng cho bức tranh thể hiện được
điều gì?
A. Cuộc chiến đấu hào hùng.
B. Sự bình yên.
C. Phong cảnh thiên nhiên.
D. Bức tranh thiên nhiên đẹp nhất.
Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao bức tranh thứ nhất được xem là thể hiện sự
hoàn hảo của bình yên?
A. Vì bức tranh vẽ hồ nước yên ả, mặt hồ tuyệt mĩ, ngọn núi cao,
bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng.
B. Vì bức tranh vẽ đủ mọi cảnh đẹp của thiên nhiên: hồ nước, những
ngọn núi và bầu trời.
C. Vì bức tranh vẽ cảnh không có người, xe cộ đi lại ồn ào.
D. Những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá, dòng thác nổi bọt trắng
xoá đổ xuống bên vách núi. Đằng sau dòng thác có một con chim mẹ
đang xây tổ...
Câu 3: (0,5 điểm) Bức tranh thứ hai được miêu tả bằng những chi tiết
nào?
A. Bức tranh vẽ hồ nước yên ả, mặt hồ tuyệt mĩ, ngọn núi cao, bầu trời
xanh với những đám mây trắng mịn màng.
B. Dòng sông chảy hiền hoà, xung quanh có những cánh đồng xanh
mượt.
C. Bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng.
D. Những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá, dòng thác nổi bọt trắng
xoá đổ xuống bên vách núi. Đằng sau dòng thác có một con chim mẹ
đang xây tổ...
Câu 4: (0,5 điểm)) Vì sao nhà vua lại chọn bức tranh thứ hai?
A. Vì đây là bức tranh vẽ cảnh tượng rất dữ dội.
B. Vì ẩn sau khung cảnh dữ dội, phong ba bão táp của bức tranh là
hình ảnh một sự bình yên trong trái tim.
C. Vì bên cạnh cảnh núi, nước, bức tranh còn vẽ cả cây cối và chim
chóc.
D. Vì bức tranh có cảnh thiên nhiên yên bình.
Câu 5: (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em hiểu sự bình yên trong cuộc sống
như thế nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Câu 6: (0,5 điểm) Từ “ta” trong câu: “- Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua
công bố.” thuộc từ loại:

A. Danh từ
B. Động từ
C. Đại từ
D. Quan hệ từ
Câu 7: (1 điểm) Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ.
B. Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót
bao quanh.
C. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ
thản nhiên đậu trên tổ của mình
D. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn
núi này trần trụi và lởm chởm đá.
Câu 8: (0,5 điểm) Hai câu sau: "Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy
đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá.
Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ." được liên kết với nhau
bằng cách nào?

A. Bằng cách lặp từ ngữ.


B. Bằng cách thay thế từ ngữ.
C. Bằng từ ngữ nối.
Câu 9. (0,5 điểm) Tìm một từ đồng nghĩa với từ “bình yên”
Câu 10. (0,5 điểm) Từ “đậu” trong hai câu “…con chim mẹ thản nhiên đậu
trên tổ của mình.” và “Mẹ em mua một đĩa xôi đậu.” có quan hệ với nhau như
thế nào?
A. Từ trái nghĩa
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ đồng âm
D. Từ đồng nghĩa
Câu 11. (1 điểm) Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến
phù hợp với nội dung bài đọc trên.

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
B – Kiểm tra Viết
I – Chính tả Nghe – viết (5 điểm)
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây
đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao
từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong
thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng
cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và
bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt
bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.

You might also like