You are on page 1of 2

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN HÓA HỌC 11

Hình thức: Tự luận


Thời gian: 45 phút
Giới hạn: từ bài 1 đến bài 8
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
HÓA 11
CHƯƠNG I

Các dạng bài tập

- Viết phương trình điện ly của các chất điện ly.


- Các chất nào có thể cùng tồn tại (hoặc không cùng tồn tại) trong 1 dung dịch.
- Nhận biết các dung dịch axit, bazơ, muối.
- Định luật bảo toàn điện tích.
- Tính nồng độ ion/ phân tử của các chất điện ly mạnh từ phương trình điện ly.
- Pha trộn các dung dịch (axit với bazơ)-> tính nồng độ các ion trong dung dịch
sau phản ứng; tính pH của dung dịch sau phản ứng.

CHƯƠNG II

Các dạng bài tập

- Viết phương trình tính chất hóa học, điều chế của Nitơ và Amoniac.
- Bài tập hiệu suất phản ứng điều chế amoniac.

MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO


Câu 1: Hoàn thành các sơ đồ chuyển hóa sau, viết các phương trình hóa học :
(3)
NH4NO2 (1) NH3
N2 (4) NO (5) NO2
(2)
NaNO2 (6)
a) Na3N

(1) (3) (4) (5)


NH4Cl NH3 NH4HSO4 (NH4)2SO4
N2 (6)
(7) (8)
NH3 (2) NO NO2 NH3
b)
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau:

1
a) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4.
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm chứa Al(OH)3.
c) Dẫn khí H2S vào dung dịch CuCl2.
d) Nhỏ dung dịch NaBr vào dung dịch AgNO3.
Nêu hiện tượng ở mỗi thí nghiệm (nếu phản ứng tạo kết tủa thì nói rõ màu của kết
tủa) và viết các phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn.
Câu 3: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
hay không? Giải thích dự lựa chọn bằng phương trình ion thu gọn.
Tập hợp A: Na+, Cu2+, OH-, NO3-.
Tập hợp B: Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-.
Tập hợp C: Na+, Ca2+, HCO3-, OH-.
Tập hợp D: Fe2+, H+, OH-, NO3-.
Câu 4: Cho hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 4,25 vào bình kín
có xúc tác và áp suất thích hợp, nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Ycó tỉ
khối so với H2 là 6,8. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 .
Câu 5:
a) Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400 ml dung dịch.
b) Tính pH của dung dịch chứa 0,8 gam NaOH trong 200 ml dung dịch.
c) Tính pH của dung dịch khi trộn 150ml dung dịch H2SO4 0,2M và 50 ml dung
dịch HBr 0,04M (coi như H2SO4 phân li hoàn toàn cả 2 nấc).
d) Tính pH của dung dịch khi trộn 450ml dung dịch KOH 0,02M và 350 ml dung
dịch Ba(OH)2 0,01M.

Câu 6: Dung dịch X chứa các ion: Ba2+, K+, HSO3- và NO3-.
Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 1,6275 gam
kết tủa.
Cho ½ dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,28 lít
SO2 (đkc).
Mặt khác, nếu cho dung dịch X tác dụng với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH
= 13 thì thu được 500 ml dung dịch có pH bằng bao nhiêu? (bỏ qua sự điện li của H2O).

You might also like