You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG HÓA 11 GIỮA KÌ II

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho các chất sau: CCl4 (1); CH3COONa (2); C2H6 (3); CaC2 (4); Al4C3 (5); C6H12O6 (6); KCN(7). Những
chất hữu cơ là
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3), (6).
C. (1), (3), (4), (5), (6), (7). D. (2), (3), (6), (7).
Câu 2: Cho các chất sau: NaHCO3 (1); CH3COOH (2); C4H8 (3); CaC2 (4); Al4C3 (5); C2H5OH (6); C2H5Cl (7).
Những chất hữu cơ là
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (4), (5), (6).
C. (1), (3), (4), (5), (6), (7). D. (2), (3), (6), (7).
Câu 3: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ
A. là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
D. là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Câu 4: Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ
A. là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
D. là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Câu 5: Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm
A. hai liên kết ϭ. C. hai liên kết .
B. một liên kết ϭ và một liên kết . D. một liên kết ϭ và hai liên kết .
Câu 6: Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon gồm
A. hai liên kết ϭ. C. hai liên kết .
B. một liên kết ϭ và một liên kết . D. một liên kết ϭ và hai liên kết .
Câu 7: Cho các chất sau: CH3-O-CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3), CH3CH(OH)CH3 (4),
CH3CH(OH)CH2CH3 (5), CH3OH (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau
A. (1) và (2); (3) và (4). B. (1) và (3); (2) và (5).
C. (1) và (4); (3) và (5). D. (1) và (5); (2) và (4).
Câu 8: Cho các chất sau: C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất có thể thuộc cùng dãy đồng đẳng
của C2H4 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Số liên kết σ và số liên kết π trong CH2=CH-CH2-CH=CH2 lần lượt là
A. 8 và 2. B. 10 và 2. C. 12 và 2. D. 10 và 4.
Câu 10: Số liên kết σ và số liên kết π trong CH≡C-CH2-C≡CH lần lượt là
A. 8 và 2. B. 10 và 2. C. 12 và 2. D. 8 và 4.
Câu 11: Công thức chung của ankan là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n+2 (n ≥ 2). D. CnH2n-2 (n ≥ 3).
Câu 12: Công thức chung của anken là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n+2 (n ≥ 2). D. CnH2n-2 (n ≥ 3).
Câu 13: Phân tử hiđrocacbon nào sau đây có nguyên tử cacbon bậc IV?
A. CH3CH2CH2CH3. B. CH3CH3. C. (CH3)2CHCH3. D. (CH3)4C.
Câu 14: Phân tử hiđrocacbon nào sau đây có nguyên tử cacbon bậc III?
A. CH3CH2CH2CH3. B. CH3CH3. C. (CH3)2CHCH3. D. (CH3)4C.
Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C5H12?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở tương ứng với công thức C4H8?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Khi cho 2-metylbutan phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản
phẩm thế monoclo?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18: Khi cho 2-metylpropan phản ứng với clo (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản
phẩm thế monoclo?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Khi đốt cháy một hiđrocacbon mạch hở, thu được a mol CO 2 và b mol H2O. Trong trường hợp nào sau
đây có thể kết luận rằng hiđrocacbon đó là anken?
A. a >b. B. a <b. C. a =b. D. a ≥b.
Câu 20: Khi đốt cháy một hiđrocacbon, thu được a mol CO 2 và b mol H2O. Trong trường hợp nào sau đây có thể
kết luận rằng hiđrocacbon đó là ankan?
A. a >b. B. a <b. C. a =b. D. a ≥b.
Câu 21: Cho hai bình hóa chất mất nhãn chứa etilen và etan. Có thể nhận biết các hóa chất trong mỗi bình bằng
chất nào dưới đây?
A. dung dịch NaCl. B. quỳ tím.
C. dung dịch brom. D. dung dịch Na2SO4.
Câu 22: Cho hai bình hóa chất mất nhãn chứa propilen và propan. Có thể nhận biết các hóa chất trong mỗi bình
bằng chất nào dưới đây?
A. dung dịch KCl. B. quỳ tím.
C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch Na2SO4.
Câu 23: Sản phẩm tạo thành từ phản ứng giữa 2-metylpropen và Br2 là
A. CH2Br-CBr(CH3)2. B. CH2Br-CH(CH3)-CH2Br.
C. CH3-CH(CH3)2-CHBr2. D. CH3-CBr2-CH2CH3.
Câu 24: Sản phẩm tạo thành từ phản ứng giữa 2-metylpropen với H2 (Ni, to) là
A. isobutan. B. butan. C. propan. D. 2-metylbutan.
Câu 25: Chất nào sau đây có đồng phân hình học: (X) CH2 = C(CH3)2; (Y) CH3HC = CHCH3; (Z) CH2 = C
= CHCH3; (T) (CH3)(C2H5)C=CHCH3
A. X, Y. B. Y. C. Y, Z, T. D. Y, T.
Câu 26: Chất nào sau đây có đồng phân hình học: (I) CH3CCH; (II) CH3CH=CHCH3; (III) (CH3)2CHCH2CH3;
(IV) CH3CBr=CHCH3; (V) CH3CH(OH)CH3; (VI) CHCl=CH2.
A. (II). B. (II) và (VI). C. (II) và (IV). D. (II), (III) và (V).
Câu 27: Công thức cấu tạo CH3CH(CH3)CH2CH2CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. 2-metylpentan. B. neopentan. C. isobutan. D. 1,1-đimetylbutan
Câu 28: Chất có CTCT sau: CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH3 có tên gọi là
A. 2,2 – đimetylpentan. B. 2,3 – đimetylpentan.
C. 2,2,3 – trimetylpentan. D. 2,2,3 – trimetylbutan

Câu 29. Cho phản ứng sau: X CH4 + C3H6


Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH3. B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2CH2CH3.
Câu 30. Cho phản ứng sau: C5H12 C2H6 + X
Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH3. B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2CH2CH3.
Câu 31: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là
sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br. D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
Câu 32: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

Câu 33: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2,
C O2. Chất dùng để làm sạch etilen là
A. dung dịch brom dư. B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch NaCl dư. D. dung dịch KMnO4 loãng, dư.
Câu 34: Có các chất sau: etan (1), propan (2), pentan (3), butan (4). Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là
=> Tăng theo độ lớn của CH
A. (3), (4), (2), (1). B. (1), (2), (4), (3). C. (3), (4), (1), (2). D. (1), (2), (3), (4)
Câu 35: Có các chất sau: hexan (1), propan (2), pentan (3), butan (4). Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là
A. (2), (4), (3), (1). B. (1), (2), (4), (3). C. (3), (4), (1), (2). D. (1), (2), (3), (4)
Câu 36: Hiđrocacbon no được dung làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế, phản ứng cháy.
B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên, dễ khai thác.
C. Hiđrocacbon no nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.
Câu 37: Quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất
lớn được gọi là phản ứng
A. trùng hợp. B. oxi hóa hoàn toàn. C. hiđro hóa. D. halogen hóa.
Câu 38: Một hợp chất hữu cơ X có thành phần như sau: %C = 52,17%; %H = 13,04%, còn lại là O. Biết X có
công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. X là
A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H10O.
Câu 39. Phần trăm khối lượng hiđro trong ankan X là 25,00 %. Công thức phân tử của ankan là
=> Giải: CnH2n+2 => Ta có: (2n + 2)/(2n + 2 + 12n) x 100 = 25 => n = 1 => CH4.
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 40: Khối lượng etilen thu được khi đun nóng 230 gam ancol etylic (C2H5OH) với H2SO4 đậm đặc, hiệu suất
phản ứng đạt 40% là:
PTHH : C2H5OH -> C2H4 + H2O
=> nC2H5OH = 5 => nC2H4 = 5 => 140g x 40% = 56g.
A. 56 gam. B. 84 gam. C. 196 gam. D. 350 gam.
Câu 41: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng
bình brom tăng thêm m gam và có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). Giá trị m là?
PTHH: C2H4 + Br2 -> C2H4Br2. Do etan không phản ứng với dd Brom dư, do đó, 1,12 lít khí thoát ra là etan.
=> Lít etilen có trong dd là 3,36 – 1,12 = 2,24. => n etilen = 0,1 (mol)
=> m bình tăng lên = m etilen phản ứng = 0,1 x 28 = 2,8.
A. 2,8. B. 5,6. C. 4,2. D. 1,4.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dd HBr chỉ
cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của A là

A. CH2=CH2. B. (CH3)2C=C(CH3)2. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3CH=CHCH3.

II. TỰ LUẬN
Câu 1: Viết phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện (nếu có) để hoàn thành dãy chuyển hóa sau:

Câu 2: Viết các PTHH xảy ra, viết rõ CTCT của các sản phẩm phản ứng khi cho etan và propan tác dụng với clo
(ánh sáng) theo tỉ lệ 1:1; 1:2.
Câu 3: Có ba bình mất nhãn chứa một trong các khí: cacbonđioxit, etan, propilen. Bằng phương pháp hóa học,
hãy nhận biết khí ở mỗi bình, viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 4: Có ba bình mất nhãn chứa một trong các khí: cacbonic, butan, etilen. Bằng phương pháp hóa học, hãy
nhận biết khí ở mỗi bình, viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng . Cho X đi qua bột niken nung nóng đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. Xác định công thức phân tử của X.

You might also like