You are on page 1of 9

Mức độ thông hiểu – Đề 1

Câu 1: Trong số các chất sau đây: toluen, benzen, etilen, metanal, phenol, ancol anlylic, axit
fomic, stiren, o-xilen, xiclobutan, vinylaxetat. Có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch nước
brom?
A. 9 B. 10 C. 7 D. 8
Câu 2: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản
ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na.
Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là
A. HCOOCH3, CH3COOH. B. CH3COOH, HCOOCH3.
C. CH3COOH, CH3COOCH3. D. (CH3)2CHOH, HCOOCH3.
Câu 3: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. metyl amin, amoniac, natri axetat. B. anilin, metyl amin, amoniac.
C. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. D. anilin, amoniac, natri hiđroxit.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.
(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 5: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng

X Dung dịch I2 Có màu xanh tím

Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím

Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng

T Nước brom Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là


A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
Câu 6: Cho các phản ứng sau
(a)Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
(b)

Trang 1
(c) CH ≡ CH +2AgNO3 + 2NH3 → AgC ≡ CAg + 2NH4NO3
(d) CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
(e)
Số phản ứng oxi hóa khử là:
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:
Tác nhân phản ứng Chất tham gia phản ứng Hiện tượng
Dung dịch I2 X Có màu xanh đen
Cu(OH)2 Y Có màu tím
Nước brom Z Kết tủa trắng
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ T Có kết tủa Ag
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Tinh bột, lòng trắng trứng, glucozo, anilin B. Tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozo
C. Tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozo D. Lòng trắng trứng, tinh bột, glucozo, anilin
Câu 8: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng

X Nước brom Kết tủa trắng

Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím

Z Cu(OH)2 Dung dịch màu xanh lam

T Quỳ tím Chuyển màu hồng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là


A. Phenol, hồ tinh bột, glixerol, axit axetic B. Axit axetic, hồ tinh bột, phenol, glixerol
C. Phenol, hồ tinh bột, axit axetic, glixerol. D. Glixerol, axit axetic, phenol, hồ tinh bột.
Câu 9: Cho X1, X2, X3 là ba chất hữu cơ có phân tử khối tăng dần. Khi cho cùng số mol mỗi chất
tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì đều thu được Ag và muối Y, Z. Biết rằng:
(a) Lượng Ag sinh ra từ X1 gấp hai lần lượng Ag sinh ra từ X2 hoặc X3.
(b) Y tác dụng với dung dịch NaOH hoặc HCl đều tạo khí vô cơ.
Các chất X1, X2, X3 lần lượt là
A. HCHO, CH3CHO, C2H5CHO. B. HCHO, HCOOH, HCOONH4
C. HCHO, CH3CHO, HCOOCH3. D. HCHO, HCOOH, HCOOCH3
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Xà phòng hóa vinyl axetat, thu được muối và anđehit.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Trang 2
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit.
(e) Triolein tham gia phản ứng cộng H2 xúc tác Ni nhiệt độ.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 11: Hợp chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Gly-AlA. B. Etyl axetat. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Anbunin là protein hình cầu, không tan trong nước
(b) Aminoaxxit là hợp chất tạp chức
(c) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit
(d) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở đơn chức là CnH2n+3 N
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím
(f) Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit
(g) Lực bazơ của metylamin mạnh hơn đimetylamin
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 13: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
(2) Cho dung dịch KHSO4 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(3) Oxi hóa metanal bằng dung dịch AgNO3 trong NH3.
(4) Nhỏ vài giọt HNO3 đặc vào lòng trắng trứng ( anbumin).
(5) Nhỏ dung dịch KOH dư vào dung dịch FeCl2.
(6) Nhỏ dung dịch Br2 vào ống nghiệm đựng anilin.
Sau phản ứng hòa toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 5 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 14: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2H4O2 lần
lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 15: Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH.
Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất trên là:
A. C6H5OH, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH. B. C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.
C. C6H5OH, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH. D. C2H5OH, C6H5OH, HCOOH, CH3COOH.
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng nhất
của T là chất nào sau đây?
A. C6H5 – COOH B. CH3 – C6H4 – COONH4

Trang 3
C. C6H5 – COONH4 D. p – HOOC – C6H4 – COONH4
Câu 17: Sắp xếp các chất sau đây theo giảm dần nhiệt độ sôi: CH 3COOH (1), HCOOCH3 (2),
CH3CH2COOH (3), CH3COOCH3 (4), CH3CH2CH2OH (5)
A. (3)>(5)>(1)>(2)>(4) B. (3)>(1)>(4)>(5)>(2)
C. (1 )>(3)>(4)>(5)>(2) D. (3)>(1)>(5)>(4)>(2)
Câu 18: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Natri hiđroxit. B. Anilin C. Natri axetat. D. Amoniac.
Câu 19: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic,
axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 20: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. glixerol, axit axetic, glucozơ. B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.
C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.
Câu 21: Phát biểu không đúng là:
A. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH
lại thu được anilin.
B. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với
khí CO2 lại thu được axit axetic.
C. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO 2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với
dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
D. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch
HCl lại thu được phenol.
Câu 22: Cho các chất sau: ancol etylic (1), đietyl ete (2) và axit axetic (3). Dãy sắp xếp các chất
trên theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi là
A. (1 ) > (3) > (2). B. (3) > (2) > (1 ). C. (1) > (2) > (3). D. (3) > (1) > (2).
Câu 23: Cho các phát biểu sau :
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố cacbon và hidro.
(c) Dung dịch glucozo bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(d) Những hợp chất hữu có có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém
nhau một hay nhiều nhóm – CH2 là đồng đẳng của nhau.
(e) Saccarozo chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số phát biểu đúng là :
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 24: Thực hiện sơ đồ phản ứng :
(1) X + H2O Y+Z
(2) Y + O2 Z + H2O
(3) Y T + H2O
(4) T + polietilen

Trang 4
Phân tử khối của X là :
A. 74 B. 46 C. 88 D. 60
Câu 25: Cho các phát biểu sau :
(a) Oxi hóa hoàn toàn glucozo bằng nước brom thu được axit gluconic
(b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol
(c) Phân tử xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh
(d) Ở nhiệt độ thường axit glutamic là chất lỏng và làm quì tím hóa đỏ
(e) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục đến vào triệu
(g) Các amin dạng khí đều tan tốt trong nước
Số phát biểu đúng là :
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 26: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C 3H6O và có các tính chất:
X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H 2 nhưng chỉ có Z không bị thay
đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH 3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt

A. CH2=CH–CH2OH, C2H5–CHO, (CH3)2CO. B. C2H5–CHO, (CH3)2CO, CH2=CH–CH2OH.
C. C2H5–CHO, CH2=CH–O–CH3, (CH3)2CO. D. CH2=CH–CH2OH, (CH3)2CO, C2H5–CHO.
Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
Vậy C là chất nào sau đây?
A. Anđehit fomic B. Ancol metylic C. Anđehit axetic D. Ancol etylic
Câu 28: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng
dung dịch:
Chất
Thuốc thử X Y Z T

Dung dịch Không hiện


Kết tủa bạc Kết tủa bạc Kết tủa bạc
AgNO3/NH3,t0 tượng
Dung dịch nước Brom Không hiện Không hiện
Mất màu Mất màu
tượng tượng
Thủy phân Không bị Không bị thủy
Bị thủy phân Bị thủy phân
thủy phân phân
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. saccarozơ, glucozơ, mantozơ, fructozơ B. mantozơ, saccarozơ, fructozơ, glucozơ
C. fructozơ, xenlulozơ, glucozơ, saccarozơ D. glucozơ, saccarozơ, fructozơ, mantozơ
Câu 29: Cho các phát biểu sau :
(1) Tất cả các dung dịch amin đều làm quì tím đổi màu
(2) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
(3) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(4) Tinh bột bị thủy phân trong môi trường bazo
(5) Saccarozo là một disaccarit

Trang 5
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 30: Cho các phát biểu sau :
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucose
(b) Anilin là một bazo, dung dịch của nó có thể làm quỳ tím chuyển xanh
(c) Vinyl axetat phản ứng được với dung dịch Brom
(d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin tác dụng được với ancol etylic
(e) Dung dịch saccarozo có khả năng làm mất màu dung dịch Brom
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Đáp án
1-C 2-B 3-A 4-A 5-B 6-D 7-B 8-A 9-B 10-D
11-D 12-B 13-A 14-B 15-B 16-C 17-D 18-B 19-A 20-A
21-B 22-D 23-C 24-C 25-A 26-B 27-C 28-D 29-B 30-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án C
Các chất thỏa mãn: etilen, metanal, phenol, ancol anlylic, axit fomic, stiren, vinylaxetat
Câu 2: Đáp án B
X2 không phản ứng với Na nhưng phản ứng được với NaOH đun nóng
=> X là este : HCOOCH3
X1 phản ứng được với cả NaHCO3
=> X là axit : CH3COOH
Câu 3: Đáp án A
Câu 4: Đáp án A
(d) Sai. Đồng phân phải có cùng M.
(e) Sai. Sorbitol chỉ có 6C, trong khi saccarozo có 12 C
(f) Sai. Chỉ cần nhất thiết chứa C (Vd : CCl4)
Câu 5: Đáp án B
X + I2 -> Màu xanh tím => Hồ tinh bột
T + Br2 -> kết tủa trắng => Anilin
Câu 6: Đáp án D
Đó là các phản ứng b, e
Câu 7: Đáp án B
Câu 8: Đáp án A
A đúng

Trang 6
B sai do A không tạo kết tủa với nước brom
C sai do glixerol không làm quỳ chuyển hồng
D sai do glixerol không làm kết tủa dung dịch brom
Câu 9: Đáp án B
A và C sai do X1, X2, X3 khi tác dụng với AgNO3 trong NH3 tạo ra 3 muối khác nhau
B đúng do cả 3 chất đều tạo muối Y là (NH 4)2CO3 tạo khí khi tác dụng với dung dịch NaOH
và HCl
D sai do X3 tạo muối CH3-O-COONH4 tác dụng với HCl không tạo khí
Câu 10: Đáp án D
Phát biểu đúng là (a); (e)
(b) sai vì Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
(c) sai vì Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn
(d) sai vì Amilopectin trong tinh bột có các liên kết a-1,4-glicozit và a-1,6-glicozit
Câu 11: Đáp án D
Chất tham gia phản ứng tráng bạc là Fructozơ
Câu 12: Đáp án B
Các phát biểu đúng : a, b, c, d, f
Câu 13: Đáp án A
Thí nghiệm thu được kết tủa là: (1), (3),(4),(5),(6)
Câu 14: Đáp án B
C2H4O2 có 2 đồng phân là: HCOOCH3 và CH3COOH.
CH3COOH tác dụng được với: Na, NaOH, NaHCO3
HCOOCH3 tác dụng được với: NaOH
=> Có 4 phản ứng xảy ra
Câu 15: Đáp án B
Tính linh động của Hiđro: C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH
Câu 16: Đáp án C
X: C6H5CH2Cl
Y: C6H5CH2OH
Z: C6H5CHO
T: C6H5COONH4
Câu 17: Đáp án D
Chất tạo liên kết hidro mạnh hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn (có M tương đương nhau)
Chất nào có M lớn hơn thì nhiệt độ sôi cao hơn
Câu 18: Đáp án B
Câu 19: Đáp án A

Trang 7
Các chất thỏa mãn : glucozo, andehit axetic, fructozo
Câu 20: Đáp án A
Câu 21: Đáp án B
Axit axetic mạnh hơn H2CO3 nên CO2 không thể phản ứng được với muối axetat để tạo axit
axetic.
Câu 22: Đáp án D
Các chất có khả năng tạo liên kết hidro càng mạnh thì càng có nhiệt độ sôi cao
Axit > ancol > ete
Câu 23: Đáp án C
(a) Đúng.
(b) Sai. Chỉ cần có Cacbon, ví dụ : CCl4
(c) Sai. AgNO3 oxi hóa glucozo
(d) Sai. Đồng đẳng là các chất có công thức cấu tạo tương tự nhau, hơn kém nhau 1 hoặc
nhiều nhóm CH2.
(e) Đúng.
Câu 24: Đáp án C
T : CH2 = CH2
Y : C2H5OH
Z : CH3COOH
X : CH3COOC2H5
Câu 25: Đáp án A
(c) sai. Phân tử xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh
(d) sai. Axit glutamic ở nhiệt độ thường là chất rắn
(e) sai. Protein có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu
Câu 26: Đáp án B
Y không phản ứng được với nước Brom => Y : (CH3)2CO
Z không bị thay đổi nhóm chức khi + H2 (Ni,t0) => Z : CH2 = CH – CH2OH
Câu 27: Đáp án C
C2H6 + Cl2 -> C2H5Cl + HCl
C2H5Cl + NaOH -> C2H5OH + NaCl
C2H5OH + CuO -> CH3CHO + Cu + H2O
Câu 28: Đáp án D
X làm mất màu nước brom, không bị thủy phân => Glucozo
Câu 29: Đáp án B
Gồm (1), (3), (4)
Câu 30: Đáp án C
(a) đúng

Trang 8
(b) sai do anilin không làm đổi màu quỳ
(c) đúng
(d) đúng
(e) sai vì dung dịch saccarozo không làm mất màu dung dịch Brom
Số phát biểu đúng là 3

Trang 9

You might also like