You are on page 1of 4

Nhóm 18:

TÂM LÝ BỆNH NHÂN NHI KHOA ( TRẺ EM )

BỆNH:
- Khái niệm: Bệnh là những tổn thương thực thể hay cơ năng ở một hay
nhiều bộ phận cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con
người làm cho họ khó chịu, đau đớn, mệt mỏi
- Nguyên nhân:
+ Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩm sinh
hay rối loạn sinh lý
+ Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quá
nóng, bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng
+ Bệnh do các sinh vật khác (nhất là vi sinh vật) kí sinh
- Đặc điểm:
Tổn thương thực thể : gãy tay, viêm phổi, viêm tai,…
Tổn thương cơ năng: Rối loạn thần kinh chức năng, một số rối loạn đường
tiêu hoá,..
Từ những bệnh chức năng nhưng kéo dài có thể trở thành bệnh thực thể

TÂM LÝ BỆNH NHÂN NHI KHOA ( TRẺ EM ):


Tâm lý trẻ em bị bệnh có nhiều phức tạp tùy theo lứa tuổi và quá trình
phát triển trưởng thành, từng bệnh mắc phải và bệnh trong giai đoạn nào.
Nói chung trẻ em có những điểm nổi bật về tâm lý: dễ lo sợ phản ứng, rất
nhạy cảm với cái đau, sợ uống thuốc đắng, rất dễ có ấn tượng với các thầy
thuốc, sợ phải tách khỏi bố mẹ, sơ sẽ phạm lỗi lầm và bị trừng phạt vì
hoang mang không biết ứng xử như thế nào, sợ hãi mất quyền tự chủ, mất
năng lực, mất quyền riêng.
Không phải tất cả các trẻ đều trải qua nỗi sợ hãi như vậy, tuy nhiên mỗi độ
tuổi có biểu hiện tâm lý riêng:
- Trẻ dưới 6 tháng: có những rắc rối tâm lý không đáng kể, tác động tâm lý
thường vào các bậc cha mẹ.
- Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi: thuộc nhóm đặc biệt nhạy cảm, chúng hầu như
sợ hãi bị đau, phải xa bố mẹ và sợ người lạ, vật lạ. Phản ứng của các cháu
thường rất mãnh liệt khi mới thấy bệnh viện, áo trắng, dụng cụ y tế, kim
tiêm nên đã la hét, hốt hoảng, bỏ chạy,…. Nếu những lần đầu đến viện
chúng ta không chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ mà đã trói ép trẻ thực hiện các
thủ thuật như cắt amidan... sẽ khiến trẻ sợ hãi, chống cự không ngừng,…
- Tuổi học trò và tuổi thiếu niên: quá trình lớn lên giúp cho trẻ thích nghi
với các tình huống mới. Song vào viện vẫn là một tình huống mới mẻ mà
đứa trẻ chưa chuẩn bị gì, do vậy đứa trẻ sinh ra lo hãi mọi thứ xa lạ, lo
lắng không biết ứng xử như thế nào cho phù hợp với môi trường bệnh
viện. Lứa tuổi này vẫn sợ đau, sợ bị thương tích, tàn phế.
Người làm nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho trẻ cần tôn trọng các sinh hoạt
của trẻ cũng như những sở thích thói quen, không nên gò ép, doạ dẫm trẻ mà
nên dùng ánh mắt, lời nói cử chỉ để động viên, an ủi trẻ.
Người thầy thuốc phải luôn chân tình, thương yêu thực sự các cháu như con
mình. Lúc nào cũng thể hiệu tình yêu thương vỗ về, dỗ dành, khuyến khích
động viên bằng thái độ thân thương và lời nói chí tình. Phải thực sự tôn trọng
các cháu, gần gũi trò chuyện, động viên tính dũng cảm, chịu đựng để mau
lành bệnh.
Đối với những trẻ dễ mắc cỡ e thẹn, cần quan tâm đến điều đó trong khi tiến
hành khám bệnh và chữa bệnh. Cần chuẩn bị tốt trước khi phẫu thuật, phân
tích dặn dò, với lòng yêu thương sâu sắc sẽ giúp bệnh nhi vượt qua những thử
thách tưởng như không sao chịu nổi.
Luôn giữ gìn vệ sinh sạch đẹp cho các cháu, ăn mặc tươm tất làm cho trẻ vui
thích quan tâm tới việc ăn uống đầy đủ, không để trẻ bị đói.
Khi các cháu ra viện cần ân cần dặn dò chu đáo.
Cung cấp thêm nội dung phụ:
Các hành động cụ thể cần làm ví dụ như:
1.Đón trẻ như một người đáng tôn trọng:
- Giới thiệu tên
- Gọi tên trẻ
- Đứng ngang hàng với trẻ
2. Tôn trọng nhân phẩm của trẻ:
- Hỏi nhẹ nhàng và đợi trẻ trả lời
- Không gắt gỏng khi trẻ chưa chịu trả lời
- Nói trước cho bé biết sẽ làm gì trước khi khám
3.Văn hóa, dân tộc:
- Không chê bai văn hóa
- Không chê bai tập tục, truyền thống của trẻ
4. Làm dịu nỗi đau:
- An ủi
- Cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện
- Vuốt ve, ôm ấp
5. Tiếp xúc có ý thức:
- Kiên nhẫn
- Vui vẻ, hài hước
- Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu
6. Bệnh viện trong tương lai cần có:
- Môi trường tốt, trong lành
- Âm thanh, màu sắc
- Phòng trò chơi
- Chuyên viên tâm lý
=> Những điều trên góp phần tạo sự tin tưởng và mang lại cảm giác thoải mái
cho trẻ.

You might also like