You are on page 1of 5

CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

OXIT
I. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó 1 nguyên tố là oxi

II. Phân loại


1. Oxit bazơ là oxit của kim loại và có bazơ tương ứng
2. Oxit axit thường là oxit của phi kim và có axit tương ứng ( một số oxit kim loại hóa trị cao cũng là 1
oxit axit, vd Mn2O7, CrO3 …
3. Oxit trung tính: là oxit của phi kim, nhưng không có axit và bazo tương ứng.
VD: CO, NO, N2O
4. Oxit lưỡng tính: là oxit của kim loại, có khả năng vừa tác dụng với axit và bazo
VD: Al2O3, ZnO.
III. Gọi tên
Tên oxit bazơ = tên kim loại (hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + oxit
VD: `Na2O : natri oxit, có bazơ tương ứng là NaOH

CuO : đồng oxit, có bazơ tương ứng là Cu(OH)2

Fe2O3: sắt (III) oxit, có bazơ tương ứng là Fe(OH)3

Tên oxit axit = (tiền tố chỉ số ngtử phi kim) +tên phi kim +(tiền tố chỉ số ngtử oxi) + oxit
Các tiền tố : mono =1; đi =2; tri = 3, tetra = 4, penta = 5…

VD : CO2 : cacbon đioxit, có axit tương ứng là H2CO3

SO2 : lưu huỳnh đioxit, có axit tương ứng là H2SO3

SO3 : lưu huỳnh trioxit, có axit tương ứng là H2SO4

N2O5: đinitơ pentaoxit , có axit tương ứng là HNO3

P2O5: điphotpho pentaoxit, axit tương ứng là H3PO4

IV. Tính chất hóa học


1. Oxit bazơ
a. Oxit bazơ của Na, K, Ba, Ca + H2O bazơ tương ứng
Na2O + H2O 2NaOH

CaO + H2O Ca(OH)2


b. Oxit bazơ + axit muối +nước
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O
c. Oxit bazơ + oxit axit muối
Na2O + CO2 Na2CO3
CuO + SO3 CuSO4
2. Oxit axit
a. Oxit axit + H2O axit tương ứng
CO2 + H2O H2CO3
SO3 + H2O H2SO4
N2O5 + H2O 2HNO3
b. Oxit axit + dd bazơ muối + H2O
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
SO2 + 2NaOH Na2SO3
c. Oxit axit + oxit bazơ muối
(tương tự)

AXIT
I. Định nghĩa
Axit là hợp chất gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H có thể được thay thế
bới các nguyên tử kim loại.

II. Phân loại


1. Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric Tên gốc axit tương ứng = tên phi kim + ua

VD : HCl : axit clohiđric , gốc axit tương ứng Cl- :clorua

H2S : axit sunfuahidric, gốc axit tương ứng là HS- : hidrosunfua

S2- : sunfua

2. Axit có oxi
Tên axit có nhiều nguyên tử oxi = tên phi kim +ic => Gốc axit =tên phi kim +at

VD : H2SO4 : axit sunfuric => gốc axit : HSO4- : hidrosunfat

SO42- : sunfat

Tên axit có ít nguyên tử oxi = tên phi kim + ơ => Gốc axit = tên phi kim + it

VD : H2SO3 : axit sunfurơ => gốc axit : HSO3- : hidrosunfit

SO32- : sunfit
III. Tính chất hóa học
1. Dd axit làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím chuyển thành màu đỏ)
2. Dd axit + oxit bazơ muối +H2O
H2SO4 + BaO BaSO4 + H2O
2HCl + ZnO ZnCl2+ H2
3. Dd axit + bazơ muối + H2O
4. Dd axit + kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động của KL) muối + H2

H2SO4 + Mg MgSO4 + H2

2HCl + Fe FeCl2 + H2

Chú ý:
- Dãy hoạt động của kim loại:
K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Pb H Cu Ag
- Fe khi tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng đều thể hiện hóa trị II

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

5. Dd axit + muối axit mới + muối mới


Điều kiện : muối mới không tan trong axit mới hoặc axit mới yếu hơn, dễ bay hơi hơn axit ban đầu
2HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + CO2 (1)
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + H2O (2)

Chú ý:
- Các muối CO3, SO3, S phản ứng được với axit mạnh hơn theo phương trình (1)
- Các kết tủa không tan được trong bất cứ axit nào: BaSO4, CuS, AgCl.

BAZƠ
I. Định nghĩa
Bazơ là hợp chất gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm OH
Tên bazơ = tên kim loại (hóa trị kèm theo nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

II. Phân loại


1. Bazơ tan trong nước ( kiềm)
NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
2. Bazơ không tan trong nước
Còn lại
III. Tính chất hóa học
1. Dd bazơ làm đổi màu chất chỉ thị
Quỳ tím chuyển sang màu xanh
Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng
2. Dd bazơ + oxit axit muối + H2O
3. Bazơ + axit muối + H2O
4. Dd bazơ + dd muối bazơ mới + muối mới
Điều kiện: muối mới hoặc bazơ mới không tan
2NaOH + MgCl2 Mg(OH)2 + 2NaCl

Ba(OH)2 + K2SO4 BaSO4 + 2KOH


5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy oxit kim loại tương ứng + H2O

Cu(OH)2 CuO + H2O

Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O


Chú ý: nung Fe(OH)2 trong không khí

MUỐI
I. Định nghĩa
Muối là hợp chất gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit.
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
II. Phân loại
1. Muối trung hòa
Muối trung hòa là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim
loại
VD: NaCl, K2SO4, CaCO3
2. Muối axit
Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại
VD: NaHSO4, KHCO3, Ba(H2PO4)2…
III. Tính chất hóa học
1. Muối + dd axit muối mới + axit mới
2. Dd muối + dd bazơ muối mới + bazơ mới
3. Dd muối + kim loại ( kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối của nó, từ Mg trở đi)
Mg + FeSO4 MgSO4 + Fe
Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu
Chú ý:
Các kim loại Na, K, Ba, Ca không phản ứng theo dạng này
Nếu cho Na vào dung dịch CuCl2 sẽ xảy ra phản ứng
2Na + 2H2O 2NaOH + H2

2NaOH + CuCl2 Cu(OH)2 + 2NaCl


4. Dd muối + dd muối 2 muối mới
Điều kiện : 1 trong 2 muối không tan trong nước
Ca(NO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaNO3

AgNO3 + KCl AgCl +KNO3


5. Phản ứng phân hủy muối

2KMnO4 K2MnO4 +MnO2 + O2

2KClO3 2KCl + 3O2

Phản ứng phân hủy muối nitrat

- Muối của K, Na, Ba, Ca : muối nitrit + O2

- Muối của Mg, Al, Zn, Fe, Pb, Cu oxit kim loại +NO2 + O2

- Muối của Ag kim loại +NO2 +O2

Phản ứng phân hủy muối cacbonat:

- Muối cacbonat không tan oxit kim loại tương ứng + CO2

- Muối hidrocacbonat của kim loại (mà muối cacbonat của kim loại tan) muối cacbonat + H2O
+ CO2

- Muối hidrocacbonat của kim loại (mà muối cacbonat của kim loại không tan) oxit kim loại +
H2O + CO2

You might also like