You are on page 1of 3

Bóc băng:

1. Tên gọi của


Tất cả các sự vật trong cuộc sống đều có tên gọi, đó là quy luật của cuộc sống.
Tên gọi để làm chúng ta dễ nhận biết, phân biệt sự vật này với sự vật khác, định
danh của sự vật ấy.
Mỗi đứa trẻ ra đời đóng vai trò là niềm vui, hạnh phúc của gia đình thì phải có
tên gọi để định danh, báo rằng đã xuất hiện trong cuộc đời 1 sự sống mới. Con
người ra đời đều gắn liền với một cái tên. Đặt tên với con người không đơn
giản, vấn đề này rất quan trọng, gắn liền với cuộc đời mỗi con người, gawnsw
liền với gia đình, dòng họ, cuộc sống cộng đồng, đặc biệt là với truyền thống
văn hóa của các dân tộc.

2. Xu hướng đặt tên:


Mỗi dân tộc có một nét riêng. Các dân tộc có điểm chung là đều gắn với dòng
họ. Người Nga có cả tên bố. Người châu Âu, VN, Trung Quốc đặt tên quen
thuộc, gắn với dân tộc ấy. Đặc biệt gắn với sự sống, những sự việc xung quanh
của cuộc sống: cai cây, bầu trời, tự do độc lập…
Người TQ đặt tên rất phức tạp, tìm đến người đỗ đạt
Miền Bắc:
Năm sinh theo 12 con giáp
Địa danh: Sơn Tây, Vĩnh Phúc…
Đặt theo sự vật xung quanh
 Đặt 2 tên Tên đẹp để đứa bé khai sinh, và 1 tên thật giản dị với tâm niệm nếu
đặt tên hay quá đứa trẻ sẽ không gặp điều may mắn: khoai, sắn, ghẻ, béo,
nghêu sò ốc hến…
Miền Nam: thể hiện mong muốn cụ thể: Giàu, Tiền,Vàng, Tiến Sĩ…
Người Tây Nguyên còn có những cái tên rất hiện đại: nô ki a, sam sung…

Ngày nay, đặt tên con cầu kì, tìm thầy - người có bằng cấp để xin chữ để đặt tên
cho con.

Đặt tên phong trào:


Luận chữ:
Thần tượng: ngưỡng mộ ai đặt tên như thế để đứa con trở thành như thế trong
tương lai vì con cái là mong muốn, ước mơ, niềm hi vọng của bố mẹ
Tây hóa: Đặt tên nửa Anh nửa Việt, chủ yếu là Nghệ sĩ. Nguyễn Thị Lena, nhưng
bị lên bảng toàn gọi là Na.
Nên đặt tên thuần Việt, vì không phù hợp với phát âm của người Việt.

3. Tình huống gây hiểu lầm từ cái tên:


Nhiều khi cái tên tạo ra tình huống đáng yêu.
Nhiều khi lại gây ra bi kịch: ví dụ có những cái tên vô cùng quái dị: Nghĩa
Trang, Phạm Nhân,

Góc nhìn chuyên gia


CÙNG BÀN CHUYỆN… “CÁI TÊN”
Cái tên không chỉ dùng để gọi mà ẩn sâu trong đó là rất nhiều ý nghĩa. Hãy
cùng trò chuyện với Tiến sĩ Khoa học (TSKH) Đoàn Hương để hiểu rõ hơn về
vấn đề này, các bạn nhé!

PV: Tên gọi của con người cũng như các sự vật, hiện tượng có ý nghĩa
như thế nào ạ, thưa bác?
- Tất cả các sự vật tồn tại trên đời đều có tên gọi, đó là quy luật tất yếu của
cuộc sống. Tên gọi giúp chúng ta dễ dàng nhận biết, phân biệt sự vật này với sự
vật khác.
Con người cũng vậy. Mỗi đứa trẻ ra đời là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia
đình và đều phải có một tên gọi để định danh với ý nghĩa đã xuất hiện một sự
sống mới. Việc đặt tên cũng vô cùng quan trọng vì cái tên sẽ gắn liền với cuộc
đời mỗi con người, gắn liền với gia đình, dòng họ, cộng đồng, đặc biệt là với
truyền thống văn hóa của từng dân tộc.

PV: Vậy cách đặt tên ở ở các quốc gia trên thế giới nói có gì khác nhau
ạ?
Cách đặt tên của mỗi dân tộc mang một nét riêng nhưng đều có điểm chung
là gắn liền với dòng họ. Ở Nga, tên người có cả họ và tên người bố. Ở Trung
Quốc, việc đặt tên rất phức tạp vì liên quan đến văn hóa phương Đông, ngũ
hành âm dương. Ở Châu Âu, người ta thường đặt theo tên thánh. Ở Việt Nam,
mỗi vùng miền, giai đoạn khác nhau cũng sẽ có cách đặt tên khác nhau.
Trước kia, ở các vùng quê miền Bắc thường có một số cách đặt tên như: đặt
theo 12 con giáp gắn với năm sinh (Tí, Sửu, Dần, Mão…), đặt tên theo địa danh
(Tây Sơn, Vĩnh Phúc…) hoặc đặt tên theo sự vật xung quanh gần gũi với cuộc
sống. Đặc biệt, trẻ con thường được đặt hai tên: một tên đẹp để khai sinh và một
tên thật giản dị, thậm chí hơi… xấu như: Ghẻ, Nghêu, Sò, Ốc, Hến… Người ta
quan niệm rằng, đặt tên xấu thì đứa trẻ sẽ dễ nuôi và tránh được những điều xui
xẻo. Tên gọi ở miền Nam thì có phần đơn giản hơn, có thể theo số thứ tự như:
Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu… hoặc thể hiện những khát vọng, mong muốn cụ thể:
Tiền, Vàng. Giàu, Sang…
Ngay nay, việc đặt tên cũng trở nên cầu kì và được chuẩn bị chu đáo, cẩn
thận hơn rất nhiều.
PV: Ở Việt Nam từng có những xu hướng đặt tên như thế nào ạ?
Ở Việt Nam thường có một số xu hướng đầu tiên là đặt tên theo phong trào.
Có những giai đoạn, người ta rất thích đặt tên con là “Anh”, hoặc là “Linh”…
Có giai đoạn, tên người thường rất dài. Có giai đoạn, tên người mang phong
cách “kiếm hiệp” do sự phát triển của các phim cổ trang Trung Quốc. Bên cạnh
đó, nhiều gia đình có xu hướng đặt tên theo luận chữ. Việc đặt tên con sẽ được
một người có học vị
Xu hướng đặt tên theo thần tượng là những người tài giỏi với mong muốn
đứa trẻ sẽ trở nên tài giỏi trong tương lai. Tên gọi còn có xu hướng tây hóa, nửa
Anh nửa Việt. đặc biệt là các nghệ sĩ

PV: Nhiều cái tên


Có nhiều cái tên gây ra những hiểu lầm hài hước, đáng yêu. Tôi từng có một
cô bạn học tên là Tuấn Anh. Cô ấy rất hay bị nhầm là nam, thậm chí khi đi công
tác cũng bị xếp nhầm phòng với các đồng nghiệp nam khác. Hay một trong lớp
học của tôi có người bạn tên là Nguyễn Thị Lena. Thay vì gọi cả tên, cô giáo lại
chỉ gọi mỗi từ “Na” khiến cả lớp được phen cười bò.
Bên cạnh đó, cũng có một số cái tên “quái dị”, gây ảnh hưởng đến cuộc sống
như: Nghĩa Trang, Phạm Nhân…Việc đặt tên quá dài cũng gây bất tiện trong
nhiều trường hợp. Chính vì vậy, khi đặt tên phải vô cùng cẩn thận để cái tên
không trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người.

PV:
Tên là tình yêu của gia đình dành cho mình, là hi vọng, ước mơ của bố mẹ
đối với con cãi. Hãy trân trọng cái tên của mình

NGUYỄN NGA (Thực hiện)

You might also like