You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN


BỘ MÔN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
--------------------------

ĐÁP ÁN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN
THỰC VẬT ĐÔ THỊ

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày Vai trò của Thực vật ? (Cho ví dụ minh họa tiêu
biểu và phân tích). ................................................................................................................ 4
Câu 2. Anh (chị) hãy so sánh sự khác nhau giữa Thực vật 1 lá mầm và Thực vật 2
lá mầm? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). ........................................................ 5
Câu 3. Anh (chị) hãy trình bày các vai trò của Cây xanh đô thị? (Cho ví dụ minh
họa tiêu biểu và phân tích). .................................................................................................. 7
Câu 4. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo giá trị sử dụng? (Cho ví
dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). ............................................................................. 12
Câu 5. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo độ cao cây? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu và phân tích). ....................................................................................... 15
Câu 6. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo hình dạng tán cây? (Cho
ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). .............................................................................. 16
Câu 7. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo lá cây và sắc hoa? (Cho ví
dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). .................................................................................. 17
Câu 8. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo vị trí, chức năng của cây
xanh? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). .......................................................... 18
Câu 9. Anh (chị) hãy trình bày các loại cây xanh thích nghi trồng tại đô thị? (Cho
ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). .............................................................................. 20
Câu 10. Anh (chị) hãy trình bày các yêu cầu đối với hệ thống cây xanh đô thị?
(Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). ..................................................................... 21
Câu 11. Anh (chị) hãy trình bày các loại cây trồng phải đảm bảo những yêu cầu
như thế nào? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). ............................................... 23
Câu 12. Anh (chị) hãy trình bày các tiêu chí chọn cây trồng trong đô thị theo các
đặc tính của cây? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích). ........................................ 24
1
Câu 13. Anh (chị) hãy trình bày các cấu trúc hình học và đường nét cơ bản trong
thiết kế cảnh quan? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích). ....................... 26
Câu 14. Anh (chị) hãy trình bày các tổ hợp cấu trúc trong thiết kế cảnh quan?
(Cho ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích). ....................................................... 27
Câu 15. Anh (chị) hãy trình bày các quy tắc sắp xếp và các quy luật bố cục chủ
yếu trong thiết kế cảnh quan? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).28
Câu 16. Anh (chị) hãy trình bày các nguyên tắc Thiết kế cảnh quan? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích). ......................................................................... 29
Câu 17. Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố tạo hình và trang trí cảnh quan? (Cho
ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích). ................................................................ 30
Câu 18. Anh (chị) hãy trình bày các hình thức bố cục và phối kết cây xanh? (Cho
ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích). ................................................................ 31
Câu 19. Anh (chị) hãy trình bày phối kết giữa các yếu tố tạo cảnh? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích). ......................................................................... 32
Câu 20. Anh (chị) hãy trình bày tổ chức cây xanh tuyến giao thông đi bộ và trên
đường phố, bulva? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích). ........................ 33
Câu 21. Anh (chị) hãy trình bày lựa chọn chủng loại cây xanh? (Cho ví dụ minh
họa tiêu biểu và phân tích). ................................................................................................ 39
Câu 22. Anh (chị) hãy trình bày một số loại cây độc hại cần lưu ý? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu và phân tích). ....................................................................................... 40

2
CHƯƠNG I

3
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày Vai trò của Thực vật ? (Cho ví dụ minh họa tiêu
biểu và phân tích).
Giúp điều hòa khí hậu
Trong cùng một khu vực nhưng giữa nơi có cây trồng (thực vật) và nơi không có
thực vật (trống) khí hậu không hoàn toàn giống nhau.
Chính vì vậy khi quy hoạch, thiết kế đô thị, … kiến trúc sư luôn đưa cây xanh vào
thiết kế.

Giảm ô nhiễm
Thực vật có thể ngăn bụi và giúp không khí trong sạch, chính vì vậy tại các nhà
máy, khu công nghiệp cây xanh được trồng xung quanh.
Giữ đất, chống xói mòn
Tốc độ nước chảy nơi có rừng, cây và thực vật bé hơn rất nhiều so với nơi không
có; vì nước được giữ lại một phần trên lá, thân, hoa, … của thực vật rồi mới rơi xuống,
không xối thẳng xuống đất.
Hạn chế ngập lụt, hạn hán
Ở những nơi không trồng rừng, khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa làm lấp
lòng sông, suối; nước không kịp thoát, tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt; mặt khác nơi
đó không giữ được nước gây ra hạn hán.
Cung cấp oxy, thức ăn
Quá trình quang hợp của thực vật hấp thu CO2 do con người và động vật thải ra sau
quá trình hô hấp, đồng thời sản sinh ra O2 cung cấp cho con người và loài vật.
Đời sống con người
Các loài thực vật còn hữu ích, gắn liền với đời sống con người như: lương thực,
thực phẩm, làm thuốc, lấy gỗ, làm cảnh, …

4
Câu 2. Anh (chị) hãy so sánh sự khác nhau giữa Thực vật 1 lá mầm và Thực vật
2 lá mầm? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Thực vật có hoa (Anthopyta), còn gọi là thực vật hạt kín, gồm mọi loại thực vật
nở hoa, chứa tế bào sinh sản trong hoa.
Thực vật hạt kín chia thành hai lớp: lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm. Sự khác
biệt ở số lượng lá mầm: 1 lá mầm và 2 lá mầm.
Thực vật 1 lá mầm (monocot), chẳng hạn các loại cỏ, thường có lá dài, hẹp, trong
khi lá của thực vật 2 lá mầm (dicot) thường là bản rộng.

5
CHƯƠNG II

6
Câu 3. Anh (chị) hãy trình bày các vai trò của Cây xanh đô thị? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu và phân tích).
Giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Trong lớp đối lưu, 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí N2 (78%), O2
(21%). 1% còn lại là các khí khác như: argon (0,90%), CO2 (0,03%), hơi nước… Các
thành phần này hầu như không đổi.
Trong quá trình phát triển đô thị, các hoạt động của con người cùng với sự phân
giải tự nhiên của sinh vật mà Yếu tố ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng lên.
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2,
giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí O2
cho khí quyển.
Tuy nhiên, tác dụng này có hiệu quả rõ ràng khi cây trồng trên những mảng lớn và
ở khắp nơi như các khu công viên, đường phố, khu du lịch, các rừng phòng hộ…

Kim loại Lượng tích lại


Yếu tố ô nhiễm trong 1 năm (mg /cây)

Chì 452

Nickel 64

Crôm 11

Cadmium 5
Lượng ước tính các hạt kim loại được cây sao đen đường kính 20 cm tích lại trong 1 năm trong điều
kiện nồng độ chì trong không khí thấp
Một hàng rào cây xanh có khả năng làm giảm 85% chất chì và một hàng cây rộng
30 m có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi.
01 ha cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/ năm.
Ngoài ra, cây xanh còn có những khả năng hấp thụ mùi hôi thối hay thay bằng mùi
khác do cây thải ra như các loài: cây thông, long não, bạch đàn…
Các cây này phóng ra các phitonxit (phiton: thảo mộc; xít: tiêu diệt) không chỉ tạo
ra mùi thơm mà còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển, thậm chí tiêu diệt các vi trùng gây
bệnh trong không khí.
Điều hòa nhiệt độ không khí
Trong khu vực đô thị, nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động của các khu vực
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…, do sự bê tông hóa quá cao, do mật độ dân cư cao...

7
Nhiệt độ không khí tốt nhất đối với con người từ 16oC – 20oC. Vì vậy, điều hòa
nhiệt độ ở khu vực đô thị là rất cần thiết.
Các đô thị được xây dựng bằng các vật liệu như: gạch, bê tông, nhựa đường… được
xem là những ốc đảo nhiệt (Moll, 1991) nhất là khi thiếu cây xanh.
Nhiệt độ trong thành phố thường cao hơn nhiệt độ những khu vực xung quanh
thành phố, độ chênh lệch khoảng 3oC – 5oC (Moll, 1991).
Cây xanh và mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3oC đến
3,9oC khi diện tích đất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị.
Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng
lượng cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật.
Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp
thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời. Nguồn: (Trương Văn Quảng (2004);
Các vườn cây, rừng cây, rặng cây, bồn hoa, bãi cỏ… trong đô thị góp phần tạo nên
không khí mát mẻ; tán cây làm giảm bức xạ mặt trời còn 5% đến 40%.
Cản bớt tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác nhau hay nói
cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ những chấn động không tuần
hoàn.
Tiếng ồn do các phương tiện giao thông như: xe bagác máy tới 97 dB, xích lô máy
95 dB, xe vận tải lớn 87 dB…
Tại Việt Nam: các khu vực bến xe, chợ tiếng ồn tới 70 – 80 dB. Tại các lớp học, cơ
quan, nhà dân gần đường khoảng 65 – 70 dB. Nhìn chung đều cao so với Tiêu chuẩn cho
phép (5 – 20 dB).
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của nó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu
xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30%
tiếng ồn.
Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với đường phố không có cây.
Theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu trồng đai rừng rộng 30m và cây
cao 12m có thể giảm 50% tiếng ồn. (Nguyễn Sơn Thụy, 2005).
Tuy nhiên, hiệu quả này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, cách bố trí, mật độ, diện
tích trồng cây…
Bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu không khí
mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà còn là nơi thưởng thức, nghiên cứu các
bộ sưu tập chủng loại cây phong phú từ mọi miền đất nước và của thế giới.
8
Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ nhân sưu tầm và lai tạo, sáng
tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên; đồng thời cũng là môi trường sinh sống của
rất nhiều loài sinh vật.
Phòng hộ cho đô thị
Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt rừng cây phòng hộ, rừng cây cảnh quan ở xung
quanh các đô thị góp phần quan trọng: cản trở tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió
bão gây nên.
Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và các công trình
kiến trúc khác.
Ở các vùng ngoại ô, rừng phòng hộ có tác dụng bảo vệ khỏi gió bão, mưa lũ gây ra
cho vùng nội thành, cây xanh còn có tác dụng chống xói mòn đất, bảo vệ mùa màng, bảo
vệ các hệ thống thủy lợi, nhà cửa của người dân.
Tăng mỹ quan đô thị
Cây xanh làm tăng mĩ quan của đô thị, cần nghiên cứu nghệ thuật sắp xếp, phối kết
cây xanh hài hòa với nhau, với các công trình kiến trúc.
Những cây đa, cây đề cao lớn, bề thế sẽ làm tăng thêm nét uy nghi, tĩnh lặng của
những ngôi đình, chùa. Những cây phượng vĩ thường đem đến sự trẻ trung, sôi động cho
các trường học.
Cây liễu rủ ven hồ nước trong xanh thật quyến rũ. Còn những rặng cây trên con
đường làng tô điểm thêm nét thanh bình, đầm ấm của các vùng ven đô…
G.S Lâm Công Định (1998) đã viết “Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên xanh làm nền tôn
tạo cho công trình kiến trúc, lấy nét tân kì của kiến trúc để làm nổi bật lên vẻ đẹp bất diệt
của tự nhiên, ấy chính là gía trị đích thực văn minh của một thành phố hiện đại.”
Các vai trò khác
Không gian xanh là nơi con người được thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm
việc, học tập căng thẳng, giải tỏa được ưu phiền của cuộc sống, nâng cao hiệu suất và hiệu
quả làm việc.
Tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây giúp thắt chặt tình cảm giữa con người
với thiên nhiên; nâng cao tác dụng giáo dục, nhận thức tình cảm cho trẻ em về giá trị, vai
trò cây xanh, bảo vệ môi trường sinh thái.
Không gian xanh như: vườn hoa, công viên, đường phố... là những không gian lưu
giữ những kỷ niệm, mốc dấu thời gian của con người.
Mặc dù vấn đề kinh tế không phải là mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây xanh đô
thị, nhưng trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào nguồn lợi này.
Thu hoạch hoa cung cấp cho công nghiệp nước hoa như: lan tua, hoa hồng, thiên
lí… hoặc thu hoạch quả như: me, sấu, dừa, vú sữa…
9
Qua việc chặt tỉa, chăm sóc cây hàng năm đã cung cấp một lượng củi, vật liệu xây
dựng đáng kể cho nhân dân.
Kết quả thống kê 6 tháng năm 1994 của Công ty Công viên Cây xanh TP.HCM đã
ước tính giá trị lâm sản cho cây xanh 12 quận nội thành tổng cộng là 78.127.499.906đ.
Cây xanh góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sức khỏe, hiệu quả sản xuất cho
con người, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe
Ngoài ra, một nguồn lợi kinh tế đáng kể khác đó là từ các loại động vật hoang dã,
chim muông… trở lại sinh sống và phát triển trong các công viên, rừng phòng hộ, rừng
cảnh quan…
Các nguồn thu từ thủy hải sản gia tăng khi thực hiện kết hợp làm giàu rừng ven đô,
các dự án nông lâm kết hợp như: rừng ngập mặn…
Nguồn lợi kinh tế thông qua du lịch sinh thái, từ khách tham quan tới các Công viên
như: Công viên Đầm Sen, Suối Tiên… hay nguồn thu từ các cuộc triển lãm hội hoa xuân
cũng không nhỏ.
Ngoài ra, công việc trồng mới, bảo vệ, chăm sóc, thu hái hạt giống, gieo ươm cũng
mang lại công ăn, việc làm cho nhiều người dân.
Những rừng cây ven đô có vai trò rất lớn đối với vấn đề an ninh quốc phòng. Các
rừng sát ven đô từng được lực lượng kháng chiến (xưa) sử dụng làm địa bàn hoạt động,
các đơn vị quân đội (nay) đóng quân.
Khi các rừng ven đô được phát triển, người dân sống ổn định tại nơi đây sẽ giúp
tăng cường an ninh cho thành phố.
Ngoài ra. cây cối còn có thể hạn chế được các khí độc hóa học trong từng khu vực
hẹp không cho lan rộng. Hạn chế hoặc ngăn được đám cháy lan rộng, khống chế ngọn lửa
dễ dàng hơn.

10
CHƯƠNG III

11
Câu 4. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo giá trị sử dụng? (Cho ví
dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Cây bóng mát
Là những cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng có chiều cao từ 5 –
50 m, sống lâu 30 – 40 năm.
Có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng mát có nhiều loại, thường được chọn trồng
ở đường phố, khu nhà ở, công sở, trường học, vườn hoa…
Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thường, cây bóng mát có
hoa đẹp, ăn quả, hay có hoa thơm.
Cây bóng mát thường
Gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim, hoặc lá rộng, thường xanh hay rụng
lá trơ cành.
Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng đẹp; Chúng thường được trồng đơn, trồng
thành khóm hay từng mảng phối hợp rất đẹp với các công trình kiến trúc đường phố, nhà
ở..
Một số cây bóng mát thường có dáng đẹp: thông, lát hoa, đài loan tương tư, bàng,
tếch…
Cây bóng mát có hoa đẹp
Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ, cho bóng mát nhưng lại đặc biệt có hoa đẹp.
Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao.
Chúng thường được trồng làm điểm cảnh, phối hợp đẹp với các công trình kiến
trúc. Các cây như móng bò tím, vàng anh, phượng, lim xẹt…
Cây bóng mát ăn quả
Gồm những cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ cho bóng mát, đồng thời cho quả.
Có những loài khi quả chín tạo thành khối trên tán lá có màu sắc hay những hình
dạng độc đáo và tồn tại trong thời gian dài rất đẹp như muỗm, dừa, hồng xiêm, khế, nhãn,
vải…
Cây bóng mát có hoa thơm
Là những cây bóng mát có hoa thơm gây cảm giác dễ chịu. Thường được trồng bên
những công trình kiến trúc như nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, khu triển lãm, đình
chùa...
Một số cây bóng mát có hoa thơm: bưởi, sữa, hòe, ngọc lan, hoàng lan, …

12
Cây trang trí
Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây
thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu
trưng bày trong nhà, trồng dàn leo.
Tre trúc là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẻ hay thành bụi. Cây cao từ
1 – 2 m, đến 15 – 20 m.
Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn cong mềm mại, đặc biệt tre trúc mang đậm nét
sắc thái dân tộc. Được trồng nhiều ở các biệt thự, nhà hàng, vườn hoa.
Cau dừa gồm những cây thường có độ cao từ 5 – 10 m và 15 – 20 m. Thân cột đứng
thẳng hài hòa với đường nét công trình kiến trúc, tán lá thoáng mềm mại như cau dừa, cọ.
Cau dừa là những loài mang sắc thái khí hậu nhiệt đới. Có nhiều loài còn cho quả
dùng làm thực phẩm, thuốc, chế biến dầu.
Lưu ý: Mặc dù tre trúc, cau dừa thuộc loại cây cao nhưng nhiều tác giả xếp chúng
vào loại cây trang trí, do cây có dáng đẹp.
Cây cảnh dáng đẹp
Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi. Có dáng cây, lá, hoa với màu
sắc đẹp. Cây cảnh dáng đẹp thường trồng trang trí ở tầng thấp, nó có ưu điểm trồng được
lâu không phải thay thường xuyên như trồng các cây hoa.
Cây cảnh hoa đẹp
Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa. Hoa nhiều màu sắc có
thể trồng đơn lẻ hay khóm, mảng hay trong chậu.
Cây leo dàn
Gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng trang trí và tạo bóng râm. Tuỳ
thuộc công trình kiến trúc mà chọn loài thích hợp, taọ bóng râm, che tường, trang trí cổng,
cột…
Cây cảnh có quả đẹp
Những cây này quả có hình dáng, màu sắc đẹp.
Cây hàng rào
Gồm những cây thân gỗ, bụi, nhiều cành nhánh. Cây có mật độ lá dày, xanh quanh
năm, sống lâu, đặc biệt nhiều thân, cành hay lá có gai. Cây hàng rào trồng thay thế cho
các bức tường xây bao vừa tiện lợi, rẻ, mát.
Cây viền bồn, bãi
Gồm những cây thân gỗ nhỏ hoặc thân thảo, sống một năm hoặc nhiều năm, cây có
nhiều cành nhánh, chịu cắt xén, hoặc có màu lá, hoa đẹp làm đường viền cho các bồn hoa.
13
Cây hoa
Gồm những cây thân thảo hoặc thân gỗ có độ cao dưới 1 m, sống theo mùa trong
năm hoặc 2 –3 năm. Thường được trồng trong các bồn hoa, bãi, trong chậu, cắt hoa cắm
trong bình.
Nhóm cỏ
Cỏ là mảng màu trang trí tầng thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có
tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh.
Mặt khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt để chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc bụi bặm.
Ở nước ta hiện nay trồng phổ biến các loại cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ gừng, một số loại
được nhập về trồng tại các sân thể thao.
Mặt khác, trồng cỏ cũng tham gia vào việc giảm nhiệt độ tới 3oC giữa nơi có trồng
cỏ và đất trống.

14
Câu 5. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo độ cao cây? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu và phân tích).
Độ cao cây có ảnh hưởng tới sự tổ chức, phối cảnh.
Phân loại theo chiều cao cây từ các tài liệu thực vật học: chiều cao tự nhiên trong
điều kiện bình thường
Chiều cao cây, kết hợp chiều cao tại nơi nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố
khác có thể gây ức chế như độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt do
bê tông hóa xung quanh…
Trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối hợp trồng cây tại
khu vực đó hay kết hợp hài hòa với công trình kiến trúc tại đó.
Với mục đích trồng, căn cứ vào chiều cao cây trưởng thành mà chia cây trồng đô
thị thành 3 loại:
Cây thấp: H < 6m;
Cây trung bình: H từ 6 đến 12m;
Cây cao: H > 12m.
Sự phân chia này có tính chất tương đối, không cứng nhắc vì kích thước trưởng
thành còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, cây mọc nhanh hay chậm.

15
Câu 6. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo hình dạng tán cây?
(Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Cây sinh trưởng, phát triển tự nhiên thường có hình dạng tán cây nhất định như tán
hình tròn, hình nấm, hình tháp, rủ, phân tầng; có loài lại phát triển theo kiểu tự do.
Ngoài ra hình dạng tán cây còn thay đổi do điều kiện ánh sáng, cây tán đều hay lệch
do ánh sáng phân phối đều hay không. Kết hợp tinh tế các kiểu tán khác nhau sẽ tạo nên
những cảnh quan hấp dẫn.
Hình dạng cây là yếu tố cần xem xét khi lựa chọn cây phù hợp với không gian, bao
gồm 9 dạng cơ bản: Trứng (oval), Cột, Cầu, Tháp, Rủ, Chóp nón, Bất thường, Bình hoa,
Chóp ngược.
Để tương thích với các không gian sinh trưởng như các tuyến đường có vỉa hè hẹp
thì cây dạng Cột, Trứng, Chóp là phù hợp nhất.

16
Câu 7. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo lá cây và sắc hoa? (Cho
ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Phân ra cây lá kim (thường tán thưa), lá rộng (thường cho nhiều bóng rợp), lá xanh
quanh năm hay rụng lá.
Phân theo màu sắc lá xanh sẫm, xanh nhạt, biến đổi màu sắc lá theo thời gian sang
màu khác nhau như cây bàng.
Nhiều cây bóng mát và trang trí có lá và hoa với nhiều màu đỏ, vàng, trắng, tím hay
hỗn hợp nhiều màu. Đây cũng là đặc điểm rất được chú ý trong phối cảnh.

17
Câu 8. Anh (chị) hãy trình bày Phân loại cây xanh theo vị trí, chức năng của
cây xanh? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Cây xanh công cộng
Cây xanh sử dụng công cộng: gồm công viên, vườn hoa, vườn dạo.
Là cây xanh được trồng nhằm mục đích cho các nhu cầu chung của xã hội, những
khu vực này thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan quản lý cây xanh và công viên bao
gồm cây đường phố, cây công viên, lâm viên.
Tại HCM, năm 2005: cây xanh công viên, vườn hoa, vườn dạo có diện tích
1.780,17 ha.
Cây xanh đường phố: có khoảng 66.000 cây xanh trong đó khu vực nội thành các
loài gồm lim xẹt, dầu con rái, viết, bằng lăng, me chua, me tây, sao đen, phượng vĩ, sọ
khỉ….
Khu vực ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh có các loài cây: keo lá tràm, bàng,
dừa, viết, sọ khỉ, dầu, phượng vĩ, …
Cây xanh sử dụng hạn chế
Cây xanh sử dụng hạn chế gồm: cây xanh trong các khu chức năng đô thị như khu
ở, công nghiệp, kho tàng, hành chính, trường học, y tế, văn hóa, thương mại dịch vụ…
Cây xanh phục vụ hạn chế cho các khu công nghiệp, kho tàng, trường học, công
trình y tế, khu thể dục, thể thao, văn hóa, thông tin, tôn giáo…, cây ở các hộ dân cư,
chủng loại phong phú (cây bóng mát, cây cảnh, cây ăn trái)
Tuy nhiên số cây xanh này không tham gia trong thống kê quỹ cây xanh công cộng,
nhưng chúng đóng góp vào bảo vệ môi trường tại chỗ. Ở TP.HCM, số cây xanh này
chiếm khoảng 699,48 ha (không bao gồm phần cây hộ dân cư).
Cây xanh chuyên dụng
Cây xanh chuyên môn gồm cây xanh cách ly, rừng phòng hộ, khu cây xanh nghiên
cứu thực vật học, vườn ươm…
Là cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng như sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa
học, vườn thực vật, vườn ươm, khu cây xanh cách ly (nghĩa trang, khu để xử lý nước thải,
các dải phân cách khu công nghiệp và dân cư) .
Rừng đô thị: gồm rừng nghỉ ngơi, rừng phòng hộ, khu du lịch sinh thái.
Bao gồm các loại cây xanh do người dân trồng ở các biệt thự, sân nhà, trước nhà,
chùa, cơ quan, trường học… Cây trồng ven kênh rạch, trồng phân tán, cây ăn trái…

18
CHƯƠNG IV

19
Câu 9. Anh (chị) hãy trình bày các loại cây xanh thích nghi trồng tại đô thị?
(Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Nhóm loài cây cho hoa
Nhóm loài cây cho hoa: Muồng hòa yến, Ngọc lan trắng, Ngọc lan vàng, Phượng
vỹ, Phượng tím, Lim xẹt, Sò đo cam, Osaka vàng, Vàng Anh, Bằng lăng, Cát anh, Móng
bò, Viết (Sến xanh, sến cát), Sọ khỉ (Xà cừ), Nhạc ngựa, Dầu, Đầu lân, Hoàng lan…
Nhóm loài cây cho quả ăn được
Nhóm loài cây quả ăn được: Sa kê, Me chua, Sơ ri, Vú sữa, Khế, Sapoche, Điều,
Trứng gà, Lựu, Bơ, Nhãn, Ổi, Mít, Nhàu, Mận, Xoài, Bưởi, Chùm ruột, Dừa, Sấu, Cọ dầu,

Nhóm loài cây cho dầu, nhựa
Nhóm loài cây cho dầu nhựa: Thông nhựa, Bách xanh, Bời lời, …
Nhóm loài cây làm thuốc
Nhóm loài cây làm thuốc: Nhội, Bồ cu vẽ, Khổ sâm, Bỏng nổ, Chó đẻ, …
Cây Nhội, lá có tác dụng giải độc, tiêu sưng thủng, chữa viêm gan virus, trẻ em cam
tích, viêm phổi, chữa khí hư, bạch đới; rễ và vỏ thân được dùng chữa phong thấp, đau
nhức xương khớp.
Nhóm loài cây cho Tanin, nhuộm
Nhóm loài cây cho Tanin, nhuộm: Sim, Đậu, Phi lao, Lim, Chiêu liêu, ...
Tanin hay tannoit là một hợp chất có trong thực vật; bảo vệ khỏi bị các loài ăn
chúng; có tác dụng như thuốc trừ sâu, điều hòa sinh trưởng của thực vật.; làm cho da bị
thuộc không thối và bền; ...
Nhóm loài cây gỗ quý, giá trị kinh tế
Nhóm loài cây gỗ quý, giá trị kinh tế: Giáng hương, Lát hoa, Sưa, …

20
Câu 10. Anh (chị) hãy trình bày các yêu cầu đối với hệ thống cây xanh đô thị?
(Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
1. Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với từng loại đô thị và
tổ chức không gian đô thị, góp phần cải thiện môi trường, phục vụ các hoạt động vui chơi,
giải trí, văn hóa, thể thao và mỹ quan đô thị.
2. Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không gian kiến
trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống tập quán cộng đồng
của đô thị.
3. Tổ chức không gian xanh sử dụng công cộng phải tận dụng, khai thác, lựa chọn
đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hòa với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ chức
thành hệ thống với nhiều dạng phong phú: tuyến, điểm, diện
CHÚ THÍCH:
- Tuyến là các giải cây xanh đường phố, ven kênh rạch, sông ngòi
- Điểm là các vườn hoa công cộng
- Diện hoặc mảng là các công viên các cấp trong đô thị
4. Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí, phân
cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí
hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng, không gây độc hại, nguy hiểm cho khách bộ hành,
an toàn cho giao thông và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô thị (đường dây,
đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường)
Cây xanh ven kênh rạch, ven sông phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ, dòng
chảy, chống lấn chiếm mặt nước.
Cây xanh đường phố phải có mối liên kết “điểm”, “diện” cây xanh để trở thành hệ
thống cây xanh công cộng.
5. Trong các khu ở, trung tâm đô thị, khu công nghiệp, công trình thị chính, khu du
lịch và giao thông phải phân bổ hệ thống cây xanh sử dụng công cộng hợp lý. Đối với đô
thị cũ, do mật độ xây dựng quá cao nên chọn giải pháp cân bằng quỹ cây xanh bằng việc
bổ sung các mảng cây xanh lớn ở vùng ven. Khi mở rộng đô thị khu cũ, nếu có thể nên cải
tạo xây dựng những vườn hoa nhỏ và bãi tập.
6. Trên khu đất cây xanh sử dụng công cộng có các di tích văn hóa, lịch sử đã được
xếp hạng thì không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm môi trường xung quanh và
các công trình không liên quan đến việc phục vụ nghỉ ngơi giải trí.
7. Khi cải tạo xây dựng đô thị cũ hoặc chọn đất xây dựng đô thị mới cần tận dụng
và sử dụng hợp lý các khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên như đồi núi, rừng cây,

21
đất ven sông, suối, biển, hồ. Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần giữ gìn khai thác gắn với
không gian xanh để sử dụng vào mục đích tạo cảnh quan môi trường đô thị.
CHÚ THÍCH: Diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa,
trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người không chiếm quá
50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở; không
bao gồm các loại cây xanh chuyên dụng.
8. Khi cải tạo xây dựng đô thị cũ và thiết kế quy hoạch đô thị mới cũng như quy
hoạch xây dựng các điểm dân cư cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng hợp lý các khu cây
xanh hiện có đặc biệt đối với cây cổ thụ có giá trị.
9. Trong các công viên, vườn hoa… tùy tính chất, quy mô mà bố trí thích hợp hệ
thống hạ tầng kỹ thuật như thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng và các công trình phục vụ
khác.
10. khi tiến hành trồng cây trong công viên vườn hoa… cần lưu ý khoảng cách giữa
công trình ở xung quanh tiếp giáp với cây trồng như: cây bụi, cây thân gỗ cách tường nhà
và công trình từ 2 m đến 5m, cách đường tàu điện từ 3m đến 5m, cách vỉa hè và đường từ
1,5 m đến 2m, cách giới hạn mạng điện 4 m, cách các mạng đường ống ngầm từ 1 m đến
2 m.
11. Khi thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích
hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Ngoài ra, lựa chọn cây trồng trên các vườn hoa nhỏ phải đảm bảo sự sinh trưởng và phát
triển không ảnh hưởng đến tầm nhìn các phương tiện giao thông.

22
Câu 11. Anh (chị) hãy trình bày các loại cây trồng phải đảm bảo những yêu cầu
như thế nào? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh;
Cây thân đẹp, dáng đẹp;
Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi;
Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ
cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp;
Không có quả gây hấp dẫn ruồi muỗi;
Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu;
Có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt
Về phối kết nên
Nhiều loại cây, loại hoa;
Cây có lá, hoa màu sắc phong phú theo 4 mùa;
Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước, tượng hay phù điêu và
công trình kiến trúc;
Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây
với công trình và xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hòa, lại vừa có tính tương phản vừa
có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.

23
Câu 12. Anh (chị) hãy trình bày các tiêu chí chọn cây trồng trong đô thị theo các
đặc tính của cây? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu và phân tích).
Tiêu chí chiều cao cây
Chiều cao trưởng thành của cây phải phù hợp với không gian nơi trồng. Đường phố
vỉ hè rộng rãi thích hợp trồng những cây kích thước lớn và ngược lại.
Thông thường cây trồng trên đường phố thường được giữ kích thước với kích thước
nhỏ hơn kích thước của chúng trong tự nhiên.
Tiêu chí hình dạng cây
Chọn những loài cây có hình dạng thân, tán, hoa đẹp.
Chọn những loài cây thích nghi, có khả năng chống chịu và phát triển tốt trong môi
trường đô thị thường xuyên bị ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, nghèo chất dinh dưỡng.
Tiêu chí về loại hoa, lá, quả
Chọn những cây thường xanh hoặc rụng lá không toàn phần, kích thước lá không
quá nhỏ hoặc quá lớn, gây khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường.
Không nên chọn cây có quả to gây nguy hiểm cho người đi đường; hoa, lá, quả độc
hại.
Tiêu chí tốc độ tăng trưởng của cây
Chọn những loài tăng trưởng vừa phải, không quá nhanh dễ gãy đổ, không quá
chậm lâu phát huy tác dụng cải thiện môi trường.
Tiêu chí về rễ, thân, cành
Không nên chọn những loài: có hệ rễ nổi, ăn ngang, làm hư hại mặt đường, nhà
cửa, công trình; thân, cành, nhánh giòn dễ gãy.

24
CHƯƠNG V

25
Câu 13. Anh (chị) hãy trình bày các cấu trúc hình học và đường nét cơ bản trong
thiết kế cảnh quan? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).
Hình học:
Hình vuông, Hình chữ nhật.
Hình tam giác , Hình đa giác.
Hình tròn.
Đường nét:
Đường tròn di chuyển
Đường tự nhiên
Đường uốn khúc
Đường hữu cơ

26
Câu 14. Anh (chị) hãy trình bày các tổ hợp cấu trúc trong thiết kế cảnh quan?
(Cho ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).
Sự hỗn loạn
Sự thống nhất
Sự hài hòa
Sự đồng nhất hài hòa
Sự đồng nhất hài hòa một cách hấp dẫn

27
Câu 15. Anh (chị) hãy trình bày các quy tắc sắp xếp và các quy luật bố cục chủ
yếu trong thiết kế cảnh quan? (Cho ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân
tích).
Quy tắc sắp xếp
Đơn giản
Sự nổi bật
Điểm nhấn (Sự đóng khung)
Sự nhịp nhàng
Sự cân bằng đúng quy tắc
Sự cân bằng bất quy tắc
Tỷ lệ và sự cân đối
Tỷ lệ nhỏ
Tỷ lệ lớn
Tỷ lệ con người
Các quy luật bố cục chủ yếu:
Tổ chức không gian hình học, hình khối đối xứng qua trục bố cục.
Tổ chức không gian tự do các hình khối không đối xứng nhưng cân bằng qua trục
bố cục.
Trung tâm và yếu tố cảnh quan liên hệ qua hệ thống trục bố cục.

28
Câu 16. Anh (chị) hãy trình bày các nguyên tắc Thiết kế cảnh quan? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).
Scale - Tỷ lệ
Là sự cân đối hài hòa các yếu tố hình khối.
Contrast - Tương phản
Là sự đối lập của các yếu tố hình khối.
Similarity - Tương tự
Sắp xếp hình khối gần giống nhau lặp đi lặp lại trong cùng bố cục.
Homogeneous - Đồng nhất
Là bố cục lặp đi lặp lại cùng yếu tố hình khối.
Light and dark - Sáng tối
Làm nổi bật các yếu tố bố cục chính.
Colour - Màu sắc
Cân bằng mầu và diện tích mầu ở bố cục.

29
Câu 17. Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố tạo hình và trang trí cảnh quan? (Cho
ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).
YẾU TỐ TỰ NHIÊN
Địa hình
Địa hình chia hai loại: Địa hình lớn và địa hình nhỏ.
Tạo đồi núi hay chênh cốt cao độ.
Sử dụng đá kết hợp với địa hình trong tạo cảnh.
Mặt nuớc
Mặt nước lớn: sông, hồ…
Mặt nước nhỏ: suối, gềnh, thác….
Sử dụng các mặt nước tĩnh trong tạo cảnh.
Sử dụng các mặt nước động trong tạo cảnh.
Cây xanh
Cây xanh có sự thay đổi theo mùa và thời gian, là yếu tố tạo hình, trang trí chủ yếu
trong cảnh quan.
Con nguời
Không trung
YẾU TỐ NHÂN TẠO
Tranh tuợng hoành tráng trang trí
Bố trí tại nơi có điểm nhìn tốt, chú ý đến vận tốc các phương tiện và các đối tượng
trong khu vực.
Trang thiết bị hoàn thiện kỹ thụât
Đuờng phố sân quảng truờng
K. trúc công trình

30
Câu 18. Anh (chị) hãy trình bày các hình thức bố cục và phối kết cây xanh? (Cho
ví dụ minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).
Các hình thức bố cục, phối kết cây xanh:
Cây trồng độc lập
Phối kết cây theo Nhóm
Phối kết cây làm ‘‘Tường’’
Phối kết cây theo Hàng
Phối kết cây làm Hàng rào
Phối kết cây thành Đường viền
Phối kết cây theo Mảng
Phối kết cây với Thảm cỏ
Phối kết Giàn cây leo
Phối kết cây với Thảm hoa

31
Câu 19. Anh (chị) hãy trình bày phối kết giữa các yếu tố tạo cảnh? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).
Phối kết cây cắt xén trồng theo 1 - 2 Hàng.
Phối kết giữa Cây bụi và Cây cắt xén làm tường.
Phối kết cây cắt xén.
Phối kết cây làm Tường.
Phối kết cây xanh với thảm hoa, thảm cỏ.
Phối kết cây xanh với mặt nước.
Phối kết cây xanh với đá và đường dạo.
Phối kết cây xanh với giàn cây và chòi nghỉ.
Phối kết cây xanh với các tiện ích vui chơi giải trí.
Phối kết cây xanh với mặt nước trong các trục tuyến đi bộ.

32
Câu 20. Anh (chị) hãy trình bày tổ chức cây xanh tuyến giao thông đi bộ và trên đường phố, bulva? (Cho ví dụ
minh họa tiêu biểu, vẽ hình và phân tích).
Tổ chức cây xanh tuyến giao thông đi bộ
Phối kết cây xanh với mặt nước trong các trục tuyến đi bộ

33
34
35
Tổ chức cây xanh trên đường phố và bulva

36
37
38
Câu 21. Anh (chị) hãy trình bày lựa chọn chủng loại cây xanh? (Cho ví dụ minh họa
tiêu biểu và phân tích).
Cây trồng độc lập: Đa lông, Đa tía, Đa búp đỏ, Bồ đề…
Cây trồng theo hàng: Dầu rái, Kim giao, Bách xanh, Ngọc lan…
Cây trồng ven mặt nước: Lộc vừng, Bụt mọc, Liễu…
Cây gỗ tạo cảnh: Vàng anh, Sau sau, Lan tua…
Cây gỗ có hoa đẹp: Hoa ban, Móng bò tím, Muồng hoàng yến, Vông nem…
Cây thân gỗ có dáng đẹp: Bách tán, Trắc bách diệp, Sến xanh, Sanh…
Cây thân gỗ họ Cau dừa: Cau bụng, Cau lùn, Cọ xẻ, Cau bụi tàu…
Cây bụi: Ngâu, Dâm bụt, Mẫu đơn, Hoa ngũ sắc, Dứa bà, Dứa mỹ…
Cây tạo đường viền: Tai tượng, Lưỡi hổ, Thanh táo, Chuỗi ngọc, Mắt nai…

39
Câu 22. Anh (chị) hãy trình bày một số loại cây độc hại cần lưu ý? (Cho ví dụ minh
họa tiêu biểu và phân tích).
Cây trúc đào
Hoa trúc đào độc đến mức chỉ cần uống nguồn nước mà loài hoa này rụng xuống cũng
có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Nếu nuốt phải cánh hoa, ngộ độc nhẹ sẽ có cảm giác buồn
nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Nếu hít phải khói từ cây trúc đào cháy cũng có thể rối loạn nhịp tim. Trường hợp nặng
mất kiểm soát cơ thể, hôn mê dẫn đến tử vong nếu không kịp thời xử lý. Tuy nhiên, đa số
người dân Việt Nam đều không biết về độc tính loài cây này, thậm chí trúc đào còn được
trồng phổ biến trên rất nhiều đường phố và trong khu dân cư.
Hoa loa kèn
Là loại hoa cực độc, có thể gây ảo giác, mê sảng, điên loạn, tử vong. Chất độc chiết
xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong
y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong.
Cẩm tú cầu
Là loại cây được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá của tú cầu chứa độc chất gây
đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp và hôn mê.
Thiên điểu
Là loại hoa cảnh rất được ưa chuộng, tuy nhiên lại chứa rất nhiều chất độc làm hại
đường tiêu hóa. Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây
tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa sẽ có cảm giác thấy khó
chịu, chóng mặt, buồn nôn.
Cây đỗ quyên
Là loại cây trang trí có độc tố trong cánh hoa và tất cả các bộ phận khác của nó đều
chứa chất độc. Chất độc khiến mệt mỏi, mất cân bằng, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy
nước dãi, ói mửa v.v...
Lục bình
Tất cả các bộ phận của cây đều có độc, gây chứng ăn không tiêu, ói mửa khi ăn phải.
Hoa tulíp
Tuy hoa tulip rất đẹp nhưng củ, cây của hoa này có chất Tulipene, khi ăn phải sẽ gây
chóng mặt, buồn nôn.

40
Cây đậu tía
Là một loài cây thân leo họ đậu, thường được trồng ở hàng rào hoặc giàn cao với
những chùm hoa màu tím rất lãng mạn. Nếu nếm thử chúng sẽ khiến bị nôn mửa và tiêu
chảy.
Cây hoa Chuông
Là loài cây có hình dáng rất đáng yêu, nhưng tiếc thay đây cũng là một loài hoa độc.
Nếu ăn phải sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, đau cơ bắp, rối loạn nhịp tim.
Cây hồng môn
Tất cả lá và cành của cây hoa hồng môn đều có nhiều độc tố. Ăn phải cây hoa này,
miệng sẽ bị đau rát và sưng tấy, giọng nói có thể bị khàn.
Cây hoa cúc
Thường được gắn với mùa thu và là một loài hoa phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhụy của
loài hoa này có thể gây bệnh mẩn ngứa.
Cây thủy tiên
Với vẻ đẹp nõn nà và hương thơm quyến rũ, thủy tiên là một trong những biểu tượng
của mùa xuân. Nhưng nếu ăn củ của chúng, sẽ bị nôn mửa và tiêu chảy.
Cây thơm ổi
Quả có chất độc gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể
dẫn đến tử vong.
Cây ngoắt nghẻo
Củ và hạt cây có chất kịch độc, nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm
giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Cây cà độc dược
Khi tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa,
chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
Cây lan ý
Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột, khi ăn phải sẽ bị ói mửa, bỏng rát bề mặt
niêm mạc.
Cây anh thảo
Anh Thảo tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó
tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

41
Cây dạ lan
Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ (chuột rút), đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy
nếu ăn phải.
Cây ngô đồng
Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và
hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

42

You might also like