You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ 3 MÔN HOÁ LỚP 8

Tiết 49, 50, 51, 52


NƯỚC

- Chủ đề gồm 4 tiết 49, 50, 51, 52 và tương ứng với bài 36 (Nước) SGK Hoá học 8.
- Kế hoạch dạy học:
Tiết 49: Huớng dẫn chủ đề tự học.
Tiết 50, 51: Học sinh thực hiện chủ đề tự học (ngoài lớp học).
Tiết 52: Báo cáo chủ đề.

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được tính chất vật lí và hoá học cơ bản của nước. Viết được các phương trình
minh hoạ cho các tính chất này.
- Tính toán được % nguồn nước sông (nguồn nước chính dùng cho đời sống con người)
trong tổng lượng nước trên Trái Đất để biết được sự khan hiếm nguồn tài nguyên nước
ngọt và ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được thực trạng khó khăn nguồn nước ngọt Việt Nam hiện nay và nêu được giải
pháp khắc phục tình trạng trên.
- Tìm hiểu về một nguồn nước tự nhiên trong thực tế (hồ, sông, ngòi… bất kì ở Hà Nội)
và đọc tài liệu để rút ra nhận xét về thực trạng ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Đồng thời
tìm được nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm nguồn nước đó và đề xuất được các giải pháp
bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin thông qua hoạt động tìm kiếm, tra cứu
thông tin nhằm giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác trong quá trình làm việc nhóm
hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện phẩm chất yêu quê hương đất nước yêu thiên nhiên thông qua hoạt động bảo
vệ nguồn nước tránh ô nhiễm.
- Rèn luyện phẩm chất trung thực trách nhiệm thông qua các hoạt động nhóm để thực
hiện nhiệm vụ được giao.

II. YÊU CẦU SẢN PHẨM


- Hoàn thành phiếu học tập nhiệm vụ 1
- Làm powerpoint về nhiệm vụ 2

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. SGK Hóa học 8 (trang 121 đến 125)
2. Các trang web trên internet có liên quan với nội dung bài học.
- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bit.ly/quychuannuoc
- Tính chất của nước
https://bit.ly/nuoc-1
https://bit.ly/Natacdungnuoc
https://bit.ly/CaOtacdungnuoc
https://bit.ly/P2O5tacdungnuoc
- Thực trạng nguồn nước tự nhiên ở Hà Nội
+ http://bit.ly/nuochanoi-1
+ http://bit.ly/nuochanoi-2
+ http://bit.ly/nuochanoi-3
+ http://bit.ly/nuochanoi-4

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


Tiết Công việc
Giao nhiệm vụ học tập của chủ đề trên Teams
50, 51 HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (không xếp thời khóa biểu)

Học sinh báo cáo dự án


52 - GV gọi bất kĩ một học sinh lên báo cáo. Mỗi nhóm chỉ báo cáo 1
nhiệm vụ, các nhóm còn lại nhận xét và bổ xung.
- GV chữa bài và các nhóm HS chấm chéo theo hướng dẫn của giáo
viên.

IV. NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tính chất của nước.
1.1. Tính chất vật lí
- Đọc thông tin SGK Hoá 8 (bài 36 trang ) để trình bày các thông tin về màu, mùi
vị, nhiệt độ sôi, hiệt độ hoá rắn, khối lượng riêng (D) và khả năng hoà tan các
chất khác.
- Hãy cho biết trong các tính chất trên, tính chất nào quyết định đến vai trò là chất
quan trọng nhất trên Trái Đất của nước?
1.2. Tính chất hoá học
(a) Tác dụng với kim loại:
Đọc SGK Hoá học 8 bài nước và xem videoclip về phản ứng giữa Na và H 2O theo
đường kink https://bit.ly/Natacdungnuoc để trả lời câu hỏi sau:
- Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
- Phương trình phản ứng
- Hãy quan sát thực tế cuộc sống và cho biết các kim loại sau có tác dụng với
nước không?
+ Nhôm (mâm nhôm, ấm nhôm, cánh cửa khung nhôm)
+ Sắt ( đinh sắt, dao…)
+ Đồng
(b) Tác dụng với oxit kim loại:
Đọc SGK Hoá học 8 bài nước và xem videoclip về phản ứng giữa CaO và H 2O theo
đường kink https://bit.ly/CaOtacdungnuoc để trả lời câu hỏi sau:
- Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
- Phương trình phản ứng?
- Phản ứng giữa CaO và H2O toả ra nhiều nhiệt, hãy tìm giải pháp để tận dụng
nhiệt của phản ứng?
- Hãy quan sát thực tế cuộc sống và cho biết các oxit kim loại sau CuO (gỉ đồng),
Fe2O3 (gỉ sắt), Al2O3 (lớp ngoài cùng của đồ nhôm) có phản ứng với H2O không?
(c) Tác dụng với oxit phi kim
Đọc SGK Hoá học 8 bài nước và xem videoclip về phản ứng giữa P 2O5 với H2O theo
đường link https://bit.ly/P2O5tacdungnuoc để trả lời câu hỏi sau:
- Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
- Phương trình phản ứng
- Một số oxit của phi kim khác như CO2, SO3 cũng phản ứng với nước tạo ra
dung dịch axit. Hãy viết 2 phương trình hoá học này?
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về nguồn nước trên Trái Đất
1.1. Quan sát biểu đồ sau để tính toán lượng nước sông chiếm bao nhiêu % tổng trữ
lượng nước trên Trái Đất?
1.2. Nguồn nước ngọt của Việt Nam hiện nay đang thiếu hụt nghiêm trọng. Hãy liệt
kê 3 khó khăn do việc thiếu hụt nguồn nước gây ra và 3 biện pháp khắc phục
tình trạng trên.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về thực trạng nguồn nước tự nhiên ở Hà Nội


Hãy chọn một nguồn nước tự nhiên bất kì ở Hà Nội (nước sông tô Lịch, nước sông Nhuệ,
nước hồ Tây, nước hồ Gươm hoặc ao hồ gần nhà…) để làm tìm hiểu các yếu tố sau của
nguồn nước đó:
- Yếu tố vật lí:
+ Màu
+ Mùi
+ Độ đục (nhìn bằng cảm quan mắt)
- Yếu tố sinh học:
+ Thực vật
+ Động vật
- Yếu tố hoá học:
+ Độ pH
+ Các loại hợp chất hữu cơ và vô cơ (nếu có thì tốt, không quan sát được thì thôi)
Kết luận: Nguồn nước em tìm hiểu có tốt cho các loài sinh vật không?

V. ĐÁNH GIÁ
1. Biểu điểm
Nhiệm vụ 1: 40 điểm
1. Tính chất vật lí: 10 điểm
Phiếu học
2. Tác dụng với kim loại: 10 điểm
tập
3. Tác dụng với oxit kim loại: 10 điểm
(70 điểm)
4. Tác dụng với oxit phi kim: 10 điểm
Nhiệm vụ 2: 10 điểm
- Tính toán được lượng nước ngọt trên Trái Đất: 5 điểm
- Nêu 3 khó khăn của nguồn nước Việt Nam và giải pháp khắc
phục: 5 điểm
Nhiệm vụ 3: 20 điểm
- Nêu thực trạng nguồn nước: 5
- Tìm hiểu nguồn nước cụ thể: 15 điểm

Thuyết trình - Trình bày tốt: 5 điểm


(10 điểm) - Ý thức tốt khi nghe các bạn thuyết trình: 5 điểm
Bài tập sau
chủ đề Mỗi câu đúng 2 điểm
(20 điểm
2. Bảng đánh giá
STT Họ và tên học NV1 NV 2 NV 3 Thuyết Bài tập Tổng
sinh (40 đ) (10 đ) (20 đ) trình
(10 đ)

PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tính chất của nước.
1.1. Tính chất vật lí
- Đọc thông tin SGK Hoá 8 (bài 36 trang ) để hoàn thành các thông tin sau:
+ Màu …………………………………………….
+ Mùi và vị : ……………………………………..
+ Nhiệt độ sôi ………………………… Nhiệt độ hoá rắn …………………….
+ Khối lượng riêng (D) …………………………………………………………
+ Khả năng hoà tan các chất khác: ………………………………………………
- Hãy cho biết trong các tính chất trên, tính chất nào quyết định đến vai trò là chất
quan trọng nhất trên Trái Đất của nước?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
1.2. Tính chất hoá học
(a) Tác dụng với kim loại:
Đọc SGK Hoá học 8 bài nước và xem videoclip về phản ứng giữa Na và H 2O theo
đường kink https://bit.ly/Natacdungnuoc để trả lời câu hỏi sau:
- Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
- Phương trình phản ứng
………………………………………………………………………………………...
- Hãy quan sát thực tế cuộc sống và cho biết các kim loại nhôm (mâm nhôm, ấm
nhôm, cánh cửa khung nhôm), kim loại sắt ( đinh sắt, dao…) kim loại đồng có
phản ứng với nước không?
………………………………………………………………………………………
(b) Tác dụng với oxit kim loại:
Đọc SGK Hoá học 8 bài nước và xem videoclip về phản ứng giữa CaO và H 2O theo
đường kink https://bit.ly/CaOtacdungnuoc để trả lời câu hỏi sau:
- Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
- Phương trình phản ứng
……………………………………………………………………………………….
- Phản ứng giữa CaO và H2O toả ra nhiều nhiệt, hãy tìm giải pháp để tận dụng
nhiệt của phản ứng?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………...
- Hãy quan sát thực tế cuộc sống và cho biết các oxit kim loại sau CuO (gỉ đồng),
Fe2O3 (gỉ sắt), Al2O3 (lớp ngoài cùng của đồ nhôm) có phản ứng với H2O không?
………………………………………………………………………………………..
(c) Tác dụng với oxit phi kim
Đọc SGK Hoá học 8 bài nước và xem videoclip về phản ứng giữa P 2O5 với H2O theo
đường link https://bit.ly/P2O5tacdungnuoc để trả lời câu hỏi sau:
- Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
- Phương trình phản ứng
……………………………………………………………………………………….........
- Một số oxit của phi kim khác như CO2, SO3 cũng phản ứng với nước tạo ra
dung dịch axit. Hãy viết 2 phương trình hoá học này?
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………...

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về nguồn nước trên Trái Đất


2.1. Quan sát biểu đồ sau
Hãy sử dụng biểu đồ trên để tính toán xem nước sông (nguồn nước chính cung cấp
nước cho đời sống con người) chiếm bao nhiêu % tổng trữ lượng nước trên Trái Đất?

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2.2. Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m 3, trong đó
khoảng 63% lượng nước là từ nước ngoài chảy vào nước ta. Hiện nay Trung
Quốc, Lào đã xây nhiều thủy điện ở đầu nguồn sông Hồng, sông Mekong …
làm lượng nước chảy xuống địa phận Việt Nam còn lại rất ít nước. Sự thiếu hụt
nguồn nước ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và đời sống sinh hoạt của người dân. Hãy liệt kê 3 khó khăn do
việc thiếu hụt nguồn nước gây ra và 3 biện pháp khắc phục tình trạng trên.
- Khó khăn
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
- Biện pháp khắc phục
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về thực trạng nguồn nước tự nhiên ở Hà Nội
Hãy chọn một nguồn nước tự nhiên bất kì ở Hà Nội (nước sông tô Lịch, nước sông Nhuệ,
nước hồ Tây, nước hồ Gươm hoặc ao hồ gần nhà…) để làm tìm hiểu các yếu tố sau của
nguồn nước đó:
- Yếu tố vật lí:
+ Màu: ………………………………………………………………………………
+ Mùi :
………………………………………………………………………………
+ Độ đục (nhìn bằng cảm quan mắt) ……………………………………………….
- Yếu tố sinh học:
+ Thực vật: ……………………………………………………………………….
+ Động vật: ……………………………………………………………………….
- Yếu tố hoá học:
+ Độ pH: …………………………………………………………………………..
+ Các loại hợp chất hữu cơ và vô cơ (nếu có thì tốt, không quan sát được thì thôi)
Kết luận: Nguồn nước em tìm hiểu có bị ô nhiễm không?
……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………….

BÀI TẬP SAU CHỦ ĐỀ


Câu 1.  Công thức hoá học nào sau đây là của chất nước?
A. H2O
B. H2O2
C. H2
D. H2SO4

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về nước là sai?


A. Nhiệt độ sôi là 100oC và nhiệt độ nóng chảy là 0oC.
B. Ở điều kiện thường là chất lỏng không màu không mùi không vị.
C. Hoà tan nhiều chất rắn lỏng khí.
D. Khối lượng riêng D = 10 gam/ml.

Câu 3. Thả vôi sống vào nước thu được hiện tượng hoá học nào sau đây?
A. Vôi sống tan ra và phản ứng toả nhiệt
B. Vôi sống bốc khói bay lên
C. Vôi sống chuyển màu từ đen sang đỏ
D. Vôi sống tan ra tạo dung dich trong suốt.

Câu 4. Cho P2O5 phản ứng với nước rồi nhúng quì tím vào dung dịch thu được thì quì tím
sẽ đổi thành màu gì?
A. Xanh
B. Đỏ
C. Không màu
D. Vàng.

Câu 5. Cho kim loại Na vào nước rồi nhúng quì tím vào dung dịch thu được. Hỏi quì tím
sẽ chuyển màu gì?
A. Tím thành đỏ
B. Tím thành xanh
C. Tím thành không màu
D. Không đổi màu.

Câu 6. Thả vôi sống vào nước có phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra?
A. Ca + 2H2O  Ca(OH)2 + H2
B. Ca + 2H2O  CaO + H2
C. CaO + H2O  Ca(OH)2 + O2
D. CaO + H2O  Ca(OH)2

Câu 7. Phương trình hoá học nào sau đây là sai?


A. CaO + H2O  Ca(OH)2
B. Na2O + H2O  2NaOH
C. Al2O3 + 3H2O  2Al(OH)3
D. K2O + H2O  2KOH

Câu 8. Cho từng kim loại Na, Mg, Al, Cu vào nước. Hỏi phản ứng nào sau đây đúng?
A. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
B. Mg + 2H2O  Mg(OH)2 + H2
C. 2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2
D. Cu + 2H2O  Cu(OH)2 + H2

Câu 9. Cho P2O5 phản ứng với nước thì thu được dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. P(OH)5
B. H3PO4
C. PH3
D. PH3 và H3PO4

Câu 10. Cho 2,3 gam Na phản ứng với nước. Hỏi dung dịch sau phản ứng chứa bao
nhiêu gam NaOH?
A. 4 gam
B. 6 gam
C. 5 gam
D. 3 gam

You might also like