You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GK MÔN

HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG  _ 04

 CHƯƠNG 0: GIỚI THIỆU


0. Hóa sinh học là gì? *0. Hóa sinh học là gì? *

Hóa sinh là một bộ môn khoa học nghiên cứu những cấu trúc và quá trình hóa học
diễn ra trong cơ thể con người, sinh vật. 

Hóa sinh học là môn nghiên cứu cơ sở hóa học của sự sống. 

1. Đối tượng nghiên cứu của hóa sinh học? *

Thành phần hóa học của tế bào và chức năng của chúng.
Cấu trúc và quá trình hóa học diễn ra trong cơ thể con người, sinh vật

2. Nêu 2 cột mốc Lịch sử phát triển của sinh hóa học?

    -Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các quá trình hóa sinh để sản xuất
bánh mì, pho mát, rượu bia, thuốc lá…
   -Thời kỳ Phục Hưng đến nửa đầu thế kỉ 19: nghiên cứu thành phần hóa
học của mô động vật, thực vật; tách chiết, tổng hợp các hợp chất hóa học.
  -Nửa cuối thế kỉ 19, hóa Sinh Học được tách th
ành một ngành khoa học độc lập.

3. Nêu 2 người có công lớn trong lịch sử sinh hóa học và 1 thành tựu to lớn cho mỗi
người? *

- Năm 1828, Wohler đã tổng hợp thành công chất urea đi từ hai chất vô cơ là
potassium cyanide và ammonium sulfate. 
-Năm 1897: môn enzyme học được Buchner cho ra đời sau nhiều công trình
nghiên cứu.

4. Nêu 3 Vai trò của hóa sinh học trong đời sống và trong công nghệ thực phẩm

Trong đời sống:

công nghệ thực phẩm


y học
nghiên cứu chức phận của cơ thể

Trong công nghệ thực phẩm:

làm tăng giá trị dinh dưỡng


làm tăng giá trị cảm quan cho các sản phẩm
loại bỏ độc tố và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
CHƯƠNG 1 GLUCID
5. Nêu 4 khái niệm Glucid là gì? *

Glucid là chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng


Glucid là một trong ba thành phần quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày của con người.
Glucid là hợp chất hữu cơ phổ biến ở động vật, thực vật và vi sinh vật.
Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Glucid là thành phần của những chất quan trọng trong tế bào mô cơ quan.
Glucid là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O với tỷ lệ H:O
là 2:1.
Glucid là chất dự trữ năng lượng chủ yếu của động thực vật.

6. Nêu 2 khái niệm glucid và phân tích 1 trong các khái niệm đó *

- Khái niệm: 

  Glucid là chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng


  Glucid là một trong ba thành phần quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày của con người.

- Phân tích khái niệm 1:  Vì khi oxh 1g Glucid sẽ cho ra khoảng 4Kcal và con 

người cần khoảng 305g/ngày

7. Công thức tổng quát của glucid? Glucid có bao nhiêu trong động thực vật? *

CTTQ: Cn(H2O)n .

Ở thực vật 80% đến 90% trọng lượng vật chất khô.

Ở Động vật  5% ở gan 1% ở cơ.

8. Nêu 2 cách phân loại tổng quát glucid? Trình bày 1 trong 2 cách đó *

Dựa vào cấu tạo hóa học phân loại thành monosaccharide, oligosaccharide,
polysaccharide.

Dựa vào giá trị dinh dưỡng: có giá trị dinh dưỡng và không có giá trị dinh dưỡng

     + Glucid có giá trị dinh dưỡng là glucid tiêu hóa trong cơ thể con người và sinh
năng lượng khi bị oxh.

     + Glucid không có giá trị dinh dưỡng là chất xơ do con người không có enzyme
để thủy phân chúng.

9. Nêu 4 vai trò của glucid trong đời sống động thực vật? 

Vai trò của glucid trong đời sống động thực vật: 

Cung cấp năng lượng cho cơ thể


Cấu tạo tế bào mô
Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Là nguồn cung cấp chất xơ
Hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh

10.  Nêu 4 vai trò của glucid trong công nghệ thực phẩm?

Trong công nghệ thực phẩm:

Là thành phần của nhiều loại thực phẩm 


Là chất liệu cơ bản cần thiết và không thể thiếu trong ngành sản xuất lên
men (rượu, bia), bột ngọt, vitamin, kháng sinh.
Là chất tạo ngọt
Là chất bảo quản

MONOSACCHARIDE

11. Nêu 1 khái niệm monosaccharide là gì? Các dạng cấu tạo và các dạng đồng
phân? *

-Khái niệm:

Monosaccharide là dẫn xuất aldehyde hay ketone của một polyalcohol (rượu
đa chức).
Là đơn vị cơ bản nhất của Glucid.

-Các dạng cấu tạo của monosaccarit: 

Dạng thẳng
Dạng vòng ( phổ biến nhất), 
Dạng ghế
Dạng thuyền

Các dạng đồng phân:

Mạch thẳng: có dạng D và L


Mạch vòng: có dạng α và dạng β

12. Ketose là gì? Ketose có những dạng cấu tạo nào?

Ketoses là các monosacarit có chứa các nhóm ketone trong chuỗi carbon

Các dạng cấu tạo: dạng thẳng,  vòng, ghế vs thuyền 

13. Aldose là gì? Aldose có những dạng cấu tạo nào?

Aldose là các monosacarit có chứa các nhóm aldehydeol trong chuỗi carbon

Các dạng cấu tạo: dạng thẳng,  vòng, ghế vs thuyền 

14. Nêu ngắn gọn tính chất hóa học của monosaccharide. Phân tích 1 tính chất

Tính chất hóa học:

Tác dụng với chất oxi hóa.


Tác dụng với chất khử.
Tạo chất ester
Tạo thành glycosid.
Tạo thành đường amine.
Phân tích tác dụng với chất khử: dưới tác dụng của chất khử monosaccharide tạo
thành các polyalcohol tương ứng

15. Kể tên 9 loại monosaccharide phổ biến?

-Triose: Glyceride aldehyde,  dihydroxyl acetone


-Pentose: xylose, ribose, deoxyribose
-Hexose: Glucose, Fructose, Galactose, Mannose

16. Kể tên 2 monose đơn giản nhất trong tự nhiên? Nêu khái niệm của 1 trong hai
chất đó

- Monose đơn giản nhất trong tự nhiên nhất: Aldehyde glyceride, Dihydroxy
acetone.
-  Aldehyde glyceride là 1 trong 2 monose đơn giản nhất, là dẫn xuất
aldehyde của glycerol.
- Dihydroxy acetone là 1 trong 2 monose đơn giản nhất, là dẫn xuất ketone
của glycerol.

17. Nêu 1 khái niệm pentose là gì? Kể tên 5 đại diện tiêu biểu? *

-Pentose là đường có 5 nguyên tử C và chúng thường tồn tại ở dạng vòng.

-Pentose là monosaccharide có 5 nguyên tử C

-Các pentose chủ yếu: deoxyribose, ribose, ribulose, arabinose, xylose, xylulose.

18. Nếu 1 khái niệm Hexose là gì? Kể tên 4 đại diện tiêu biểu? *

-Hexose là một phân tử đường đơn có sáu nguyên tử cacbon

-Hexose là monosaccharide có 6 nguyên tử C

Các hexose tiêu biểu: Glucose( tiêu biểu nhất), Fructose, Galactose, Mannose.

19. Nêu ngắn gọn đặc điểm, nguồn gốc của glucose *

+ Thuộc nhóm aldose

+ Là thành phần của nhiều oligosaccharide và polysaccharide quan trọng (như


maltose, Saccharose, tinh bột và cellulose.)

+ Trong cơ thể động vật, glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng.

+ Nguồn gốc: Chiếm khoảng 18% trong nho nên gọi là đường nho, có ở cả động vật
và thực vật.

20. Nêu ngắn gọn đặc điểm, nguồn gốc của fructose *

Đặc điểm: 

+ Fructozơ là loại đường có độ ngọt cao nhất trong các loại hexose.

+ Nó còn được gọi là đường levulose.

+ Thuộc nhóm ketose


Nguồn gốc: 

+ Fructose có nhiều trong mật ong (khoảng 38,5%).

+ Trong cơ thể động vật: từ thủy phân Saccharose hoặc chuyển hóa của glucose

21. Phản ứng caramel hóa là gì?

 Caranel hóa là quá trình hóa nâu thực phẩm bằng phản ứng nhiệt phân

22. Phản ứng Maillard là gì?

Phản ứng Maillard là một phản ứng hóa học giữa các axit amin và đường khử tạo
cho thực phẩm màu nâu có hương vị đặc biệt 

23. Nêu ngắn gọn đặc điểm, nguồn gốc của mannose?

 Đặc điểm:

- Mannose là đường aldose

- Dễ dàng bị lên men bởi nấm men

Nguồn gốc: trong thành phần chất gôm chất nhầy, hemicellulose. 

24. Nêu ngắn gọn đặc điểm, nguồn gốc của galactose?

Đặc điểm

-Galactose là thành phần của đường sữa lactose

-Galactose là đường aldose

Nguồn gốc: 

- Trong mô thần kinh, galactose dưới dạng phức chất cerebroside.

- Trong thạch gôm, dịch nhầy

OLIGOSACCHARIDE

25. Nêu 1 khái niệm Oligosaccharide là gì? *

- Khái niệm: Oligosaccharide là đường nhỏ được cấu tạo bởi 2 đến 10 phân tử
monosaccharide liên kết với nhau bởi liên kết glycosidic

26. Liên kết glycosidic là gì? *

Liên kết glycosidic là liên kết  khi nhóm OH  của đường đơn thứ nhất liên kết với
nhóm OH  của đường đơn thứ 2 và loại bỏ một phân tử nước

DISACCHARIDE

27. Nêu khái niệm Disaccharide là gì? Nêu các loại Disaccharide phổ biến
- Khái niệm: Disaccharide là hợp chất được tạo nên do sự liên kết của 2 gốc
monosaccharide bằng liên kết glycosidic

- Các loại disaccharide phổ biến: Maltose, cellobiose, lactose, saccharose

28. Nêu ngắn gọn nguồn gốc, đặc điểm của Maltose?

- Nguồn gốc: từ quá trình thủy phân tinh bột, có trong mạch nha

- Đặc điểm

 + Là disaccharide có tính khử

+ Tan trong nước

 + Được cấu tạo bởi 2 phân tử a-glucose nối với nhau bởi liên kết glycosidic 1-4

29. Nêu ngắn gọn nguồn gốc, đặc điểm của Cellobiose

- Nguồn gốc: Là thành phần chủ yếu của cellulose

- Đặc điểm:

 + Là disaccharide

+ Tan trong nước

 + Được cấu tạo bởi 2 phân tử B-glucose nối với nhau bởi liên kết B-glycosidic 1-4

30. Nêu ngắn gọn nguồn gốc, đặc điểm của Lactose

- Nguồn gốc: chủ yếu có trong sữa động vật

- Đặc điểm

+ Là disaccharide 

+ Tan trong nước

+ Được cấu tạo từ 2 phân tử B-galactose và a-glucose nối với nhau bởi liên kết
glycosidic 1-4

31. Nêu ngắn gọn nguồn gốc, đặc điểm của Saccharose *

 + Nguồn gốc: có nhiều trong thực vật (mía: hàm lượng saccharose là 11%- 15%, củ
cải đường: hàm lượng saccharose là 14%-20%

- Đặc điểm:

 + Là disaccharide không có tính khử

 + Tan nhiều trong nước, dễ kết tinh

 + Được cấu tạo bởi 2 nhóm hydroxyl glycosidic của glucose và fructose bởi liên kết
1-2
32.  Tại sao gọi Saccharide là đường nghịch đảo? Đặc điểm của đường nghịch đảo

- Gọi saccharide là đường nghịch đảo vì khi thủy phân  saccharide ta thu được
glucose và fructose.Hỗn hợp này làm thay đổi góc quay của mặt phẳng phân cực
sang trái

-Đường nghịch đảo ngọt hơn và các sản phẩm của nó giữ ẩm nhiều hơn, cũng như
ít bị kết tinh hơn.

TRISACCHARIDE

33. Nêu khái niệm Trisaccharide ? Nêu 1 Trisaccharide phổ biến trong tự nhiên?

Khái niệm: Trisaccharide là oligosaccharide bao gồm ba monosaccharide với hai liên
kết glycosidic kết nối chúng

1 Trisaccharide phổ biến: Raffinose

TETRASACCHARIDE

34. Nêu khái niệm Tetrasaccharide? Nêu 1 Tetrasaccharide thường thấy trong tự
nhiên?

Khái niệm: Tetrasaccharide là oligosaccharide bao gồm bốn monosaccharide với ba


liên kết glycosidic kết nối chúng

1 Tetrasaccharide thường thấy trong tự nhiên: Stachyose

POLYSACCHARIDE

35. Polysaccharide là gì? *

Polysaccharide là hợp chất cao phân tử khác nhau bởi thành phần đường đơn,
được cấu tạo từ 10 phân tử monosaccharide trở lên bằng liên kết glycosidic.

36. Các dạng cấu tạo của polysaccharide?

+ Chuỗi monosaccharide liên kết thẳng tạo nên polysaccharide mạch thẳng.

+ Chuỗi monosaccharide liên kết tạo thành nhiều nhánh khác nhau gọi là
polysaccharide phân nhánh.

37. Tính chất của polysaccharide?

+ Thường không có vị ngọt.

+ Nhiều chất không hòa tan trong nước.

+ Có thể tạo thành một loại bột màu trắng.

+ Là những carbohydrate có khối lượng phân tử lớn.

POLYSACCHARIDE ĐỒNG THỂ

38. Nêu 1 khái niệm Tinh bột là gì? Nguồn gốc (nếu nêu khái niệm dài thì khỏi hỏi)?
Cấu tạo *
Khái niệm: 

Là sản phẩm quang hợp của thực vật. 

Là chất dự trữ năng lượng chính của thực vật

Là một polysaccharide đồng thể được cấu tạo từ nhiều phân tử glucose liên kết với
nhau bằng liên kết glycosidic.

Nguồn gốc: Được thực vật tạo ra trong tự nhiên 

Cấu tạo: là hỗn hợp của hai loại polysaccharide: amylose (chiếm 15% - 25%) và
amylopectin (chiếm 75 – 85%)

39. Nêu 1 khái niệm Glycogen là gì? Nguồn gốc? Cấu tạo (nếu nêu khái niệm dài thì
khỏi hỏi)? *

Khái niệm: 

Glycogen là một polysaccharide đồng thể được cấu tạo từ nhiều phân tử glucose
liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.

Glycogen là tinh bột động vật

Nguồn gốc: Trong gan, cơ, trong nấm và thực vật không chứa chất diệp lục.

Cấu tạo: Là mạch thẳng sau đó chia nhánh, có dạng gần như hình cầu.

40. Nêu 1 khái niệm Cellulose là gì? Nguồn gốc? Cấu tạo (nếu nêu khái niệm dài thì
khỏi hỏi)? *

Khái niệm: 

Cellulose Là một polysaccharide đồng thể được cấu tạo từ nhiều b-glucose liên kết
với nhau bằng liên kết glycosidic 1- 4.

Cellulose Là chất cấu tạo nên thành tế bào thực vật

Nguồn gốc: Có nhiều trong thực vật, là thành phần chính của tế bào thực vật ( bông,
gai, day, lanh,...).

Cấu tạo: Là chuỗi dài không phân nhánh với số gốc glucose từ hàng nghìn đến hàng
chục triệu.

41.Nêu 1 khái niệm Dextran là gì ? Nguồn gốc? Cấu tạo?

Khái niệm: Là polysaccharide đồng thể gồm các cấu tử α-D-glucose nối với nhau
bằng liên kết glycosidic 1-6.

Nguồn gốc: Nấm men và vi sinh vật.

Cấu tạo: Là mạch thẳng sau đó phân nhánh

Nếu bạn đọc được dòng này thì hãy ib riêng cho mình với nội dung là “câu 34” để
mình biết là bạn có xem qua file tài liệu này
42. Nêu 1 khái niệm Chitin là gì ? Nguồn gốc? Cấu tạo?

Khái niệm: Là một polysaccharide đồng thể được cấu tạo từ các dẫn xuất của
glucose liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic 1- 4.

Nguồn gốc: Có nhiều trong nấm men và ở động vật không xương sống.

Cấu tạo: mạch thẳng gồm các tiểu phân N-acetyl-D–Glucosamine kết hợp lại với
nhau theo liên kết β(1- 4) glycosidic.

POLISACCHARIDE DỊ THỂ

43. Nêu 1 khái niệm Hemicellulose là gì ? 

Khái niệm: Là polysaccharide dị thể được cấu tạo từ nhiều đường đơn liên kết với
các gốc phi glucid liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.

44. Nguồn gốc, Cấu tạo của Hemicellulose?

Nguồn gốc: Trong rơm, rạ, gỗ...

Cấu tạo: Có chuỗi ngắn hơn 500- 3000 đơn vị đường và nó là một polyme phân
nhánh.

45. Nêu 1 khái niệm Các hợp chất pectin là gì ? 

Khái niệm: Là polygalacturonic acid, được cấu tạo từ các gốc galacturonic acid liên
kết với nhau nhờ liên kết glycosidid 1-4, trong đó một phần các nhóm carboxyl bị
methyl hóa.

46. Nguồn gốc, Cấu tạo của Các hợp chất pectin?

Nguồn gốc: Rất phổ biến ở thực vật.

Cấu tạo: mạch thẳng cấu tạo từ sự liên kết giữa các mạch của phân tử acid D-
galacturonic, liên kết với nhau bằng liên kết 1 – 4 glycosidic.

47. Nêu 1 khái niệm Mucopolysaccharide là gì ? 

Khái niệm: Là những polysaccharide phổ biến trong mô bào động vật, chúng có
nhiều trong mô liên kết, chất gian bào, thủy tinh thể.

48. Nguồn gốc, Cấu tạo của Mucopolysaccharide?

Nguồn gốc: Thường có trong chất nhầy và chất lỏng xung quanh khớp.

Cấu tạo: Là các phân tử đường dài, mạch thẳng bao gồm các đơn vị disaccharide
lặp lại ( tức là các đơn vị 2 đường).

49. Nêu 1 khái niệm Agar là gì ? Nguồn gốc? Cấu tạo?

Khái niệm: Là một loại gelatin thực vật tự nhiên.

Nguồn gốc: Có trong một số rong biển, trong tế bào tảo đỏ.
Cấu tạo: Là hỗn hợp của 2 polysaccharide: Agarose và Agaropectin.

CHƯƠNG 2: LIPID
CHƯƠNG 2: LIPID

50. Nêu 4 định nghĩa Lipid?  Hàm lượng Lipid trong động vật?

- Là một lớp hữu cơ rất rộng và không thuần nhất, có đặc tính chung là không tan
hoặc tan rất ít trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ k phân cực

-Là chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng

-Là nguồn cung cấp nước nội sinh rất quan trọng trong cơ thể động vật

-Là chất dự trữ năng lượng tiết kiệm khối lượng nhất

-Là 1 trong 3 thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày

-Là dung môi hòa tan các vitamin tan trong chất béo như A,D,E,K

-Trong động vật: dao động 1-30%

51. Nêu 5 định nghĩa lipid?

52. Nêu 3 định nghĩa lipid và phân tích 1 trong các định nghĩa đó? *

- Là chất dự trữ năng lượng tiết kiệm khối lượng nhất: oxy hóa 1g lipid thu được
9kcal so với 4,1 kcal do 1g đường hoặc protein tạo ra

- Là nguồn cung cấp nước nội sinh rất quan trọng trong cơ thể động vật: thủy phân
100g chất béo được 107,1g nước

53. Nêu 3 cách phân loại tổng quát Lipid? Trình bày 1 trong 3 cách đó

Có 3 cách phổ biến:

-Dựa vào sự có mặt của acid béo và liên kết ester:

Lipid thủy phân được( lipid thật-xà phòng hóa được)

Lipid không thủy phân được( không xà phòng hóa được)

-Dựa vào thành phần cấu tạo:

Lipid đơn giản

Lipid phức tạp

- Dựa vào chức năng

Lipid làm hormone

Lipid dự trữ
Lipid cấu tạo tế bào

Lipid làm chất dẫn truyền xung thần kinh

54.  Nêu 5 vai trò của Lipid trong đời sống động thực vật?

- Là chất dự trữ năng lượng tiết kiệm khối lượng nhất đối với cơ thể

- Tham gia cấu tạo màng sinh học

- Dung môi hòa tan các vitamin như A,D,E,K

- Có vai trò bảo vệ, giữ nhiệt

- Là nguồn cung cấp nước nội sinh rất quan trọng trong cơ thể động vật

55. Lipid thủy phân được là gì? Kể tên 2 đại diện

- Lipid thủy phân được là lipid trong thành phần có chứa gốc acid béo, có chứa liên
kết ester.

-Gồm: acyglycerid, phosphoglycerid, sphingolipid, sáp

56. Lipid không thủy phân được là gì? Kể tên 2 đại diện

- Lipid không thủy phân được là lipid trong thành phần không chứa gốc acid béo,
không chứa liên kết ester.

-Gồm terpen, steroid, prostaglandin, vitamin hòa tan trong mỡ

57. Lipid đơn giản là gì? Kể tên 2 đại diện

- Lipid đơn giản là lipid trong thành phần chỉ có ester của rượu đa chức và acid béo,
không có thành phần khác tham gia

- Gồm acyglycerid, sáp,sterid

58. Lipid phức tạp là gì? Kể tên 2 đại diện

-  Lipid phức tạp là lipid trong thành phần ngoài rượu và acid béo còn có các thành
phần khác như lưu huỳnh, glucid,protein,acid phosphoric...

- Gồm phospholipid, glucolipid, lipoprotein

THÀNH PHẦN LIPID

59. Nêu ngắn gọn thành phần cấu tạo của Lipid? *

- Các acid béo

- Rượu

-Các thành phần khác (nếu có) như glucid, gốc base nito, gốc phosphoric,...

ACID BÉO
60. Acid béo là gì? Công thức tổng quát *

- Acid béo là hợp phần cấu trúc của tất cả các lipid trong thiên nhiên

- CTTQ:  R-COOH

61. Nêu 4 cách phân loại acid béo

- Dựa vào nối đôi

Không no

No

-Khả năng tổng hợp

Thiết yếu

Không thiết yếu

-Số C lẻ hay chẵn

-Độ dài mạch C:

Ngắn:4 - 6C

Vừa: 6 – 12C

Dài: >12C

62. Acid béo không thiết yếu là gì?tính hòa tan của acid béo

- Acid béo không thiết yếu là acid mà cơ thể rất cần và có thể tổng hợp được

- Tính hoà tan của acid béo :

acid béo có mạch cacbon ngắn tan trong nước.

acid béo mạch cacbon dài không tan trong nước.

63. Vitamin F là gì? Kể tên 2 loại vitamin F

- Là tên gọi cho 3 acid béo không no thiết yếu (gồm acid linolenic, acid linoleic và
acid arachidonic)

64. Acid béo Omega-3 là gì?

- Acid béo omega-3 là axit béo quan trọng cần bổ sung trong chế độ ăn uống

- Acid béo omega-3 là acid béo có nối đôi ở giữa C thứ 3 và thứ 4 đếm từ đuôi
methyl trở về trước

65. Acid béo Omega-6 là gì?


- Acid béo omega-6 là axit béo quan trọng cần bổ sung trong chế độ ăn uống

- Acid béo omega-6 là acid béo có nối đôi ở giữa C thứ 6 và thứ 7 đếm từ đuôi
methyl trở về trước

66. Acid béo chuyển hóa là gì?

- Là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm
giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn

RƯỢU

67. Kể tên các rượu cấu tạo lipid *

- Thường gặp nhất là rượu nguyên tử glycerol, rượu cetylic, rượu đa vòng
cholesterol và rượu amine sphingosine

GLYCERID

68. Nêu 1 khái niệm Glycerid và phân loại Glycerid?

- Khái niệm:

+ Là 1 lipid đơn giản rất phổ biến trong tự nhiên

+ Là ester của glycerol và acid bậc cao

- Phân loại: dựa vào số lượng gốc acid béo:

+ triacylglycerol (triglycerid)

+ diacylglycerol (diglycerid)

+ monoacylglycerol (monoglycerid)

69. Nêu 1 khái niệm của triGlycerid? phân loại triGlycerid? *

- Triglycerid là ester của glycerol với 3 acid béo

- Phân loại:

+ Triglycerid thuần nhất

+ Triglycerid hỗn tạp

70. Nêu 3 tính chất của glyceride? Trình bày ngắn gọn 13 tính chất của Glycerid?

- Nhiệt độ nóng chảy:ở nhiệt độ phòng, Glycerid chứa càng nhiều gốc acid béo no thì
càng đặc

- Tính hòa tan: hầu như không tan trong nước như các lipid khác 

- Phản ứng thủy phân: Dưới tác động của acid, base hay enzyme lipase glycerid bị
thủy phân tạo thành glycerol và các acid béo
71. Trình bày ngắn gọn chỉ số acid của Glycerid? (khái niệm, ý nghĩa) *

- Chỉ số acid(A):Là số miligam (mg) KOH cần thiết để trung hòa các acid béo tự do
có trong 1 gam chất béo.

- Phương trình:  RCOOH + KOH  →  RCOOK   +  H2O

- Ý nghĩa: Chỉ số acid càng lớn thì chất béo càng có nhiều acid béo tự do và càng
kém chất lượng

72. Trình bày ngắn gọn chỉ số xà phòng của Glycerid? (khái niệm, ý nghĩa) *

- Chỉ số xà phòng (X): Là số miligam KOH cần để trung hòa acid béo tự do và cả
acid béo kết hợp (trong glycerid) khi xà phòng hóa 1 gam chất béo.

- Phương trình:R-COOH + KOH  →  R-COOK   +  H2O

- Ý nghĩa: Chỉ số xà phòng càng lớn thì chất béo càng có nhiều acid béo tự do và
acid béo kết hợp, đồng thời chất béo càng kém chất lượng

73. Trình bày ngắn gọn chỉ số iode của Glycerid? (khái niệm, ý nghĩa) *

- Chỉ số iode:Là số gam halogen (tinh theo iode) có khả năng kết hợp với 100 gam
dầu, mỡ. 

- Phương trình: -CH=CH- + 2I → -CHI-CHI-

- Ý nghĩa: Chỉ số iode càng lớn thì chất béo càng có nhiều acid béo chưa bão hòa và
càng kém chất lượng

SÁP

74. Nêu 1 khái niệm, cấu tạo và nguồn của Sáp? *

- Sáp là ester phức tạp của acid béo bậc cao và rượu cao phân tử bậc nhất n
nguyên tử

- Cấu tạo:

 R1 - CH2 - O - CO - R2

- Nguồn gốc của sáp:

Từ nguồn thực vật:lá cọ ,lá bắp cải,thuốc lá,...

Từ nguồn động vật:não cá voi, mỡ lông cừu, lớp vỏ của nhiều côn trùng.

75. Tính chất của sáp

bền về mặt hóa học và sinh học

Nhiệt độ thường sáp ở thể rắn.

Không tan trong nước,ít tan trong rượu,tan trong dung môi hữu cơ

Chỉ bị thủy phân trong môi trường kiềm.


Nhiệt độ nóng chảy cao

Sáp không có giá trị dinh dưỡng

76. Ứng dụng của Sáp?

Ở động vật, sáp tạo lớp màng bảo vệ trên da ,lông

Ở thực vật, sáp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.

PHOSPHOLIPID

77. Nêu 1 khái niệm, cấu tạo, nguồn gốc của Phospholipid? *

- Khái niệm:

PHOSPHOLIPID là một nhóm lớn trong lipid.

Phospholipid là lipid phức tạp ngoài ester của rượu đa chức bậc cao và acid béo còn
có acid phosphoric và các gốc base chứa nitrogen.

- Nguồn gốc: trong màng tế bào động vật, thực vật; mô thần kinh; não; mô mỡ ...

- Cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O, P và có thể có N

78. Nêu tính chất chung của Phospholipid?, kể 3 nhóm Phospholipid 

- Tính chất: phospholipid có tính chất lưỡng phân ( là tính chất có 1 đầu ưa nước và
1 đầu ưa mỡ )

- 3 nhóm phospholipid:

· Glycero phospholipid 

· Inozin phospholipid 

· Sphingo phospholipid 

GLYCOLIPID

79. Nêu 1 khái niệm, nguồn gốc của Glycolipid? Kể tên 3 Glycolipid *

- Glycolipid là ester của rượu sphingosine với acid béo và còn có glucid

- Nguồn gốc: trong thành phần màng tế bào như các tế bào thần tinh, tế bào hồng
cầu, bạch cầu…... (nêu 2 cái là đạt)

- 3 Glycolipid: Sulfatide; Hematoside; ganglioside; cerebroside

80. Cấu tạo, tính chất của Glycolipid?

- Cấu tạo: rượu sphingosine, acid béo và glucid

- Tính chất: không tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ, tham gia phản ứng
thủy phân ngoài ra còn bị xà phòng hóa
Steroid và Sterol

81. Nêu 1 khái niệm, cấu tạo và nguồn gốc của Steroid? *

- Steroid là ester phức tạp của rượu đa vòng sterod vời acid béo cao phân tử

- Cấu tạo từ các vòng C của rượu sterol nối với acid béo

- Nguồn gốc steroid trong các mô động, thực vật, acid mật,...

82. Tính chất và ứng dụng của Steroid?

+ Tính chất là chất rắn vô sắc, không tan trong nước, tham gia phản ứng thủy phân

+ Là thành phần chính của các hormone sinh dục ngoài ra sau khi tác động của tia
tử ngoại chuyển hóa thành vitamin 

Ứng dụng làm các loại thuốc bổ sung vitamin, thuốc chống viêm (dexamethasone)

83. Nêu 1 khái niệm Sterol và 3 loại Sterol trong tự nhiên?

· Sterol Là hợp chất hữu cơ có trong mô bào động vật, thực vật, nấm

· Sterol Là rượu đa vòng tham gia cấu tạo steroid

- 3 loại Sterol trong tự nhiên: cholesterol, ergosterol, sistosterol,

84. Tính chất của Sterol?

sterol là chất kết tinh, tan trong dung môi hữu cơ và không tan trong nước

sterol tham gia phản ứng hidro hóa, 

bị oxy hóa, tạo ester 

phản ứng giảm cấp C so với acid gốc

85. Ứng dụng của sterol?

 +Sterol trong tự nhiên tham gia các quá trình liên kết với chất hòa tan làm giảm hoạt
tính gây bệnh ung thư và ứng dụng chữa bệnh ung thư

86. Nêu 1 khái niệm Sterid là gì? Kể tên 2 Sterid phổ biến

- Sterid là ester của cholesterol với các acid béo

- Dexamethasone, prednisolone là 2 trong nhiều loại steroid phổ biến

CHOLESTEROL

87. Nêu 1 khái niệm và nguồn gốc của Cholesterol? Nguồn gốc (nếu nêu khái niệm
dài thì khỏi hỏi)?

- Khái niệm:

· Cholesterol là một loại ancol chất béo có trong máu


- Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất
cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật

Nguồn gốc: cholesterol có 2 nguồn chủ yếu là: cholesterol được cơ thể tổng hợp và
cholesterol có trong thức ăn

You might also like