You are on page 1of 2

1. Đại đoàn kết dân tộc.

 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. “Dân” theo quan niệm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đồng bào, là anh em một nhà; là không
phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện. “Dân” là toàn dân,
toàn dân tộc Việt Nam; bao gồm dân tộc đa số, thiểu số cùng sống
trên một dải đất Việt Nam. Như vậy, “Dân” vừa được hiểu là mỗi cá
nhân, vừa là toàn thể đồng bào.
 Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược
cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là vấn đề sống còn, là sợi chỉ xuyên
suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại
đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.(1)
 Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết
toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu
của dân tộc ta. Tiếp tục phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: “Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn
kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận
mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”. Vì thế, tám chữ “Đoàn
kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”(2) là mục đích của Đảng và Đảng
thực hiện “đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ
quốc”, “đoàn kết để xây dựng nước nhà”, cho nên phải “đoàn kết rộng
rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố” , “đoàn kết rộng rãi và lâu dài”
và “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ
nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.(3)
2. Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở
nước ta hiện nay.
 Luôn giữ vững lập trường của bản thân, tỉnh táo trước những âm mưu
bất chính của kẻ xấu, biết phân biệt đâu là đúng và đâu là sai.
 Đấu tranh chống lại các thế lực phản động cố ý chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc. Tuyệt đối không đăng tải hoặc chia sẻ những bài viết
mang tính chất chống Đảng và Nhà nước, tố cáo và lên án những
hành vi lôi kéo mọi người tham gia vào các hội phản động. Hãy là
người dùng mạng xã hội một cách thông minh và văn minh.
 Sáng suốt trong việc tiếp nhận thông tin, không để bản thân sa lầy
vào những hội chống phá cách mạng Việt Nam.
 Noi gương phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống của bản
thân theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Cố gắng học tập,
phát triển bản thân; rèn luyện thân thể, sức khoẻ.
 Động viên bạn bè, người thân, gia đình tích cực tham gia các hoạt
động giúp đỡ cộng đồng, xây dựng gia đình văn hóa.
 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội giúp đỡ những dân tộc thiểu
số, những bà con đồng bào vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn
hiểm trở như câu ca dao, tục ngữ nâng cao tình đoàn kết dân tộc của
ông cha ta và Bác Hồ:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng


Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

“Dân ta nhớ một chữ đồng,


Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.(4)
 Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với nghề nghiệp của mình
sau này. Cống hiến hết mình cho công việc mình đã chọn góp phần
xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Đồng thời điều đó giúp
chúng ta nghiêm túc với tương lai của chính mình.
 Khi tham gia một tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận phải biết đặt
mình vào trong tập thể đó tôn trọng nguyên tắc, pháp luật không chia
bè phái để gây rối loạn, mất đoàn kết nội bộ.
 Tiếp nối và phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp của nước ta từ bao
đời nay, giữ vững ngọn lửa xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cháy
trong mỗi con người chúng ta.
Tài liệu tham khảo.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002,
tập 1, tr.14.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.49.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.224, 244.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
tập 3, tr.206.

You might also like