You are on page 1of 31

A.

Tá dược thuốc mềm dùng ngoài da


+ Tá dược thân dầu:
Dầu, mỡ, sáp
Dẫn chất dầu, mỡ, sáp: DMS hydrogen hóa, DMS PEG hóa, Các chất phân lập
từ DMS
+ Tá dược thân nước
PEG
Dchat cellulose
Polysacharid
Poly (acrylic acid)
Chất rắn vô cơ thân nước
+ Tá dược khác: chất diện hoạt, dung môi, TD tăng thấm, TD khác
I. Dầu, mỡ, sápp
Ưu điểm:
Dễ bắt dính, hấp thụ tốt lên da
Một số trong nhóm này có khả năng hút nước nên thấm sâu
Nhược điểm:
Trơn, nhờn, khó rửa, cản trở trao đổi của da
GP hoạt chất chậm
Dễ bị ôi khét
Thể chất thay đổi dưới tác động của nhiệt
Đặc điểm Dầu Mỡ Sáp
Thể chất Lỏng, sánh Dẻo, rắn
Độ ổn định Dễ oxy hóa Rất dễ oxy hóa Tương đối ổn
định
Sử dụng Phối hợp với tá Ít dùng Phối hợp với tá
dược mềm, rắn. dược khác. Điều
điều chỉnh thể chỉnh thể chất,
chất, tăng thấm tằn thấm, hút
Ví dụ Dầu vừng, dầu Mỡ lợn, mỡ gà Sáp ong, lanolin
thầu dầu, dầu dừa

Tá dược sáp điển hình


Sáp Cấu tạo Lượng dùng ứng dụng
Sáp ong (SO) Là hỗn hợp 75% 5-20% Tăng độ ổn định
este của alcol của kem
mạch thẳng hở và nước/dầu
acid béo mạch hở, Điều chỉnh thể
acid tự do 14%, chất đảm bảo độ
carbohydrat đồng nhất của
khoảng 12% kem, mỡ
Lanolin (sáp lông Ester của acid béo 5-10% Chất nhũ hóa và
cừu) với alcol thơm làm mềm
nhân steroid
(cholesterol)

1. Dẫn chất dầu, mỡ, sáp


Nhóm Chất điển hình Đặc điiểm và ứng ứng dụng
dụng
Hydrogen hóa Dầu lạc, dầu Thể chất đặc hơn, DM, điều chỉnh
hướng dương bền hơn thể chất
PEG hóa Lanolin, dầu thầu Cải thiện độ tan, Làm dịu, TD nhũ
dầu PEG hóa khả năng thấm hóa
Các chất phân lập Acid béo Điều chỉnh thể
từ DMS chất, tăng thâm

Chất phân lập từ dầu, mỡ, sáp


Nhóm Chất điển hình Đặc điểm và ứng dụng
Acid béo Acid stearic Không tan trong nước,
làm tướng dầu, điều
chỉnh thể chất
Acid oleic Không tan trong nước,
tăng thấm, làm tướng
dầu
Dẫn chất acid béo Ester với alcol Không tan trong nước,
isopropylic (isoproylic tăng thấm cho dược chất
myristat)
Ester với glycerol Không tan trong nước,
(glyceryl mono stearate) nhũ hóa tốt
Ester vs PEG Tan trong nước, tăng
(cremophor EL, Myrj hòa tan, tăng thấm
52)
Alcol béo Alcol cetylic Không tan trong nước,
phối hợp với TD khác
làm tăng khả năng nhũ
hóa, điều chỉnh thể chất
Alcol cetostearylic

Tá dược thân dầu


Nhóm Chất điển hình Đặc điểm và ứng dụng
Hydrocarbon Vaselin Không tan trong nước,
bền, dễ kiếm, rẻ. Dùng
để điều chỉnh thể chất
thuốc bôi ngoài
Dầu parafin
Parafin rắn
Sáp vi tinh thể
Silicon Dimethicon Không tan trong nước,
bền, không thấm, không
kích ứng. Dùng làm TD
cho thuốc tác dụng tại
về mặt da

II. Tá dược thân nước


PEG: cơ chế ngâm tạo gel
Dẫn chất cellulose
Polysaccharide
Poly acrylic acid: nhiều nhóm OH thân nước, trung hòa bằng kiềm (NaOH,
TEA- triethanol aicd), ngâm trong nước làm to khối gel
Chất rắng vô cơ phân tán trong nước
Tá dược Chất điển Đặc điểm Độ nhớt Lượng SD
hình
PEG PEG 200-400 Hòa tan Phụ thuoocj
(lỏng), PEG nhiều dược khối lượng
600-1500 chất. bền phân tử
(sáp), PEG từ vững
2000 (rắn)
DC cellulose MC, Rẻ, dễ kiếm, Độ nhớt ổn
NaCMC, dễ nhiễm định, bền
HPMC khuẩn vững
Polysaccarid Tinh bột biến Rẻ, dễ kiếm Độ nhớt
tính, thạch, không ổn
alginate định
Carbomer Carbopol Rẻ, dễ kiếm, Độ nhớt tăng
910, 934, 940 dễ nhiễm cao nếu được
khuẩn trung hòa
bằng kiềm
Chất rắn vô Magnesi Không tán Tăng khi tăng
cơ phân tán nhôm slicat trong nước, nhiệt độ và
trong nước dung môi thêm các chất
hữu cơ, điện ly
những trương
nở

III. Các tá dược khác

Nhóm Vai trò Ví dụ


Chất diện hoạt Thay đổi độ tan, thay đổi Không ion hóa: span 80, tween
hệ số phân bố, tính thấm 80
của dược chất, giảm độ Anion: natri lauryl sulfat, natri
nhớt larueth sulfat (SLES)
Cation: cetrimide
Lưỡng tính: lecithin,
cocamidopropyl betaine
Dung môi Duy trì độ tan hoặc nâng Phân cực: nước, hệ đệm
cao độ ổn định hóa học và Không phân cực: DMSO, DMF
tính thấm của dược chất
Chất tăng thấm Tác động vào lớp sừng 9 nhóm
nhờ quá trình hydrat hóa,
làm mềm và làm mỏng
lớp sừng (bạt sừng)
Chất bảo quản Parapen, acid hữu cơ,
benzalkonium clorid
Chất chống OXH α- tocoferol, acid ascobic,
ascorbyl palmitat, BHA,
BHT, natri metabisulfit..;
hiệp đồng chống OXH,
acid citric, Na EDTA
Điều hương vị

Nhóm chất tăng thấm


Nhóm chất Ví dụ
Sulfoxid Dimethyl sulfoxid (DMSO)
Alcol Các alcol: ethanol, propanol, butanol,
alcol bezylic
Các alcol béo: Caprylic, lauric, cetylic,
ceto-stearylic
Acid béo Oleic, capryl lic, lauric, myristic

Ester của acid béo Isopropyl myristat, isopopyl palmitat,


ethyl acetat, ethyl oleat
Amid Dimethyl acetamid, dimethyl formamid
Các chất diện hoạt Anion: natri laurat, laurysulfat
Cation: benzalkonium clorid,
cetyltrimethyl amoni bromid
Không ion hóa: tween, poloxamer, Brij,
span, Myrj, Miglycol
Terpen d- limonen, α pinen
α terpineol, terpinen-4-ol
menthol, piperiton, carvon
cyclohexen, limonen
tinh dầu hồi, khuynh diệp
Acid hữu cơ Acid salicylic, các salicyclat
Cyclodextrin
Hỗn hợp tá dược bào chế thuốc mỡ
Ưu, nhược điểm HHTD
Nhóm HHTD Chất cụ thể Ưu điểm Nhược điểm
Hỗn hợp tá dược Parafin, vaselin, Bám dính trên da Thấm rất kém
thân dầu (TD thân dầu khoáng, sáp vi rất tốt Giải phóng DC
dầu) tinh thể Hạn chế quá trình chậm, không hoàn
mất nước toàn
Không hút các
chất lỏng phân
cực
Cản trở hoạt động
sinh lý của da
Gây bẩn khó rửa
sạch
HHTD hút (TD Lanolin/lanolin Bền vững
nhũ hóa) alcol/lanolin ngậm Hút nước và các
nước; chất lỏng phân
lanolin+vaselin; cực
vaselin+cholesterol Phối hợp vs nhiu
và các sterol khác loại dchat kỵ nước
Giải phóng DC
tương đối nhanh
so với nhóm tá
dược thân dầu và
thấm sâu
HHTD trộn lẫn Mỡ nhũ hóa Có khả năng giữ
với nước (TD nhũ (emulsifying một lượng lớn
hóa) ointment)- sáp nhũ nước trong công
hóa anion thức hoặc hút
Mỡ nhũ hóa nước từ các vết
cetrimid -cation thương hở có tiết
Mỡ nhũ hóa dịch
cetomacrogol –
không ion hóa
Không cản trở quá
trình thoát nước
trên da
Dễ dàng rửa và có
thể chất đẹp
HHTD tan trong Các loại PEG Hòa tan nhiều Không có khả
nước (TD thân (lỏng, sáp, rắn) dược chất ít tan năng thấm qua da
nước) Bền vững lành
Có tác dụng sát Háo ẩm mạnh
khuẩn Không kết hợp
lượng lớn pha
nước

Hỗn hợp tác dược bào chế gel


- Gel thân nước: từ polyme thân nước, từ chất rắn vô cơ phân tán trong nước
- Gel thân dầu
Gel thân nước
- Ưu điểm
+ Có thể hòa tan hoặc trộn đều với nước và nhiều chất lỏng phân cực
+ Giải phóng hoạt chất nhanh, nhất là với các chất dễ tan trong nước
+ Thể chất tương đối ổn định, ít thay đổi do điều kiện thời tiết (do cơ chế hydrat
hóa)
+ Không cản trở các hoạt động bthg khác của da
+ Không trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước
- Nhược điểm
+ Dễ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập
+ Dễ bị khô cứng
Gel loại 1: hình thành do lực liên kết hydro, liên kết tĩnh điện hoặc Van der Waals
- Do liên kết yếu nên khi tác động lực cơ học như lắc, trộn thì công thức sẽ ít
nhớt và dễ dàng chảy hơn
- Động học lưu biến của dạng này là giả dẻo
- Sau khi bỏ lực tác động, liên kết giữa các phân tử lại được hồi phục và độ
nhớt công thức lại trở lại trạng thái cân bằng
- VD: gel dẫn chất cellulose (methyl celulose, natri carboxyl methyl
cellulose), gel từ dẫn chất polysacarid ( natri alginat- độ nhớt yếu bị thay đổi
bởi nhiều yếu tố như pH, muối kim loại, bền vững nhất là 4-10), gel từ dẫn
chất của poly-acid acrylic (Carbopol)
Gel loại 2: liên kết cộng hóa trị và tương tác này quyết điịnh bởi các liên kết chéo
giữa các chuỗi cạnh nhau
Ưu điểm
+ Có khả năng hấp thụ khoảng 100 lần lượng nước so với khối lượng ban đầu trong
khi vẫn giữ được cấu trúc ba chiều
+ Có độ gel bền vững
Do đó được sử dụng trong lâm sàng để bao phủ các vết thương hở hoặc làm kính
áp tròng; kiểm soát giải phóng thuốc
Ví dụ: gel poly (hydroxy ethyl methacrylat)
Gel bản chất từ chất rắn vô cơ phân tán trong nước
- Gel được hình thành sau quá trình keo tụ của các tiểu phân rắn vô cơ phân
tán trong nước tạo thành một mạng lưới các tiểu phân rắn liên tục
- Bản chất của tương tác giữu các tiểu phân trong mạng lưới này là lực Van
der walls (VD: gel nhôm hydroxyl) và có thể là lực tĩnh điện (VD: kaolin,
bentonit, magnesi nhôm)- liên kết yếu
- Các liên kết này sẽ dễ dàng bị bẻ gẫy khi bị tác động cơ học (ví dụ khi các
chế phẩm trước) qua đó làm cho gel trở lên lỏng hơn. Nếu lực tác động được
loại bỏ, các tiểu phân sẽ tự liên kết lại để hình thành gel đặc
- Đặc điểm động học lưu biến có khả năng hồi phục lại theo tùy thuộc vào
thời gian như vậy được gọi là động học lưu biến thixotropy
Gel thân dầu
Ưu điểm: dễ bào chế, cải thiện thấm dược chất
Thành phần: sterol, sorbitan monosterat (span 60); dung môi không phân cực, chất
hiệp đồng tạo gel (tween)
Hỗn hợp tá dược bào chế kem
Ưu điểm:
- Giải phóng dược chất nhanh
- Dễ bám trên da, niêm mạc
- Thấm sâu
- Mịn màng, hình thức đẹp
Nhược điểm
- Độ bền kém, dễ tách lớp
- Vi khuẩn phát triển
- Nhũ tương N/D khó rửa
Thành phần Chất điển hình
Pha dầu Dầu, mỡ, sáp và dchat DMS, acid và alcol béo, hydrocarbon
no, silicon
Pha nước Nước, chất lỏng phân cực (PE, PEG 300)
Chất nhũ hóa Nhữ tương N/D: lanolin, este sorbitan (Span), monoglycerid
và alcol béo, sáp ong, chất nhũ hóa thân dầu, xà phòng đa hóa
trị
Nhũ tương D/N: xà phòng kiềm hóa trị một (natri, kali), xà
phòng amin (mono, di và triethanolamin), alcol béo sulfat,
poly sorbat (Tween), ether hoặc este của acid béo với
polyethylen glycol, diện hoạt không ion hóa, chất diện hoạt
cation

Thuốc dán thấm qua da


+ Lớp đế
- Vai trò: dùng để trải lớp chứa thuốc, bảo vệ dược chất
- Chất liệu: không thấm, polyethen và poly este (miếng dán nhỏ), PVC (miếng
dán to)
+ Lớp chứa dược chất
- Vai trò: dùng để trải lớp chứa thuốc, bảo vệ dược chất
- Chất liệu: hệ cốt (DC/ polyme methacrylat, PVA, PVP, HPMC,..) Hệ khoang
chứa (DC/chất lỏng có độ nhớt cao (silicon, PEG lỏng…) +TD khác
+ Lớp màng kiểm soát giải phóng
- Vai trò: KSGP
- Chất liệu: co-polyme (ethylen acetat và vinyl acetat) và có thể chất hóa dẻo
+ Lớp nền dính:
- Vai trò: hệ bắt dính da, giữ thuốc tại nới dùng
- Chất liệu: polyme nhạy cảm với áp suất (acrylat, polyisobutylen hoặc
polysiloxan)
- Yêu cầu: dính trên da trong suốt tgian trị liệu, không gây kích ứng, dễ dàng
bóc khỏi da
+ Lớp màng bảo vệ
- Vai trò: bảo vệ thuốc trong quá trình bảo quản và được bóc bỏ trước khi dán
- Chất liệu: polyethylen

B. THUỐC ĐẶT
Thuốc đặt trực tràng
Ưu điểm
- An toàn
- 50-70% dược chất được hấp thu vào hệ tuần hoàn, tránh bị chuyển hóa lần
đầu ở gan
- Thích hợp với DC có mùi khó c hịu; kích ứng niêm mạc; NSAID; bị phân
hủy bởi dịch dạ dày hoặc chuyển hóa nhanh ở gan; hấp thu bất thường
- Thích hợp với phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, bệnh nhân hôn mê
- Tăng hiệu quả điều trị tại chỗ, trẻ nhỏ, bệnh nhân hôn mê
- Tăng hiệu quả điều trị tại chỗ: viêm như viêm đại tràng, trĩ hoặc giảm phơi
nhiễm toàn thân với tá dược không mong muốn
- Bệnh nhân có thể tự sử dụng thuốc dễ dàng theo hướng dẫn của thầy thuốc

Nhược điểm
- Viên thuốc có thể bị dịch chuyển khỏi vị trí đặt
- Hấp thu thuốc qua thường chậm và biến thiên khó dự đoán. Chất thải có thể
ảnh hưởng đến cả mức độ và tốc độ hấp thu thuốc
- Thuốc đặt có thể bị rò rỉ hoặc đẩy ra ngoài sau khi đặt
- Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ tại chỗ
- Sản xuất thường phức tạp hơn các dạng thuốc thông thường khác
Thuốc đặt âm đạo
Ưu điểm
- Có thể được sử dụng với mục đích tác dụng tại chỗ cũng như toàn
thân.Thuận lợi trong hấp thu các thuốc gồm các protein và peptid
- Thích hợp với trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn khi uống thuốc: bị nôn,
một số trường hợp sau phẫu thuật
- Tránh tương tác với dịch tiêu hóa khi uống và tránh chuyển hóa lần đầu qua
gan
- Là đường thuận lợi đưa thuốc tác dụng tại tử cung như progesterol và
danazol
- Bệnh nhân có thể tự sử dụng thuốc dễ dàng theo hướng dẫn của thầy thuốc
Nhược điểm
- Là đường chỉ định thuốc đặc trưng theo giới tính
- Chu kỳ kinh nguyệt và sự thay đổi hormone có ảnh hưởng đến tốc độ và
mức độ hấp thu thuốc
- Thuốc đặt có thể bị rò rỉ ra ngoài sau khi đặt
- Môi trường pH acid sinh lý của âm đạo có thể làm tăng chuyển hóa một số
thuốc. Sự thay đổi pH sinh lý do nhiễm khuẩn có thể bị tác động đến độ ổn
định, giải phóng thuốc và hiệu quả điều trị
- Hấp thu thuốc có thể xảy ra với một số thuốc được chỉ định với tác dụng tại
chỗ
- Không thuận lợi khi bệnh nhân đi lại, vận động nhiều, ảnh hưởng bởi thói
quen, quan niệm
Thành phần thuốc đặt

1. Dược chất
- Được hấp thu đạt nồng độ điều trị (có thể SD chất tăng thấm)
- Hấp thu kém, kích ứng niêm mạc tiêu hóa, bị chuyển hóa, kháng sinh gây
mất cân bằng hệ VK đường ruột
- Chú ý các tính chất: độ tan, lỏng, rắn, KT tiểu phân, ảnh hưởng đến nhiệt độ
đông đặc của hỗn hợp dược chất và tá dược, tỷ trọng (hệ phân tán) và hệ số
thay thế với tá dược
Độ tan của DC quyết định
- Trạng thái phân tán của chế phẩm- nồng độ tối đa của DC trong niêm dịch
trực tràng, quyết định tốc độ hấp thu thuốc
- DC có hệ số phân bố tá dược/nước cao, có xu hướng bị giữ lại trong dung
dịch TD, tốc độ GPDC khỏi dạng thuốc vào niêm dịch trực tràng sẽ chậm và
không thuận lợi
- Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của Dchat
Độ tan của tá dược và lựa chọn tá dược
Khả năng hòa tan của dược chất Chọn tá dược
Trong dầu Trong nước
Thấp Cao Tá dược thân dầu
Cao Thấp Tá dược thân nước
Thấp Thấp Khó xác định (nên dùng
DC dạng bột siêu mịn)

2. Tá dược
+ Phù hợp với tính chất của DC, yêu cầu trong BC, SX
+ Các nhà sx TD thuốc đặt thường đáp ứng các yêu cầu đa dạng về tá dược. Ví
dụ: Witepsol, Suppocire,..
+ Yêu cầu
- Thể rắn khi bảo quản, mềm, chảy lỏng hoặc hòa tan trong niêm dịch khi đặt
thuốc để GPDC
- Không: tương kị với DC, kích ứng niêm mạc, ổn định
- Không kích ứng niêm mạc nơi đặt thuốc, không gây độc và tác dụng dược lý
riêng
- Co thể tích khi đông đặc
- Có khoảng nóng chảy-đông đặc và độ nhớt thích hợp
- Không mềm, biến dạng trong quá trình vận chuyển, bảo quản
- GPDC tốt tại vị trí hấp thu
3 nhóm
- Các TD béo: chảy lỏng ở thân nhiệt để GPDC
VD: bơ cacao, witepsol, estarium, suppocire, agrasup A,H
- Các TD thân nước: hòa tan/ niêm dịch để GPDC
VD: Myji 51, PEG
- Các TD nhũ hóa: hút niêm dịch, chảy lỏng GPDC
VD: Tween 61, Monolen
2.1. Các tá dược thân dầu
- Bơ cacao: là hỗn hợp este của glycerin với các acid béo cao no và chưa no
như: acid palmitic, stearic, oleic, linoleic, chủ yếu là glycerin tripalmitat
- Hạn chế
+ nhiệt độ nóng chảy thấp: có thể kết hợp với tỷ lệ thích hợp tá dược có nhiệt độ
nóng chảy cao như sáp ong, parafin, acid stearic, alcol béo
+ Khả năng nhũ hóa kém, kết hợp với span, cholesterol
+ có hiện tượng đa hình: bơ cacao tồn tại dưới 4 dạng kết tinh có nhiệt độ nóng
chảy và đông rắn khác nhau
- Triglycerid bán tổng hợp: thủy phân dầu thức vật (dầu dừa, cọ)
VD: glycerid thực vật hydrogen hóa, Hard fat, massa estarinum, massupol,
suppocire, witepsol)
Cần lưu ý
+ Đắc điểm nóng chảy: các tá dược béo trên thị trường thường có phạm vi nhiệt
độ nóng chảy rộng. Tá dược có nhiệt độ nóng chảy cao thường kết hợp với DC
tan trong dầu hoặc ở vùng khí hậu nóng và ngược lại
+ Phản ứng hóa học: TD có chỉ số hydroxyl thấp ít có nguy cơ tương tác hóa
học nhưng thường đàn hồi kém hơn dễ rạn nứ khi làm lạnh nhanh, có liên quan
đến tính thân nước, khả năng GP và haaos thu thuốc
+ Tính chất lưu biến: độ nhớt của TD khi chảy lỏng ảnh hưởng đến khả năng
phân tán đều DC rắn, khả năng GP và hấp thu thuốc ở trực tràng
+ TD phối hợp khác: được đưa vào sẵn trong TD thương mại hoặc thêm vào khi
thiết kế công thức thuốc
Witepsol H: nhiệt độ nóng chảy thấp, khoảng cách giữa nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ đông đặc nhỏ
Witepsol W: khoảng cách giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc lớn, độ
nhớt cao
Witepsol S: nhiệt độ nóng chảy thấp, khi chảy có độ nhớt cao
Witepsol E: nhiệt độ nóng chảy cao
- Dầu lạc hydrogen hóa (Astrafat)
- Dầu bông hydrogen hóa (Xalomat)
- Dầu dừa hydrogen hóa (Suppositol)

2.2. Tá dược thân nước

- Tá dược gelatin glycerin: gồm gelatin, glycerin, nước, có thể thêm chất bảo
quản như methyl parapen, propyl paraben; có khả năng hút ẩm
Cách bào chế; ngâm gelatin vào nước cho trương nở, đun cách thủy glycerin lên
55-60 độ, đổ gelatin đã ngâm vào và khuấy cho tan hoàn toàn, lọc nhanh qua
gạc
Lưu ý: không đun hỗn hợp quá 60 độ, bào chế khi dùng ngay hoặc chỉ dùng một
vài ngày; tỷ lệ có thể thay đổi
- Polyethylen glycol (Macrogol, PEG, Lutrol E)
Ưu điểm
+ Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn thân nhiệt nên có độ bền cơ học cao hơn
+ Thích hợp để bào chế thuốc đặt có chứa các dược chất ít tan trong nước
+ Có khả năng bảo quản và chống thủy phân dược chất

Nhược điểm
+ Độ cứng lớn nên thg gây đau nếu chỗ đặt bị tổn thương, do d dó k dùng thuốc
đạn chữa trĩ hậu môn, rò hậu môn
+ Có tính hút ẩm nên dễ gây khó chịu, kích ứng nhu động, thg làm ẩm viên
thuốc trk khi đặt
+ khả năng làm tăng độ ta của dược chất nên có thể gây tương tác giữa dược
chất và tá dược
+ Độ tan của DC trong tá dược rắn có thể thay đổi trong điều kiện và thời gian
bảo quản dẫn đến dược chất bị kết tinh trở lại
2.3. Tá dược nhũ hóa
Chỉ sử dụng các chất nhũ hóa có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn thân nhiệt
Thuốc đặt tác dụng tại chỗ: tá dược nhũ hóa kiểu nhũ tương N/D, toàn thân-
D/N
Ưu điểm:
- Giải phóng dược chất nhanh
- Sau khi được giải phóng, Dc tiếp xúc nhanh với niêm mjac để phát huy tác
dụng tại chỗ hoặc tác dụng trên toàn thân
+ Monolen: là chất rắn, trơn mịn giống bơ cacao, nhưng độ bền cơ học cao hơn,
chảy ở nhiệt độ 36-37 độ
Ưu điểm
- Thích hợp với nhiều loại dược chất hay được dùng để bào chế thuốc đặt
- Không có tác dụng dược lý riêng và dịu với niêm mạc nơi đặt
- Bền vững trong quá trình bảo quản
- Dễ đổ khuôn và dễ lóc khuôn
- Có thể dùng một mình hoặc phối hợp với nhiều tá dược khác để điều chỉnh
thể chất
+ Tween 61 (polyethylen glycol 1- sorbitan monostearat)

2.4. Tá dược khác


Nhóm tá dược Ví dụ
Gây thấm, tăng độ Chất diện hoạt không ion hóa: Tween, Span, Mirj, Brij-
tan-giải phóng-hấp chịu được nhiệt độ, bền vững về mặt hóa học
thu dược chất Chất diện hoạt anion: muối mật, natri alkyl, natri lauryl
sulfat, natri stearat, triethanolamin stearat
Giảm hút ẩm, Silic dioxid keo (aerosil)
chống dính khuôn
Tăng độ nhớt (có Acid béo và dẫn chất: nhôm monostearat, glyceryl
thể ảnh hưởng đến monostearat, acid stearylic
nhiệt độ nóng chảy Alcol béo: alcol cetylic, myristylic, stearylic
của tá dược) Bột trơ: bentonit, silic dioxyd keo
Điều chỉnh điểm TD làm tăng nhiệt độ nóng chảy của thuốc đặt: sáp ong,
chảy của tá dược acid stearic, alcol stearylic, nhôm mono hay distearat,
silicon dioxid keo, magnesi stearat, bentonit
TD làm giảm nhiệt độ nóng chảy của thuốc đặt: glycerin
monostearat, alcol myristic, polysorbat 80, propylen
glycol
Cải thiện độ bền cơ Các polysorbat, dầu thầu dầu, aicd béo, monoglycerid,
học (dẻo, đàn hồi) glycerin, PG
Tá dược khác Điều chỉnh PH, chống OXH, thủy phân, chất màu

C. THUỐC BỘT, CỐM, PALET

I. Thuốc bột
- Tá dược độn: đảm bảo khối lượng hoặc thay đổi một số đặc tính cơ lý ( như
độ trơn chảy, độ xốp) của dạng bào chế. Ví dụ: tinh bột, lactose
- Tá dược trơn: đảm bảo độ trơn chảy của khối bột, đảm bảo đồng đều khối
lượng khi đóng gói. VD: Talc, magnesi stearat, silic dioxyd keo khan…
- Tá dược hút: khi tp thuốc bột chứa chất lỏng, mềm, hay chất dễ giải phóng
nước kết tinh để đảm bảo độ khô tơi
VD: calci carbonat, magnesi carbonat, silic dioxyd keo khan
- Tá dược cách ly: cách ly các tiểu phân tương kỵ
VD: bột talc dùng để cách ly các tiểu phân menthol và camphor
- Tá dược sủi bọt: acid hữu cơ và muối carbonat hoặc hydrocarbonat. Tạo khí
carbon dioxyd làm các thành phần trong thuốc hòa tan nhanh, khí bão hòa
trong nước còn giúp tăng nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh thuốc từ dạ
dày xuống ruột non
II. Thuốc cốm
- Tá dược độn hay dùng là các loại đường
- Tá dược dính: siro, dung dịch povidon, dung dịch carboxy methyl cellulose

III. Pellet
Trong bào chế pellet, tá dược được sử dụng nhằm hai mục tiêu sau:
- Làm cho việc sản xuất dạng thuốc được thuận lợi
- Tạo cho dạng thuốc những đặc tính, tính chất như mong muốn
Tá dược:
- Tá dược độn: làm tăng khối lượng pellet khi khối lượng dược chất nhỏ và
giúp cho quá trình tạo pellet được thuận lợi hơn
- Tá dược dính: giúp cho các tiểu phân kết tụ được với nhau và giữ cho pellet
nguyên vẹn trong quá trình sản xuất
- Tá dược rã: ra nhanh trong dịch tiêu hóa để gphong dược chất
- Tá dược tạo cầu: giúp cho quá trình tạo hình pellet được thuận lợi hơn, đắc
biệt là khi bào chế pellet bằng phương pháp đùn-tạo cầu hoặc bồi dần từ bột.
Ví dụ: cellulose vi tinh thể, hydroxy propyl methyl cellulose, hydroxy ethyl
cellulose, crospovidon
- Tá dược chống dính và tá dược trơn: làm giảm lực liên kết giữa bề mặt
pellet với nhau và với thiết bị. VD: calci stearat, magnesi stearat, talc, silic
dioxyd keo khan
- Tá dược đệm: tăng độ tan và độ ổn định của dược chất. VD: muối citrat,
muối phosphat
- Tá dược điều chỉnh gphong dược chất: ethyl celulose, natri carboxy methyl
celulose, các chất diện hoạt

D. VIÊN NÉN

I. Tá dược độn: đảm bảo khối lượng cần thiết của viên hoặc để cải thiện
tính chất cơ lý của dược chất ( tăng độ trơn chảy, độ chịu nén,…) làm cho
quá trình dập viên được dễ dàng hơn
Khi dược chất có hàm lượng nhỏ, tá dược độn chiếm tỷ lệ lớn và ảnh
hưởng nhiều đến độ bền cơ học và giải phóng dược chất của viên
Yêu cầu: lựa chọn sau cùng, càng ít hút ẩm càng tốt và trơ
Phân loại
Không tan trong nước Tan trong nước
Calci sulfat dihydrat Lactose- các loại đường ưu tiên
cho viên hòa tan như viên sủi
Dicalci phosphat Sucrose
Tricalci phosphat Dextrose
Calci carbonat Mannitol
Tinh bột Sorbitol
Tinh bột biến tính
Cellulose vi tinh thể

NHÓM TÁ DƯỢC TAN TRONG NƯỚC


1. Lactose
Ưu điểm:
- Dễ tan trong nước, vị dễ chịu, trơ
- Trung tính và ít hút ẩm
- Dễ phối hợp với nhiều loại dược chất
Nhược điểm
- Chịu nén kém
- Có xu hướng kéo dài tgian rã
Các dạng
- Kết tính: α-lactose monohydrat; β-lactose khan- điều chế bằng phương pháp
kết tủa
- Vô định hình: điều chỉnh bằng phương pháp kết tủa
Lactose phun sấy có độ trơn chảy và chịu nén tốt nên được dùng để dập thẳng.
VD: fast-flo lactose, cellactose, tablettose, ludipress
Lactose là đường khử nên tương kỵ với các dược chất nhóm amin như acid
amin, pyrilamin maleat, phenylephrin hydroclorid, salicylamid… làm cho viên
bị sẫm màu
2. Bột đường trắng (sacarose)
Dễ tan trong nước, ngọt, làm tá dược độn và dính khô cho hòa tan viên nhai,
viên ngậm
Khi làm tá dược độn thì tạo hạt ẩm với nước-ethanol
Đảm bảo độ bền cơ học viên nhưng khó rã, khi dập viên dễ gây dính chày, nên
kết hợp với tá dược độn không tan để tăng độ cứng cho viên
Một số bột đường dùng dập thẳng như: Di-Pac, Nutab
3. Glucose
Ưu điểm
- Dễ tan trong nước, vị ngọt hơn lactose
Nhược điểm
- Trơn chảy kém, dễ hút ẩm
- Dễ đảm bảo độ bền cơ học cho viên nhưng xu hướng làm cho viên cứng dần
trong quá trình bảo quản
- Làm biến màu các dược chất kiềm và amin hữu cơ
Để cải thiện độ trơn chảy của glucose dập thẳng thì dùng loại glucose phun sấy
như tá dược Emdex- trơn chảy và chịu nén tốt, nhưng vẫn rất háo ẩm
4. Manitol
Ưu điểm:
- Dễ tan trong nước, vị ngọt, cảm giác mát
- Ít hút ẩm
Nhược điểm:
- Hạt tạo ra không chắc như bột đường và glucose
Manitol dạng tinh thể đều đặn có thể dùng dập thẳng
5. Sorbitol
Tương tự manitol, có 3 dạng thù hình α, β, ϒ nhưng ϒ bền hơn cả về độ trơn
chảy, khả năng chịu nén, độ ổn định. Dạng ϒ trên thị trường là Neosorb 60,
Sorbitol 834
Sorbitol có thể dùng dập thẳng, tuy nhiên do háo ẩm hơn manitol nên tỷ lệ tá
dược trơn phải dùng nhiều hơn và độ ẩm trong phòng dập viên phải <50%
NHÓM TÁ DƯỢC KHÔNG TAN TRONG NƯỚC
1. Tinh bột
Ưu điểm:
- Dễ trộn
- Ít ảnh hưởng đến giải phóng dược chất từ viên
- Trơ, rẻ tiền, dễ phối hợp
Nhược điểm:
- Làm xốp viên
- Độ ẩm cao, do đó dễ hút ẩm làm bở viên, gây nấm mốc nên sấy thì dùng
luôn
- Trơn chảy kém
- Trơn chảy kém và tính chịu nén phụ thuộc vào từng loại tinh bột (tinh bột
lúa mì chịu nén kém hơn tinh bột ngô và tinh bột khoai tây)
2. Tinh bột biến tính
- Là tinh bột đã được làm biến đổi về mặt vật lý hoặc hóa học
- Chịu nén và trơn chảy tốt hơn, hòa tan từng phần trong nước tùy theo mức
độ biến đổi
VD:
- Dẫn chất carboxy methyl của tinh bột: Primojel, Lycatab, Explotab
- Tinh bột thủy phân: tinh bột tiền gelatin hóa (pregelatinized starch), tinh bột
ngô tiền gelatin hóa từng phần (Starch 1500), tinh bột gạo tiền gelatin hóa
(Eragel), Emdex, Celutab
3. Dẫn chất cellulose
Ưu điểm:
- Chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã
VD: Avicel, Emcomcel, Comprecel
Cellulose vi tinh thể được tạo bằng cách thủy phân celulose, sau đó phun sấy
Bột celulose và các dẫn chất khác của celuose cũng có thể dùng làm tá dược
độn: NaCMC, calci CMC,… Ngoài vai trò độn còn có khả năng rã và dính tốt
4. Muối vô cơ
+ Calci phosphat: dicalci phosphat, tricalci phosphat
Ưu điểm: bền về lý-hóa, không hút ẩm, không tan trong nước nhưng thân nước
do đó có thể tạo hạt ướt dễ dàng
Bột mịn tạo hạt (Ditab), dạng hạt để dập thẳng (Emcompress)
Dập viên với calci phosphat có độ bền cơ học cao, rã chậm, vì vậy không nên
dùng ở tỷ lệ cao với dược chất ít tan
Tính kiềm nhẹ, nên không dùng cho dược chất không bền trong môi trường
kiềm. ở đường tiêu hóa có thể tạo phức với làm giảm hấp thu một số dược chất
như (tetracyclin, phenytoin)
+ Calci carbonat, magnesi carbonat:
Có khả năng hút, trong một số viên các tá dược này còn đónng vai trò trung hòa
dịch vị hoặc cung cấp ion vô cơ cho cơ thể
Có tính kiềm nên cần thận trọng khi phối hợp các dược chất có tính acid, có
muối acid
Lưu ý:
- Với hàm lượng dược chất nhỏ, khi sử dụng tá dược độn trơn chảy và chịu nén
tốt, dễ trộn đều với dược chất thì có thể dập thẳng mà không cần tạo hạt
- Có dược chất dễ tan, khi dập viên với một số tá dược độn khó rã, quá trình hòa
tan khuếch tán sẽ diễn ra từ từ, do đó tốc độ hấp thu có thể sẽ xảy ra chậm hơn
- Nhiều tá dược sẽ làm cho viên dễ rã và giải phóng dược chất, quá trình hòa tan
dược chất có thể xảy ra nhanh hơn, làm tăng tốc độ hấp thu

II. Tá dược dính


- Tạo hình viên, đảm bảo độ chắc
- Các cách phối hợp tá dược dính:
+ Dùng dạng khô: trộn tá dược dính với hỗn hợp bột trong phương pháp dập
thẳng hoặc đem tạo hạt khô. Sau khi trộn cũng có thể thêm dung môi vào để
nhào ẩm trong phương pháp tạo hạt ướt
+ Dùng dạng lỏng: hòa tan tá dược dính trong dung môi thích hợp hoặc nấu
thành hồ, phối hợp vào hỗn hợp bột để nhào ẩm trong phương pháp tạo hạt ướt
Một số tá dược dính thường dùng:
- Ethanol, nước: kphai tá dược dính, dung môi để hòa tan hoặc trương nở các
chất tạo khả năng dính: cao mềm dược liệu, bột đường, polyme…. Cao dược
liệu, ethanol giúp cho voejec phân tán cao và khối bột được dễ dàng hơn,
làm cho hạt dễ sấy khô hơn
- Hồ tinh bột
+ dễ kiếm, giá rẻ, dễ trộn đều với bột dược chất, ít có xu hướng kéo dài thời
gian rã của viên
+ để tăng tác dụng dính, phối hợp với gelatin, gôm arabic, PVP
+ điều chế dùng ngay, tránh bị nấm mốc
+ tính bột biến tình có thể làm tá dược dính khô hoặc điều chế thành hồ. VD:
dextrin, dẫn chất tinh bột hydroxyd propyl, tinh bột tiền gelatin hóa, tinh bột
thủy phân
- Gelatin:
+ trương nở, hòa tan trong nước, dính mạnh, dùng cho viên ngậm để kéo dài
thời gian rã, dùng cho dược chất ít chịu nén, trộn với bột dược chất khi tá dược
còn nóng
+ dung dịch gelatin trong cồn hạn chế thủy phân và làm cho hạt dễ sấy khô hơn
dung dịch nước gelatin, nhưng có thể thủy phân bằng acid hay kiềm
- Gôm arabic:
+ phức hợp polysacarid, glycoprotein
+ dính mạnh, kéo dài thời gian rã của viên
+ dễ bị nấm mốc, đche dùng ngay
- Polyvinyl pyrolidon, PVP:
+ dính tốt, ít ảnh hưởng tới thời gian rã của viên, dễ sấy khô, thích hợp cho viên
nhai
+ với dược chất sơ nước, ít tan trong nước, PVP có khả năng cải thiện tính thấm
nước và độ tan của dược chất (barbituric, acid salicylic,…)
+ làm tá dược dính khô và dính lỏng, tan cả trong nước và alcol
+ dễ háo ẩm, viên chứa nhiu PVO dễ thay đổi thể chất trong quá trình bảo quản
- Siro
+ dễ trộn đều với bột dược chất, đảm bảo độ bền cơ học
+ phân tán chất màu trong viên đồng nhất
+ ổn định dược chất trong một số viên như viên sắt sulfat
- Dẫn chất celulose
+ Hydroxy propyl celulose (HPC): có thể dùng dạng dính khô hoặc dính lỏng;
tăng tính chịu nén cho viên dập thẳng
+ Methyl celulose (MC): kết dính tốt, độ bền cơ học cao
+ Na CMC: hạt tạo ra không chắc bằng PVP và có xu hướng kéo dài thời gian
rã. Tương kỵ với muốn calci, nhôm và magnesi
+EC: kết dính mạnh, thường dùng cho các dược chất ít chịu nén như: para.
Cafein, meprobamat, sắt sumarat, dược chất dễ bị phân hủy dưới tác động của
nước; kéo dài tgian rã, gphong dchat nên ứng dụng viên gphong kéo dài
+ HPMC dùng dạng dính lỏng, celulose vi tinh thể: chịu nén cao, liên kết tốt
Sử dụng tá dược dính lỏng là áp dụng cho bào chế viên nén bằng phương pháp
tạo hạt ướt nên có thể tác động ẩm trong quá trình nhào và khi sấy hạt thường
tác động nhiệt, làm ảnh hưởng tới độ ổn định của viên chứa dược chất nhạy cảm
với ẩm và nhiệt
Khắc phục: dùng tá dược dính lỏng khan nước, tạo hạt tầng sôi (sấy nhanh và
nhiệt độ không cao)
III. Tá dược rã
- Làm cho viên rã nhanh, rã mịn, giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu
của tiểu phân dược chất, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dược chất về
sau
- Cách rã của viên
+ Rã hạt to: rã nhanh nhưng hòa tan chậm
+ Rã hạt nhỏ: rã thành hạt, hòa tan nhanh
+ Rã keo/ rã tiểu phân: rã thành các tiểu phân mịn
- Cơ chế rã
+ Cơ chế vi mao quản: trong viên có các lỗ xốp tạo thành hệ thống vi mao quản,
mao quản
+ Cơ chế trương nở
+ Cơ chế sinh khí
Các loại tá dược rã
- Tinh bột: xốp, hệ thống vi mao quản phân bố khá đồng đều trong viên, rã
theo cơ chế vi mao quản
Tinh bột hấp phụ khá nhiều nước, để tăng khả năng làm rã trước khi dùng
phải sấy khô
- Tinh bột biến tính: hay dùng natri starch glycolat- tá dược siêu rã
- Celulose vi tinh thể: rã nhanh do khả năng hút nước và trương nở tốt, tỷ lệ
10% trong viên thì vừa rã vừa dính. Nếu xát hạt ướt thì khả năng rã bị giảm
- Bột celulose: thích hợp cho các dược chất nhạy cảm với ẩm
- Acid alginic: hút ẩm và trương nở mạnh, tỷ lệ dùng khoảng 4-5% trong viên
- Tá dược siêu rã
Loại tá dược rã Tên thương mại Cơ chế rã Ghi chú
Celulose liên kết Croscarmelose, Trương nở 4-8 Không tan trong
chéo Ac-Di-Sol, lần/10s. Cơ chế nước.
Natri Nymcel ZSX, rã trương nở và
croscarmelose Primellose, vi mao quản
Sobutab
PVP liên kết chéo Crospovidon, Trương nở Không tan trong
kollidon, nước
polyplasdone
Natri starch Explotab, Trương nở 7-12 Hút nước
glycolat Primojel lần/30s

Ngoài ra một số tá dược rã khác cũng được dùng như nhôm magnesi silicat,
calci silicat, nhựa trao đổi ion (Amberlit), polysacarid đậu nành (Emcosoy)
- Tá dược rã sinh khí: acid hữu cơ như acid citric, tartaric hoặc muối acid
như mononatri citrat, natri hydrophosphat… và muối kiềm như natri
carbonat, natri hydrocarbonat, magnesi carbonat
+ Xát riêng hạt acid và hạt kiềm, dùng dung môi khan nước; dập viên trong điều
kiện độ ẩm không khí thấp
+ Lương tá dược sinh khí phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: đảm bảo năng lực
sủi bọt của viện và tạo ra pH thích hợp cho dung dịch hoặc hỗn hợp sau khi
viên hòa tan hoặc phân tán hoàn toàn
+ không dùng cho ng kiêng muối, bn suy thân. Một số trường hợp, viên sủi bọt
gây kiềm hóa máu, làm thay đổi hấp thu một số dược chất dùng kém, nên thận
trọng
IV. Tá dược trơn
Tác dụng: chống ma sát, chống dính, điều hòa sự chảy, làm cho mặt viên bóng
đẹp
2 cơ chế: làm trơn do chảy lỏng và làm trơn do chất rắn ở phân cách bề mặt
Phần lớn là những chất sơ nước, làm cho viên khó thấm nước, xu hướng kéo dài
thời gian rã của viên. Để tránh ảnh hưởng cho một tỷ lệ nhỏ chất diện hoạt
2 nhóm: nhóm không tan trong nước, tan trong nước
NHÓM TÁ DƯỢC TRƠN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC
- Acid stearic và muối: giảm ma sát và chống dính. Muối calci stearat và
magnesi stearat, tỷ lệ 0,25-1% so với hạt khô, sơ nước, xu hướng kéo dài
thời gian rã của viên
Magnesi stearat có thể tạo ra vi môi trường pH kiềm, tác động đến ổn định
của một số dược chất như aspirin
- Talc: làm trơn, điều hòa sự chảy, ít sơ nước, nên không ảnh hưởng nhiều đến
thời gian rã của viên
- Silic dioxyd (silica): dùng silic dioxyd keo
Tên thương mại:: Aerosil, Cab-O-Sil, Syloid.
Loại sơ nước dùng cho các viên dễ hút ẩm hoặc chứa dược chất nhạy cảm
với với ẩm, tăng độ ổn định cho viên
- Tinh bột: điều hòa sự chảy, đồng thời làm cho viên dễ ra. Dùng trong
phương pháp xát hạt khô và dập thẳng, tỷ lệ 5-10% và phải sấy khô trướng
khi dùng
Ngoài ra: dầu parafin, dầu thực vật hydrogen hóa, triglycerid, ester của acid
béo

NHÓM TÁ DƯỢC TRƠN TAN TRONG NƯỚC:


PEG 4000 và 6000, natri lauryl sulfat, natri benzoat….
Tá dược sơ nước nhưng ít ảnh hưởng đến quá trình rã và giải phóng dược
chất; dễ hút ẩm nên có thể làm giảm độ ổn định của viên
V. Tá dược bao
Bao viên nhằm các mục đích sau:
- Che dấu mùi vị của dược chất
- Bảo vệ dược chất, tránh các yếu tố tác động ngoại mô như: độ ẩm, ánh sáng,
oxy không khí,… làm tăng độ ổn định của chế phẩm
- Tăng khả năng phân biệt, tránh nhầm lẫn không chỉ trong quá trình sản xuất
mà còn cho ng sử dụng
- Thuận lợi trong quá trình đóng gói vì không gây bẩn thiết bị, nhiễm chéo do
bay bụi
- Cải thiện hình thức của viên, tăng độ cứng cho viên
- Kiểm soát giải phóng dược chất: bao tan ở ruột, bao giải phóng dược chất
kéo dài, giải phóng tới đại tràng

1. Tá dược bao đường


Qua nhiều giai đoạn nên lớp bao thường dày. Tối thiểu 4 giai đoạn: bao nền,
bao nhẵn, bao màu và bao bóng. Tùy theo mức độ cần bảo vệ dược chất, có
thể thêm lớp bao cách ly
- Bao cách ly (bao bảo vệ): làm tăng độ cứng của viên
+ Trước khi bao nền, cần phải bao cách ly vì bao nền sử dụng dung môi là
nước.
+ Nguyên liệu là các polyme như: shellac, celulose acetat phthalat (CAP),
polyvinyl acetat phthalat (PVAP), zein hoặc các poly acrylic
+ ngoài ra thêm tá dược chống dính như talc nếu cần
- Bao nền (bao lót)
+ khối lượng viên tăng lên khoảng 30-50% chủ yếu giai đoạn bao nền
+ tá dược dính như: siro đơn, siro gôm, dung dịch gelatin, dung dịch PVP
+ bột bao là các tá dược trơ như: tinh bột, calci carbonat, talc, bột đường
- Bao nhẵn: có thể dùng siro đường trắng
- Bao màu
Chất màu thường được pha trong siro rồi bao lên viên để đạt được độ đậm màu
như mong muốn
+ chất màu tan trong nước: màu bao hay bị loang, khó đồng nhất giữa các mô
lẻ, bề mặt viên trước khi bao phải thật nhẵn, nếu không màu không đều
+ chất màu không tan trong nước: chất màu tan trong nước được hấp phụ lên bề
mặt nhôm hydroxyd. Bao nhanh, lớp màu không cần dày mà màu vẫn đồng
nhất, màu bền, dùng cho cả bao đường và bao film
- Đánh bóng: như parafin, sáp ong, sáp Carnauba, PEG rắn

2. Tá dược bao màng mỏng


2.1. Các loại polyme dùng trong bao film

POLYME DÙNG BAO BẢO VỆ


Mục đích: tránh tác động của ẩm, ánh sáng, oxy không khí; che giấu mùi vị
dược chất và tăng vẻ đẹp cho sản phẩm
- Các dẫn chất celulose
+ hydroxy propyl methyl celulose, hydroxy propyl celulose, hydroxy ethyl
celulose
+ HPMC: màng bao vs HPMC cứng, có sức căng cao, ít hút ẩm, bền với các
yếu tố ngoại môi, không có mùi vị riêng và ít ảnh hưởng đến thời gian rã của
viên
- Polyme acrylic: polymethacrylat, tên thương mại Eudragit
Không tan trong nước nhưng hòa tan trong môi trường acid có pH dưới 4
- Alcol polyvinylic (PVA)
+ độ bền cơ học cao, rất ít hút ẩm, không ảnh hưởng đáng kể đến thời gian rã
của viên, giá thành thấp
+ PVA còn dùng để tăng độ nhớt cho các chế phẩm nhỏ mắt, dùng cho nhũ
tương, hệ trị liệu qua da và nhiều dạng bào chế khác
POLYME DÙNG ĐỂ BAO TAN Ở RUỘT
Mục đích: tránh phân hủy dược chất trong môi trường acid, tránh kích ứng dạ
dày, thuốc tác dụng tại chỗ ở ruột hoặc áp dụng cho thuốc giải phóng theo nhịp,
giải phóng tại đại tràng hay giải phóng nhắc lại
- Celulose acetat phtalat (CAP)
+ dễ bị phân hủy trong môi trường ruột bị men esterase phân hủy làm rã màng
bao
+ không tan trong nước, ethanol, các hydrocarbon clorinat
+ có thể háo ẩm và thấm dịch vị
Dạng giả nhựa (pseudolatex) với tên thương mại là Aquateric
- Polyvinyl acetat phtalat (PVAP)
- Shellac
+ không tan trong nước, không tan trong dung dịch acid, tan trong dung dịch
kiềm, tan tốt trong ethanol nóng
+ mục đích: bao nền để chống ẩm, bao tan ở ruột, bao giải phóng kéo dài
- Polyme acrylic:
- Celulose acetat trimellitat (CAT)
- Hydroxy propyl methyl celulose phthalat (HPMCP)
+ không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm và hỗn hợp dung môi
aceton/nước

- Zein: không tan trong nước, tan trong ethanol


Ưu điểm: chống ẩm tốt, bền vững, dễ phối hợp với các polyme khác
Dùng để bao cách ly trong bao đường, bao tan trong ruột và bao để kéo dài giải
phóng dược chất

POLYME DÙNG BAO KÉO DÀI GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT:


Áp dụng bao viên, hạt, pellet để bào chế thuốc giải phóng kéo dài hoặc giải
phóng có kiểm soát
- Ethyl celulose (EC)
+ không mùi, không vị, có độ ổn định tương đối cao, không hút ẩm, có độ nhớt
vừa phải, tạo cốt hoặc bao
+ chống ẩm và che vị
+ không tan trong nước, khi bao thường thêm một số dung môi hữu cơ để hòa
tan
+ khác với bao dung dịch, khi dùng hỗn hợp nước EC để bao thì sau khi bao
xong thì cần phải có giai đoạn ủ để cho các chuỗi polyme được liên kết hoàn
toàn với nhau, màng bao với ổn định
- Polyme acrylic
+ không tan trong nước và các dung dịch có pH khác nhau, nhưng chúng có thể
trương nở chậm trong nước và thấm ẩm
2.2. Chất hóa dẻo
Ba nhóm:
- Các polyol: glycerin, propylen glycol, polyethylen glycol (PEG 200-6000)
- Các este hữu cơ: este phthalat (diethyl, dibutyl), dibutyl sebacat, este citrat,
triacetin
- Dầu/glycerin: dầu thầu dầu, acetylat monoglycerid, dầu dừa cất phân đoạn
- Ngoài ra: paraben (methyl parapen, propyl paraben)
2.3. Chất màu
2.4. Dung môi
Yêu cầu:
+ hòa tan hoặc phân tán các polyme
+ dễ dàng phân tán được các thành phần khác trong hệ dung môi
+ không được cho dung dịch có độ nhớt quá lớn
+ không màu, không mùi vị, không độc, không dễ cháy; ít gây ô nhiễm môi
trường
Các dung môi: nước, alcol: methanol, ethanol, isopropanol,…; ceton: methyl
ethyl ceton; aceton
2.5. Các thành phần khác trong màng bao
- Chất rắn vô cơ không tan: cthien màu sắc, chống dính và tăng độ dầy màng
bao
VD: titan dioxyd, talc, magnesi stearat
- Các chất hoạt động bề mặt: Tween, natri lauryl sulfat,.. tăng tính thấm và tốc
độ hòa tan
VI. Chất màu
Chất màu lý tưởng
+ không độc, không có tác dụng dược lý riêng, không chứa tạp chất
+ cấu trúc hóa học hoặc thành phần rõ ràng để có thể kiểm soát được
+ bền vững ít bị tác động của ánh sáng, nhiệt độ, pH, vi sinh vật
+ không tương kỵ với các dược chất và các tá dược khác
+ ít cản trở trong các phép định lượng dược chất trong chế phẩm
+ không mùi vị riêng
- Màu đỏ: erythrosin tan trong nước, glycerin, hơi tan trong ethanol, không
tan trong dầu, dễ hút ẩm, bền với nhiệt và tác nhân oxy hóa, ít bền với ánh
dáng. Ponceau 4R (Brilliant Scarlet): đỏ tươi, tan trong nước, tương đối bền
và ít độc
- Màu trắng: titan dioxyd, calci carbonat
- Màu vàng: Tartrazin/H2O, glycerin, bền, có thể gây dị ứng khi uống. Sunset
Yellow/H2O, ít bền với ánh sáng và tác nhân oxy hóa
- Màu xanh: Brilliant blue, Indigo Carmin, Fast Green,/H2O, ít bền với ánh
sáng
- Màu nâu, đen: caramel, than hoạt

VII. Tá dược điều hương, vị


- Chất làm thơm
- Chất làm ngọt: kali acesulfam, aspartam, sacarin, sucralose, neotam,
advantam
E. VIÊN NANG
I. Vỏ nang
Vỏ nang được làm từ tá dược gelatin, dẫn chất celulose, polyscarid
- Gelatin: bào chế vỏ nang cứng
- Chất màu, chất cản quang: sử dụng chất màu tan hoặc không tan trong
nước. Tan như erythrosin, indigo carmin, vàng quinolin. Không tan như: sắt
oxyd, titan dioxyd
- Chất hóa dẻo: glycerin, sorbitol. Sử dụng nhiều có thể làm giảm độ cứng
của vỏ nang
- Tá dược khác: natri lauryl sulfat để tăng độ thấm ướt, vỏ nang đồng nhất và
quá trình nhúng khuôn dễ dàng hơn. Chất bảo quản như methyl/propyl
paraben, kali sorbat
- Nước
- Một số tá dược khác như: alcol polyvinic, polysacarid (pulluan, alginat,
tinh bột), HPMCP, HPMCAS, Eudragit L/S
II. Nang
- Tá dược trơn: magnesi stearat, calci stearat, talc, Aerosil, glycerin
monostearat
- Tá dược độn: lactose, manitol, tinh bột, celulose vi tinh thể
- Tá dược rã: tinh bột, acid alginic, tinh bột biến tính, croscamelose,
crospovidon
- Chất diện hoạt: natri lauryl sulfat, Tween 80
- Tá dược thân dầu: dầu thực vật, dầu thực vật hydrogen hóa, triglycerid
mạch trung bình, acid béo, alcol béo
- Chất làm tăng độ tan dược chất, chất diện hoạt, chất nhũ hóa: polyethylen
glycol, cremophor, gelucire, tween, labrafil
- Chất đồng dung môi: polyethylen glycol, PG, transcutol, ethanol

You might also like