You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


-----------------------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN


VẬT LÍ 2
ĐỀ TÀI

Hiệu ứng Doppler và ứng dụng


GVHD
Nguyễn Thị Thúy Hằng

Nguyễn Thị Minh Hương

Lớp: L17_Nhóm: L34


Danh sách thành viên MSSV
1. Dương Gia Khải 2211544
2. Lương Lý Bá Huy 2211197
3. Nguyễn Cao Minh Huy 2211207
4. Trương Gia Huy 2211292
5. Nguyễn Duy Khang 2211443

TP.HCM, 06/05/2023

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................4
I. Giới thiệu sơ lược về Doppler...............................................................................................................5
II. Hiệu ứng Doppler.................................................................................................................................5
1. Định nghĩa.......................................................................................................................................5
2. Hiện tượng.......................................................................................................................................6
3. Phân tích hiệu ứng Doppler...........................................................................................................6
III. Công thức Hiệu ứng Doppler.............................................................................................................7
IV. Hiệu ứng Doppler tương đối tính......................................................................................................9
1. Hiệu ứng Doppler xuyên tâm........................................................................................................9
2. Hiệu ứng Doppler không xuyên tâm...........................................................................................10
V. Ứng dụng của hiệu ứng Doppler.......................................................................................................10
1. Ứng dụng của siêu âm Doppler màu..........................................................................................10
a. Siêu âm Doppler màu là gì?....................................................................................................10
b. Ưu điểm của siêu âm Doppler màu:......................................................................................10
c. Siêu âm Doppler màu chẩn đoán một số bệnh và thai nhi...................................................11
d. Một số loại siêu âm Doppler khác..........................................................................................12
2. Máy bắn tốc độ..............................................................................................................................12
a. Súng bắn tốc độ dùng sóng radio...........................................................................................12
b. Súng bắn tốc độ Laser.............................................................................................................12
3. Doppler trong thiên văn học........................................................................................................13
a. Dịch chuyển Đỏ và Dịch chuyển xanh....................................................................................13
b. Công thức.................................................................................................................................13
4. Radar Doppler..............................................................................................................................14
a. Radar Doppler trong quân sự.................................................................................................14
b. Radar thời tiết Doppler...........................................................................................................15
c. Một số tính năng khác của Radar Doppler...........................................................................16
5. Máy đo tốc độ bằng laser.............................................................................................................16

2
LỜI MỞ ĐẦU
Vật lý đại cương 2 là môn học đại cương có tầm quan trọng đối với sinh
viên ĐH Bách Khoa TPHCM nói riêng và sinh viên các ngành khối khoa học kỹ
thuật – công nghệ nói chung. Do đó, việc dành cho môn học này một khối lượng
thời gian nhất định và thực hành là điều tất yếu để giúp cho sinh viên có được
cơ sở vững chắc về các môn Khoa học–Tự nhiên và làm tiền đề để học tốt các
môn khác trong chương trình đào tạo.

Năm 1842, nhà vật lý người Áo Christian Andreas Doppler đã phát hiện
và mô tả sự thay đổi của tần số sóng âm mà máy thu thu được khi giữa máy thu
và nguồn âm có chuyển động tương đối với nhau. Hiện tượng này được đặt tên
là hiệu ứng Doppler. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy hiệu ứng này không chỉ
đúng với sóng âm mà còn có thể áp dụng cho sóng điện từ như ánh sáng. Hiệu
ứng Doppler đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ như:
siêu âm Doppler, máy bắn tốc độ xe, công nghệ đo tốc độ chuyển động của các
ngôi sao và thiên hà so với Trái đất.

Ở bài tập lớn này, nhóm thực hiện nội dung nghiên cứu về “Hiệu ứng
Doppler và ứng dụng”. Đây là một đề tài thú vị trong âm học, quang học và cả
thiên văn học, Nhóm hy vọng bài báo cáo này sẽ giúp mọi người có cái nhìn
tổng quan về hiệu ứng Doppler cũng như những ứng dụng thực tiễn mà nó mang
lại.

Sau đây là nội dung tìm hiểu bài tập lớn của nhóm!

3
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận nói trên, nhóm chúng em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ, giúp đỡ tận tình của thầy cô, anh chị em
và bè bạn.
Ngoài ra, nhóm cũng xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị
Minh Hương, là giảng viên hướng dẫn cho đề tài này. Nhờ có cô hết lòng chỉ
bảo mà nhóm đã hoàn thành tiểu luận đúng tiến độ và giải quyết tốt những
vướng mắc gặp phải. Sự hướng dẫn của cô đã là kim chỉ nam cho mọi hành
động của nhóm và phát huy tối đa được mối quan hệ hỗ trợ giữa thầy và trò
trong môi trường giáo dục.

Cũng nhân đây, bọn em xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Thúy Hằng
đã tận tình giảng dạy lý thuyết hết sức kĩ càng để bọn em có một nền tảng vững
chắc nhằm giải quyết bài toán này.
Lời cuối, xin một lần nữa gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô và mọi
người đã dành thời gian chỉ dẫn cho nhóm. Đây chính là niềm tin, nguồn động
lực to lớn để nhóm có thể đạt được kết quả này.

4
I. Giới thiệu sơ lược về Doppler
Christian Andreas Doppler sinh năm 1803 ở Salzbourg, trong một gia đình giàu
có gồm những thợ cả đẽo đá. Tình cờ thay, thể tạng yếu ớt của Doppler khiến ông
không thể tiếp tục đi theo nghề nghiệp của gia đình và sau này, khi học tiểu học và
trung học có kết quả, rõ ràng là ông rất giỏi về môn khoa học.

Tốt nghiệp vào năm 21 tuổi, ông trở lại Salzbourg, ở đây ông dạy những môn học
này để kiếm sống.  Ông trở thành phụ tá cho giáo sư ông và vào lúc 28 tuổi, ông viết
tài liệu đầu tiên trong số 51 tài liệu xuất bản khoa học. Vào năm 1843, Doppler là
giáo sư toán học và hình học ứng dụng (practical geometry) tại Viện kỹ thuật Praha.

Mặc dù là nhà khoa học với trực giác thiên tài về toán học, điện học, từ học và
quang học, tuy vậy Doppler đã không được công nhận bởi các đồng nghiệp trước khi
xuất hiện bảng tường trình về hiệu ứng mang tên ông (effet Doppler)-Hiệu ứng
Doppler.

Christian Andreas Doppler


II. Hiệu ứng Doppler
1. Định nghĩa
Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, được tìm ra vào năm 1842, đặt tên
theo Christian Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của các sóng
âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát
sóng chuyển động tương đối với người quan sát.

Nếu khoảng cách giữa đầu thu và đầu phát thay đổi trong khoảng thời gian thu
sóng (thời gian sóng truyền đến đầu thu) thì bước sóng  sẽ dài ra hoặc ngắn lại.
Trường hợp bước sóng  ngắn lại khi đầu thu và phát lại gần nhau và dài ra trong
5
trường hợp ra xa nhau nhau.

2. Hiện tượng
Khi nguồn âm A phát ra âm do tần số f truyền tới một máy thu B. Nếu nguồn A
hay máy thu B chuyển động, hoặc cả hai cùng chuyển động thì tần số m do máy
thu B nhận được sẽ khác với tần số f. Sự dịch chuyển tần số như vậy gọi là hiệu
ứng Doppler.

Để hiểu rõ nguyên nhân tạo ra hiệu ứng Doppler, sự thay đổi tần số, ta lấy ví dụ
của hai người ném bóng. Người A ném bóng đến người B tại một khoảng cách
nhất định. Giả sử vận tốc trái bóng không đổi và cứ mỗi phút người B nhận được x
số bóng. Nếu người A từ từ tiến lại gần người B, người B sẽ nhận được nhiều bóng
hơn mỗi phút vì khoảng cách của họ đã bị rút ngắn. Vậy chính số bước sóng bị
thay đổi nên gây ra sự thay đổi tần số.

3. Phân tích hiệu ứng Doppler


Để giải thích hiện tượng này, chúng ta nên bắt đầu bằng một số kiến thức cơ
bản về chuyển động của sóng. Các sóng có nhiều dạng như: gợn sóng trên mặt hồ,
sóng âm thanh, sóng ánh sáng hay các cơn địa chấn...

Hai tính chất thường được nhắc đến nhất của tất cả các dạng sóng là bước
sóng và tần số. Bước sóng chính là khoảng cách giữa các ngưỡng cao hay thấp
nhất của dạng sóng, còn tần số là số lần lặp lại của các ngưỡng đó tính trong một
khoảng thời gian nhất định.

Đồ thị sóng cơ học

Cách thức di chuyển của sóng trong không gian 2 chiều hay 3 chiều ta sẽ sử
dụng thuật ngữ mặt sóng để mô tả mối liên kết giữa các điểm chung của
sóng. Hình dạng của mặt sóng phát ra từ nguồn phát được biểu thị bằng một chuỗi
6
các “sóng hình” đồng tâm và cách đều nhau. Những ai đứng gần nguồn phát sẽ tiếp
xúc với mỗi mặt sóng với tần số bằng với khi nó phát ra.

Tuy nhiên khi nguồn phát sóng di chuyển, hình thái của các mặt sóng sẽ trở
nên khác biệt. Trong thời gian giữa mỗi mặt sóng được phát ra, vì nguồn phát di
chuyển nên các mặt sóng sẽ không còn đồng tâm nữa và chúng có xu hướng bị bó
hẹp lại ở phía trước nguồn phát sóng, cũng bị bị cách xa nhau ở phía sau nguồn
phát sóng (tùy theo hướng di chuyển của nguồn phát sóng). Người đứng ở phía
trước nguồn phát sóng vì vậy sẽ tiếp nhận tần số sóng ngày càng cao hơn khi
nguồn phát di chuyển càng gần họ hơn, trong khi người đứng phía sau nguồn phát
lại tiếp nhận tần số sóng giảm dần do nguồn phát ngày càng di chuyển ra xa họ.

Sóng phát ra từ nguồn đang di chuyển từ phải sang trái

Điều này cho thấy chuyển động của nguồn phát sẽ có ảnh hưởng đến tần số
được cảm nhận bởi người quan sát đứng yên. Khác biệt tương tự cũng xảy ra khi
nguồn phát đứng yên nhưng người quan sát di chuyển đến gần hoặc ra xa nó. Có
thể nói bất kỳ các chuyển động tương đối nào giữa nguồn phát và người quan sát
cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng Doppler lên tần số được quan sát.

III. Công thức Hiệu ứng Doppler


Trường Hợp 1: Xét trường hợp khi phương vận tốc của nguồn và máy thu nằm
dọc theo đường nối chúng với nhau và môi trường đứng yên.

Gọi:

u là vận tốc chuyển động của nguồn âm A

u’ là vận tốc chuyển động của máy thu B


7
v là vận tốc truyền âm trong môi trường

Ta qui ước rằng: nếu nguồn âm đi tới gần máy thu thì u>0, đi xa máy thu thì u<0,
nếu máy thu đi tới gần nguồn âm thì u’>0, đi xa nguồn âm thì u’<0.
v
f=❑ Tần số f của âm do nguồn phát ra, về trị số bằng số sóng âm được truyền
đi trong một đơn vị thời gian.

Ta xét trường hợp tổng quát. Nguồn âm và máy thu đều chuyển động. Giả sử
nguồn âm và máy thu đi đến gặp nhau ( u>0, u’>0 ). Vì máy thu đi tới gần nguồn âm
nên có thể coi như vận tốc truyền âm v được tăng thêm một lượng u’ và bằng v’=v+u.

Hai sóng liên tiếp do nguồn âm phát ra cách nhau một khoảng thời gian bằng chu
kỳ T sẽ cách nhau một đoạn =vT. Tuy nhiên trong trường hợp này, cụ thể trong
khoảng thời T này, nguồn A đã chuyển dời một đoạn thẳng bằng uT, nên sóng phát ra
sau cách sóng phát ra trước đó một đoạn ’=-uT.

Do đó có thể coi bước sóng của âm do nguồn âm A phát ra đã bị giảm bớt một
lượng uT và trở thành ’.

Vậy ra tính được tần số âm mà máy thu nhận được trong trường hợp nguồn âm và
máy thu đi tới gặp nhau:
v' v +u ' v +u ' v +u '
v +u '
f’= ' = −uT = vT −uT = ( v−u ) T = v−u f

Cuối cùng ta có công thức tổng quát:


' v ±u '
f =f
v ∓u

Trong đó:

v là tốc độ truyền âm trong môi trường đó (m/s)

u’ là tốc độ máy thu (m/s)

u là tốc độ của nguồn âm (m/s)

f là tần số âm nguồn phát (Hz) 10000000000

f’ là tần số máy thu thu được (Hz)

Việc chọn dấu theo quy tắc:

Nguồn lại gần máy thu, tần số tăng, mẫu số lấy dấu –

Nguồn đi xa máy thu, tần số giảm, mẫu số lấy dấu +


8
Máy thu lại gần nguồn, tần số tăng, tử số lấy dấu +

Máy thu đi xa nguồn, tần số giảm, tử số lấy dấu –

Trường hợp 2: Nguồn sóng và máy thu không chuyển động trên cùng một đường
thẳng.

Qui ước chọn trục Ox có chiều có chiều dương từ nguồn sóng cho đến máy thu

Công thức:

' v−v M cos ❑2


f =f
v−v s cos❑1

Trong đó:

v : tốc độ truyền âm trong môi trường đó (m/s)


v M : tốc độ máy thu (m/s)

v s: tốc độ của nguồn sóng (m/s)

f: tần số nguồn âm (Hz)

f’: tần số máy thu thu được (Hz)


❑1: góc hợp bởi hướng vận tốc nguồn sóng so với chiều dương trục x

❑2: góc hợp bởi hướng vận tốc máy thu so với chiều dương trục x.

IV. Hiệu ứng Doppler tương đối tính


1. Hiệu ứng Doppler xuyên tâm
Khi nguồn và máy thu chuyển động dọc theo đường thẳng nối giữa nguồn và máy
thu.

- Nếu một nguồn có tần số f 0 chuyển động thẳng đi lại gần máy thu với vận tốc
tương đối v thì tần số f do máy thu đo được là:
f =f 0
√ 1+v / c
1−v / c

9
- Nếu một nguồn có tần số f 0 chuyển động thẳng đi ra xa máy thu với vận tốc
tương đối v thì tần số f do máy thu đo được là:


f = f 0 1−v /c
1+v /c

2. Hiệu ứng Doppler không xuyên tâm


Khi nguồn có tần số f 0chuyển động với vận tốc ⃗v hợp với đường thẳng hướng từ
nguồn đến máy thu một góc , thì tần số f do máy thu đo được là:

f=
v

f 0 1−
v2
c
2

1− cos
c

Hiệu ứng Doppler ngang: Nếu như chuyển động tương đối của nguồn có
phương vuông góc với đường nối nguồn và máy thu thì tần số f do máy thu đo
được là:


2
v
f = f 0 1− 2
c

V. Ứng dụng của hiệu ứng Doppler


Hiệu ứng Doppler được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống. Sau đây, chúng em
xin trình bày một số ứng dụng sử dụng hiệu ứng Doppler thường gặp trong đời sống.

1. Ứng dụng của siêu âm Doppler màu

Siêu âm hiện nay được sử dụng rộng rãi vì an toàn, dễ thực hiện và chi phí thấp.
Trong các kỹ thuật siêu âm, siêu âm Doppler màu đang được đánh giá cao, ứng dụng
trong kiểm tra, chẩn đoán nhiều bệnh lý trên cơ thể, đặc biệt là siêu âm thai nhi.

a. Siêu âm Doppler màu là gì?

Siêu âm Doppler dùng máy vi tính để chuyển giá trị Doppler thành một chuỗi các
màu sắc để diễn tả tốc độ và hướng đi của dòng máu chảy bên trong các mạch máu.

Siêu âm Doppler đo dòng chuyển động máu trong mạch máu và các bộ phận cơ
thể khác, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bệnh
nhân. Kỹ thuật này vượt trội hơn phương pháp siêu âm truyền thống ở khả năng đo
lưu lượng máu ở một số bộ phận (siêu âm truyền thống không thực hiện được).

b. Ưu điểm của siêu âm Doppler màu:


10
- Dễ thực hiện nhiều lần với chi phí vừa phải.
- An toàn, không gây đau đớn và không gây chảy máu cho người thực hiện.
- Độ chính xác cao, giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và phát hiện bệnh so với những
kỹ thuật siêu âm khác.

Đầu dò siêu âm Doppler tuyến tính kiểm tra mạc máu

c. Siêu âm Doppler màu chẩn đoán một số bệnh và thai nhi


- Kiểm tra chức năng hoạt động của tim, các vấn đề ở tim như hở van tim, khuyết
van tim,…
- Kiểm tra, phát hiện các bệnh lý ở bụng, thận, phình động mạch chủ ở bụng,..
- Kiểm tra dòng chuyển động của các tĩnh mạch trên cơ thể, phát hiện các bệnh
nhân có thể bị tắt mạch máu.

Ngoài ra siêu âm Doppler màu còn được sử dụng đối với thai nhi trong 3 tháng
cuối của thai kỳ- khi các bộ phận cơ thể đã hình thành cơ bản và thường được chỉ
định khi người mẹ mắc bệnh xơ gan, chạy thận nhân tạo, thai nhi bị ảnh hưởng
kháng thể Rh,..

11
Kỹ thuật siêu âm Doppler màu được áp dụng cho thai nhi trong 3 tháng cuối của thai kỳ

d. Một số loại siêu âm Doppler khác


Siêu âm Doppler phổ hiển thị thông tin dòng máu dưới dạng đồ thị, với vận tốc
được hiển thị trên trục dọc và thời gian hiển thị trên trục ngang. Có thể đo đạc cụ
thể vận tốc nếu xác định được góc Doppler (góc giữa chùm tia siêu âm và hướng
dòng máu). Việc đo tốc độ và sự xuất hiện của các phổ dò Doppler có thể chỉ ra
mức độ hẹp thắt mạch máu.
Siêu âm Duplex Doppler kết hợp giữa dạng hiển thị đồ thị của siêu âm phổ với
những hình ảnh trong siêu âm chế độ B.
2. Máy bắn tốc độ
a. Súng bắn tốc độ dùng sóng radio

Súng sử dụng cơ chế Radar và hiệu ứng Doppler, phát ra một bước sóng Radio
có tần số xác định f 0 rồi thu nhận tần số sóng radio f 1 phản xạ ngược trở lại từ
phương tiện giao thông đang di chuyển với vận tốc u. Từ f 0và f 1, ta sẽ tính được vận
tốc của phương tiện giao thông đó.

Máy bắn tốc độ dùng sóng radar kiểu cũ

b. Súng bắn tốc độ Laser

Súng bắn tốc độ Laser sử dụng phương pháp Lidar để phát hiện ánh sáng và sự
thay đổi phạm vi khoảng cách được đo lường. Công nghệ này sử dụng phương pháp
trực tiếp hơn dựa vào thời gian phản xạ của ánh sáng chứ không phải dịch chuyển
như Doppler.

Súng bắn tốc độ Laser đo thời gian để ánh sáng chiếu tới ô tô. Ánh sáng từ súng
bắn tốc độ Laser di chuyển nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh( khoảng
300.000.000 mét/giây, hoặc khoảng 1 foot (30 cm)/ nano giây. Súng bắn tốc độ Laser
12
bắn một chùm tia Laser hồng ngoại có bước sóng ngắn và sau đó đợi nó phản xạ khỏi
xe và quay trở lại. Súng đếm số nano giây cần thiết cho một chuyến đi vòng quanh và
bằng cách chia cho 2 và nó có thể tính được khoảng cách tới ô tô.

3. Doppler trong thiên văn học

Hiệu ứng Doppler có vị trí quan trọng trong thiên văn học vì nó cho phép khảo sát
chuyển động của các thiên thể, đồng thời cũng cho phép ta xác định sự quay của các thiên
thể. Chuyển động của các ngôi sao gần đó và các thiên hà xa xôi, thậm chí cả sự giãn nở
của chính vũ trụ cũng đã được đo lường dựa vào hiệu ứng Doppler. Vào đầu thế kỷ 20
nhà thiên văn Mỹ Hubble đã nhận thấy trong phổ của các thiên hà đều có sự lệch về phía
đỏ, chứng tỏ các thiên hà đang chạy lùi xa nhau: Vũ trụ đang nở ra.

a. Dịch chuyển Đỏ và Dịch chuyển xanh

Khi nguồn sóng di chuyển về phía bạn thì bước sóng giảm đi một chút. Nếu các
sóng này là ánh sáng nhìn thấy, thì màu sắc của ánh sáng thay đổi giảm một chút. Khi
bước sóng giảm, chúng dịch chuyển về phía đầu màu xanh của quang phổ: các nhà
thiên văn gọi đây là dịch chuyển xanh ( blueshift). Khi nguồn di chuyển ra xa bạn và
bước sóng dài hơn, chúng ta gọi sự thay đổi màu sắc là dịch chuyển đỏ (redshift).

Nhờ vào dịch chuyển đỏ mà người ta phát hiện ra các thiên hà đang chuyển động
ra xa nhau hay rộng hơn là sự giãn nở vũ trụ "Metagalaxy", xác định chuyển động
riêng của các sao đối với Trái Đất. Thuyết tương đối rộng đã phán đoán vấn đề
chuyển dịch đỏ khi các quang tử mất giảm năng lượng khi thoát ra khỏi trường hấp
dẫn - sự truyền sóng vào trường yếu hơn.

Dịch chuyển xanh và dịch chuyển đỏ

b. Công thức
13
Chuyển động về phía gần hoặc ra xa chúng ta càng lớn thì dịch chuyển Doppler
càng lớn. Nếu chuyển động tương đối hoàn toàn dọc theo đường nhìn, công thức cho
sự dịch chuyển Doppler của ánh sáng là:

 Δ v
=
❑ c

Trong đó:

 : Bước sóng do nguồn phát ra

Δ : hiệu giữa  và bước sóng mà người quan sát đo được

v:  tốc độ tương đối của người quan sát và nguồn trong đường ngắm.

c: tốc độ ánh sáng

Nếu một ngôi sao tiến lại gần hoặc lùi xa chúng ta, các bước sóng ánh sáng trong
quang phổ liên tục của nó có vẻ bị rút ngắn hoặc dài ra tương ứng, cũng như các
bước sóng của các vạch tối. Tuy nhiên, trừ khi tốc độ của nó là hàng chục nghìn
km/giây, ngôi sao không có vẻ xanh hơn hoặc đỏ hơn bình thường một cách đáng chú
ý. Do đó, sự dịch chuyển Doppler không dễ dàng phát hiện trong một phổ liên tục và
không thể đo chính xác trong một phổ như vậy. Tuy nhiên, bước sóng của các vạch
hấp thụ có thể được đo chính xác, và sự dịch chuyển Doppler của chúng tương đối
đơn giản để phát hiện.

4. Radar Doppler

Radar Doppler là một loại radar sử dụng hiệu ứng Doppler để tạo ra dữ liệu vận
tốc của các vật thể ở xa. Nguyên tắc hoạt động của nó là nhờ vào sự phản hồi của sóng vi
ba trên vật thể muốn đo và phân tích sự chuyển động của vật thể dựa trên sự thay đổi của
tín hiệu phản hồi. Sự thay đổi của tín hiệu cho biết hướng và vận tốc của vật thể một cách
tương đối đối với radar.

Công trình radar xung Doppler có thể được thể hiện như sau: Khi radar phát đi một
xung tần số cố định trên ảnh chụp sản phẩm nào trong trường hợp chuyển mục tiêu, tần
số của tần số tiếng vang và sự khác biệt giữa tần số sóng truyền, được gọi là Doppler tần
số. Theo kích thước của tần số Doppler của mục tiêu có thể đo được vận tốc xuyên tâm
liên quan đến các radar; dựa trên sự khác biệt thời gian giữa các xung truyền đi và nhận
được từ các mục tiêu có thể đo được.

a. Radar Doppler trong quân sự

Hệ thống điều khiển hỏa lực trên không được sử dụng chủ yếu cho radar xung
14
Doppler. Nếu thiết bị APG-68 radar, máy bay chiến đấu của Mỹ, thay mặt điều
khiển hỏa lực không khí xung radar Doppler trình độ tiên tiến. Nó có 18 loại công
việc, có thể là vào không khí, đất và biển theo dõi cạnh bên mục tiêu tìm kiếm,
chống nhiễu hiệu suất, khi máy bay đang bay ở độ cao thấp, mà còn để hướng dẫn
máy bay để theo dõi địa hình, để tránh va chạm với mặt đất. Radar kích thước nhỏ,
trọng lượng nhẹ, độ tin cậy cao.

Tên lửa đất đối không ứng dụng radar Doppler

b. Radar thời tiết Doppler

Radar thời tiết Doppler là loại radar vẫn đang được phát triển hiện nay. Theo trang
IEEE- viết tắt của Institute of Electrical and Electronics Engineers (Viện kỹ sư điện
và điện tử), radar thời tiết được kiểm tra từ những cân nhắc cơ bản để chỉ ra nguồn gốc
và sự phát triển của các đặc tính phản hồi thời tiết hữu ích như tỷ lệ tín hiệu trên tạp
âm (SNR), tương quan phạm vi, thống kê tín hiệu,… Họ trình bày một dạng phương
trình Radar hiển thị rõ ràng sự suy giảm công suất phản hồi do băng thông máy thu
hữu hạn và nó liên quan như thế nào đến chức năng trọng số phạm vi. Các kĩ sư cũng
đang cân nhắc đưa Radar Doppler vào việc quan sát giông bão nghiêm trọng, các kỹ
thuật radar Doppler đơn và kép để đo gió,..

15
Trạm Radar thời tiết Doppler

c. Một số tính năng khác của Radar Doppler

- Xử lý tín hiệu có thể lập trình để tăng công suất chế biến của các tín hiệu radar, tốc
độ và sự linh hoạt, cải thiện có thể dùng lại của thiết bị, do đó, radar có thể tìm kiếm
theo dõi cùng một lúc và thay đổi hoặc tăng trạng thái làm việc của radar.

- Sử dụng lập trình gated TWT, do đó, radar có thể hoạt động ở tần số xung lặp lại
khác nhau, có khả năng thích ứng dạng sóng, theo chiến thuật khác nhau các quốc
gia sử dụng thấp, trung bình hoặc cao ba dạng sóng tần số xung lặp lại.

- Sử dụng công nghệ để có được độ phân giải cao chùm Doppler mài trong lòng đất
các ứng dụng có thể cung cấp độ phân giải cao và lập bản đồ độ phân giải cao của
bản đồ khuếch đại địa phương, xác định tình trạng của kẻ thù trong các thành tạo
không khí dày đặc có thể phân biệt các nhóm đối tượng.

5. Máy đo tốc độ bằng laser

Laser Doppler velocimetry hay còn được gọi là phép đo tốc độ Doppler bằng laser, là
kỹ thuật sử dụng dịch chuyển Doppler trong chùm tia laser để đo vận tốc trong các dòng
chất lỏng trong suốt hoặc bán trong suốt hoặc chuyển động tuyến tính hoặc dao động của
các bề mặt phản xạ, mờ đục. Phép đo bằng đo gió Doppler laser là tuyệt đối và tuyến tính
với vận tốc và không yêu cầu hiệu chuẩn trước.

Ứng dụng:

1) Phép đo vận tốc Doppler bằng laser thường được chọn thay vì các hình thức đo lưu
lượng khác vì thiết bị có thể nằm ngoài luồng được đo và do đó không ảnh hưởng đến
luồng. Một số ứng dụng điển hình bao gồm:
- Thí nghiệm vận tốc đường hầm gió để kiểm tra khí động học của máy bay, tên lửa, ô
tô, xe tải, xe lửa, tòa nhà và các cấu trúc khác.

16
- Đo vận tốc trong dòng nước (nghiên cứu về thủy động lực học nói chung, thiết kế
thân tàu, máy quay, dòng chảy của ống, dòng chảy của kênh, v.v.).
- Nghiên cứu phun và phun nhiên liệu khi cần đo vận tốc bên trong động cơ hoặc qua
vòi phun.
2) Phép đo vận tốc Doppler bằng laser có thể hữu ích trong tự động hóa, bao gồm các
ví dụ về dòng chảy ở trên. Nó cũng có thể được sử dụng để đo tốc độ của các vật thể
rắn, như băng chuyền. Điều này có thể hữu ích trong các trường hợp không thể hoặc
không thể gắn bộ mã hóa vòng quay (hoặc một thiết bị đo tốc độ cơ học khác) vào
băng tải.

Hình ảnh minh họa sử dụng LDV ( Laser Doppler Velocimetry)

3) Phép đo vận tốc Doppler bằng laser được sử dụng trong nghiên cứu huyết động học
như một kỹ thuật để định lượng một phần lưu lượng máu trong các mô của con người
như da hoặc đáy mắt. Trong môi trường lâm sàng, công nghệ này thường được gọi là
phép đo lưu lượng Doppler laser.
4) Công nghệ tránh nguy hiểm khi hạ cánh tự động được sử dụng trong tàu đổ bộ mặt
trăng Dự án Morpheus của NASA để tự động tìm nơi hạ cánh an toàn có chứa máy đo
vận tốc Doppler nắp đo độ cao và vận tốc của phương tiện. Tên lửa hành trình AGM-
129 ACM sử dụng máy đo vận tốc doppler laser để dẫn đường chính xác ở đầu cuối.

17
Công nghệ Tránh nguy hiểm được lắp đặt cho máy bay trực thăng

5) Phép đo vận tốc Doppler bằng laser được sử dụng trong phân tích độ rung của các
thiết bị MEMS, thường để so sánh hiệu suất của các thiết bị như máy đo gia tốc trên
chip với các chế độ rung lý thuyết (được tính toán) của chúng.

18

You might also like