You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA: LÝ – HÓA – SINH


----------

NGUYỄN THỊ NỮ HOÀNG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM


ẢO BẰNG PHẦN MỀM YENKA TRONG
DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 4 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.S
Lê Thị Hồng Thanh. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự dẫn dắt tận
tình, đầy trách nhiệm và động viên của cô trong quá trình nghiên cứu đề tài, đã
giúp Tôi nâng cao kiến thức, phát huy tính sáng tạo và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo khoa Lý-Hóa-Sinh
của trường Đại học Quảng Nam và quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ Tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu cùng Quý thầy cô tổ vật lý và
tập thể lớp 10/2 và 10/3 trường THPT Nguyễn Dục, Phú Ninh, Quảng Nam, đặc
biệt là thầy Cao Minh Tuấn đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi
trong suốt thời gian thực tập sư phạm tại trường.
Cuối cùng Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
động viên Tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Quả ng Nam, thá ng 04 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Nữ Hoàng

ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


CNTT Công nghệ thông tin
GD-ĐT Giáo dục đào tạo
THPT Trung học phổ thông
HS Học sinh
GV Giáo viên
TN Thí nghiệm
PPDH Phương pháp dạy học
DH Dạy học
SGK Sách giáo khoa

iii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
A. BẢNG
Bảng 2.1: Công cụ hỗ trợ của Yenka.
Bảng 2.2: Dụng cụ thí nghiệm cơ học.
Bảng 2.3: Dụng cụ thí nghiệm sóng cơ.
Bảng 2.4: Dụng cụ thí nghiệm điện học và điện từ học.
Bảng 2.5: Các thông số thí nghiệm.
B. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tiến trình dạy học kiến thức vật lí có sử dụng thí nghiệm
với sự hỗ trợ của phần mềm.
Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng và sử dụng một số TN với sự hỗ trợ
của phần mềm.
C. ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Đồ thị tọa độ theo thời gian trong TN chuyển động thẳng đều.
Đồ thị 3.2: đồ thị biểu thị độ biến thiên của động năng theo thời gian.
Đồ thị 3.3: đồ thị biểu thị độ biến thiên của thế năng theo thời gian.
Đồ thị 3.4: Đồ thị biểu thị động năng của con lắc lò xo với thời gian.
Đồ thị 3.5: Đồ thị biểu thị thế năng của con lắc lò xo với thời gian.
D. HÌNH
Hình 2.1: Khởi động Yenka từ start menu.
Hình 2.2: Khởi động yenka từ desktop.
Hình 2.3: Màn giao diện của Yenka.
Hình 2.4: Mục Science ( mục cần nghiên cứu).
Hình 2.5: Side Pane của Yenka.
Hình 2.6: Minh họa khả năng mở rộng không gian thí nghiệm.
Hình 2.7: Minh họa không gian sóng 2D.
Hình 2.8: Hình ảnh minh hoạ cho tính năng nỗi trội của Yenka.
Hình 2.9: Minh họa đồ thị trong yenka.
Hình 3.1: Mô hình thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng đều.
Hình 3.2: Kết quả thí nghiệm về khảo sát sự chuyển động thẳng đều .

iv
Hình 3.3: Mô hình thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hình 3.4: Kết quả TN về khảo sát sự chuyển động biến đổi đều với đồ thị
(x,t).
Hình 3.5: Kết quả TN về khảo sát sự chuyển động biến đổi đều với đồ thị
(v,t).
Hình 3.6: Mô tả thí nghiệm khảo sát rơi tự do.
Hình 3.7: Kết quả thí nghiệm của khảo sát rơi tự do.
Hình 3.8: Mô hình TN định luật bảo toàn cơ năng của trọng trường.
Hình 3.9: Kết quả TN định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường.
Hình 3.10: Mô hình TN định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp lực
đàn hồi.
Hình 3.11: Kết quả TN định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp lực
đàn hồi.
Hình 3.12: Kết quả TN dao dộng điều hòa của con lắc lò xo.
Hình 3.13: Mô hình TN định luật bảo toàn cơ năng trong chuyển động của
con lắc.
Hình 3.14: Kết quả TN định luật cơ năng trong chuyển động của con lắc.
Hình 3.15: Mô hình TN về giao thoa sóng trên mặt nước.
Hình 3.16: Hình ảnh về giao thoa từ 2 nguồn kết hợp.
Hình 3.17: Kết quả về TN về giao thoa sóng trên mặt nước.
Hình 3.18: Kết quả TN về nhiễu xạ sóng.
Hình 3.19: Mô hình TN dòng điện trong mạch R-L-C.
Hình 3.20: Kết quả về TN mạch điện xoay chiều chỉ có R.
Hình 3.21: Kết quả về TN mạch điện xoay chiều chỉ có L.
Hình 3.22: Kết quả về TN mạch điện xoay chiều chỉ có C.
Hình 3.23: Mạch điện xoay chiều R-L-C nối tiếp.
Hình 3.24: Kết quả TN trong đó có sự chuyển động tương đối giữa nam
châm và ống dây.
Hình 3.25: Thí nghiệm về máy phát điện.

v
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
1.5. Giả thuyết khoa học .........................................................................................2
1.6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................2
1.7. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................3
B. NỘI DUNG ..........................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ
NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở THPT ........................................4
1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lý ở
THPT………………………………………………………………………………4
1.1.1. Vai trò của TN ảo trong việc dạy học vật lý ở THPT ................................4
1.1.2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học với việc sử dụng TN ảo có sự hỗ
trợ của phần mềm trong dạy học Vật lí ở THPT .................................................5
1.1.3. Quy trình xây dựng và sử dụng một số TN ảo với sự hỗ trợ của phần
mềm trong dạy học vật lý ở THPT ........................................................................6
1.1.4. Nguyên tắc tạo và sử dụng một số TN ảo với sự hỗ trợ của phần mềm
trong việc dạy học Vật lý ở THPT .........................................................................7
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong việc dạy học vật lý ở
THPT ………………………………………………………………………..….8
1.2.1. Những khó khăn và hạn chế của các thí nghiệm truyền thống ................8
1.2.2. Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong việc dạy học vật lý ở
THPT……………………………………………………………………………...8
1.2.2.1. Thuận lợi .....................................................................................................9
1.2.2.2. Khó khăn .....................................................................................................9
Kết luận chương 1 .................................................................................................10
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM YENKA ........................................11

vi
2.1. Sơ lược về phần mềm Yenka .........................................................................11
2.2. Cài đặt phần mềm Yenka ..............................................................................11
2.3. Khởi động Yenka và màn hình giao diện.....................................................12
2.3.1. Khởi động Yenka.........................................................................................12
2.3.2. Màn giao diện ..............................................................................................12
2.3.3. Side Pane ......................................................................................................14
2.3.4. Các công cụ hỗ trợ.......................................................................................15
2.4. Quy trình thiết kế thí nghiệm vật lý ảo với phần mềm Yenka ...................16
2.5. Tính năng nổi trội của phần mềm yenka .....................................................26
2.5.1. Khả năng mở rộng không gian thí nghiệm ..............................................26
2.5.2. Tích hợp nhiều lĩnh vực ..............................................................................26
2.5.3. Không gian sóng 2D ....................................................................................27
2.5.4. Thiết lập thí nghiệm một cách dễ dàng .....................................................27
2.5.5. Đồ thị của thí nghiệm ..................................................................................29
2.5.6. Mục open- online .........................................................................................29
Kết luận chương 2 .................................................................................................30
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TN ẢO VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN
MỀM YENKA TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THPT........................................31
3.1. Các thí nghệm về cơ học ................................................................................31
3.1.1. Thí nghiệm 1. Khảo sát chuyển động thẳng đều ......................................31
3.1.2. Thí nghiệm 2. Khảo sát chuyển động thẳng biến đổi đều. ......................34
3.1.3. Thí nghiệm 3. Khảo sát sự rơi tự do ..........................................................36
3.1.4. Thí nghiệm 4. Định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường ..............38
3.1.5. Thí nghiệm 5. Định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp lực đàn
hồi…………………………………………………………………………...……42
3.1.6. Thí nghiệm 6. Bảo toàn cơ năng trong chuyển động của con lắc đơn....47
3.2. Các thí nghiệm về sóng cơ .............................................................................51
3.2.1. Thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước ...........................................51
3.2.2. Thí nghiệm về nhiễu xạ sóng ......................................................................53
3.2.3. Thí nghiệm về sóng dừng ............................................................................53

vii
3.3. Các thí nghiệm về Điện học và điện từ học ..................................................54
3.3.1. Thí nghiệm về Điện học ..............................................................................54
3.3.1.1. Thí nghiệm dòng điện xoay chiều trong mạch R-L-C nắc nối tiếp .......54
a. Mô hình thí nghiệm .............................................................................................54
3.3.2. Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ .............................................57
3.3.2.1. Chương trình mô phỏng thí nghiệm trong đó có sự chuyển động
tương đối giữa nam châm và ống dây .................................................................58
3.3.2. 2. Thí nghiệm với máy phát điện ...............................................................60
Kết luận chương 3 .................................................................................................62
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................63
1. Kết luận ..............................................................................................................63
2. Một số kiến nghị ................................................................................................63
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................65

viii
A. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão.
Công nghệ thông tin đã được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và sản xuất, vì thế
để có thể bắt kịp xu thế của thời đại và hòa mình vào dòng phát triển chung của đất
nước, Bộ GD – ĐT nước ta đã và đang tiến hành cải cách nội dung và phương pháp
giảng dạy trong nhà trường ở mọi cấp học, mọi ngành học. Bên cạnh việc đổi mới nội
dung, đổi mới về phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy,việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác giảng dạy là thực sự cần thiết. Với sự hỗ trợ của CNTT việc dạy
và học sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn.
Đối với môn Vật lý, với đặc thù là môn khoa học thực nghiệm nên trong quá
trình hình thành kiến thức mới đòi hỏi phải có các TN mô phỏng nhằm giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách toàn diện. Mặc dù hiện nay ở các trường THPT về cơ sở
vật chất thiết bị đã được cải thiện một cách rõ rệt, các trường đã có các phòng học sử
dụng máy chiếu và việc soạn giáo án điện tử, dạy học bằng máy vi tính không còn là
vấn đề xa lạ đối với giáo viên. Tuy nhiên, các bài giảng điện tử của các giáo viên
thường chỉ mới dừng lại ở việc chiếu lên các dòng chữ để thay thế cho việc trình bày
bảng, ứng dụng hình ảnh động của môi trường Powerpoint hoặc các phần mềm ứng
dụng đơn giản. Để nâng cao hiệu quả của các bài giảng đòi hỏi giáo viên phải lồng
ghép giữa trình bày lý thuyết và thực nghiệm nhằm phát huy tác dụng của thí nghiệm
trong bài dạy, đây là vấn đề rất cần thiết trong dạy học Vật lý.
Với sự phát triển của CNTT, bên cạnh việc trình bày thí nghiệm trực quan thì
thí nghiệm ảo cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Có thể tiết kiệm thời gian, cùng một
lúc tất cả học sinh đều quan sát được, độ chính xác của thí nghiệm tương đối cao, tạo
hứng thú cho học sinh, nâng cao tinh thần sáng tạo và học hỏi của học sinh. Nó có hiệu
quả cao đặc biệt khi biết kết hợp tốt trong các bài giảng điện tử có sử dụng máy chiếu.
Chính vì thế mà phần mềm thiết kế thí nghiệm ảo xuất hiện ngày càng nhiều nhưng
không phải phần mềm nào cũng có thể sử dụng hiệu quả.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tôi thấy phần mềm Yenka được đánh giá là một
trong những công cụ giáo dục thế hệ mới tốt nhất giúp cho người học tiếp cận với các
bộ môn thuộc khoa học tự nhiên trên phương diện thực nghiệm. Đây cũng là một trong

1
những phần mềm hỗ trợ tốt cho các bậc giáo viên với phương pháp giảng dạy mới mẻ,
tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
Phần mềm này được xây dựng dựa trên khả năng thao tác nhanh của các thế hệ
máy tính cá nhân hiện nay. Nó có khả năng thiết kế được hầu hết các thí nghiệm trong
chương trình vật lý phổ thông, cung cấp một số chủ đề có sẵn theo chương trình và có
thể tạo ra được các chủ đề mới theo từng nột dung thí nghiệm. Hiện nay, Yenka đã
được sử dụng trong hoạt động giảng dạy nhưng vẫn chưa được phổ biến vì một số tính
năng đặc thù của nó. Vì vậy, để tìm hiểu rõ về phần mềm Yenka và phương pháp sử
dụng phần mềm một cách hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng thí
nghiệm ảo bằng phần mềm Yenka trong dạy học vật lý ở trường THPT” trong bài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm ảo.
Phần mềm Yenka.
Nội dung vật lý ở THPT.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần mềm Yenka.
Thiết kế và sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lý ở THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyế t:
Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn vật lý ở THPT
hiện nay.
Nghiên cứu phần mềm Yenka.
1.5. Giả thuyết khoa học
Nếu ứng dụng phần mềm Yenka để thiết kế thí nghiệm ảo dùng dạy học vật lý
tại trường THPT sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
1.6. Đóng góp của đề tài
Qua đề tài này, các giáo viên, sinh viên sẽ tiếp nhận được một trong rất nhiều
hướng ứng dụng công nghệ trong dạy học, cụ thể là sẽ biết cách sử dụng chương trình
Yenka để tạo và sử dụng các thí nghiệm ảo, đặc biệt là có một kho các TN phục vụ cho
dạy học.

2
Các gói TN mà chúng tôi tạo sẵn từ các thiết bị riêng lẻ gồm rất nhiều thí
nghiệm mà giáo viên phải thực hiện trong chương trình vật lý phổ thông. Do đó, giáo
viên có thể trực tiếp sử dụng thí nghiệm mà chỉ cần biết một chút về các thao tác cơ
bản trong chương trình. Các thao tác cần thiết đều được chúng tôi giới thiệu trong bản
hướng dẫn.
Đồng thời sử dụng các gói thí nghiệm này, các giáo viên khỏi phải tốn công
sức, thời gian vào việc thiết kế từ kịch bản cho đến mô hình thí nghiệm mà tất cả đều
có sẵn, đều được thiết kế cho mọi kịch bản phù hợp với chương trình phổ thông. Đặc
biệt, khi thiết kế các thí nghiệm, chúng tôi đều đã có lường trước các khả năng hi hữu
ngoài ý muốn có thể xảy ra và tất cả đều được khắc phục được trong bộ thí nghiệm.
1.7. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy
học vật lý ở THPT
Chương 2: Tổng quan về phần mềm Yenka
Chương 3: Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm ảo với sự hỗ trợ của phần mềm
Yenka trong dạy học vâ ̣t lý ở trườngTHPT

3
B. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ
NGHIỆM ẢO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở THPT
1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lý ở THPT
1.1.1. Vai trò của TN ảo trong việc dạy học vật lý ở THPT
- Dễ dàng, trực quan sinh động: Giao diện thân thiện và hình ảnh trực quan
sinh động, học sinh không chỉ được nhìn, xem, còn có cơ hội tham gia thực sự các TN
ảo qua các thao tác đã được trực quan hóa với các thiết bị ảo, đây chính là điểm mạnh
của phần mềm so với những bài giảng Powerpoint truyền thống. Tính chủ động của
học sinh, sinh viên tăng lên do có thể tự học ở nhà trên đĩa CD hay trên Web trong khi
giáo viên có thể sử dụng trên lớp như giáo cụ trực quan minh họa cho bài giảng, do đó
khắc phục được phần nào tình trạng thiếu thiết bị, nguyên vật liệu TN như hiện nay.
- Tăng hứng thú và tính chủ động: Để hỗ trợ tự học, một giáo viên ảo với giọng nói
truyền cảm sẽ giúp sinh viên khi học, giáo viên ảo có thể bày tỏ thái độ khuyến khích
hay chê trách giúp sinh viên dễ định hướng kiến thức trong khi học. Sự kết hợp hài hòa
giữa câu hỏi trắc nghiệm truyền thống (lựa chọn, đúng sai,..) với hình thức trắc nghiệm
kĩ năng giàu tính tương tác thu hút chú ý và tăng tính chủ động người học. Giao diện
học tập được tính toán yếu tố màu sắc, tiện lợi và chiến lược giáo dục. Có thể chọn
một chủ đề tự học tập bất kì, tùy thuộc vào tiến độ, khả năng tiếp thu cá nhân, giáo
viên dùng mẫu này trên lớp.
- Hiệu quả đạt được: Do kết hợp bài giảng + tương tác thực hành + trắc nghiệm
đánh giá. Thí nghiệm mô phỏng góp vai trò vào 2/3 yếu tố làm tăng tính chủ động học
tập trực quan, tương tác cao, cho phép đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS là
những yếu tố không thể thiếu đối với một phần mềm giáo dục hiện đại.
- Tích hợp đa phương tiện: Việc tích hợp tính năng multimedia (đoạn phim, âm
thanh,...) làm thí nghiệm sinh động cùng với việc lập trình hành động tạo đối tượng thí
nghiệm ảo dễ dùng lại sẽ tiết kiệm công thức thiết kế phát triển đối với những vòng
đời sau của phần mềm.
- Không chỉ lập trình: Muốn phần mềm tốt cần kịch bản tốt, có tính sư phạm,
chính xác, khoa học, kết cấu chặt chẽ. Người viết kịch bản cần tham khảo nhiều tài
liệu, ý kiến chuyên gia, giảng viên và sinh viên về môn học. Sự tương đồng với kịch
bản phim hoạt hình (phân cảnh) giúp phần mềm thêm sinh động mà vẫn đảm bảo các

4
tiêu chí giáo dục cần thiết. Việc xây dựng thư viện đối tượng TN, thiết bị ảo giúp tối
ưu quá trình phát triển phần mềm vì cho phép dùng lại khi xây dựng phần mềm tương
đương. Thiết bị TN ảo giúp HS làm quen với thiết bị, nắm được kiến thức và yêu cầu
thực nghiệm, làm tiền đề khai thác thiết nghiệm thực. Thiết bị ảo được xây dựng qua
nhiều bước: Thiết kế trạng thái, hành vi, tính chất, chụp hình, bóc tách,.. lập trình, lồng
ghép, đóng gói. Khả năng tiến hành các thiết bị ảo, thử nghiệm các tình huống giả
định, khó thu được trong thực nghiệm, tiến hành nhiều lần giúp tiết kiệm thời gian, chi
phí nguyên vật liệu, giảm sai hỏng thiết bị do thao tác sai.
- Đây là một ưu điểm của phần mềm so với bài giảng kiểu cũ. Một điều tra đã
cho thấy mức độ sinh động bài giảng thí nghiệm ảo tăng lên 26% so với bài giảng trên
Powerpoint. Tính thân thiện tăng lên 19%, độ khó hiểu giảm 4%. Như vậy áp dụng
phần mềm đã thực sự hiệu quả, chất lượng bài giảng.
1.1.2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học với việc sử dụng TN ảo có sự hỗ trợ
của phần mềm trong dạy học Vật lí ở THPT
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận hoạt động nhận thức cho học sinh theo hướng tích
cực hóa trong dạy học vật lí, chức năng của TN và khả năng hỗ trợ TN ảo của phần
mềm, chúng tôi xin đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo
hướng tích cực hóa với việc sử dụng thí nghiệm có sự hỗ trợ của phần mềm sau:

Vấn đề
Sử dụng TN
với sự hỗ trợ Điều kiện cần sử dụng để đi
của phần mềm tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra

Sử dụng TN với sự Giải quyết bài


hỗ trợ của phần

Kết luận/ nhận định

Sử dụng TN với sự hỗ trợ


của phần mềm củng cố Vận dụng
vận dụng kiến thức

Sơ đồ 1.1: Tiến trình dạy học kiến thức vật lí có sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của
phần mềm.

5
1.1.3. Quy trình xây dựng và sử dụng một số TN ảo với sự hỗ trợ của phần mềm
trong dạy học vật lý ở THPT
Để xây dựng và sử dụng TN với sự hỗ trợ của phần mềm, đầu tiên chúng ta cần
xác định mục tiêu bài học thông qua nghiên cứu SGK và chuẩn kiến thức kĩ năng. Tiếp
theo GV phải xác định TN cần sử dụng trong bài học. Sau đó, dự kiến những khó khăn
gặp phải khi thực hiện mục tiêu đó. Đặc biệt là các khó khăn trong xây dựng và sử
dụng TN. Tiếp đến, GV nghiên cứu khả năng hỗ trợ của phần mềm trong các TN cũng
như trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Trên cơ sở những khả năng
đó, GV khai thác hoặc xây dựng các TN với sự hỗ trợ của phần mềm và thiết kế tiến
trình dạy học tương ứng để sử dụng các TN đó. Sau tiết dạy, GV có thể bổ sung những
khó khăn gặp phải trong thực tế, từ đó xây dựng khai thác các TN khác hoặc điều
chỉnh tiến trình dạy học cho các tiết dạy sau tốt hơn. Qui trình xây dựng và sử dụng
TN với sự hỗ trợ của phần mềm trong tổ chức hoạt động nhận thức cho HS có thể tóm
tắt bằng sơ đồ sau:

Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu của bài học

Xác định các TN cần sử dụng trong bài học

Dự kiến những khó khăn gặp phải trong dạy học và trong các TN

Nghiên cứu khả năng hỗ trợ các phần mềm trong các TN cụ thể cũng
như trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

Xây dựng (hoặc khai thác) các TN

Thiết kế tiến trình dạy học trong đó có sử dụng TN với sự hỗ trợ của
phần mềm

Giảng dạy với tiến trình dạy đã thiết kế

Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng và sử dụng một số TN với sự hỗ trợ của phần mềm.

6
1.1.4. Nguyên tắc tạo và sử dụng một số TN ảo với sự hỗ trợ của phần mềm trong
việc dạy học Vật lý ở THPT
* Nguyên tắc 1: Về việc kết hợp giữa nội dung TN hiển thị và kịch bản sư phạm
Nội dung bài giảng, nội dung thực sự của TN phải là sự kết hợp giữa nội dung TN
nhằm cung cấp thông tin và kịch bản sư phạm đã xây dựng nhằm biến nội dung thông
tin thành kiến thức. Do đó, một TN hay, đẹp đến mấy nhưng nó có hợp lý hay không,
có biến được lượng thông tin thành kiến thức hay không là ở kịch bản sư phạm của
GV.
* Nguyên tắc 2: Tập trung làm rõ, hướng dẫn cho HS quan sát hiện tượng
chính.
Các TN muốn thu được nhiều số liệu, muốn dễ điều khiển, muốn đẹp thì đa số đều
chứa các liên kết, các bộ phận phức tạp. Vì vậy, GV phải làm rõ các chủ đích của từng
bước TN làm rõ trọng tâm của TN đó và đồng thời, qua đó hướng dẫn HS quan sát
đúng theo mục đích giáo dục của TN.
* Nguyên tắc 3: Tạo cho HS tương tác với tài liệu, với TN.
Một sự nguy hiểm là đôi khi GV không kiểm soát được TN và đồng thời cũng làm
cho HS tiếp nhận một cách thụ động, bỏ mất cơ hội tương tác của HS-GV và HS-TN.
Đây là một tai họa cho quá trình giảng dạy. Do đó, GV cũng như người thiết kế TN ảo
cần nghiên cứu tìm ra hướng khắc phục. Có thể khắc phục theo các hướng sau:
- Thiết kế TN và kịch bản sư phạm làm sao cho người học cùng với GV tham gia vào
xây dựng mô hình, nguyên tắc TN.
- GV khuyến khích HS tham gia vào bài TN bằng các câu hỏi hay các cuộc thảo luận
về hiện tượng TN, cải tiến TN hay hơn, chính xác hơn.
* Nguyên tắc 4: Sự hòa hợp giữa ảo và thực.
Thí nghiệm ảo là ảo chứ không thực. Biến một hiện tượng tự nhiên thành một
TN theo chủ ý của con người rồi lại giả lập trên máy tính. Như vậy, TN ảo này chắc
chắn còn nhiều cái không thật không hoàn chỉnh để đáp ứng nhiệm vụ thay thế tầm
nhìn về thế giới thực. Để tránh những tác hại do vấn đề này gây ra, người thiết kế TN
phải tạo ra môi trường đủ thật bằng cách xây dựng một TN ảo đủ thật, chứa các
phương pháp phức tạp hoặc có thể làm giảm đi càng nhiều càng tốt các hiệu ứng,
tương tác giả quá lý tưởng, không phù hợp thực tế.

7
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong việc dạy học vật lý ở
THPT
1.2.1. Những khó khăn và hạn chế của các thí nghiệm truyền thống
Để tiến hành một TN thực thụ trong không gian lớp học rất cần nhiều thứ:
Thứ nhất, là thiết bị phải đồng bộ và thống nhất trên cả nước, hoạt động ổn
định đồng thời GV phải tuyệt đối cẩn thận và tuyệt đối am hiểu hiện tượng để tránh
xảy ra tai nạn.
Thứ hai, là thời gian.Một TN chỉ được phép chiếm từ 5-10 phút trong giờ
học.Nhưng với thời gian đó chỉ đủ cho GV chuẩn bị, lắp đặt dụng cụ. Do đó lượng
kiến thức mà HS thu được phải giảm bớt đi.
Thứ ba, là về kinh tế.Ai cũng biết rằng một TN thực được tiến hành trong giờ
học tốn rất nhiều thời gian và đặc biệt là tiền bạc. Tuy nhiên, có một điều cần chú ý
rằng khi tiến hành một TN với các dụng cụ TN trong phòng TN, mô hình TN được gia
công hết sức cẩn thận, công phu nhưng chỉ sử dụng một lần duy nhất, lần khác phải
tiến hành lại. Như vậy không kinh tế và không khoa học.
Không phải TN nào cũng tiến hành trong phòng học. Có những TN rất khó tiến
hành, rất khó quan sát, đo đạc do đó không có tác dụng, có khi còn gây ra phản tác
dụng.Với những khó khăn đó, GV rất hạn chế trong việc sử dụng TN, phần lớn là mô
tả TN.
Sử dụng TN ảo các khó khăn trên sẽ được khắc phục, việc khảo sát được trực
quan hơn, dễ dàng hơn, tiến hành được những TN mà thực tế rất khó thực hiện.
1.2.2. Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm ảo trong việc dạy học vật lý ở
THPT
Bắt đầu từ năm học 2006- 2007 hầu như các trường THPT đều đã được trang bị
một phòng máy riêng với đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc dạy học môn vật lý, tuy
nhiên các phòng máy chỉ phục vụ cho dạy và thực hành môn Tin học, dạy nghề.
Trong những năm gần đây,ở nước ta, tại các trường THPT, số lượng GV sử
dụng máy vi tính trong việc dạy học tăng lên một cách đáng kể. Điều này đóng một
vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nước ta ở thế kỉ 21. Một trong
những ứng dụng của máy tính vào quá trình dạy học là việc sử dụng phần mềm để dạy
học. Tình hình thực tế cho thấy, chúng ta đã và đang bước vào kỉ nguyên mới, kỉ

8
nguyên của công nghệ thông tin mà trong đó phần mềm dạy học là một trong những
tiềm năng rất lớn có thể thay đổi giáo dục của nước ta nhất là giáo dục phổ thông.
Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học đường vẫn đang chỉ dừng lại ở
việc trang bị máy tính và kết nối Internet, chứ chưa hoàn toàn khai thác được những
ứng dụng của công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, chưa trang bị cho
HS những phương pháp tìm kiếm tri thức mới, chưa giúp cho HS biết dùng công nghệ
thông tin để khai thác thông tin hữu ích.
1.2.2.1. Thuận lợi
Ngày nay việc truy cập Internet tìm kiếm thông tin không còn xa lạ với GV
cũng như HS vì vậy việc tìm kiếm một phần mềm dạy học TN ảo không còn khó khăn.
Bên cạnh đó, nhiều GV và HS đã có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin như
Internet, máy tính cũng như các thao tác cơ bản của phần mềm máy tính.
Nhà trường nhìn chung đã có phần nào cố gắng tạo điều kiện cho GV và HS
được tiếp cận và sử dụng máy vi tính, cũng như các phầm mềm TN ảo trong dạy học.
1.2.2.2. Khó khăn
Khá nhiều HS có thói quen ỷ lại vào sự cung cấp kiến thức từ GV.
Nhiều GV và HS khả năng sử dụng ngoại ngữ chưa sự đủ tốt ( nhất là HS miền
núi) để có thể khai thác và sử dụng các trong phần mềm TN ảo.
Một số GV còn có tâm lí ngại tìm hiểu vì sợ khó, khả năng ngoại ngữ và năng
lực sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nên chưa sử dụng thành thạo và chưa
hướng dẫn được cho HS trong quá trình học tập.
Phần mềm TN ảo tràn lan GV và HS chưa có thể chọn được phần mềm đúng
với khả năng của mình để khai thác và sử dụng nó.
Đại đa số các phần mềm TN hiện có đều được viết bằng tiếng nước ngoài nên
các giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và sử dụng nó cho hiệu
quả.

9
Kết luận chương 1
Chương 1 chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng thí
nghiệm trong dạy học vật lý ở THPT với những vấn đề chính: khái niệm, đặc điểm của
TN vật lý; phân tích vai trò của TN vật lý trong dạy học vật lý ở THPT; phân tích vai
trò của TN vật lý trong dạy học vật lý theo hai quan điểm lý luận nhận thức và quan
điểm dạy học; phân loại được TN vật lý và đưa ra được yêu cầu khi tiến hành và sử
dụng đối với từng loại TN; nêu được vai trò của TN ảo trong dạy học vật lý; tiến trình
tổ chức, quy trình cũng như nguyên tắc tạo và sử dụng thí nghiệm ảo trong việc dạy
học vật lý ở trường THPT; đặc biệt là sự cần thiết của việc tạo TN ảo trong dạy học vật
lý phổ thông.
Trong quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên, Tôi nhận thấy rằng TN
vật lý nói chung và TN ảo nói riêng có tác dụng nhiều mặt cụ thể trong việc nắm vững
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triễn năng lực sáng tạo và bồi dưỡng nhận cách, kỹ
năng, kỹ thuật cho HS. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng trong dạy học vật lý thì vấn
đề nghiên cứu thiết kế, xây dựng thí nghiệm ảo bằng các phần mềm trong dạy học vật
lý ở THPT là vấn đề cần thiết.
Những cơ sở lý luận nghiên cứu trên đây sẽ giúp Tôi cụ thể hóa trong việc vận dụng
thiết kế, sử dụng phần mềm Yenka trong dạy học vật lý ở THPT.

10
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM YENKA
2.1. Sơ lược về phần mềm Yenka
Yenka là một thế hệ mới của các mẫu công cụ giáo dục từ hãng Crocodile
Clips. Yenka tập hợp nhiều thí nghiệm thú vị về bốn ngành học công nghệ, toán học,
khoa học và máy tính. Với mỗi môn học khác nhau, sẽ có các dụng cụ thí nghiệm,
thành phần TN phù hợp với môn học giúp thầy cô giáo có thêm công cụ dạy học hiệu
quả hơn, học sinh nắm rõ vấn đề hơn. Yen ka cho phép bạn thử nghiệm với các chủ đề
bạn đang giảng dạy trong một thế giới ảo an toàn và chính xác.
Yenka đem đến cho người dùng mức độ tự do tối đa trong việc tương tác với
các vật thể nhằm đạt được mục đích sử dụng. Nếu muốn có một bảng mạch điện, bạn
cứ việc kéo thả các công cụ được Yenka cung cấp, lắp ghép chúng lại và có được bảng
mạch của riêng mình.
Bên cạnh đó, giao diện thiết kế theo kiểu điều hướng giúp bạn dễ nắm bắt cấu
trúc tổ chức và tương tác thoải mái hơn. Ngoài ra, tùy từng môn học mà giao diện
cũng được tút lại cho phù hợp.
2.2. Cài đặt phần mềm Yenka
- Giải nén tập tin tải về Yenka_2.1.1_(MSI)_Setup.NLS.rar; sau đó chạy tập
Yenka_2.1.1_(MSI)_Setup.NLS.exe.
- Kích Next để tiếp tục.
- Kích Next để tiếp tục.
- Kích nút Install để bắt đầu cài đặt.
- Chương trình đang cài đặt.
- Nhấn Finish để kết thúc.
- Vào C:Program FilesYenkaServer chạy tệp YK.msi để cài đặt Yenka.
- Chọn I accept…, nhấn Next để tiếp tục.
- Gõ nội dụng tùy ý vào hai ô Use Name và Organization, nhấn Next để tiếp
tục.
- Nhấn Next để tiếp tục.
- Nhấn nút Install để bắt đầu cài đặt.
- Quá trình cài đặt.
- Nhấn Finish để hoàn thành cài đặt.

11
2.3. Khởi động Yenka và màn hình giao diện
2.3.1. Khởi động Yenka
* Có thể khởi động Yenka bằng các cách sau:
Cách 1: Từ start menu

Hình 2.1: Khởi động Yenka từ start menu.


Cách 2: Từ desktop
Chọn open

Hình 2.2: Khởi động yenka từ desktop.


2.3.2. Màn giao diện

Hình 2.3: Màn giao diện của Yenka.

12
* Giới thiệu tổng quan các thành phần chính
Hộp thoại Product Chooser
Computing (tính toán)
Mathematics (biểu đồ toán học, hình học)
Science(các thí nghiệm thuộc lĩnh vực Vật lý và Hóa học) Technology (điện tử)
* Mục Science(mục cần nghiên cứu)

Hình 2.4: Mục Science ( mục cần nghiên cứu).


* Mục Science bao gồm:
Inorganic Chemistry: Hóa học vô cơ
Electrochemistry: Điện hóa học
Light & Sound: Âm thanh và ánh sáng
Motion: Cơ học
Electricity & Magnetism: Điện học và điện từ học
Analogue Electronics: Điện tử
Digital Electronics: Điện kỹ thuật số

13
2.3.3. Side Pane

Hình 2.5: Side Pane của Yenka.

14
2.3.4. Các công cụ hỗ trợ
Công cụ hỗ trợ thiết kế thí nghiệm dùng chung đã được tuyển chọn và đưa vào
trong thư viện các dụng cụ thí nghiệm Objects. Presentation bao gồm các dụng cụ hỗ trợ
như thước đo, đồ thị, tranh vẽ, các nút dừng thí nghiệm hay thực hiện lại thí
nghiệm…giúp cho các TN ảo được thiết lập bằng phần mềm trở nên chuyên nghiệp hơn.

Bảng 2.1: Công cụ hỗ trợ của Yenka.

15
2.4. Quy trình thiết kế thí nghiệm vật lý ảo với phần mềm Yenka
Để thiết lập một thí nghiệm vật lý ảo bằng phần mềm Yenka chúng ta có thể
tiến hành thao tác theo trình tự chung gồm 6 bước cơ bản sau đây
Bước 1: Khởi động phần mềm yenka
Lưu ý: Ở lần đầu khởi động chương trình, bạn chọn một trong bốn môn học bất
kỳ, rồi nhấn nút Cancel khi thấy hộp thoại Do you want to try the Yenka Statistics Tour
hiện ra. Sau đó, bạn nhấn vào liên kết Use all products for free để đăng ký dùng
chương trình miễn phí mãi mãi (cứ mỗi năm phải đăng ký lại một lần), không bị giới
hạn 15 dùng thử.
Bước 2: Lựa chọn lĩnh vực
Hộp thoại Product Chooser cho bạn chọn lĩnh vực cần mô phỏng thí nghiệm,
gồm: Computing (tính toán), Mathematics (biểu đồ toán học, hình học), Science (các
thí nghiệm thuộc lĩnh vực Vật lý và Hóa học), Technology (điện tử).
Bước 3: Lựa chọn dụng cụ thí nghiệm
* Cơ học
Di chuyển chọn Science chọn Motion là bạn có thể chọn các dụng cụ để thiết kế
thí nghiệm về chuyển động cơ trong bảng dưới đây. Trong các dụng cụ này, bạn chọn
dụng cụ nào thì di chuyển con trỏ đến biểu tượng của dụng cụ đó, bấm giữ chuột trái
và di chuyển vị trí cần đặt rồi thả chuột.
Space Trường không trọng lượng
Ideal elastic Mặt tiếp xúc hoàn toàn đàn hồi
ground
Ideal inelastic Mặt tiếp xúc không đàn hồi
ground
Grounds
Wooden ground Mặt tiếp xúc bằng gỗ
(Trường trọng
Metal ground Mặt tiếp xúc bằng kim loại
lực)
Rubber ground Mặt tiếp xúc bằng cao su
Glass ground Mặt tiếp xúc bằng thuỷ tinh
Ice ground Mặt tiếp xúc là mặt băng
Concrete ground Mặt tiếp xúc bằng bê tông
Slopes Ideal elastic slope Mặt phẳng nghiêng hoàn toàn
(Mặt phẳng đàn hồi

16
nghiêng) Ideal inelastic Mặt phẳng nghiêng không đàn
slope hồi
Wooden slope Mặt phẳng nghiêng bằng gỗ
Motion Metal slope Mặt phẳng nghiêng bằng kim
Chuyển loại
động Rubber slope Mặt phẳng nghiêng bằng cao su
Glass slope Mặt phẳng nghiêng bằng thuỷ
tinh
Ice ground Mặt phẳng nghiêng là mặt băng
Concrete ground Mặt phẳng nghiêng bằng bê tông
Ideal elastic ball Quả cầu hoàn toàn đàn hồi
Ideal inelastic ball Quả cầu xúc không đàn hồi
Soccer ball Quả bóng đá
Basket ball Quả bóng rổ
Cricket ball Quả bóng Criket
Golf ball Quả bóng sân Golf
Balls Tennis ball Quả bóng Tennis
(Quả cầu) Billiard ball Quả bóng Bida
Wooden ball Quả cầu bằng gỗ
Rubber ball Quả cầu bằng cao su
Metal ball Quả cầu bằng kim loại
Concrete ball Quả cầu bằng bê tông
Glass ball Quả cầu bằng thuỷ tinh
Ice ball Quả cầu bằng nước đá
Ideal elastic Khối hộp chữ nhật hoàn toàn
block đàn hồi
Ideal inelastic Khối hộp chữ nhật không đàn
Blocks
block hồi
(Vật nặng)
Brick Viên gạch xây
Wooden block Khối hộp chữ nhật bằng gỗ
Metal block Khối hộp chữ nhật bằng kim loại

17
Rubber block Khối hộp chữ nhật bằng cao su
Glass block Khối hộp chữ nhật bằng thuỷ
tinh
Ice block Khối hộp chữ nhật băng
Concrete block Khối hộp chữ nhật bằng bê tông
Cart Xe lăn
Rod Thanh gắn thẳng
Spring Lò xo
Bảng 2.2: Dụng cụ thí nghiệm cơ học.
* Phần sóng
Di chuyển chọn Science chọn Light & soundsau đó chọn Waves.
Trong Waves bạn có thể lựa chọn các dụng cụ để thiết kế thí nghiệm về sóng trong
bảng dưới đây. Các dụng cụ này nếu bạn chọn dụng cụ nào thì chỉ cần di chuyển con
trỏ đến biểu tượng của dụng cụ đó, bấm-giữ chuột trái và di chuyển đến vị trí cần đặt
rồi thả chuột.
Sự truyền sóng trong môi
Wave propagation space trường
Sự truyền sóng qua hai
Wave penetration space môi trường
1D Sự tổng hợp của sóng tới
Waves
Các sóng Wave reflection space và sóng phản xạ đầu tự do
Các
quan sát Sự giao thoa của hai sóng
sóng
được theo Wave interference space truyền ngược chiều nhau
một mặt cắt Sự tổng hợp của sóng tới
Wave pinned space và sóng phản xạ đầu cố
định.
Sự truyền sóng trên dây
Wave plucking space căn hai đầu cố định
2D Elictromagnetic wave Môi trường truyền sóng
Các sóng space
quan sát Sound wave space Môi trường truyền sóng
được theo âm

18
mọi phương Water wave space Môi trường truyền sóng
truyền của nước
sóng Point source Nguồn điểm
Sources Line source Nguồn có dạng là đoạn
Nguồn thẳng
sóng Moving point Nguồn điểm có thể chuyển
source động
Reflectors
Mặt phản xạ Plane Mặt phản xạ phẳng
reflector
Block Dạng hình chữ nhật
Obstacles Sloped Dạng hình thang
Vùng cản trở block
sóng Trialgle Dạng hình tam giác
Circle Dạng hình tròn
Single Khe hở đơn
Slits slits
Khe hở Double Khe hở đôi
slits
Measurement
Vị trí đặt thiết bị đo
Ðo lường Detector
Bảng 2.3: Dụng cụ thí nghiệm sóng cơ.
*Phần điện học & từ học
Di chuyển chọn Science chọnElectricity & Magnetism
Trong Electricity & Magnetism bạn có thể lựa chọn các dụng cụ để thiết kế thí nghiệm
về phần điện học và điện từ học trong bảng dưới đây. Các dụng cụ này nếu bạn chọn
dụng cụ nào thì chỉ cần di chuyển con trỏ đến biểu tượng của dụng cụ đó, bấm-giữ
chuột trái và di chuyển đến vị trí cần đặt rồi thả chuột.

Measurement
(dữ liệu đo lường)

19
Power supplies
(Bộ cấp nguồn)

Switches
(Thiếtbị chuyển
Circuit Diagrams mạch)
( Sơ đồ mạch)

Electricity &
Magnetism
(Điện và Từ)
Input components
(linhkiện đầu vào)

Passive

20
components
(phần tử thụ động)

Diodes ( điốt)

Outputs
(Kếtquả đầu ra)

Pictorial
( báo ảnh)

21
Electricity Measurement
Generation
(phát điện) Fields(Lĩnh vực)

Induction (sự cảm


ứng)

Power
stations
(Các nhà máy
điện)

Electricity Measurement
Transmission
(truyền tải điện)

Electricity Use Measurement


(Sử dụng điện)

22
Bảng 2.4: Dụng cụ thí nghiệm điện học và điện từ học.
Bước 4: Di chuyển, lắp ghép, thiết đặt thông số và xoá dụng cụ thí nghiệm
Sau khi đã lựa chọn được các dụng cụ bạn có thể di chuyển, lắp ghép, thay đổi
thông số, hoặc xoá các dụng cụ theo phương pháp sau:
Khi cần di chuyển dụng cụ bạn cần di chuyển con trỏ đến dụng cụ bấm-giữ
chuột trái và di chuyển đến vị trí cần chuyển đến rồi thả chuột.
Khi cần kết nối các dụng cụ bạn cần di chuyển các các dụng cụ để các điểm nối
lại trùng nhau (điểm nối của các vật ở tâm).
Khi cần thiết lập các thông số của dụng cụ bạn cần di chuyển con trỏ đến dụng
cụ, bấm chuột phải và chọn Properties thì trong menu dọc Properties sẽ hiện ra các tuỳ
chọn về các thông số dụng cụ để bạn thay đổi.
Khi cần xoá dụng cụ bạn cần di chuyển con trỏ đến dụng cụ bấm chuột trái rồi
bấm Delete hoặc bấm chuột phải và di chuyển chọn Delete trong menu. Nếu bạn muốn
xoá nhiều dụng cụ trước khi đặt lệnh xoá bạn lựa chọn các dụng cụ cần xoá trước.
Bước 5: Chọn hình thức thể hiện thông số của thí nghiệm
Sau khi lắp đặt các dụng cụ thí nhiệm bạn cần phải lựa chọn các công cụ hỗ trợ
để thể hiện các thông số của thí nghiệm, phần này rất quan trọng của thí nghiệm. Bởi
nếu bạn đã thiết lập thí nghiệm thành công nhưng không đưa ra được kết quả thì việc
thiết lập thí nghiệm của ban sẽ không mang lại kết quả gì. Trong Presentation bao gồm
các công cụ hỗ trợ như thước đo, đồ thị, tranh vẽ, các nút dừng thí nghiệm hay thực
hiện lại thí nghiệm… Khi thiết lập thí nghiệm chúng ta cần thiết phải biết cách biểu
diễn kết quả thí nghiệm bằng đồ thị hoặc bằng số đo cụ thể.
a) Phương pháp biểu diễn kết quả thí nghiệm bằng đồ thị
Di chuyển con trỏ đến biểu tượng của đồ thị (Graph) trong Presentation, giữ chuột
và chuyển đến nơi cần đặt, thả chuột rồi thiết lập thông số cho đồ thị bằng cách bấm
chuột phải, di chuyển chuột và chọn Properties sẽ hiện lên danh mục các tuỳ chọn của
đồ thị trong Properties bao gồm:

23
- Trances (các đường đồ thị): có thể lựa chọn thêm, bớt đi số đường biểu diễn
trong đồ thị; kiểu của các đường đồ thị bao gồm: màu sắc, cách vẽ, độ dày nét vẽ và
mức độ rộng hẹp.
- Y-axis (trục tung 0y): có thể lựa chọn độ rộng (Range) gồm mức thấp nhất và
cao nhất, bớt đi số đường biểu diễn đường kẻ (Gridliner) về khoảng cách giữa các
đường kẻ.
- X-axis (trục hoành 0x): có thể lựa chọn đại lượng đo (Measure) gồm: toàn bộ
thông số của thí nghiệm (Golban property), một số thông số của thí nghiệm Local part
property), (specific part property) thông số riêng của thí nghiệm. Có thể có thể lựa
chọn độ rộng (Range) gồm mức thấp nhất và cao nhất, bớt đi số đường biểu diễn
đường kẻ (Gridliner) về khoảng cách giữa các đường kẻ.
- Visual settings (thiết lập màu sắc của đồ thị): có thể lựa chọn màu sắc cho các
đường kẻ đồ thị (Apperance) gồm: màu của các đường kẻ chính (Major grid), các
đường kẻ phụ (Minor grid), trục hoành 0x (X-axis), trục tung 0y (Y-axis)
Sau khi tuỳ chọn kiểu các thông số của đồ thị bạn di chuyển chuột vào vùng kẻ
của đồ thị sẽ xuất menu gồm: mở rộng kích thước trục hoành, mở rộng kích thước trục
tung, phóng to, thu nhỏ đồ thị và khởi động lại đồ thị.
b) Phương pháp biểu diễn kết quả thí nghiệm bằng số
Di chuyển con trỏ đến biểu tượng thể hiên bằng số (Number) trong Presentation,
giữ chuột và chuyển đến nơi cần đặt rồi thả chuột.
Bước 6: Chạy thí nghiệm và chuyển các thông số thí nghiệm ra ngoài
Để chạy chương trình trước hết bạn cần thay đổi thông số của đường biểu diễn
trên đồ thị và thể hiện bằng số theo cách di chuyển chuột vào vòng tròn kí hiệu, thông
số sẽ xuất hiện dòng chữ (Click and drag to choose a part), bạn rê chuột đến dụng cụ
cần kết nối để đo, khi đó chữ mờ Property sẽ đậm lên màu đen và có viền đỏ.
Bạn tiếp tục di chuyển chuột vào chữ Property con chuột sẽ đổi sang kí hiệu bàn
tay và nổi lên chữ Property khi đó bạn bấm chuột vào chữ Property sẽ hiện lên một
loạt danh mục các tuỳ chọn ban di chuyển chuột để lựa chon mục thể hiện thích hơp
bao gồm:
1 Acceleration (magniude) Độ lớn gia tốc
2 Acceleration (x) Gia tốc theo trục hoành
3 Acceleration (y) Gia tốc theo trục tung

24
4 Angle of rotation Góc quay
5 Anglar acceleration Gia tốc góc
6 Anglar velocity Vận tốc góc
7 Density Gia tốc trọng trường
8 Displacement (x) Độ lệch theo phương ngang
9 Displacement (y) Độ cao
10 Distance Khoảng cách
11 Drag coefficient Hệ số trượt
12 Driving force (magniude) Độ lớn của lực kéo
13 Driving force (x) Lực tác dụng theo phương thẳng đứng
14 Driving force (y) Lực tác dụng theo phương ngang
15 Elasticity Khả năng đàn hồi
16 Gravitatinal potential enery Thế năng trong trường
17 Kinetic enery (rotational) Động năng chuyển động quay
18 Kinetic enery (total) Động năng toàn phần
19 Kinetic enery (translational) Động năng chuyển động tịnh tiến
20 Kinetic fiction Hệ số ma sát trượt
21 Mass Khối lượng
22 Moment of inertia Mô men quán tính
23 Momentum (x) Động lượng theo trục hoành
24 Momentum (y) Động lượng theo trục tung
25 Net force (translational) Độ lớn hợp lực
26 Radius Bán kính
27 Speed Vận tốc
28 Static friction Ma sát nghỉ
29 Torque Mômen quay
30 Velocity (magniude) Độ lớn vận tốc
31 Velocity (x) Vận tốc theo trục hoành
32 Velocity (y) Vận tốc theo trục tung
33 Volume Âm lượng
34 Weight Trọng lượng
Bảng 2.5: Các thông số thí nghiệm.
25
Sau khi bạn chọn được thông số của đường biểu diễn trên đồ thị và thể hiện bằng
số thích hợp bạn dừng thí nghiệm, khởi động lại đồ thị và chạy lại thí nghiệm với tốc
độ được chọn từ 1  10 trong menu ngang ta sẽ quan sát được trình tự của thí nghiệm,
các đường biểu diễn của các thông số cần khảo sát trên đồ thị và đọc được các thông
số đó trên công cụ hiển thị số.
Nếu thấy kết quả chưa hợp lí bạn có thể dừng lại (nút dừng trên menu ngang hoặc
lấy ra từ Presentation), thay đổi các thông số, khởi động lại đồ thị và chạy lại thí
nghiệm để thu được kết quả thích hợp, bấm nút tạm dừng để quan sát tính toán kế quả
hoặc chuyển kết quả thí nghiệm ra môi trường Word hoặc Powerpoint.
2.5. Tính năng nổi trội của phần mềm yenka
2.5.1. Khả năng mở rộng không gian thí nghiệm
Tính năng giao diện thiết kế và thực hiện thí nghiệm có thể chuyển ra toàn bộ
màn hình như hình bên. Thêm vào đó có bổ sung phần “Getting Start” trong “open -
local” giúp cho người sử dụng học một số bước cơ bản nhất để có thể thiết kế và sử
dụng phần mềm này.

Hình 2.6: Khả năng mở rộng không gian thí nghiệm.


2.5.2. Tích hợp nhiều lĩnh vực
Để khai thác các tính năng thú vị của Yenka. Hộp thoại Product Chooser cho bạn
chọn lĩnh vực cần mô phỏng thí nghiệm, gồm: Computing (tính toán), Mathematics
(biểu đồ toán học, hình học), Science (các thí nghiệm thuộc lĩnh vực Vật lý và Hóa
học), Technology (điện tử).
Hay đơn giản hơn, Yenka tích hợp nhiều mẫu bài học được soạn thảo chi tiết và
trực quan như mô tả quá trình hoạt động của máy báo động, tái hiện nhà kính thực
vật... Những ví dụ này sẽ giúp bạn hình dung và nắm bắt kiến thức của các môn học
trên lớp thật sự hiệu quả.

26
2.5.3. Không gian sóng 2D
Các phần mềm khác thì trong thí nghiệm về sóng chúng ta chỉ có thể quan sát các
dải sóng được mô tả có dạng là các đường hình sin hay cosin, nhưng trong phiên bản
này chúng ta có thể quan sát sóng ở dạng 2D, tức là có thể quan sát được hình ảnh sự
lan truyền của sóng theo mọi hướng và thể hiện được cả biên độ của sóng tại mọi điểm
trong môi trường. Trong hình bên bạn có thể quan sát thấy một thí nghiệm khá trực
quan, giống như bạn đang quan sát hình ảnh của sóng nước theo phương thẳng đứng
nhìn từ trên xuống, thấy rõ được biên độ và dạng của sóng khác nhau trên ở từng vị trí
qua sát khác nhau. Hình ảnh của sóng quan sát được sống động giống như thật, tao ra
được sự hứng thú học tập cho học sinh.

Hình 2.7: Không gian sóng 2D.


2.5.4. Thiết lập thí nghiệm một cách dễ dàng
Dụng cụ thí nghiệm có thể lựa chọn bằng cách di chuyển chuột đến biểu tượng,
giữ chuột trái và di chuyển đến vị trí thích hợp rồi thả chuột. Có thể di chuyển vị trí
của dụng cụ, xoay chuyển dụng cụ một cách dễ dàng.
Có thể thay đổi các thông số của các dụng cụ thí nghiệm bằng hai cách:
Cách 1: Bấm chuột phải chọn Properties để thay đổi các thông số.
Cách 2: Chọn Properties bên trái màn hình để thay đổi các thông số.
Trong mạch điện có thể nối dây bằng cách rê chuột, khi di chuyển dụng cụ thí
nghiệm thì dây nối được tự động thay đổi theo vị trí các thiết bị bị như hình bên. Khi
ta đóng mạch các dụng cụ như đèn sẽ phát sáng, loa phát ra âm thanh…thấy được
chiều của dòng điện trên từng đoạn mạch, nếu dòng qua dụng cụ quá tải thì dụng cụ sẽ
bị hỏng (cháy) giống như thật (hình a).
Trong các thí nghiệm về cơ chuyển động của các vật có thể điều chỉnh linh hoạt,
có thể thấy được phương, chiều và độ lớn của các lực tác dụng trong quá trình chuyển

27
động, có thể thiết đặt vận tốc, gia tốc…theo phương, chiều và độ lớn tuỳ ý; có thể thay
đổi trường lực, điều chỉnh giá trị tuỳ ý của gia tốc trọng trường hoặc chọn trường phi
trọng lượng (hình b).
Trong các thí nghiệm về quang hình đường truyền của các tia sáng được thiết kế
một cách chính xác, đặc biệt trong thí nghiệm về sự tán sắc của ánh sáng có thể thấy rõ
được vị trí của từng màu đơn sắc; có thể di chuyển hoặc xoay chuyển nguồn sáng hoặc
dụng cụ thí nghiệm, thay đổi các màu sắc khác nhau của ánh sáng hoặc thay đổi giá trị
cụ thể của bước sóng (hình c).
Trong thí nghiệm về sóng có thể thay đổi môi trường truyền sóng như môi trường
truyền sóng ánh sáng (không khí hoặc chân không), môi trường truyền sóng âm (nước
hoặc không khí), môi trường nước. Có thể quan sát được sự lan truyền của sóng, hình
ảnh giao thoa sóng thể hiện sõ được rất rõ cả về biên độ của sóng và pha. Nguồn sóng
có thể chọn nguồn cố định hoặc nguồn sóng chuyển động (hình d).
Như hình bên ta có thể thấy hình ảnh dụng cụ thí nghiệm ảo này rất gần với vật
thật. Đây có thể xem là một bước đột phá rất quan trọng góp phần đưa các thí nghiệm
trực quan hơn, giúp cho học sinh dễ dàng liên hệ với thực tế và nhớ bài tốt hơn.
Không gian làm thí nghiệm có thể tạo ngữ cảnh vào và ra logic của bạn trên một
ảnh nền, sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm ở các vị trí thích hợp tương ứng, như phong
cảnh bên trong một phòng thínghiệm thực tế (hình e, hình f).

Hình a Hình b Hình c

Hình d Hình e Hình f


Hình 2.8: Hình ảnh minh hoạ cho tính năng nỗi trội của Yenka.

28
2.5.5. Đồ thị của thí nghiệm
Đồ thị của kết quả của thí nghiệm là phần nổi bật nhất của phần mềm. Đồ thị đã
biểu diễn chính xác các số liệu thí nghiệm (có thể kiểm chứng lại kết quả theo tính
toán lý thuyết là giống nhau).
Đồ thị có thể tuỳ chọn theo các dạng khác nhau và có thể thay đổi dễ dàng các
thang chia của các trục của thị, thay đổi được các thông số của của các trục đồ thị.
Trên một đồ thị có thể biểu diễu nhiều đường với các màu sắc khác nhau để có thể so
sánh được sự thay đổi của các thông số đó.

Đồ thị 2.9: Đồ thị thí nghiệm.


2.5.6. Mục open- online
Đây là một trong những tính năng nỗi trội của Yenka mà các phần mềm không
có được. Khi máy tính được kết nối internet thì vào mục open- online chúng ta có thể
chọn những thí nghiệm đã được soạn sẵn. Đây là một kho thí nghiệm được tạo sẵn,
kho này gồm các bài liên quan đến Product Chooser mình đã chọn.

29
Kết luận chương 2
Chương 2 chúng tôi đã trình bày tổng quan về phần mềm TN ảo yenka một
cách khái quát. Cụ thể là từ cách cài đặt phần mềm; hướng dẫn khởi động; quan sát
giao diện phần mềm; các công cụ hỗ trợ ( gồm các phần cơ học, sóng cơ, điện học,
điện từ học) cho đến quy trình thiết kế thí nghiệm vật lý ảo với phần mềm Yenka.
Để thiết kế được những TN ảo hoàn hảo đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều
thời gian, kiến thức và đặc biệt phải có một khả năng lập trình cơ bản. Có thể đạt được
các kết quả tốt như vậy, GV và HS phải được làm quen trước, phải có sự hiểu biết và
khả năng sử dụng cơ bản về phần mềm Yenka để thao tác được nhanh, độ chính xác
cao và tiết kiệm được thời gian.
Với các công cụ và tính năng của phần mềm Yenka cho phép ta tạo ra các TN
ảo. Qua quá trình tìm hiểu tổng quan về phần mềm Yenka, giúp chúng ta có thể khai
thác và sử dụng phần mềm để tiến hành thiết kế các TN ảo giúp cho việc dạy bài mới
trong dạy học vật lý ở THPT đạt hiệu quả hơn. Bởi các TN ảo minh họa một cách trực
quan, sinh động các hiện tượng, quá trình vật lý, thể hiện rõ chức năng mô phỏng, sự
nổi trội về tính trực quan sẽ gây được ấn tượng sâu sắc, hứng thú học tập cho HS.

30
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TN ẢO VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN
MỀM YENKA TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THPT
3.1. Các thí nghệm về cơ học
3.1.1. Thí nghiệm 1. Khảo sát chuyển động thẳng đều
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.1: Mô hình thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng đều.
b. Hướng dẫn sử dụng
Chú ý:

Nút dùng để start/stop thí nghiệm.


Nút dùng để tải lại thí nghiệm từ file gốc trong bộ nhớ.
·* Xe chạy trên mặt đất

+ Tọa độ x được xác định bởi: Number1

+ Vận tốc được xác định bởi: Number2


* Đồ thị Graph có một trục là tọa độ x (Displacement (x)), một trục là thời gian
(Simulation Time) được tham chiếu tới xe để đo tọa độ (Displacement (x)) và
từ đó tự vẽ đồ thị (x, t).

31
Đồ thị 3.1: Đồ thị tọa độ theo thời gian trong TN chuyển động thẳng đều.
* Cách sử dụng đồ thị:Đưa mouse vào đồ thị, bên góc trên- phải xuất hiện menu:

Làm cho đồ thị hiển thị toàn chiều dài trục hoành (Fix to X - asxis)
Làm cho đồ thị hiển thị toàn chiều dài trục tung (Fix to Y - axis)
Phóng to
Thu nhỏ
Restart, xóa màn hình đồ thị hiện tại

* Sử dụng vẽ đồ thị (x, t)


- Load file thí nghiệm. Để ở trạng thái ban đầu.
- Chỉnh Number1 = 0 để đưa xe về vị trí gốc tọa độ.
- Chỉnh Number1 = 3 m/s-1 (chú ý đổi đơn vị bằng cách click vào đơn vị rồi chọn đơn
vị phù hợp) để cấp vận tốc đầu v cho xe.

- Click nút để start.


- Chờ cho đến khi xe chạy gần hết quãng đường hoặc đồ thị hiện đủ rõ là đường thẳng

thì click nút để stop. Tương tự để làm thí nghiệm với x0≠ 0, v< o ta cũng làm
tương tự như thế nhưng trước hết đưa thí nghiệm về trạng thái ban đầu bằng 2 cách
sau:
+ Cách 1: Click để load file thí nghiệm ở trạng thái ban đầu.
+ Cách 2: Pause thí nghiệm rồi chỉnh các thông số vận tốc, tọa độ thích hợp.
Đưa mouse vào Graph, xuất hiện dãy nút, chọn nút để thiết lập trạng
thái đầu cho graph ( restart).
c. Kết quả
- Thấy được hiện tượng.
- Học sinh quan sát được các dạng đồ thị của chuyển động thẳng đều, từ đó so

32
sánh với lý thuyết.
- Học sinh tính được vận tốc xe từ đồ thị, so sánh với kết quả thực tế thí nghiệm
để kiểm nghiệm công thức sách giáo khoa:

Hình 3.2: Kết quả thí nghiệm về khảo sát sự chuyển động thẳng đều.
d.Ứng dụng
- Sử dụng dạy bài vận tốc trong chuyển động thẳng đều 9 (sgk 10- nâng cao) phần 5,6.
+ Dạy phần 5: Dùng đồ thị để rút ra dạng phương trình chuyển động (tuyến
tính). Dùng toán học xây dựng dạng chi tiết, sau đó sử dụng thí nghiệm với các thông
số khác nhau kiểm chứng lại lý thuyết vừa xây dựng.
+Dạy phần 6: Dựa vào phương trình chuyển động, xây dựng bằng toán học côn
g thức tính v, tiến hành đo đạc và tính toán bằng thực nghiệm, kiểm chứng lý thuyết.

33
3.1.2. Thí nghiệm 2. Khảo sát chuyển động thẳng biến đổi đều.
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.3: Mô hình thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng biến đổi đều.
b. Hướng dẫn sử dụng
Chú ý:
Xe chạy trên mặt đất nghiêng nên có một gia tốc không đổi (g.Sin ), với:

- Gia tốc xe : Number4

-Vận tốc xe : Number2

- Tọa độ (x) : Number3

- Tọa độ (y): Number1


* Sử dụng vẽ đồ thị (v, t) và (x, t)
- Các bước tương tự như phần trên chỉ có chú ý rằng muốn vẽ đồ thị (v,t) thì
trục tung (Y) của Graph là velocity (x) (vận tốc x) còn muốn vẽ đồ thị (x,t) thì trục
tung (Y) của Graph ;Displacement (x) (tọa độ x).
c. Kết quả
- Thấy được hiện tượng chuyển động thẳng biến đổi đều trường hợp chuyển động
nhanh dần đều.
- Học sinh thấy được đồ thị tọa độ theo thời gian và so sánh với lý thuyết.

34
- Học sinh thấy được đồ thị vận tốc theo thời gian và so sánh với lý thuyết.
- Từ đồ thị học sinh tính được vận tốc xe, thời gian chuyển động cũng như quãng
đường đi được của xe. So sánh với kết quả thực tế thí nghiệm để kiểm nghiệm công
thức trong SGK

Hình 3.4: Kết quả TN về khảo sát sự chuyển động thẳng biến đổi đều với đồ thị (x,t).

Hình 3.5: Kết quả TN về khảo sát sự chuyển động thẳng biến đổi đều với đồ thị (v,t).

35
d.Ứng dụng
- Sử dụng dạy bài:“Chuyển động thẳng biến đổi đều”(Sgk 10- nâng cao), phần 2, 3.
+Dạy phần 3: Thí nghiệm là một ví dụ về chuyển động nhanh dần đều ( phần 2a).
Dùng đồ thị để rút ra dạng phương trình vận tốc ( tuyến tính). Dùng toán học xây dựng
dạng chi tiết, sau đó sử dụng thí nghiệm với các thông số khác nhau kiểm chứng lại lý
thuyết vừa xây dựng.
+ Dạy phần 3c: Dựa vào phương trình vận tốc, xây dựng bằng toán học công thức
tính , tiến hành đo đặc và tính toán bằng thực nghiệm, kiểm chứng lại lý
thuyết,tiến hành đo đạc và tính toán bằng thực nghiệm, kiểm chứng lại lý thuyết.
- Sử dụng dạy bài “Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều” (Sgk 10), phần 1.
+Phần 1: Dùng đồ thị để rút ra dạng phương trình chuyển động (parabol). Dùng
toán học xây dựng dạng chi tiết như Sgk.
Sau đó, sử dụng thí nghiệm với các thông số khác nhau (v0, x0) để kiểm chứng lại
lý thuyết vừa xây dựng.
3.1.3. Thí nghiệm 3. Khảo sát sự rơi tự do
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.6: Mô tả thí nghiệm khảo sát rơi tự do.

36
b. Kết quả

Hình 3.7: Kết quả thí nghiệm của khảo sát rơi tự do.
c. Ứng dụng
- Dạy bài "Sự rơi tự do", phần 2, 3, 4.
+ Phần 2: Quan sát sự rơi của viên bi thấy rơi theo đường thẳng.
+Phần 3: Chứng minh được rằng rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều
thông qua dạng đồ thị (v, t) (đường thẳng).
+ Phần 4: Dựa vào đồ thị, xác định g. Có thể cho học sinh tiến hành theo 2 cách:
Cách 1: Dùng công thức phần chuyển động nhanh dần đều để xác định g : Đo một giá t
rị v rồi một giá trị nữa v0, đo khoảng thời gian chuyển động giữa 2 tốc độ đó (t) rồi
tìm g:
g = tan ( hệ số góc của đường thẳng)

Cách 2: Dùng công thức g =

37
3.1.4. Thí nghiệm 4. Định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.8: Mô hình TN định luật bảo toàn cơ năng của trọng trường.
b. Cách thiết lập:
- Trước tiên khởi động yenka.
- Nhấp chuột phải chọn properties. Sau đó bên trái màn hình sẽ hiện ra cửa sổ
chỉ thuộc tính của Space properties.
Ở các thẻ này chọn một số thông số như sau.

38
Để tạo môi trường trọng lực vào Science > Motion > New> objects> blocks

( ) điều chỉnh cho thích hợp.


Nhấp chuột phải chọn Properties của Ideal elastic ground, cần thiết lập lại một số
thông số ở các thẻ như sau:

Để tạo quả bóng vào Science > Motion >new>object> Balls

( ). Kéo Ballvào trong khung làm việc Space và điều chỉnh kích
thước cho thích hợp.

39
Nhấp chuột phải chọn Properties của Balls, cần thiết lập lại một số thông số ở các thẻ
như sau:

Tạo đồ thị vào Objects > Presentation > Graph ( ). Kéo Graph ra Space
màn hình làm việc.

Thiết lập liên kết giữa quả bóng với Graph. Nhấp chuột vào trên Graph giữ
chuột trái rê đến quả bóng rồi thả chuột ra.
Tạo thuộc tính cho đồ thị. Đồ thị biểu thị độ biến thiên của động năng theo thời gian,
vì vậy ở thuộc tính Properties chọn Kinetic energy (total).

Đồ thị 3.2. đồ thị biểu thị độ biến thiên của động năng theo thời gian
Tương tự cũng tạo được đồ thị biểu thị độ biến thiên thế năng theo thời gian.
40
Đồ thị 3.3: đồ thị biểu thị độ biến thiên của thế năng theo thời gian.
- Thiết lập các nút điều khiển
+ Nút Play/Stop ( ) vào thư viện objects > Presentation > Pause ( ).
Thực hiện thao tác kéo Pause ra màn hình Space.
+ Nút Reload ( ) ) vào thư viện objects > Presentation > Reload (). Thực hiện
thao tác kéo Reload ra màn hình Space.
+ Tạo tiêu đề cho thí nghiệm vào thư viện objects > Presentation > Text. Thực hiện
thao tác kéo Text ra màn hình Space.
Trên công cụ chọn chữ in đậm, trong bảng Edit font, nhập cỡ chữ 12, chọn font
Helvetica, màu đỏ. Nhấp chuột vào vùng stage và nhập chữ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
CƠ NĂNG TRONG TRỌNG TRƯỜNG.

* Hình ảnh minh hoạ kết quả cuối cùng.

Hình 3.9: Kết quả TN định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường.

41
c.Hướng dẫn sử dụng:
Vật đã được đặt ở độ cao h.
- Load file.
- Click Play, khi đồ thị được khoảng 3 nửa chu kì thì click Pause.
- Quan sát và khảo sát đồ thị.
d. Ứng dụng
Dạy phần 1a bài “Định luật bảo toàn cơ năng” (Sgk 10 nâng cao): Sau khi
thiết lập biểu thức toán học của định luật, phát biểu định luật. Dùng thí nghiệm và đồ
thị chứng minh trong chuyển động này, cơ năng (động năng, thế năng trọng trường)
được bảo toàn.
3.1.5. Thí nghiệm 5. Định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp lực đàn hồi
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.10: Mô hình TN định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp lực đàn hồi.
b. Cách thiết lập:
- Nhấp phải chọn properties. Sau đó bên trái màn hình sẽ hiện ra cửa sổ chỉ
thuộc tính của properties như trên.
Tạo giá thí nghiệm, trong thư viện objects > Presentation > Picture ( ). Kéo
công cụ Picture ra màn hình Space.
Nhấp phải vào công cụ Picture chọn Properties. Sau đó ở bên phải màn hình
làm việc hiện ra cửa sổ chỉ thuộc tính của công cụ Picture. Ở khung Insert Picture ấn

42
vào dấu (+) chèn vào hình thích hợp, ở đây Tôi chèn vào một thanh chất liệu bằng gỗ
làm giá thí nghiệm.
Tạo lò xo, vào Science > Motion > new > objects> Sping ( ). Thực hiện
thao tác kéo Sping ra màn hình Space. Đồng thời quay đi một góc 900 so với phương
dọc. Nhấp chuột trái vào lò xo, bên phải màn hình làm việc hiện ra các thuộc tính của
lò xo, sau đó chỉnh lại các thông số như hình bên dưới.

Bố trí như hình minh hoạ bên dưới:

Tạo quả bóng vào new >objects> Motion > Motion > Balls > Ideal inelastic ball

( ).
Kéo Ball vào trong khung làm việc Space và điều chỉnh kích thước cho thích hợp.

43
Để tạo đồ thị vào New >objects> Presentation > Graph ( ). Kéo Graph ra
Space màn hình làm việc.

- Nhấp chuột vào trên Graph giữ chuột trái rê đến quả bóng rồi thả chuột ra.
- Tạo thuộc tính cho đồ thị. Đồ thị biểu thị mối liên hệ giữa động năng với thời
gian, vì vậy ở thuộc tính Kinetic energy (total).
- Nhấp chuột phải vào đồ thị chọn Properties. Chỉnh một số thông số như sau.

- Ta được hai đồ thị.

Đồ thị 3.4: Đồ thị biểu thị động năng của con lắc lò xo với thời gian.

44
Đồ thị 3.5: Đồ thị biểu thị thế năng của con lắc lò xo với thời gian.
- Thiết lập các nút điều khiển:

+ Nút Play/Stop ( ) vào thư viện objects> Presentation > Pause ( ).


Thực hiện thao tác kéo Pause ra màn hình Space.

+ Nút Reload ( ) vào thư viện objects > Presentation > Reload ( ).
Thực hiện thao tác kéo Reload ra màn hình Space.
* Hình minh hoạ kết quả cuối cùng.

Hình 3.11: Kết quả TN định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp lực đàn hồi.
c.Hướng dẫn sử dụng
Vật gắn vào lò xo đã được cấp cho vận tốc đầu và đang ở trang thái Pause.
- Load file.
- Click Play, khi đồ thị được khoảng 3 nửa chu kì thì click Pause.
- Quan sát và khảo sát đồ thị.

45
d.Ứng dụng
Dạy phần 1b bài “Định luật bảo toàn cơ năng” ( Sgk 10 nâng cao): Sau khi thiết
lập biểu thức toán học của định luật, phát biểu định luật. Dùng thí nghiệm và đồ thị
chứng minh trong chuyển động này, cơ năng (động năng, thế năng đàn hồi) được bảo
toàn.
Dạy học phần III bài 2 “Con lắc lò xo” ( Sgk 12 cơ bản): Qua đồ thị cho thấy
được con lắc lò xo là một hệ dao động điều hòa, cơ năng của con lắc được bảo toàn
nếu bỏ qua ma sát.
* Mở rộng ra dạy bài dao động điều hòa. Dựa vào đồ thị để chứng mính dao
dộng của con lắc lò xo là một dao động điều hòa.
Kết quả: học sinh quan sát được các hình ảnh dao động dạng sin của con lắc lò
xo

Hình 3.12: Kết quả TN dao dộng điều hòa của con lắc lò xo.

46
3.1.6. Thí nghiệm 6. Bảo toàn cơ năng trong chuyển động của con lắc đơn
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.13: Mô hình TN định luật bảo toàn cơ năng trong chuyển động của con lắc.
b. Cách thiết lập
- Trước tiên khởi động yenka, từ biểu tượng màn hình desktop.
- Nhấp phải chọn propertie. Sau đó bên trái màn hình sẽ hiện ra cửa sổ chỉ thuộc
tính của propertie như trên.
- Tạo giá thí nghiệm, trong thư viện objects > Presentation > Picture ( ).
Kéo công cụ Picture ra màn hình Space. Nhấp phải vào công cụ Picture chọn
Properties. Sau đó ở bên phải màn hình làm việc hiện ra cửa sổ chỉ thuộc tính của công
cụ Picture. Ở khung Insert Picture ấn vào dấu (+) chèn vào hình thích hợp, ở đây Tôi
chèn vào một thanh chất liệu bằng gỗ làm giá thí nghiệm.
- Tạo thanh dọc thẳng, vào Science > Motion > new > objects> Rod. Thực hiện
thao tác kéo rod ra màn hình Space. Nhấp chuột phải vào thanh, chọn propertie, bên
phải màn hình làm việc hiện ra các thuộc tính của thanh, sau đó chỉnh lại các thông số
như hình bên dưới

47
Bố trí như hình minh hoạ bên dưới:

Tạo quả bóng vào new >objects> Motion > Motion > Balls > Ideal inelastic ball

( ).
Kéo Ball vào trong khung làm việc Space và điều chỉnh kích thước cho thích
hợp.

Để tạo đồ thị vào New >objects> Presentation > Graph ( ). Kéo Graph ra
Space màn hình làm việc.

48
- Nhấp chuột vào trên Graph giữ chuột trái rê đến quả bóng rồi thả chuột ra.
- Tạo thuộc tính cho đồ thị. Đồ thị biểu thị mối liên hệ giữa động năng với thời
gian, vì vậy ở thuộc tính Kinetic energy (total).
- Nhấp chuột phải vào đồ thị chọn Properties.
- Ta được hai đồ thị như sau:

49
* Hình ảnh minh họa cuối cùng.

Hình 3.14: Kết quả TN định luật cơ năng trong chuyển động của con lắc.
c. Hướng dẫn sử dụng
Vật được cấp cho vận tốc đầu.
- Load file.
- Click Play, khi đồ thị được khoảng 3 nửa chu kì thì click Pause.
- Quan sát và khảo sát đồ thị
d. Ứng dụng
Dạy phần 1a bài “Định luật bảo toàn cơ năng” (Sgk 10 nâng cao): phần mở đầu
như sách giáo khoa. Dẫn nhập đến mối quan hệ thế năng, động năng.
Dạy học phần 2 bài “cơ năng” ( Sgk 10 cơ bản): sự bảo toàn cơ năng của vật
chuyển động trong trọng trường.
Dạy học bài 3: “Con lắc đơn” ( Sgk 12 cơ bản): khảo sát dao động của con lắc
đơn.

50
3.2. Các thí nghiệm về sóng cơ
3.2.1. Thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.15: Mô hình TN về giao thoa sóng trên mặt nước.


b.Cách thiết lập
- Khởi động máy xong, bạn nháy đúp chuột biểu tượng của file Yenka trên
Desktop để vào chương trình, sau khi vào chương trình bạn vào Science> Lighr&
Sound > New> Objects và chọn Waves, di chuyển con trỏ xuống để chọn tiếp vào biểu
tượng 2D(mô tả sóng theo 2 chiều), bạn chọn môi trường truyền sóng là nước, chọn
tiếp nguồn sóng và thiết đặt thông số của sóng rồi cho khởi động .
* Chú ý:
- Chọn một water wavespace làm mặt nước.
- Một Tray chứa hai nguồn dao động trên mặt nước. Kéo thả water wavespace nó
sẽ là tâm phát sinh ra các sóng trên mặt nước.
- Một thanh hai khe hở slit để tạo hai nguồn kết hợp từ một nguồn.
c.Hướng dẫn sử dụng và kết quả đạt được
- Khởi động tại các vị trí thích hợp trên một đường thẳng chúng ta thu được dạng
của sóng và đồ thị biểu diễn biên độ có dạng như hình bên. Qua thí nghiệm chúng ta
thấy được sự lan truyền của sóng trên mặt nước, sự thay đổi của biên độ sóng theo
khoảng cách tới nguồn sóng giảm theo dạng hàm số mũ.

51
- Dừng sóng làm sạch môi trường chọn tiếp nguồn sóng thứ hai và khởi động lại,
chọn biểu diễn biên độ bằng đồ thị tại các vị trí thích hợp trên một đường thẳng.
Trong thí nghiệm này tôi chọn tại ba đường: một đường thẳng cắt hai nguồn, một
đường tại vị trí gần hai nguồn và một đường ở xa hai nguồn sóng, ta thu được các hình
ảnh giao thoa của sóng nước có dạng như hình bên.
Qua thí nghiệm chúng ta thấy được vị trí của những điểm dao động với biên độ
cực đại, vị trí của những điểm dao động với biên độ cực tiểu trong môi trường. Trong
vùng giao thoa giữa hai sóng những điểm dao động với biên độ cực đại và những điểm
dao động với biên độ cực tiểu có thể vẽ ra các họ đường Hypebol như hình biểu diễn
trong Sgk. Các điểm nằm trên đường thẳng nối hai nguồn sóng xen kẽ đều đặn, và
chúng dao động ngược pha với nhau, dao động của các vị trí bụng sóng có biên độ gần
như nhau.
- Quan sát hình ảnh giao thoa từ 2 nguồn kết hợp thì kéo 2 nguồn phát sóng
Source vào Water wavespace, ấn nút để Play. Nếu sử dụng 1 nguồn qua 2 khe thì kéo
thanh 2 khe Slit ra water wavespace rồi kéo nguồn phát sóng ra đặt đằng sau thanh 2
khe Slit. Cho Phay.

Hình 2.16: Hình ảnh về giao thoa từ 2 nguồn kết hợp.


*Kết quả

Hình 3.17: Kết quả về TN về giao thoa sóng trên mặt nước.

52
Học sinh quan sát được hiện tượng giao thoa trên mặt nước. Dùng đặt vấn đề
cho hiện tượng giao thoa từ 2 nguồn kết hợp.
3.2.2. Thí nghiệm về nhiễu xạ sóng
- Cách thiết lập tương tự như giao thoa sóng trên mặt nước.
- Cách sử dụng và kết quả
Sau khi vào chương trình bạn vào Science> Lighr& Sound > New> Objects>
và chọn Waves, di chuyển con trỏ xuống để chọn tiếp vào biểu tượng 2D (mô tả sóng
theo 2 chiều),bạn chọn tiếp môi trường truyền sóng là nước (water wavespace), chọn
tiếp nguồn sóng và thiết đặt thông số của sóng, chọn màn chắn đơn (single Slit) và
điều chỉnh kích thước màn thích hợp rồi cho khởi động sóng ta thu được hình ảnh
nhiễu xạ của sóng nước, phía sau khe màn chắn có dạng như hình bên.
Dừng sóng làm sạch môi trường truyền, điều chỉnh hẹp lại khe màn chắn, chọn
biểu diễn biên độ bằng đồ thị tại các vị trí trên một đường thẳng đi qua nguồn sóng và
khởi động lại nguồn sóng ta thu được hình ảnh nhiễu xạ của sóng nước qua một khe
hẹp gần giống như sóng được phát ra tại khe hẹp và biên độ rất nhỏ có dạng như hình
bên.

Hình 3.18: Kết quả TN về nhiễu xạ sóng.


3.2.3. Thí nghiệm về sóng dừng
Khởi động máy xong, bạn nháy đúp chuột biểu tượng của file Yenka trên
Desktop để vào chương trình, sau khi vào chương trình vào Science> Lighr& Sound>
New> Objects> và chọn Waves, chọn Waves, chọn tiếp biểu tượng 1D, bạn chọn tiếp
các loại sóng không bị giới hạn, có sự thay đổi môi trường truyền, sóng có sự phản xạ
trở lại tự do, sóng truyền đến từ hai phía theo chiều ngược nhau, sóng dừng trên một
sợi dây đàn hồi hai đầu cố định cố định và sóng truyền trên một sợi dây căng ngang
khi kích thính giống như gãy đàn.
Quan sát các sóng truyền trên các sóng với các kích thích trên chúng ta thấy:

53
Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc bước sóng và biên độ
sóng thay đổi, hai đầu tự do thì sóng luôn luôn có sóng dừng với bất kỳ khoảng cách
nào, hai sóng truyền trong một môi trường dao động cùng pha thì sóng tổng hợp cũng
cùng pha và biên độ bằng tổng các biên độ, hai đầu tự do sẽ xuất hiện sóng dừng khi
khoảng cách hai đầu dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng, khi sợi dây rất căng
thì khoảng cách hai đầu dây bằng một nửa bước sóng.
Các dạng sóng trên có thể thay đổi môi trường truyền và nguồn sóng dễ dàng
bao gồm: sóng nước, sóng âm, sóng trên sợi dây đàn hồi và sóng điện từ với các bước
sóng khác nhau.

Đồ thị 3.6: Đồ thị biểu diễn sóng dừng.


3.3. Các thí nghiệm về Điện học và điện từ học
3.3.1. Thí nghiệm về Điện học
3.3.1.1. Thí nghiệm dòng điện xoay chiều trong mạch R-L-C nắc nối tiếp
a. Mô hình thí nghiệm

Hình 3.19: Mô hình TN dòng điện trongmạch R-L-C.

54
b. Hướng dẫn sử dụng và kết quả
Khởi động máy xong, bạn nháy đúp chuột biểu tượng của file Yenka trên Desktop để
vào chương trình, sau khi vào chương trình bạn vào Science> Electricity&
Magnetism> new> objects .
Hộp thoại Electricity& Magnetism xuất hiện như hình bên dưới

- Vào Circuit Diagrams > Power supplies chọn , Vào Passive

components chọn , chọn và cho tất cả vào Tray


bằng cách giữ vào nó và rê chuột vào Tray

- Tạo đồ thị vào Objects > Presentation > Graph ( ). Kéo Graph ra Space màn
hình làm việc. Để chọn đồ thị và liên kết đến điểm cần khảo sát, chon cách thể hiện
các trục toạ độ thời gian và trục điện áp và dòng điện của mỗi mạch, xoá sạch đồ thị và
khởi động lại mạch ta sẽ thu được đồ thị biểu diễn hiệu điện thế và cường độ dòng
điện theo thời gian.
Lưu ý:
- Trong thí nghiệm, chú ý sử dụng chức năng Fit to X- axis và Fit to Y- asix để thu đồ
thị vừa màn hình quan sát.
- Khi tiến hành thí nghiệm cần phân tích thật rõ cách thực hiện cho học sinh.
c. Kết quả
Từ các đường biểu diễn biểu diễn cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong
các mạch ta thấy được: trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần thì dòng điện
biến thiên điều hoà cùng tần số (chu kỳ) và cùng pha với hiệu điện thế; trong mạch
điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần thì dòng điện biến thiên điều hoà cùng tần số
55
nhưng chậm pha /2 với hiệu điện thế; trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì
dòng điện biến thiên điều hoà cùng tần số nhưng nhanh pha /2 với hiệu điện thế.

Hình 3.20: Kết quả về TN mạch điện xoay chiều chỉ có R.

Hình 3.21: Kết quả về TN mạch điện xoay chiều chỉ có L.

56
Hình 3.22: Kết quả về TN mạch điện xoay chiều chỉ có C.
Trong mạch điện xoay chiều R-L-C mắc nối tiếp thì dòng điện biến thiên điều
hoà cùng tần số và có độ lệch pha với hiệu điện thế phụ thuộc vào các giá trị cụ thể của
các dụng cụ trong mạch.

Hình 3.23: Mạch điện xoay chiều R-L-C nối tiếp.


3.3.2. Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ

57
3.3.2.1. Chương trình mô phỏng thí nghiệm trong đó có sự chuyển động tương
đối giữa nam châm và ống dây
a. Cách thiết lập
- Chọn science> Electricity & Magnetism > new> objects.
- Hộp thoại Electricity& Magnetism xuất hiện như bên dưới

- Chọn Electricty Generation > Induction > Fixed circeit induction

( )

- Kéo vào trong khung làm việc Space và điều chỉnh


kích thước cho thích hợp.Bằng cách nhấp chuột phải chọn properties. Sau đó bên trái
màn hình sẽ hiện ra cửa sổ chỉ thuộc tính của properties và điều chỉnh như sau:

58
c. Cách sử dụng
* Mô hình thí nghiệm

Hình 2.24: Kết quả TN trong đó có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và ống dây.
Kích chuột vào nam châm xuất hiện bàn tay, đưa nam châm ra xa vòng dây rồi
quan sát. Sau đó, đưa nam châm vào trong lòng ống dây và quan sát.
d. Ứng dụng
- Dạy học phần 1 thí nghiệm về cảm ứng điện từ khi nam châm và ống dây chuyển
động đối với nhau trong bài 38 “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm
ứng”(Sgk vật lý 11 nâng cao).
59
- Dạy học phần 2a thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ bài 23 “Từ thông. Cảm ứng
điện từ” (Sgk Vật lý 11 cơ bản).
3.3.2. 2. Thí nghiệm với máy phát điện
a. Cách thiết lập
Tương tự cách làm thí nghiệm chuyển động tương đối giữa nam châm và ống
dây.
- Chọn science> Electricity & Magnetism > new> objects.
- Hộp thoại Electricity& Magnetism xuất hiện chọn Induction
>chọn bằng cách kéo chuột đưa vào trong khung làm việc Space.

Sau đó kéo vào khung làm việc Space gắn vào khung dây.Và sau đó chọn

bóng đèn , nối bóng đèn vào bộ góp điện gồm hai bán khuyên và hai
chổi quét.
- Thực hiện thao tác kéo nút Play/Stop ( ) bằng cách vào thư viện

objects> Presentation > Pause ( )ra màn hình Space.


Thiết lập bóng đèn như hình bên

* Lưu ý nếu Power vượt quá định mức bóng đèn sẽ bị hỏng. Ta cần phải thay nó
là điều đương nhiên. Để tránh phải lắp lại mô hình thí nghiệm, chương trình cho phép
ta sửa nhanh thiết bị đó bằng cách
+ Cho dừng thời gian lại.

60
+ Khi thiết bị bị hỏng, xuất hiện nút bên cạnh thiết bị. Di chuyển mouse lên

nút , một bảng thông tin về nguyên nhân gây hỏng thiết bị hiện ra.

+ Click vào nút . Thiết bị đã được sửa và sẽ sẵn sàng hoạt động như bình
thường.
+ Xử lý các vấn đề gây ra sự hư hỏng.
+ Cho thời gian hoạt động lại.
* Ta được như hình bên dưới

Hình 2.25. Thí nghiệm về máy phát điện


b.Ứng dụng
Dạy học bài 33 “khung dây có dòng điện đặt trong từ trường” ( Sgk vật lý 11
nâng cao).
Dạy học phần máy phát điện.

61
Kết luận chương 3
Không những với các công cụ và tính năng của phần mềm Yenka cho phép ta
tạo ra các TN ảo mà phần mềm Yenka còn cho phép thay đổi các thông số của các
thành phần trong mỗi lần chạy mô phỏng. Khi thiết kế nếu thông số không phù hợp
hiện tượng vật lý thì chương trình sẽ thông báo lỗi cụ thể để điều chỉnh.
Để thiết kế một bài dạy học có sự hỗ trợ của phần mềm Yenka phải trải qua
nhiều giai đoạn: xác định mục tiêu bài dạy học, lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm
và sắp xếp theo một cấu trúc thích hợp, xác định hình thức tổ chức học tập, xác định
nội dung, hình thức củng cố, mở rộng, vận dụng cũng như hướng dẫn về nhà cho HS.
Trong chương 3 này, Tôi đã giới thiệu các công cụ sử dụng chính của phần
mềm, các bước thiết lập thí nghiệm ảo cũng như kết quả, ứng dụng của chúng bao gồm
phần cơ học, sóng cơ, điện học - điện từ học với một số thí nghiệm điển hình.
Tôi tin rằng: việc sử dụng phần mềm Yenka trong dạy học vật lí với tư cách là
một phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học đã giúp cho GV và HS trao đổi kiến thức
được nhiều hơn…thông qua các hình ảnh, các TN, GV chủ động sáng tạo hơn trong
việc tổ chức hoạt động dạy học. Việc sử dụng cũng như các thao tác, tình huống xử lí
của GV đối với các thí nghiệm mô phỏng trên phần mềm Yenka diễn ra thuận lợi.

62
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc tìm hiểu và ứng dụng phần mềm, Tôi thấy tác dụng của phần mềm
Yenka đã đáp ứng được một số các yêu cầu cơ bản sau:
Sử dụng phần mềm TN ảo Yenkachúng ta có thể thiết lập hầu hết các thí nghiệm trong
chương trình vật lý phổ thông. Các TN này có thể được xây dựng một cách nhanh
chóng và cho kết quả chính xác cao.
Với các ưu thế của phần mềm về khả năng thiết kế nhanh chóng, các thí nghiệm
vật lý ảo có thể được thiết kế trực tiếp ngay trên lớp, có sự tham gia của tập thể HS đối
với người đã thành thạo và có sự chuẩn bị trước. Còn khi mới tiếp cận chúng ta nên
lựa chọn phương pháp thiết lập thí nghiệm trước khi lên lớp và có thể kết nối với file
thí nghiệm từ môi trường của bài giảng Powerpoint.
Bên cạnh các thí nghiệm vật lý phổ thông bạn có thể tìm hiểu các thí nghiệm về các
phần tử phi tuyến ứng dụng các mạch điện tử phức tạp, các thí nghiệm mang tính ứng
dụng trong đời sống hàng ngày.
Phiên bản phần mềm Yenka tôi mới chỉ được tiếp cận và tìm hiểu chỉ trong thời
gian ngắn. Vì vậy, trong đề tài này, bước đầu tôi mới chỉ giới thiệu các công cụ sử
dụng chính của phần mềm, các bước thiết lập thí nghiệm ảo phần cơ học, sóng, điện
học - điện từ học và một số thí nghiệm điển hình. Các nội dung còn lại sẽ được thực
hiện trong thời gian sắp tới để đề tài được bổ sung, hoàn chỉnh và ứng dụng được dễ
dàng hơn trong từng tiết dạy. Tôi rất mong nhận được sự tham gia tích cực về các ý
kiến góp ý của các quý thầy cô và các bạn.
2. Một số kiến nghị
Để có thể ứng dụng tốt vai trò của CNTT, cũng như sử dụng phần mềm TN ảo
vào dạy học.
- Về phía Ban giám hiệu: Tăng cường sử dụng phòng tin học, không chỉ phục
vụ riêng cho bộ môn tin học mà có thể sử dụng phòng này để dạy các môn Toán, Lý,
Hóa.. thông qua việc sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo liên quan đến các bộ môn
đó. Muốn vậy, các máy tính trong phòng tin học, phải cài đặt các phần mềm mô phỏng
này.
- Về phía chuyên môn: cần lên kế hoạch sử dụng phòng tin học đối với các bài
TN cần sử dụng TN mô phỏng, các bài TN mà dụng cụ không đáp ứng đủ…Muốn vậy

63
các tổ trưởng chuyên môn, cần tìm hiểu và phổ biến các hướng dẫn sử dụng phần mềm
TN ảo liên quan đến bộ môn mình dạy, xây dựng kế hoạch giảng dạy có sử dụng phần
mềm TN.
- Về phía GV bộ môn: cần tìm hiểu các thông tin trên mạng về các phần mềm
TN ảo của môn mình dạy, xây dựng trước các kịch bản TN ảo và tự thiết kế trước khi
hướng dẫn HS. GV cần cập nhật thường xuyên thông tin về các phần mềm dạy học vật
lý. Cần có sự kết hợp các TN tạo bởi phần mềm và bài giảng điện tử một cách logic,
linh hoạt.
- Về phía nhà trường sư phạm: Đây là một chương trình hay do đó mong khoa
và trường sư phạm tạo điều kiện cho sinh viên khoa vật lý được tiếp xúc với chương
trình càng sớm càng tốt, tổ chức thành một chuyên đề thay thế hoặc bổ sung cho
chuyên đề tin học hiện nay, để mỗi sinh viên đều bằng chính kiến thức, kĩ năng của
mình có thể tạo ra các bộ thí nghiệm hay hơn, có hiệu quả sư phạm hơn. Để biến mỗi
người thầy thành người thầy của thời đại công nghệ thông tin.

64
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng TN với sự hỗ trợ của máy vi
tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án
tiến sĩ, Trường Đại học Vinh.
2. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường
phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
3. Nguyễn Đức Thâm- Nguyễn Ngọc Hưng-Phạm Xuân Quế (2002), Phương
pháp dạy học vật lý ở trường THPT, NXb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
4. Thái Duy Tuyên (1997), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, Nxb
Giáo dục.
5. Tailieu.vn/doc/ Thi-nghiem-ao-trong-viec-day-hoc-vat-ly-786968html.
6. https://www.youtube.com/watch?v=NI18CoF68V0.

65
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa luận này đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của các thành
viên trong hội đồng bảo vệ khóa luận.
Quảng Nam, ngày 06 tháng 5 năm 2016
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

ThS. Lê Thị Hồng Thanh Nguyễn Thị Nữ Hoàng

Phản biện 1 Phản biện 2

ThS. Võ Hoàng Trân Châu ThS. Nguyễn Thị Vân Sa

66

You might also like