You are on page 1of 2

Nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ chí Minh, Huyện Củ Chi là vùng đất có vị trí

chiến lược vô cùng quan trọng. Trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc Củ
Chi từng là vùng Đất Thép Anh Hùng.

Trước năm 1959, Hóc Môn bao gồm cả Huyện Củ Chi ngày nay. Đây là vùng
đất của những xã phía Bắc Hóc Môn, trong đó có Khu 5 nhiều thành tích, căn cứ
của Tỉnh ủy Gia Định thời kháng chiến chống Pháp.

Truyền thống của Huyện Củ Chi từ năm 1959 trở về trước gắn liền với truyền
thống của Huyện Hóc Môn.

Khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, người dân Gia Định,
trong đó có dân Củ Chi, đứng lên với gậy tầm vông và giáo mác... kháng chiến
chống Pháp, tất cả các phong trào đều có mặt người dân Củ Chi. Lớp trước ngã,
lớp sau tiếp tục tiến lên, kiên quyết chống lại ách thống trị của ngoại xâm. Trong
cách mạng Tháng Tám Củ Chi được giải phóng ngày 24/8/1945 (trước Sài gòn 1
ngày).

Trong thời kỳ Mỹ xâm lược, Củ Chi là gạch nối giữa rừng miền Đông và
thành phố Sài gòn. Rừng miền Đông có căn cứ Dương Minh Châu, chiến khu Đ,
chiến khu C nối tiếp nhau liên tục từ Tây Ninh sang Bình Dương, Bình Phước, đến
biên giới Campuchia và Tây Nguyên tạo thành thế liên hoàn vững chắc có thể thần
tốc tiến thẳng vào trung tâm Sài gòn. Rừng miền Đông là căn cứ của Trung ương
trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam.

Trong lúc đó, Sài gòn là đô thị lớn nhất ở miền Nam, là trung tâm các đầu mối
giao thông chiến lược cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Sài gòn
là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở phía Nam của Tổ quốc. Đối với kẻ
thù, Sài gòn là đại bản doanh của đội quân xâm lược, là thủ đô của chế độ ngụy.
Nơi đây là sào huyệt của tổ chức chính quyền Trung ương ngụy và các đảng phái,
nơi tập trung, cơ cấu chỉ đạo, chỉ huy quân sự của toàn bộ cuộc chiến tranh tới từng
vùng chiến trường, nơi phát ra và chỉ đạo thực hiện các chủ trương chiến lược, các
kế hoạch, biện pháp và thủ đoạn, chiến lược, chiến thuật trên toàn chiến trường
cũng như trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược.

Hai mươi mốt năm đánh Mỹ, Củ Chi ngày càng thể hiện rõ và nổi bật vị thế
chiến lược quan trọng. Ta và địch đều quyết tâm giành quyền làm chủ ở đây, địch
tập trung lực lượng, ta dồn sức đánh trả từ đó Củ Chi trở thành một trong những
địa bàn tranh chấp gay go, quyết liệt nhất giữa lực lượng cách mạng và phản cách
mạng. Trong cuộc chiến đấu này, nhân dân Củ Chi dưới sự lãnh đạo của Đảng đã
phát huy cao độ truyền thống yêu nước với nhiều hình thức đấu tranh sáng tạo đã
góp phần vào thắng lợi chung. Ngày 29/4/1975 Củ Chi được hoàn toàn giải phóng
(trước Sài gòn 1 ngày).

Ghi lại truyền thống lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Huyện Củ Chi (1930-
1975) chẳng những với mong muốn ghi nhận công ơn của những người đi trước,
góp phần giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau, góp
phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân trong
Huyện mà còn mong muốn rút ra những kinh nghiệm phục vụ thiết thực trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn mới.

Chúng tôi cố gắng trình bày với sự cân nhắc, thận trọng nhưng chắc không
tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất là của các
đồng chí lãnh đạo, các đồng chí, đồng bào là nhân chứng lịch sử trong cuộc đấu
tranh cách mạng ở Huyện.

Xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo,
các đồng chí và đồng bào đã đóng góp công sức giúp chúng tôi hình thành quyển
lịch sử truyền thống này.

Củ Chi, ngày ...... tháng ...... năm 2002


BAN THƯờng vụ huyện ủy

You might also like