You are on page 1of 4

1.2.

Tình hình hút thuốc lá trên Thế giới


Theo thống kê trên toàn cầu, thuốc lá gây tử vong tới một nửa số người hút và hơn
8 triệu người mỗi năm tử vong do thuốc lá. Hơn 7 triệu ca tử vong là do sử dụng thuốc lá
trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu là do những người không hút thuốc tiếp xúc với khói
thuốc thụ động.
Hơn 80% trong số 1,3 tỷ người sử dụng thuốc lá trên thế giới sống ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình.
Vào năm 2020, dân số toàn cầu sử dụng thuốc lá là 22,3%, trong đó 36,7% tổng số
là nam giới và 7,8% là phụ nữ [1].
Nhìn chung, tỷ lệ hút thuốc cao nhất được tìm thấy ở Đông Nam Á và khu vực
Balkan của Châu Âu. Các nước Tây Âu và Châu Mỹ có xu hướng có tỷ lệ hút thuốc thấp
hơn. Ngoại trừ Chile là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới. Trong
số 5 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới năm 2018, có 3 quốc gia thuộc Quần
đảo Thái Bình Dương, 1 quốc gia ở Đông Nam Á và 1 quốc gia ở Nam Mỹ.
Nauru có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 52,1%. Điều kỳ lạ là phụ nữ hút
thuốc nhiều hơn một chút so với nam giới ở Nauru (52,6% so với 51,7%). Tỷ lệ cao thứ
hai thuộc về Kiribati, với tổng số (52,0%) bao gồm 68,6% nam giới và 35,5% nữ giới. Ở
một số quốc gia như Ethiopia, Ghana và Nigeria chỉ dưới 5% dân số hút thuốc.
Tuổi hút thuốc tối thiểu ở Hoa Kỳ là 21 tuổi. Độ tuổi hút thuốc đã tăng từ 18 lên
21 vào tháng 12 năm 2019. Tỷ lệ hút thuốc khác nhau tùy theo tiểu bang, với tỷ lệ người
hút thuốc cao nhất ở Tây Virginia và thấp nhất ở Utah [2].
Top 10 quốc gia có tỷ lệ dân số hút thuốc lá cao nhất trên Thế giới [2]:
1. Nauru - 52.1%
2. Kiribati - 52%
3. Tuvalu - 48.7%
4. Myanmar - 45.5%
5. Chile - 44.7%
6. Lebanon - 42.6%
7. Serbia - 40.6%
8. Bangladesh - 39.1%
9. Greece - 39.1%
10. Bulgaria - 38.9%
Biểu đồ 1: tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá ở một số quốc gia từ 2000 đến 2020 [3]
Ai hút thuốc nhiều hơn, đàn ông hay phụ nữ?
Gần một phần tư người lớn trên thế giới hút thuốc lá. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa
nam và nữ. (biểu đồ 2) [3]

Biểu đồ 2: phân bố hút thuốc lá ở nam và nữ [3]


Ở nhiều quốc gia – đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi – có sự khác biệt rất lớn về
tỷ lệ hút thuốc ở 2 giới. Chúng tôi thấy các quốc gia này tập trung ở phía bên trái, nơi tỷ
lệ phụ nữ hút thuốc rất thấp – thường dưới 5%. Ở Indonesia, 70% nam giới hút thuốc
nhưng chỉ có 5% phụ nữ hút thuốc; ở Trung Quốc là 48% nam giới so với 2% nữ giới; và
ở Ai Cập, một nửa nam giới hút thuốc trong khi hầu như không có phụ nữ nào hút thuốc
lá (0,4%).
Chúng tôi thấy rằng hầu hết tất cả các quốc gia nằm trên đường màu xám, nghĩa là
tỷ lệ nam giới hút thuốc cao hơn. Nhưng có một vài trường hợp ngoại lệ: ở quốc đảo
Nauru ở Thái Bình Dương, nhiều phụ nữ hút thuốc hơn nam giới; và tỷ lệ hút thuốc ở
Đan Mạch và Thụy Điển hầu như không có sự khác biệt về giới tính [3].
Nhìn chung, tỷ lệ hút thuốc đã giảm trên toàn thế giới do tăng cường giáo dục về tác động
của thuốc lá và các chiến dịch chống thuốc lá. Năm 2000, Vương quốc Anh có tỷ lệ hút
thuốc là 38% cho đến nay đã giảm xuống còn 19,2% [1].

TLTK
[1] Tobacco (who.int)
[2] Smoking Rates by Country 2023 (worldpopulationreview.com)
[3] WHO report on the global tobacco epidemic 2021: addressing new and emerging
products

You might also like