You are on page 1of 4

MÔ HÌNH CỐC TAY CẦM – CUP ANH HANDLE.

1. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH CỐC TAY CẦM


Cũng như tên gọi của nó, mô hình Cốc Tay Cầm có 2 phần chính là cốc, và tay cầm.
Phần cốc: Giá cổ phiếu sau chuỗi giảm giá đã có dấu hiệu tạo đáy và bắt đầu đi lên tạo thành chiếc
cốc (Giống hình chữ U, đôi khi là V)
Phần tay cầm: Sau khi giá tăng lên đến vùng đỉnh cốc, sẽ có nhiều NĐT bắt đầu bán ra để thu lợi
nhuận hoặc bán hòa vốn. Lúc này giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung cạn

ST
dần, phe mua thắng thế, giá cổ phiếu vượt khỏi phần tay cầm. Lúc này mô hình cốc tay cầm được hoàn
thành.
Các đặc điểm hình thành mô hình.

E
Theo William J.O’Neil, mô hình Cốc Tay cầm có các đặc điểm sau:
V
IN
T
D

Mô hình Cốc và tay cầm theo “chuẩn” William J. O’neil


Trước khi hình thành khu vực bên trái cốc, phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%. Đây là điều kiện
rất quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Mô hình Cốc- Tay cầm là mô hình tiếp diễn xu hướng, do
đó cần có một đợt tăng giá trước đó (tối thiểu 30%, thậm chí là 50%, 100%…).
Thời gian hình thành từ 7 đến 65 tuần. Thông thường là 3- 6 tháng.

SDT/ZALO: 0971221557
1
ST
E
V
IN
Mô hình Cốc Tay Cầm hình thành ở cổ phiếu FRT.
Tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc - Đáy cốc (Độ sâu của cốc): Khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%.
Những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc- Đáy cốc vượt quá 50% thường thất bại.
Đáy cốc hình chữ ” U” sẽ tin cậy hơn hình chữ “V” .
Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau.
T

Phần tay cầm:


Có thời gian từ 1-2 tuần. Đây là một đợt điều chỉnh nhằm loại bỏ bớt các nhà đầu tư “non gan” trước
D

một đợt tăng giá chuẩn bị diễn ra.


Volume trong phần tay cầm phải nhỏ (quan trọng), thanh khoản cạn kiệt thì càng tốt. Điều này cho
thấy không còn ai muốn bán nữa. Giá điều chỉnh chặt chẽ với khối lượng thấp là một chỉ báo tốt.
Cũng có một số trường hợp không xuất hiện phần tay cầm, cổ phiếu tăng luôn không có giai đoạn
điều chỉnh. Tuy nhiên, mẫu hình không có tay cầm thường có tỷ lệ thành công thấp hơn.
Phần tay cầm nằm ở nửa trên của chiếc cốc và nằm trên MA200. Nếu không thỏa mãn hai tiêu chí này
thì mô hình có khả năng thất bại cao.
Tay cầm phải nên có hình dạng giống mô hình cái nêm, có hướng dốc xuống, và mức giảm chỉ nên
dao động khoảng 8 -12% là ổn tính từ đỉnh tay cầm. Nếu đang ở trong thị trường gấu, có thể chấp nhận
giá xuống tầm 20%. SDT/ZALO: 0971221557
2
* Lưu Ý : Tay cầm có hình dạng cái nêm, nhưng lại dốc lên trên sẽ là một mô hình CỐC TAY CẦM
xấu, bởi nó cho thấy vẫn đang tồn tại nhiều nhà đầu tư yếu, nên khó có thể bật tăng mạnh trong tương
lai. Cái nêm hướng lên trên thường hay xuất hiện ở cổ phiếu bị thị trường lãng quên, hoặc cổ phiếu dẫn
dắt thị trường nhưng lại được quá nhiều người biết đến.
Điểm break out khỏi phần tay cầm: Khối lượng tăng 40%-50% so với mức trung bình các phiên trước
đó và cũng là điểm phù hợp để chọn điểm mua.
2. ĐIỂM MUA VÀO

ST
Mua khi giá cổ phiếu vượt khỏi đỉnh của phần tay cầm.

E
V
IN
T
D

Mô hình Cốc Tay Cầm hình thành ở cổ phiếu FRT.


Không mua đuổi khi giá cổ phiếu đã tăng trên 5% từ đỉnh tay cầm( Theo William J.O’neil).
3. GIÁ MỤC TIÊU
Mô hình Cốc tay cầm là một mô hình có khả năng tăng giá mạnh, do đó việc dự đoán đoán đỉnh của
nó chỉ làm cho bạn tốn thời gian mà thôi. Ai mà biết được cổ phiếu sẽ tăng giá đến bao giờ chứ. Bạn có
thể cân nhắc các gợi ý sau để bán ra thu lợi nhuận:

 Bán ra từng phần khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng.

 Bán ra từng phần tại các phiên tăng giá mạnh.

 Bán ra khi cổ phiếu có dấu hiệu đạt đỉnh. SDT/ZALO: 0971221557


3
* Ngoài ra một kinh nghiệm của DT INVEST đó là khi hình thành mô hình Cốc Tay Cầm thành công
thì thường cổ phiếu sẽ tăng trưởng vượt bậc ( có khi tăng 300%-400% ) và có khi bạn sẽ không biết nó
tăng đến khi nào vì thế DT INVEST khuyên bạn nên Trade theo nguyên tắt hộp Darvas ( bạn vào link
đọc sách nhé ).
4. CUT LOSS
Không có mô hình nào là chắc chắn thành công 100% cả. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đặt điểm cắt lỗ
theo nguyên tắc của mình. Đó có thể là 5-7% so với giá mua…

ST
E
V
IN
T
D

5. KẾT LUẬN
Mô hình cốc tay cầm là một trong những mô hình thường thấy ở các “siêu cổ phiếu” và được rất nhiều
nhà giao dịch thành công trên thế giới sử dụng. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó để nâng cao
thành tích giao dịch của mình nếu như nắm vững các kiến thức xung quanh mô hình hấp dẫn này. Hãy
để lại comment ở bên dưới để chúng ta cùng hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé.
Như vậy là mình và các bạn vừa tìm hiểu xong về mô hình CỐC TAY CẦM – CUP AND HANDLE.
Đây là mô hình có thể gặp thường xuyên trên thị trường, nhưng nó có khá nhiều biến thể nên hơi khó
nhận ra, và đằng sau nó ẩn chứa rất nhiều logic. Nếu bạn nắm vững được về nó, dù nó có chuẩn là CỐC
TAY CẦM hay không thì bạn cũng phần nào chủ động hơn trong giao dịch rất nhiều, Chúc bạn luôn
thành công với những quyết định sáng suốt nhất.
SDT/ZALO: 0971221557
4

You might also like