You are on page 1of 4

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ HƠI BÃO HÒA

Câu 1: Hai bình giống nhau dung tích 10 lít, cùng chứa lượng khí như nhau ở t 0 = 0oC và áp suất p0 =
1 atm. Đưa vào bình thứ nhất và bình thứ hai các lượng nước có khối lượng tương ứng m 1 = 3 g và
m2 = 15 g. Đốt nóng cả hai bình đến nhiệt độ t = 100oC. Hãy xác định áp suất của không khí ẩm trong
mỗi bình ở nhiệt độ t. Biết áp suất hơi nước bão hòa ở 100oC là 1 atm.
Câu 2: Một xilanh có thể tích 21 lít, một pittông di động ngăn xilanh thành hai phần A và B. Phần A
chứa 18 g nước, phần B chứa 14 g khí nitơ. Xilanh được nung nóng tới 100 oC.
1. Hãy tính thể tích của các phần A, B và áp suất trong xilanh.
2. Nếu pittông bị thủng thì áp suất trong bình bằng bao nhiêu?
Biết áp suất hơi nước bão hòa ở 100oC là 105 Pa và khi pittông bị thủng thì nhiệt độ được giữ không
đổi.
Câu 3: Một xilanh cách nhiệt được chia thành hai ngăn nhờ pittông B nhẹ, mỏng, linh động và cách
nhiệt. Ngăn dưới chứa một lượng khí khô lưỡng nguyên tử. Nắp đậy phía trên A có khả năng dẫn
nhiệt tốt. Thể tích xilanh là 2 lít, áp suất khí quyển p0 = 105 Pa và không khí có độ ẩm 50%. Mở nắp
A để không khí tràn vào ngăn trên trồi đậy nắp, khi đó thể tích hai ngăn bằng nhau. Nung nóng khối
khí phần dưới bằng dòng điện.
1. Tính thể tích ngăn trên và dưới khi hơi nước ngăn trên bắt đầu ngưng tụ.
2. Năng lượng nhỏ nhất cần cung cấp cho khí ở ngăn dưới để hơi nước ngăn trên ngưng tụ là bao
nhiêu?
Coi không khí khô là khí lí tưởng lưỡng nguyên tử.
Câu 4: Một ống chữ U dài chứa nước ở nhiệt độ t1 = 0oC. Nhánh trái của ống được
hàn kín, nhánh phải để hở. Khoảng cách từ đầu hàn kín đến mức nước là h = 0,1 m
(hình vẽ). Biết áp suất ban đầu của không khí ở nhánh trái là p0 = 1 atm. Hỏi mức
nước trong nhánh trái hạ xuống một khoảng bằng bao nhiêu khi đốt nóng đến nhiệt
độ t2 = 100oC?
Câu 5: Trong một xilanh, ở dưới pittông chứa 4 lít hỗn hợp gồm n1 = 0,1 mol chất
A có khối lượng mol µ1 = 18 g/mol và một lượng chất B có khối lượng mol µ2 =
46 g/molm trong đó có 2 g hỗn hợp dạng lỏng. Nhiệt độ hỗn hợp là 40oC. Cho hỗn hợp này dãn nở
đẳng nhiệt để thể tích tăng lên tới 10 lít.
1. Tính khối lượng các chất ở thể lỏng, thể hơi trước và sau khi dãn nở.
2. Tính áp suất hỗn hợp sau khi dãn nở.
3. Xây dựng đường đẳng nhiệt của hỗn hợp.
Biết áp suất hơi bão hòa của các chất ở 40oC lần lượt là 7 kPa và 17 kPa.
Câu 6: (Chọn ĐT APho năm 2005) Một xilanh hình trụ nằm ngang, trong
có một pittông P và vách ngăn di động N tạo thành hai ngăn chứa khí (hình N
vẽ).
1. Ban đầu ngăn trái có thể tích V0 chứa không khí ẩm và một ít nước, V0 2V0 P
ngăn phải có thể tích 2V0 và chứa 1 mol không khí khô. Nhiệt độ của cả hệ
là t0 = 70oC, áp suất trong xilanh p0 = 1 atm, bằng áp suất khí quyển. Pittông
được giữ cố định. Cả hệ được làm nóng chậm và đều đến nhiệt độ t1 = 100oC. Tính thể tích mỗi ngăn
lúc đó. Biết rằng trong ngăn trái vẫn còn nước.
2. Giữ nguyên nhiệt độ của cả hệ ở 100oC, đẩy pittông chậm về bên trái để khí trong xilanh bị nén
một cách chuẩn tĩnh, sao cho thể tích ngăn trái lại trở về V0.
a) Tính thể tích ngăn phải.
b) Tính công của lực đẩy pittông.
Biết áp suất của hơi nước bão hòa ở 70oC là pb1 = 31 kPa, ở 100oC là pb2 = 101,3 kPa. Bỏ qua ma
sát.
Câu 7: Trong một xilanh dưới pittông có 1 mol hơi chưa bão hòa ở nhiệt độ 60oC. Nén đẳng nhiệt
hơi sao cho đến trạng thái cuối cùng thì một nửa khối lượng của nó đã ngưng tụ thành chất lỏng, còn
thể tích hơi giảm đi 4 lần. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra 1 mol hơi ngưng tụ hoàn toàn. Biết quá trình
nén nêu trên hệ đã tỏa ra nhiệt lượng có độ lớn Q = 1,2.104 J.
Câu 8: 1. Một lượng không khí thể tích 1 m3 ở nhiệt độ 100oC áp suất 1 atm và có độ ẩm 50 % được
nén đẳng nhiệt thuận nghịch tới thể tích 0,2 m 3.
a. Tính áp suất của không khí sau khi nén.
b. Tính công của lực nén.
c. Tính nhiệt lượng tỏa ra.
2. Một lượng hơi nước sôi ở áp suất khí quyển được hơ nóng đẳng áp đến nhiệt độ 150 oC, sau đó
được dãn nở đoạn nhiệt đến thể tích lớn gấp 1,5 lần. Chứng tỏ quá trình đó không có lượng hơi nào
ngưng tụ thành nước.
Cp
Coi hơi nước có = γ = 1,33, ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 100oC là 2250 kJ/kg, áp suất hơi bão
CV
hòa của hơi nước ở 100oC là 1 atm.
Câu 9: Một xi lanh hình trụ chứa không khí ẩm có độ ẩm tương đối 80% được đóng kín bằng một
pit-tông di động. Nhiệt độ của hệ luôn được giữ không đổi. Ban đầu áp suất trong xi lanh là p1 =
100 kPa và thể tích V1 = 50,0 lít. Thực hiện quá trình nén pit-tông vô cùng chậm về trạng thái cuối có
áp suất p2 = 200 kPa và thể tích V2 = 24,7 lít. Giả thiết thể tích của nước ở dạng lỏng là không đáng
kể, trạng thái của hơi nước và không khí tuân theo phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Cho khối
lượng mol của không khí là µkk = 29 g.mol−1; của nước là µn = 18 g.mol−1; hằng số khí
R  8,31 J.mol1.K 1; lấy nhiệt hóa hơi riêng của nước L= 2250 J/g. Hãy:
1. Tính độ ẩm tương đối của không khí ẩm ở trạng thái cuối và khối lượng không khí trong xi lanh.
2. Tính công mà hỗn hợp không khí và hơi nước tác dụng lên pit-tông.
3. Tính nhiệt lượng mà nước và hơi nước đã nhận được trong quá trình trên.
Cho bảng áp suất hơi nước bão hòa phụ thuộc nhiệt độ
t (○C) 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
p (kPa) 3,17 3,36 3,57 3,78 4,01 4,24 4,49 4,75 5,03 5,32 5,62
Câu 10: Một bình hình trụ chứa nước có bán kính trong r = 10 cm và chiều cao đủ nhỏ. Hình trụ
được đậy chặt bằng một nắp hình bán cầu có cùng bán kính trong với hình trụ. Ban đầu nhiệt độ của
bình là t1 = 90C và áp suất bên trong bán cầu là p0 = 105 Pa. Biết rằng dưới áp suất p0 nước sẽ sôi ở
nhiệt độ t0 = 100C.
1. Nếu bình đựng và nắp cách nhiệt tuyệt đối thì có thể đun sôi được nước ở trong bình hay không,
khi quá trình đun là đủ chậm để bình luôn ở trạng thái cân bằng nhiệt? Tại sao?
2. Chứng minh rằng áp suất hơi bão hòa p phụ thuộc vào nhiệt độ T theo phương trình Claperon-
1 dT Vh  V Vh
Clausius:   .
T dp L L
trong đó Vh , V lần lượt là thể tích riêng của chất ở thể hơi, thể lỏng và Vh  V ; L là nhiệt hóa hơi
riêng.
3. Giả sử có một cơ chế nào đó để truyền nhiệt từ trong bình ra ngoài thông qua nắp đậy (cho một
dòng nước làm mát chạy qua liên tục chẳng hạn), sao cho trong suốt quá trình đun, nhiệt độ của hỗn
hợp khí và hơi nước ở trong vùng không gian dưới nắp đậy luôn được duy trì ở nhiệt độ t 0. Cho nước
có khối lượng mol là  = 18,0 g.mol1, nhiệt hóa hơi riêng ở áp suất p0 là L = 2260 J.g1 và có thể coi
nhiệt hóa hơi riêng là hằng số khi nhiệt độ thay đổi nhỏ, hằng số khí R = 8,31 J.mol1.K1. Có thể coi
gần đúng hơi nước bão hòa là khí lý tưởng.
a) Nước trong bình sẽ sôi khi được đun đến nhiệt độ t bằng bao nhiêu?
b) Tính nhiệt lượng mà bình truyền cho hệ thống làm mát trong một giây để trạng thái sôi của nước
trong bình luôn được duy trì một cách ổn định.
Câu 11: Khí quyển có nhiệt độ giảm theo độ cao z theo biểu thức: T = T 0(1 − az) với T0 = 300 K là
nhiệt độ tại mặt đất, a = 3.10−5 m−1.
a. Xác định sự phụ thuộc của áp suất và mật độ không khí theo độ cao.
b. Giả sử độ ẩm của không khí là φ = 70%. Áp suất hơi bão hòa liên hệ nhiệt độ theo phương
dp L
trình: T  , với L=2,2.106 J/kg ( nhiệt hóa hơi của nước), vh là thể tích riêng của hơi. Khối
dT v h
lượng một mol nước M1 =18.10−3 kg/mol, R = 8,31 J/mol.K, M= 29.10−3 kg/mol; lấy g = 9,8 m/s2.
Hãy tính xem hơi nước trong khối không khí dâng lên đến độ cao nào thì bắt đầu ngưng tụ (hình
thành mây). Trong bài toán này coi không khí là khí lí tưởng.
Câu 12. Phương trình Clausius – Clapeyron (Đề ra trường Đông Titan 2018)*****
Khi nghiên cứu về sự chuyển thể (hay chuyển pha) của vật chất, hai nhà vật lý học Rudolf Clausius
(1822 – 1888) và Émile Clapeyron (1799 – 1864) đã đồng thời tìm ra một phương trình liên hệ áp
suất, nhiệt độ và khối lượng riêng của chất khi chuyển từ pha (thể) này sang pha (thể) kia vào năm
1834. Phương trình này đặc trưng cho sự chuyển pha của vật chất và là một trong các phương trình
dp h21
kinh điển của nhiệt học, được viết như sau:  1.1
dT  v1  v2  T
Trong đó dp, dT tương ứng là độ biến thiên áp suất và nhiệt độ của hệ khi chuyển pha; h21 là ẩn nhiệt
chuyển pha từ pha 1 sang pha 2 và ngược lại, có ý nghĩa là nhiệt lượng cần dùng cho 1 kg chất đó để
nó chuyển thể ở nhiệt độ T; v1, v2 tương ứng là thể tích riêng (thể tích trên một đơn vị khối lượng) của
pha 1 và pha 2.
a) Ở gần mặt đất, không khí có áp suất là p 0 và nước sôi ở nhiệt độ TB . Dựa vào phương trình
Clausius – Clapeyron, hãy mô tả mối quan hệ giữa nhiệt độ T và áp suất hơi bão hòa p bh xảy ra trong
T
quá trình nước sôi theo dạng pbh là hàm của T. Tính độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ T  B .
3
Hơi nước và không khí được coi là khí lí tưởng với hằng số khí R. Cho khối lượng mol của nước và
không khí tương ứng là  và μ k . Gia tốc trọng trường g được coi là không thay đổi theo độ cao.
Gợi ý: Trong câu này các đại lượng ở (1.1) được chuyển về dạng cụ thể với p = pbh là áp suất hơi bão
hòa đạt được khi xảy ra sự sôi, h21 = L là ẩn nhiệt hóa hơi của nước và được coi là không đổi, v1 = vh
và v2 = vl tương ứng là thể tích riêng của nước ở thể hơi và thể lỏng ( v h  v l ).
b) Coi rằng nhiệt độ không khí là không đổi theo độ cao và luôn bằng T0, dựa vào định luật Pascal về
dp
biến đổi áp suất khí quyển theo độ cao  ρ k g (k là khối lượng riêng của khí) hãy tìm ra biểu
dh
thức tính áp suất khí quyển p vào độ cao h. Từ đó suy ra độ cao h0 mà nước sôi ở nhiệt độ T  TB .
3
c) Một lượng hơi nước được chứa đầy trong một xilanh, trên là một piston, được nén sao cho chúng
luôn được duy trì ở trạng thái bão hòa cho đến khi ngưng tự. Hãy tìm nhiệt dung mol phân tử C của
hơi nước trong quá trình này như là một hàm của nhiệt độ T, cho rằng hơi nước là khí lí tưởng, thể
tích riêng của nước lỏng bỏ qua so với thể tích riêng hơi nước.
Áp dụng số tính C ở nhiệt độ t = 100oC.
Câu 13:Một xilanh được chia thành hai ngăn bởi một vách ngăn di động MN, N B
ngăn bên trái chứa 1 mol hơi nước và 1 mol khí nitơ (N2). Ngăn bên phải chứa 2
mol khí nitơ. p1 p1
Đầu tiên, thể tích và nhiệt độ của khí ở hai ngăn bằng nhau, vách ngăn MN T 1 T1
dẫn nhiệt tốt, nhiệt dung rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Thể tích riêng của hơi nước ở thể lỏng bỏ qua so với thể tích riêng của hơi M A
nước ở cùng nhiệt độ. Đối với nước ở nhiệt độ T0 = 373 K, nhiệt hóa hơi là L = 2250 kJ/kg, áp suất
hơi bão hòa p0 = 1 atm.
1. Cho rằng pit-tông và thành xilanh dẫn nhiệt tốt và vách ngăn MN có thể trượt tự do không ma
sát. Trạng thái ban đầu của các khí trong xilanh được xác định như sau: áp suất p 1 = 1 atm; thể tích
toàn phần (của cả hai ngăn) V1 = 2V0; nhiệt độ T1 = T0 = 373 K. Pit-tông AB nén từ từ các khí trong
một quá trình gần cân bằng và đẳng nhiệt cho tới khi thể tích toàn phần cuối cùng là V0 .
2
a. Xác định áp suất khí trong xilanh và lượng hơi nước còn lại cuối cùng.
b. Tính công mà pit-tông thực hiện trong quá trình nén khí.
c. Tính nhiệt tỏa ra bên ngoài trong quá trình này.
2. Cho rằng thành xilanh và pit-tông cách nhiệt, còn vách ngăn MN được giữ cố định và dẫn
nhiệt tốt. Ngăn trái bây giờ chứa 1 mol hơi nước, còn ngăn bên phải chứa 1 mol khí nitơ. Trạng thái
ban đầu của các khí trong xilanh: áp suất p1 = 0,5 atm; thể tích mỗi ngăn bằng nhau và bằng V0; nhiệt
độ T1 = T0 = 373 K. Pit-tông AB di chuyển từ từ về bên phải và thể tích của ngăn bên phải tăng lên
cho đến khi hơi nước ở ngăn bên trái bắt đầu ngưng tụ.
a. Tính thể tích cuối cùng của ngăn bên phải.
b. Tính công mà khí thực hiện trong quá trình giãn này.
Tỉ số nhiệt dung đẳng áp và nhiệt dung đẳng tích đối với nitơ là 1 = 7/5, đối với hơi nước là 2 =
L  1 1 
   
R  T T0 
8/6. Áp suất hơi nước bão hòa tại nhiệt độ T có thể được xác định bởi công thức: p  p0 e .
Câu 14. Một bình hình trụ chứa không khí và nước được đóng kín bằng pittông di động. Nhiệt độ của
khí và bình không đổi. Thể tích ban đầu là V1 = 22,4lít, áp suất ban đầu p1 = 3atm. Pittông chuyển
động chậm để hơi trong bình luôn bão hòa. Khi thể tich trong bình tăng gấp đôi thì nước lỏng không
còn và áp suất trong bình là p2 = 2atm. Tính
a. Áp suất của hơi nước bão hòa
b. Khối lượng không khí trong bình
c. Khối lượng toàn phần (hơi + nước lỏng) trong bình
d. Công mà khí tác dụng lên pittông
e. Nhiệt lượng cần cung cấp cho không khí và nước để giữ nhiệt độ không đổi
Biết ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở nhiệt độ của khí là L = 2250J/g.
ĐS: a. pbh =1atm; b. 42,5g; c. 26,4g; d. 5414J; e. 32845 (J).
Câu 15. (Đề thi chọn đội tuyển dự IPhO 2006)
Một bình hình trụ miệng hở, diện tích tiết diện ngang S = 50 cm2 đựng 500 g nước đặt thẳng
đứng. Thành bình mỏng và có nhiệt dung không đáng kể. Nhiệt độ của nước là 18 0C.
1. Ước tính khối lượng nước bay vào không khí trong một giây khi đặt bình ở trong không khí
có nhiệt độ 180C, độ ẩm 80% nếu giả thiết có gió thổi sao cho trên mặt nước không còn hơi bão hòa.
2. Đặt bình nói trên trong chân không, trên một giá cách nhiệt. Nhiệt độ của nước lúc đầu
cũng là 18OC. Mô tả hiện tượng xẩy ra kể từ lúc bắt đầu đặt bình vào trong chân không. ở thời điểm
khối lượng của nước trong bình còn khoảng bao nhiêu thì tốc độ nước bay vào chân không (khối
lượng nước bay khỏi bình trong mỗi giây) thay đổi rõ rệt?
Khi giải có thể dùng các số liệu sau:
Áp suất của hơi bão hoà ở nhiệt độ 18OC là pbh = 2,1.103 Pa; nước có nhiệt dung riêng C = 4200
J/kg; nhiệt nóng chảy  = 3,4.105 J/kg; nhiệt hoá hơi L = 2,3.106 J/kg.
Câu 16. (Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2002)
1. Một m3 không khí ở nhiệt độ 1000C, áp suất 1 atmotphe vật lí (1atm) và có độ ẩm tương đối
50% được nén đẳng nhiệt thuận nghịch tới thể tích 0,2 m3.
a. Tính áp suất của không khí sau khi nén.
b. Tính công của lực nén.
c. Tính nhiệt lượng toả ra.
2. Một lượng hơi nước sôi ở áp suất khí quyển được hơ nóng đẳng áp đến nhiệt độ 150 0C, sau
đó được giãn nở đoạn nhiệt đến thể tích lớn gấp 1,5 lần. Chứng tỏ trong quá trình đó không có lượng
hơi nước nào ngưng đọng thành nước lỏng.
Khi làm bài:
Coi hơi nước chưa bão hoà như khí lí tưởng với Cp/Cv =  = 1,33.
Bỏ qua thể tích riêng của nước lỏng so với thể tích riêng của hơi nước ở cùng nhiệt độ.
ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở lân cận 1000C là 2250kJ/kg (ẩn nhiệt hoá hơi là nhiệt lượng cần cung cấp
cho một đơn vị khối lượng để nó chuyển sang trạng thái hơi ở cùng nhiệt độ).
Các biến thiên nhiệt độ nhỏ hơn 100C xem là các biến thiên nhỏ, khi làm bài có thể vận dụng các
phép tính gần đúng thích hợp.
1 atm = 1,013.105Pa.

You might also like