You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
Môn học: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Giảng viên: Hồ Quế Hậu


Mã lớp học phần: 22D1POL51002431
Phòng học: B2-601
Sinh viên: Hà Thị Kiều Oanh
Khóa - Lớp: K47 - KQ002
MSSV: 31211020981

TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 05 năm 2022

1
MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................. 1
1. Phân tích bản chất của giá trị hàng hóa ..................................................................... 1
1.1. Khái niệm về hàng hóa .................................................................................... 1
1.2. Thuộc tính của hàng hóa .................................................................................. 1
1.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa ................................................ 2
1.4. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa .................................................. 2
2. Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa ......... 3
2.1. Nội dung ........................................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu ............................................................................................................ 3

LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................................... 3


3. Bạn hãy cho biết sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
được thực hiện như thế nào ? ......................................................................................... 3
3.1. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và kết quả thực hiện .................. 3
3.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................. 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Phân tích bản chất của giá trị hàng hóa
1.1. Khái niệm về hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi, mua bán.
1.2. Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi). Sở dĩ hàng
hóa có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có hai mặt. Lao động cụ thể tạo ra
giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
a. Giá trị sử dụng (GTSD)
- Khái niệm:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, có thể thỏa mãn một hoặc một
số nhu cầu nào đó của con người.
- Đặc điểm:
+ GTSD của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố cấu thành nên hàng hóa đó quy
định. Vì vậy, GTSD của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.
+ Một vật có thể có một hoặc nhiều công dụng nên nó có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
+ GTSD chỉ được thể hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng,
GTSD chỉ ở dạng khả năng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản
xuất.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, GTSD của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì nó là giá trị
sử dụng cho người khác chứ không phải cho bản thân người sản xuất ra nó. Nói cách
khác: GTSD của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi (Giá trị)
b. Giá trị (GT)
Phạm trù giá trị được xuất phát từ phạm trù giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là hình thức
biểu hiện bên ngoài của giá trị; còn giá trị là nội dung bên trong, là cơ sở của giá trị trao
đổi.
- Khái niệm:
+ Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này
được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc
Vải và thóc đều là sản phẩm của lao động. Vì vậy, chúng có thể trao đổi được với nhau.
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và tạo thành giá trị
của hàng hóa.

1
+ Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
- Đặc điểm:
+ Bản chất của giá trị là lao động.
+ GT của hàng hóa là phạm trù có tính lịch sử
+ GT của hàng hóa phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.
+ GT của hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá
trị.
1.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
với nhau.
– Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ:
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Một vật phải có đầy đủ hai
thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó, vật phẩm sẽ không
phải là hàng hóa.
Ví dụ: Một vật có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng không do lao động tạo ra (tức không
có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.
– Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
+ Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng
ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là “những cục
kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao
động đã được vật hoá.
+ Thứ hai, tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình
thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian. Nếu giá trị được thực
hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, thì giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực
tiêu dùng. Do đó, nếu giá trị của hàng hoá không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng
sản xuất.
1.4. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong
nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt vừa mang tính chất
cụ thể (lao động cụ thể), vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng).
– Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.

2
Ví dụ: Lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ
thể khác nhau.

– Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình
thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức
bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.

2. Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
2.1. Nội dung
- Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao
động xã hội cần thiết.
2.2. Yêu cầu
- Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức
hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Có
như vậy họ mới có thể tồn tại được.
- Còn trong trao đổi hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng
hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi,
mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả
trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. Ở đây, giá trị như cái trục của giá cả.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN


3. Bạn hãy cho biết sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
được thực hiện như thế nào ?
3.1. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và kết quả thực hiện
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số lĩnh vực được áp dụng từ chính sách có thể
kể đến như:
a. Lĩnh vực sản xuất:
- Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế
Việc chuyển từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì
cùng với nó là việc loại bỏ cơ chế xin cho, cấp phát, bảo hộ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Mỗi doanh nghiệp phải tự hạch toán, không bị ràng buộc quá đáng bởi các chỉ tiêu
sản xuất mà nhà nước đưa ra và phải tự nghiên cứu để tìm ra thị trường phù hợp với các sản
phẩm của mình; thực hiện sự phân đoạn thị trường để xác định tấn công vào đâu, bằng
những sản phẩm gì.

3
Mặt khác, cùng với xu hướng công khai tài chính doanh nghiệp để giao dịch trên sàn
giao dịch chứng khoán, thúc đẩy tiến trình gia nhập AFTA, WTO; mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp đều phải nâng cao sức cạnh tranh của mình để có thể đứng vững khi bão táp của quá
trình hội nhập quốc tế ập đến. Sức cạnh tranh được nâng cao ở đây là nói đến sức cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các cá nhân trong nước với cá nhân trong nước,
giữa cá nhân trong nước với cá nhân nước ngoài (cũng có thể coi đây là hệ quả tất yếu của
sự phát triển của lực lượng sản xuất).
- Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam
Sự năng động còn thể hiện ở sự phát triển nhiều thành phần kinh tế. Bởi vì, việc phát
triển nhiều thành phần kinh tế có tác dụng thu hút nguồn nhân lực vào các thành phần kinh
tế, phát huy nội lực, tận dụng nội lực để sản xuất ra nhiều hàng hoá thu lợi nhuận(lợi nhuận
siêu ngạch, lợi nhuận độc quyền) hay nâng cao trình độ sản xuất trong một ngành, một lĩnh
vực nhất định .
- Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế
Mỗi nước đều có những ưu thế, lợi thế riêng. Do thời gian và trình độ xuất phát điểm
của nền kinh tế khác nhau nên khi nước này cần vốn thì nước kia lại thừa. Do tốc độ phát
triển khác nhau nên khi nước này phát triển thì nước kia lại quá lạc hậu; do sự phân bố tài
nguyên khác nhau nên nước này có điều kiện sản xuất cái này, nước kia có điều kiện sản
xuất cái kia và tạo ra một lợi thế so sánh trên thương trường. Điều này thúc đẩy sự chuyên
môn hoá, hiệp tác hoá sản xuất để có chi phí sản xuất thấp và tuân theo sự điều tiết của quy
luật giá trị, chi phí sản xuất thấp sẽ làm cho giá cả thấp, và do đó thắng trên thương trường.
b. Lĩnh vực lưu thông
Phân phối và lưu thông trong xã hội chủ nghĩa có sự tác động khách quan của quy luật giá
trị. Việc vận dụng quy luật trong lưu thông, phân phối được thể hiện ở những mặt sau.
- Về hình thành giá cả
Hình thức vận dụng quy luật giá trị tập trung nhất là khâu hình thành giá cả. Giá cả
là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị, cho nên khi xác định giá cả phải đảm bảo yêu
cầu khách quan là lấy giá trị làm cơ sở, phản ánh đầy đủ những hao phí về vật tư và lao
động để sản xuất hàng hoá .Giá cả phải bù đắp chi phí sản xuất hợp lí, tức là bù đắp giá
thành sản xuất, đồng thời phải bảo đảm một mức lãi thích đáng để tái sản xuất mở rộng. Đó
là nguyên tắc chung áp dụng phổ biến cho mọi quan hệ trao đổi, quan hệ giữa các xí nghiệp
quốc doanh với nhau, cũng như nhà nước với nông dân.
- Về nguồn hàng lưu thông
Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc cung cấp hàng hoá cho thị trường dược thực
hiện một cách có kế hoạch. Đối với nhưng mặt hàng có quan hệ lớn đến quốc kế dân sinh,
nếu cung cầu không cân đối thì nhà nươc dùng biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường
thu mua, cung cấp theo định lượng, theo tiêu chuẩn mà không thay đổi giá cả. Chính thông
qua hệ thống giá cả quy luật có ảnh hưởng nhất định đến việc sự lưu thông của một hàng
hoá nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ,và
ngược lại. Do đó mà nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quay giá
trị để kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng cường quản lí. Không những thế nhà nước ta còn chủ
động tách giả cả khỏi giá trị đối với từng loại hàng hoá trong từng thời kì nhất định, lợi
dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều

4
chỉnh cung cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan trọng để kế hoạch
hoá sự tiêu dùng của xã hội.
3.2. Đề xuất giải pháp
Nhận thức và vận dụng quy luật giá trị thể hiện chủ yếu trong việc hình thành giá cả. Giá
cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả phải lấy giá trị làm cơ sở thì mới có căn cứ
kinh tế, mới có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành
sản phẩm. Nhà nước phải chủ động lợi dụng cơ chế hoạt động của quy luật giá trị nghĩa là
khả năng giá cả tách rời giá trị, và xu hướng đưa giá cả trở về giá trị. Một số phương
hướng như:
Thứ nhất là kích thích sản xuất phát triển. Đối với xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu
là xây dựng một hệ thống giá bán buôn để đưa chế độ hạch toán kinh tế đi vào nề nếp và
có căn cứ vững chắc.
Thứ hai là điều hoà lưu thông hàng tiêu dùng. Trong chế độ kinh tế thị trường, tổng
khối lượng và cơ cấu hàng tiêu dùng do kế hoạch lưu chuyển hàng hoá quyết định căn cứ
vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốc dân, và thu nhập
bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong điều kiện sức mua không đổi.
Nếu giá cả một loại hàng nào đó giảm xuống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược
lại. Nhà nước có thể quy định giá cả cao hay thấp để ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ
một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu và mức tăng của sản xuất về một số hàng
tiêu dùng ăn khớp với kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của Nhà nước.
Thứ ba là phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sách giá cả, việc quy
định hợp lý các tỷ giá. Nhà nước phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nhằm
phục vụ cho yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
Cuối cùng, nhận thức và vận dụng quy luật giá trị nói rộng ra là biết sử dụng các
đòn bẩy của kinh tế hàng hoá như tiền lương, giá cả, lợi nhuận dựa trên cơ sở hao phí lao
động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Những người tham
gia sản xuất và lưu thông hàng hóa phải nắm bắt được tác động của quy luật giá trị, đáp
ứng được những yêu cầu của quy luật giá trị thì mới tồn tại, mới phát triển được từ đó hạn
chế được tác động của sự phân hóa giàu nghèo trong sản xuất nước ta hiện nay.
Như vậy quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển kinh tế của đất nước ta trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa, là
một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa tác dụng điều tiết và sản
xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
tăng năng xuất lao động , lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh, phân hóa người sản
xuất thành kẻ giàu người nghèo. Đối với nước vẫn còn mang nặng tính chất nông nghiệp
lạc hậu,cơ sở vật chất còn hạn chế .Đảng và nhà nước cần nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng trong việc đổi mới xã hội cũng như tác dụng của quy luật giá trị, phân hóa người sản
xuất thành kẻ giàu người nghèo. Đối với nước vẫn còn mang nặng tính chất nông nghiệp
lạc hậu, cơ sở vật chất còn hạn chế. Đảng và nhà nước cần nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng trong việc đổi mới xã hội cũng như tác dụng của quy luật giá trị nhằm hình thành và
phát triển nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa gây dựng đất nước giàu mạnh.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin. Lưu hành nội bộ. Khoa
Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Văn Linh. (1986). “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương (khóa VI)
tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII”. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Hồng Thắm. (2022). “Quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị trong
nên kinh tế”.
( https://luatminhkhue.vn/quy-luat-gia-tri-va-tac-dong-cua-quy-luat-gia-tri-trong-nen-
kinh-te.aspx#5-tac-dong-cua-quy-luat-gia-tri-trong-nen-kinh-te-thi-truong-o-nuoc-ta-hien-
nay )
[4] Những giải pháp vận dụng quy luật giá trị
( https://seongay.com/nhung-giai-phap-van-dung-quy-luat-gia-tri#su-bieu-hien-cua-tac-
dong-cua-quy-luat-gia-tri-o-viet-nam-hien-nay )

You might also like