You are on page 1of 9

PHẦN 07: CHẠY THỬ, THỬ NGHIỆM, BẢO TRÌ & SỬA CHỮA

1. TỔNG QUÁT

1.1. Trước khi xuất xưởng và vận chuyển đến Việt Nam, nhà thầu phụ MVAC phải đệ
trình chứng nhận kiểm tra được cung cấp bởi nhà sản xuất cho thiết bị được sử
dụng trong công trình này (kể cả thử nghiệm mẫu). Khi kết thúc công việc, Nhà thầu
MVAC phải chạy thử nghiệm hệ thống MVAC đã được lắp và đưa chúng vào hoạt
động sao cho phù hợp với Yêu cầu kỹ thuật.

1.2. Sau khi chạy thử và trước khi nghiệm thu theo hợp đồng chính, Nhà thầu phụ
MVAC phải cung cấp tất cả các phương tiện và dụng cụ cần thiết để thực hiện tất
cả những việc kiểm tra như qui định trong Yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo với
Giám đốc dự án là hệ thống phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

1.3. Trong thời gian bảo hành, nhà thầu phụ MVAC phải thực hiện đều đặn việc bảo
dưỡng và sửa chữa hỏng hóc như quy định trong phần sau của yêu cầu kỹ thuật.

1.4. Nhà thầu phụ MVAC phải liên hệ với các nhà thầu phụ khác cho việc triển khai này
để đảm bảo an toàn tuyệt đối, việc lắp đặt hoàn hảo và tin cậy đã được thực hiện.

1.5. Các nhân viên thử nghiệm phải là những người được huấn luyện và phải có kinh
nghiệm. Phải đệ trình hồ sơ cá nhân cho Giám đốc dự án trước khi tiến hành công
việc.

2. THỦ TỤC NGHIỆM THU

2.1. Ít nhất 3 tháng trước ngày nghiệm thu, nhà thầu MVAC phải gởi văn bản thông qua
nhà thầu chính đến Giám đốc dự án tên của kỹ sư phụ trách việc chạy nghiệm thu,
người sẽ phối hợp mọi kiểm tra, thử nghiệm và mọi việc cuối cùng theo phê duyệt
của Giám đốc dự án. Nhà thầu MVAC cũng phải gởi văn bản trình bày rõ mọi quy
trình trình tự thử nghiệm và chạy thử để Giám đốc dự án duyệt. Các bước trên phải
phù hợp với nội dung trong Yêu cầu kỹ thuật này.

2.2. Ngoại trừ có văn bản quy định khác của Giám đốc dự án, mọi công việc chạy thử và
hiệu chỉnh phải được kết thúc ít nhất 2 tuần trước ngày ký nghiệm thu hoàn tất.
Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 1
2.3. Sau ngày nghiệm thu hoàn tất, Nhà thầu MVAC chỉ có một tháng để hoàn tất các
công việc dở dang và chỉnh sửa các lỗi nhỏ theo yêu cầu của Giám đốc dự án.

3. SỔ TAY VẬN HÀNH VÀ BẢN VẼ HOÀN CÔNG

3.1. Bốn tuần trước ngày nghiệm thu hoàn tất, Nhà thầu phải đệ trình hai bộ Sổ Tay Vận
Hành/Bảo Trì và Bản Vẽ Hoàn Công của toàn hệ để duyệt.

3.2. Quyển Sổ Tay Hướng Dẫn Vận Hành Và Bảo Trì phải có bìa bằng plastic cứng khổ
A4, có 3 vòng kẹp và phải có các nội dung sau:

- Tờ bìa có ghi:

 Tên công trình

 Tựa hồ sơ

 Tên và địa chỉ của các nhà cung cấp

- Trang trong ghi tương tự nhưng có thêm số điện thoại liên lạc trong trường
hợp bình thường và khẩn cấp.

- Trang mục lục

- Mô tả hệ thống

- Chi tiết danh sách của tất cả thiết bị và máy móc

- Hướng dẫn vận hành và chi tiết của tất cả các hệ thống tự động

- Bảo trì và hướng dẫn tìm sự cố bao gồm lịch trình bảo dưỡng thường xuyên.
Lịch trình bảo dưỡng phải có các chi tiết như chu kỳ bảo trì, tháo và thay thế
và tương tự.

- Các biên bản thử nghiệm và chạy thử.

- Các bản danh sách phụ tùng và các chất bôi trơn.

- Danh sách thiết bị và máy móc kèm theo tên nhà sản xuất và địa chỉ và đại lý
tại chỗ nếu có.
Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 2
- Các quyển sách hướng dẫn của nhà chế tạo bao gồm cả bản vẽ chế tạo, sơ
đồ nối dây, đường cong đặc tính, và tương tự.

- Danh sách bản vẽ hoàn công.

- Các thông tin cần thiết khác cho việc bảo trì và vận hành phù hợp.

3.3. Các bản vẽ hoàn công phải thể hiện toàn hệ lắp đặt bao gồm tất cả các chi tiết cần
thiết để bảo trì và vận hành hệ thống.

3.4. Tất cả các hồ sơ trên phải bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

3.5. Giám đốc dự án cần 4 tuần cho việc kiểm tra lại bản thảo, các bộ tài liệu vận hành
bảo trì và các bản vẽ hoàn công. Sau khi Giám đốc dự án đã duyệt những tài liệu
này, Nhà thầu phải đệ trình những tài liệu sau nội trong 2 tuần:

- Bản photocopy của tài liệu bảo trì và vận hành đã duyệt

- Bộ photocoppy bản vẽ hoàn công đã được duyệt

- Một đĩa chứa các bản vẽ hoàn công ACAD

4. THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM VÀ CHẠY THỬ

4.1. Tất cả các thiết bị cần cho việc thử nghiệMVAC và chạy thử của hệ thống phải
được cung cấp bởi nhà thầu MVAC.

4.2. Bộ thiết bị này bao gồm:

- Thiết bị đo độ ồn theo tần số.

- Thiết bị đo độ rung.

- Thiết bị đo độ ẩm không khí có tay quay (Sling psychrometer).

5. THỬ NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT

5.1. Các ống nước ngưng của hệ thống phải được thử kín bằng phương pháp điền đầy
nước trong khoảng thời gian không ít hơn 2 giờ. Quá trình thử nghiệm này phải
được xác nhận bằng biên bản nghiệm thu và phải được gởi cho Quản lý kỹ thuật.
Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 3
5.2. Các ống gas phải được thử áp lực với áp lực lớn hơn 1.5 lần áp lực làm việc của hệ
thống trong thời gian 24 giờ. Sau khi kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu sẽ tiến hành
bọc cách nhiệt tại các điểm có mối nối hàn. Quá trình thử nghiệm này phải được
xác nhận bằng biên bản nghiệm thu và phải được gởi cho Quản lý kỹ thuật.

5.3. Hệ thống ống gas sau giai đoạn thử kín phải được vệ sinh bằng Nitơ khô và sấy
khô bằng phương pháp hút chân không. Việc kiểm tra sự duy trì áp suất chân
không giúp xác nhận độ kín của hệ thống ống gas thêm 1 lần nữa. Sau quá trình hút
chân không sẽ tiến hành mở các van thao tác gas để gas nạp sẵn trong dàn nóng
điền đầy trong hệ thống. Quá trình thử nghiệm này phải được xác nhận bằng biên
bản nghiệm thu và phải được gởi cho Quản lý kỹ thuật.

5.4. Không cần thử áp lực cho các ống gió.

5.5. Tất cả các bình hở bao gồm cả các bồn chứa nước phải được kiểm tra sự rò rỉ
trong 24 giờ.

5.6. Các hệ thống ống ga lạnh phải được kiểm tra áp suất tới 3000 kPa trong 24 giờ
bằng ni tơ khô hoặc CO2 khan. Tất cả các van chặn trên đường cấp ga nóng và
đường hút phải được đóng trong khi kiểm tra áp suất. Việc kiểm tra áp suất phải
được tiến hành ngay khi rút chân không trên cả hai phía của hệ thống tới áp suất
tuyệt đối 3mmHg (nghĩa là điểm sôi của nước trong hệ thống thấp hơn 0 0C ), lúc đó
các van chặn của máy nén mở và bơm chân không đang chạy. Van chặn máy nén
sau đó sẽ được đóng và bơm chân không được cách ly khỏi hệ thống. Việc kiểm tra
độ chân không sẽ là an toàn nếu áp suất tuyệt đối tăng lên không vượt quá 4mm Hg
theo như bộ chỉ thị chân không điện tử trong 12 giờ. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra
chân không, hệ thống sẽ được tháo và sạc lại bằng ga lạnh để kiểm tra hệ thống

6. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI CHẠY THỬ

6.1. Nhà thầu MVAC phải bảo đảm tất cả các máy móc thiết bị bao gồm trong hợp đồng
này được lau chùi sạch sẽ, bôi trơn và sẵn sàng đưa vào hoạt động.

Đặc biệt lưu ý các mảnh vụn xây dựng rơi rớt trong môtơ, ổ trục bơm và đường ống
và làm vệ sinh đạt yêu cầu của bên chủ đầu tư.

Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 4


6.2. Trước khi khởi động và sau giai đoạn thử áp lực, nhà thầu MVAC phải làm sạch
toàn hệ sau khi lắp và giữ chúng ở tình trạng mới. Tất cả các ống phải được thông
súc và xả ít nhất một lần để loại tất cả các chất gây ô nhiễm.

Tất cả các lọc phải được kiểm tra, làm vệ sinh hoặc thay thế.

7. THỬ NGHIỆM VÀ CHẠY THỬ TẠI CÔNG TRƯỜNG

7.1. Tổng Quát

7.1.1. Hai tháng trước ngày hoàn tất tất cả các công việc lắp đặt theo hợp đồng, nhà thầu
MVAC phải liên hệ với Nhà thầu chính để đệ trình cho Giám đốc dự án duyệt một
quy trình chi tiết hướng dẫn việc kiểm tra và cân chỉnh trên công trường.

7.1.2. Kiểm tra phải được chia thành 2 giai đoạn. Kiểm tra xác nhận dùng để chứng minh
rằng công việc lắp đặt phù hợp với Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cũng như tính ổn
định của điều khiển và hiệu suất, kiểm tra hoạt động dùng để xác định công việc lắp
đặt là đúng yêu cầu đề ra.

7.1.3. Kiểm tra xác nhận phải tiến hành ngay sau phần chạy thử hoàn tất, tuy nhiên Nhà
thầu MVAC cần phải thực hiện phần kiểm tra hoạt động trong những năm đầu vận
hành với tải tối đa.

7.1.4. Nhà thầu MVAC phải khởi động, vận hành , kiểm tra và cân chỉnh hệ thống phù hợp
với quy trình đề ra. Việc cài đặt phải được giám sát bởi đại diện nhà chế tạo và
người này sẽ ở lại công trường cho tới khi thiết bị vận hành tốt và được Giám đốc
dự án chấp nhận. Nhà thầu phải khuyến cáo và phối hợp với đại diện nhà chế tạo
để việc thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống theo đúng với quy trình đề ra.

7.1.5. Toàn bộ việc lắp đặt phải được kiểm tra để đưa hệ thống vào trình tự hoạt động.
Nhà thầu có trách nhiệm góp ý những vấn đề hợp lý và giao cho Giám đốc dự án
một bộ kết quả kiểm tra trong vòng 7 ngày bao gồm loại của kiểm tra, thời gian và
địa điểm kiểm tra. Việc kiểm tra xác nhận chỉ được Giám đốc dự án chứng nhận khi
kết quả kiểm tra được đánh giá là đạt yêu cầu.

Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 5


7.1.6. Nhà thầu MVAC phải cung cấp toàn bộ dụng cụ, thiết bị, vật tư và lao động cần thiết
để tiến hành các thử nghiệm.

7.1.7. Nếu các kết quả kiểm tra chỉ ra rằng hệ thống và thiết bị không vận hành phù hợp
với Yêu cầu kỹ thuật, và nếu điều này được Giám đốc dự án đánh giá là do lỗi của
Nhà thầu thì Nhà thầu phải chịu mọi phí tổn cho các thay đổi, thay thế và điều chỉnh
như yêu cầu của Giám đốc dự án.

7.1.8. Báo cáo kiểm tra bao gồm các phần sau:

 Tựa trang có ghi chép tên, địa chỉ của các thành viên tham gia, ngày báo cáo.

 Nội dung tóm tắt cho:

+ Các đặc trưng kỹ thuật cuối cùng đo được kèm các ghi chú chi tiết để cắt
nghĩa tại sao thông số cuối cùng thay đổi so với thiết kế.

+ Các thông số quan trọng của hệ thống

+ Trình tự hoạt động của hệ thống.

 Bản thuật ngữ cho các ký hiệu thiết bị và thông số kỹ thuật.

 Các điều kiện thử nghiệm có kèm ngày tháng cho:

+ Các cài đặt cho damper, bộ điều chỉnh quạt, cánh điều chỉnh bên hút.

+ Các điều kiện của phin lọc gió và dàn lạnh.

+ Các điều kiện khác có ảnh hưởng tới hoạt động.

7.1.9. Hệ Thống Điện

Nhà thầu MVAC sẽ kiểm tra các phần sau:

- Độ cách điện (cho từng phần và toàn bộ)

- Nối đất

- Sức chịu đựng của dây dẫn điện và lớp vỏ bên ngoài (cho từng phần vàtoàn
bộ)
Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 6
- Việc rớt pha bao gồm cả việc không cân bằng pha (không vượt quá 10%)

- Kiểm tra điện áp định mức trên motor và điện áp thực tế

- Kiểm tra tốc độ quay và chiều quay của motor trước khi nối chúng vào máy

- Dòng đầy tải trên mỗi pha và tiêu thụ công suất

- Việc cài đặt thiết bị ngắt quá tải do nhiệt phải được kiểm tra và ghi lại số đo

- Các giá trị cài đặt quá tải của thiết bị ngắt mạch phải được kiểm tra và ghi lại
số đo.

- Phải dùng megger để đo

7.1.10. Kiểm Tra Về Độ Rung Và Độ Ồn

Nhà thầu phải thực hiện việc kiểm tra độ ồn và việc đo đạc chúng phải được lấy ở vị
trí 300mm trên mức sàn và 2m tính từ thiết bị.

Biên độ dao động phải được đo để chắc chắn rằng chúng nằm trong khuyến cáo
của nhà chế tạo.

7.2. Thử Nghiệm Điện

7.2.1. Sau khi lắp ghép tủ phân phối trên công trường, thực hiện các kiểm tra sau với sự
chứng kiến của Giám đốc dự án.

 Xem xét tủ công tắc

 Kiểm tra cơ khí

 Kiểm tra độ liên tục và rò điện

 Kiểm tra độ ồn theo tần số

 Kiểm tra chức năng

 Kiểm tra điện trở nối đất

Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 7


7.2.2. Sau khi thực hiện việc kiểm tra trên , nhà thầu MVAC phải cho chạy thử tủ điện
trong trường hợp không tải và thực hiện các việc kiểm tra sau :

 Kiểm tra điện áp pha-pha và pha- trung tính

 Kiểm tra thứ tự pha trên mỗi đầu ra

7.2.3. Nhà thầu phải MVAC thực hiện việc kiểm tra sau theo quy định IEC với sự có mặt
của Giám đốc dự án:

 Kiểm tra độ cách điện cho toàn bộ dây cáp nguồn và điều khiển

 Kiểm tra độ cách điện cho toàn bộ cuộn dây của mô tơ

 Kiểm tra dây dẫn có liên tục không

 Kiểm tra hiệu quả của nối đất

 Kiểm tra tất cả các rờ le quá tải nhiệt và bộ khởi động

 Thứ tự hoạt dộng

 Kiểm tra tiếng ồn của mô tơ

7.3. Đo Và Thử Nghiệm Các Phần Khác

7.3.1. Phải tiến hành đo các nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn để đảm bảo các thông số thiết kế đã
đạt yêu cầu. Dụng cụ đo phải được đặt ở cách mặt sàn 1,5m tránh ảnh hưởng của
luồng gió và các bề mặt nóng hoặc lạnh. Các phép đo trên không được thực hiện
khi thời tiết hoặc các điều kiện về môi trường có thể làm kết quả đo không còn
đúng.

7.3.2. Độ ồn và độ rung phải được tiến hành đo đạc để đảm bảo thiết bị hoạt động với các
mức ồn và rung cho phép và không có sự truyền dẫn nào qua các kết cấu kiến trúc.
Độ ồn phải được đo khi máy móc đang và không hoạt động.

7.3.3. Tất cả các phép đo phải thực hiện ở 1,5m cách sàn và xa tường ít nhất 1,5m, kể cả
cửa sổ và bề mặt trần. Đo trong dải tần từ 63Hz đến 8kHz.

Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 8


Trong nhà - Đo 8 điểm cho mỗi vùng có bộ xử lý gió hoặc quạt.

Kể cả ít nhất 2 lần đo cách phòng máy 1,5m.

Phòng máy - Kế bên tủ điện chính

Ngoài nhà - Tại các đường ranh thích hợp

7.3.4. Đo mức áp suất âm khi số thiết bị tối đa đang hoạt động, hoặc một phần thiết bị
đang hoạt động theo chỉ thị của Giám đốc dự án, ở thời điểm tòa nhà coi như không
có người ở. Không được đo ở nơi gần miệng gió quá 1,5m, hoặc 1m đối với trần,
tường hoặc sàn.

7.3.5. Tạp âm nền trong khi thử nghiệm phải nhỏ hơn trị số đo ít nhất 6dB cho mỗi dải tần.

7.3.6. Thử nghiệm và phân tích độ rung phải theo Chương 34 của 1991 Application
Handbook of ASHRAE (Testing, Adjusting and Balancing).

8. HUẤN LUYỆN NGƯỜI VẬN HÀNH

8.1. Sau khi bàn giao máy móc thiết bị, nhà thầu MVAC phải cung cấp việc huấn luyện
cho người vận hành của Chủ đầu tư trong khoảng 03 tuần lễ cho việc vận hành,
chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống thích hợp và an toàn và phải vận hành thử cho
bất cứ thiết bị nào có mục đích đặc biệt và cần yêu cầu một người vận hành có
bằng cấp hoặc có tay nghề.

8.2. Tất cả việc hướng dẫn và biểu diễn vận hành phải được thực hiện bởi những kỹ
thuật viên có kinh nghiệm và thành thạo vào thời điểm được quy định bởi Giám đốc
dự án.

Yêu cầu kỹ thuật Trang MVAC VII- 9

You might also like