You are on page 1of 53

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HÓA

HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM Ô TÔ

Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa


Lớp: 20DTDA2

Giảng viên hướng dẫn: LÊ QUANG ĐỨC

Sinh viên thực hiện: Thân Nguyễn Hoàng Phúc Mã SV: 2080500108
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Hùng Mã SV: 2080500096
Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Phú Mã SV: 2080500080

Tp.HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM Ô TÔ

Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa


Lớp: 20DTDA2

Giảng viên hướng dẫn: LÊ QUANG ĐỨC

Sinh viên thực hiện: Thân Nguyễn Hoàng Phúc Mã SV: 2080500108
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Hùng Mã SV: 2080500096
Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Phú Mã SV: 2080500080

Tp.HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2022


Đề số: 03
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI
TÊN MÔN HỌC : ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm: 03):
(1) Thân Nguyễn Hoàng Phúc MSSV: 2080500108 Lớp: 20DTDA2
(2) Nguyễn Hữu Hùng MSSV: 2080500096 Lớp: 20DTDA2
(3) Lê Hồng Phú MSSV: 2080500080 Lớp: 20DTDA2
2. Tên đề tài : hệ thống chống trộm xe ô tô.
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Tìm hiểu tổng quan về đề tài đồ án, mục tiêu thiết kế.
- Thiết kế sơ sồ khối cho mô hình “hệ thống chống trộm xe ô tô”.
- Tìm hiểu datasheet của các linh kiện dùng để thiết kế mạch nguyên lý chi tiết
gồm: arduino nano, arduino uno, cảm biến rung SW – s1801p, cảm biến áp suất
BMP180, led, buzzer, relay,…
4. Nội dung nhiệm vụ :
- Thiết kế, tính toán giá trị và thi công mô hình phần cứng.
- Mô phỏng nguyên lý hoạt động của mạch trên phần mềm mô phỏng.
- Viết báo cáo đồ án.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Hệ thống giao tiếp được với remote.
2) Cảm biến áp suất và cảm biến rung hoạt động đúng nhiệm vụ.
3) Báo cáo đồ.
4) Mô hình nguyên lý, mô phỏng, vật lý của hệ thống.
Ngày giao đề tài: 12/09/2022 Ngày nộp báo cáo: 24/12/2022

TP. HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2022.


Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên các thành viên) (Ký và ghi rõ họ tên)
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ


THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

TÊN MÔN HỌC: ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG


NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao lại cho sinh viên đóng vào cuốn báo cáo)

6. Tên đề tài: Hệ thống chống trộm xe ô tô


7. Giảng viên hướng dẫn: Lê Quang Đức
8. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm: 03):
(1) Thân Nguyễn Hoàng Phúc MSSV: 2080500108 Lớp: 20DTDA2
(2) Nguyễn Hữu Hùng MSSV: 2080500096 Lớp: 20DTDA2
(3) Lê Hồng Phú MSSV: 2080500080 Lớp: 20DTDA2
Kết quả thực hiện của sinh
Tuần Ngày Nội dung thực hiện viên (Giảng viên hướng dẫn
ghi)

1 12/9/2022 Giao đề tài. Nhận đề tài

Tuần 1: Tìm hiểu hệ thống thực Tìm hiểu hệ thống thực tế, xác
tế, xác định rõ hệ thống gồm có định rõ hệ thống gồm có
những gì, các thành phần chính những gì, các thành phần
của hệ thống. Vd: cảm biến, bộ chính của hệ thống.
điều khiển, các thiết bị tác động Xác định các tính năng của hệ
19/9/2022 (như van, còi, đèn, bơm, động thống
2 – cơ), các thioeest bị truyền
25/9/2022 thông như bluetooth, SMS,
Internet… Xác định các tính
năng của hệ thống, vd: đo nhiệt
độ, điều khiển nhiệt độ, chống
giật, bảo vệ, cảnh báo…. Hệ
thống làm đuwocj gì

Báo cáo sau 2 tuần, nộp báo


Tuần 2: Chọn các tính năng của
26/9/2022 cáo online, báo cáo trực tiếp
hệ thống thực tế mà đề tài sẽ
3 – những
thực hiện, tối thiểu 70%, và nêu
2/10/2022 Lập phiếu giao nhiệm vụ, xác
phương án cơ bản thực hiện
định rõ các hạng mục cần thực
hiện.
Kết quả thực hiện của sinh
Tuần Ngày Nội dung thực hiện viên (Giảng viên hướng dẫn
ghi)
Tuần 3: Nộp phiếu giao nhiệm Nộp phiếu giao nhiệm vụ, xác
3/10/2022 vụ, xác định rõ các hạng mục định rõ các hạng mục cần thực
4
– 6/9/2022 cần thực hiện và phương án hiện và phương án thực hiện.
thực hiện
Tối thiểu:
Arduino, giao tiếp qua LCD
Lập trình Arduino cơ bản
Tuần 4: Các cảm biển cần thiết
Xác định các thiết bị phần cứng Các actuator cần thiết
cần có Mô hình thực tế gồm có gì
Xác định các công cụ phần Phân công công việc:’
5
mềm cần có Trưởng nhóm: Các chức năng
Xác định khối lượng công việc và hoạt động của mô hình
cần làm, phân chia công việc Thành viên phần mềm: Lập
trong nhóm. trình.
Thanh viên phần cứng: Làm
mô hình, đấu nối điện tử,
arduino.
Quyết định được phương
Tuần 5 nghiên cứu, thỏa luận hướng đồ án.
6
về đồ án.

7 Tuần 6 làm mô hình viết code Hoàn thiện mô hình và code.

Phát hiện ra vấn đề và tìm


8 Tuần 7 mô phỏng và chỉnh sửa được cách giải quyết.

Phát hiện ra vấn đề và tìm


9 Tuần 8 mô phỏng và chỉnh sửa được cách giải quyết.

Phát hiện ra vấn đề và tìm


10 Tuần 9 mô phỏng và chỉnh sửa được cách giải quyết.

Hoàn thiện báo cáo.


11 Tuần 10 viết báo cáo

Đánh giá kết quả báo cáo: (Nội


12 dung báo cáo ; Sản phẩm thực Chưa được tốt lắm.
hiện; Thái độ ; Kỹ năng; ….)
Cách tính điểm:
Điểm đánh giá quá trình thực hiện đồ án = 0.5 x Tính chủ động, tích cực, sáng tạo +
0.5 x Đáp ứng mục tiêu đề ra
Tổng điểm kết thúc học phần = Điểm đánh giá quá trình thực hiện đồ án x 40% +
Điểm chấm báo cáo GVHD x 30% + Điểm chấm báo cáo GVPB x 30%
Lưu ý: Tổng điểm tiêu chí đánh giá về quá trình thực hiện đồ án; Điểm báo cáo bảo vệ đồ
án môn học; Điểm quá trình (Ghi theo thang điểm 10), giảng viên chuyển điểm vào bảng
điểm Viện đã giao.

Tiêu chí đánh giá về quá trình thực Tổng điểm tiêu chí
hiện đồ án đánh giá về quá
trình thực hiện đồ án
Họ tên sinh viên Mã số SV Tính chủ động, Đáp ứng mục tiêu
(tổng 2 cột điểm 1+2)
tích cực, sáng đề ra
50%
tạo
1 2 3

Ghi chú: Điểm số nếu có sai sót, GV gạch bỏ rồi ghi lại điểm mới kế bên và ký nháy
vào phần điểm chỉnh sửa.

TP. HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2022.


Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên các thành viên) (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

L
ời đầu nhóm em xin chân thành cảm ơn tất cả quí thầy/cô viện kĩ thuật đã
cung cấp kiến thức trong thời gian nhóm em làm Đồ án môn kĩ thuật điện tử
vừa qua, nhóm em xin cảm ơn trường HUTECH đã tạo điều kiện thuận lợi
cho nhóm em hoàn thành đồ án môn học.

Nhóm em cũng vô cùng biết ơn Thầy Lê Quang Đức là người trực tiếp hướng dẫn và
chỉ bảo cho nhóm em hoàn thành đồ án “hệ thống chống trộm xe ô tô”. Thầy đã đưa ra
hướng nghiên cứu, giải đáp thắc mắc, cũng như tận tình quan sát nhóm em thực hiện
đồ án.

Vì lần đầu làm đồ án và thiết kế mạch với kiến thức và thời gian hạn chế nên sẽ không
thể tránh khỏi những sai sót.

Với ước mong học hỏi, nhóm em hi vọng nhận được sự góp ý của quí thầy/cô giáo chỉ
bảo, hướng dẫn thêm để nhóm em rút kinh nghiệm cho những đồ án tiếp theo được
tốt hơn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện


(Ký và ghi rõ họ tên các thành viên)
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nhóm : 03 Lớp: 20DTDA2


Tên đề tài: hệ thống chống trộm

Ưu điểm: ..............................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Nhược điểm: ........................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Điểm đánh giá: ....................................................................................................

TP. HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2022.


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

1
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Mục lục:
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................... 6
1.1. Vấn đề: ...................................................................................... 6
1.1.1 Lý do chọn đề tài: ................................................................ 6
1.1.2 Tầm quan trọng: .................................................................. 6
1.1.3 Ý nghĩa của đề tài: ............................................................... 6
1.2. Mục tiêu đề tài: ......................................................................... 6
1.2.1. Đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì: ....................................... 6
1.2.2. Hướng tới kết quả gì: .......................................................... 7
1.3. Nội dung đề tài: ........................................................................ 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................... 7
1.5. Kết cấu của đồ án môn học: .................................................... 7
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................... 8
2.1. Hệ thống chống trộm CA-02W:.............................................. 8
2.1.1. Các thành phần chính của hệ thống:................................. 8
2.1.2. Phương thức hoạt động: .................................................... 8
2.1.3. Cách tắt hệ thống: .............................................................. 9
2.1.4. Các tính năng hệ thống: ..................................................... 9
2.2. Hệ thống chống trộm của đồ án: ............................................ 9
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT ...................................... 10
3.1. Giao tiếp qua lại giữa remote và hệ thống chính: ................ 10
3.2. Phát hiện va chạm/ rung/ sốc/ nghiêng: ................................ 10
3.3. Phát hiện phá kính: ................................................................. 11
3.4. Bộ điều khiển trung tâm: ....................................................... 12
3.4.1. Remote: ............................................................................... 12
3.4.2. Hệ thống chống trộm: ........................................................ 12
3.5. Nguồn cấp: ............................................................................... 12
3.5.1. Remote: ............................................................................... 12
3.5.1. Hệ thống chống trộm: ........................................................ 13
Chương 4: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM................... 14

2
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

4.1. Giới thiệu: ................................................................................ 14


4.2. Phần cứng: ............................................................................... 14
4.2.1. Remote: ............................................................................... 14
4.2.2. Hệ thống chống trộm chính: ............................................. 14
4.2.3. Thiết kế sơ đồ khối và hệ thống mạch: ............................. 15
4.2.3.1. Remote: ......................................................................... 15
4.2.3.1. hệ thống chống trộm chính ........................................... 18
4.3. Phần mềm: ............................................................................... 22
4.3.1. Remote: ............................................................................... 22
4.3.2. hệ thống chính: .................................................................. 23
4.3.3. Mô hình mô phỏng: ........................................................... 26
4.3.4. Mô hình thực tế:................................................................. 26
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................ 27
5.1. Chạy thử và đánh giá kết quả: .............................................. 27
5.2. Hướng phát triển: ................................................................... 27

3
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI

AVR Automatic Voltage Regulator


ARM Advanced RISC Machines
I/O INPUT / OUTPUT
USB Universal Serial Bus
TTL Transistor-transistor logic
PWM Pulse Width Modulation
AC / DC alternating current / Direct Current
EEPROM Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory
SRAM Static random-access memory
RF Radio Frequency
NO / NC Normally Open / Normally Closed
VCC / GND Vin+ / mass
DO / A0 Digital output / analog output

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 4.1: thành phần của remote.
Bảng 4.2: thành phần của hệ thống chống trộm chính.

4
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

DANH SÁCH HÌNH ẢNH


Hình 3.1: module RF sau khi được lắp anten
Hình 3.2: vị trí vặn biến trở điều chỉnh độ nhạy
Hình 3.3: vị trí cảm biến áp suất.
Hình 3.4 : pin lithium
Hình 3.5: module mạch tăng áp lên 5V
Hình 3.6: module mạch sạc / cấp cho remote
Hình 4.1: Sơ đồ khối của remote
Hình 4.2: sơ đồ mạch nguyên lý remote
Hình 4.3: sơ đồ mạch thi công remote
Hình 4.4: sơ đồ mạch vật lý
Hình 4.5: sơ đồ khối của hệ thống chính
Hình 4.6: sơ đồ mạch nguyên lý hệ thống chính
Hình 4.7: sơ đồ mạch thi công hệ thống chính
Hình 4.8: sơ đồ mạch vật lý
Hình 4.9: lưu đồ giải thuật của remote
Hình 4.10: lưu đồ giải thuật của cảm biến áp suất
Hình 4.11: lưu đồ giải thuật của cảm biến rung
Hình 4.12: lưu đồ giải thuật của hệ thống chính
Hình 4.13: mô hình mô phỏng toàn hệ thống
Hình 4.13: mô hình vật lý toàn hệ thống

5
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1. Vấn đề:
1.1.1 Lý do chọn đề tài:
- Ngày nay, kinh tế - xã hội đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân qua đó cũng được cải thiện, song vấn nạn trộm cắp vẫn hoành hành
gây nên nỗi ám ảnh cho người dân. Tình trạng trộm cắp tài sản oto và tài sản trên
xe oto vẫn luôn là vấn đề nhức nhối, đau đầu cho các chủ xe. Việc cảnh giác với
vấn nạn trộm cắp ô tô và tài sản trên oto đang được mọi người quan tâm. Các sản
phẩm chống trộm cho oto hiện nay có rất nhiều loại. Lượng nhu cầu về các sản
phẩm này tăng cao. Nhưng vấn đề mấu chốt loại thiết bị chống trộm nào vừa đơn
giản vừa có hiệu quả cao. Đó chính là lý do nhóm chúng em quyết định thực hiện
đề tài: “Hệ thống chống trộm xe oto”
1.1.2 Tầm quan trọng:
- Lượng người bị mất xe đặc biệt tăng nhanh nhất là những ngày cận lễ, điều này
cho thấy hệ thống bảo hộ xe của các dòng xe vẫn chưa thật sự được đẩy mạnh
cũng như chúng ta vẫn còn rất chủ quan trong việc bảo vệ xe. Vậy, đâu mới là
phương pháp bảo vệ xe hiệu quả trước nạn trộm cắp như bây giờ khi mà bọn
chúng thường hoạt động theo nhóm đông cũng như có các thủ đoạn tinh vi nhằm
thực hiện hành động nhanh hơn? Thì trước vấn nạn như thế, một thiết bị chống
trộm là điều không thể thiếu.
1.1.3 Ý nghĩa của đề tài:
- Ngăn ngừa kẻ gian có ý định trộm cắp tài sản của bản thân. Gây sự chú ý cho
những người xung quanh làm kẻ gian từ bỏ ý định trộm cắp. Chủ nhân của thiết
bị chống trộm được cảnh báo sớm nhất để không mất đi tài sản quý giá.
1.2. Mục tiêu đề tài:
1.2.1. Đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì:
- Xe oto đã trở thành mục tiêu ăn trộm quen thuộc của những tên lưu manh vì nó
có giá trị cao, ăn cắp rồi bán lại cho người khác và thậm chí một hệ thông tiêu
thụ xe ăn cắp đã được xây dựng ở rất nhiều nơi. Một số nghiên cứu một chiếc xe
bị phá khóa trong vòng 20 giây ngắn ngủi.
- Vì thế mà hệ thống chống trộm cho xe oto là một thứ thực sự cần thiết.

6
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
1.2.2. Hướng tới kết quả gì:
- Hướng tới một hệ thống chống trộm đơn giản và hiệu quả cho xe oto.
1.3. Nội dung đề tài:
- Có tín hiệu báo về chủ xe thông qua radio.
- Còi và led.
- Pin dự phòng.
- Cảnh báo chống sốc ( có lọc nhiễu ) bằng cảm biến rung.
- Cảnh báo phá kính bằng cảm biến áp suất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng nguồn tài liệu trên internet, sử dụng protues để mô phỏng, arduino để
viết code.
1.5. Kết cấu của đồ án môn học:
- Đồ án “Hệ thống chống trộm xe ô tô” có 5 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
Chương 4: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM
Chương 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

7
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Hệ thống chống trộm CA-02W:
- Thế nào là báo trộm ô tô 2 chiều: Khác với báo trộm ô tô 1 chiều, khi có kẻ gian
xâm phạm ô tô bộ báo động chỉ hú còi tại chỗ. Báo động ô tô 2 chiều ngoài việc
báo động tại chỗ, còn phát tín hiệu về màn hình LCD của điều khiển (remote)
thông báo cho chủ xe biết đang có báo động xảy ra với ô tô.
- Lắp đặt báo trộm ô tô giúp bạn phòng tránh được việc kẻ gian cạy cửa ô tô, bẻ
gương, tháo lốp, phá hoại ô tô. Ngoài ra với chức năng gửi tín hiệu về điều khiển
từ xa sẽ giúp bạn ngay lập tức biết được xe của mình đang bị xâm phạm. Khoảng
cách truyền tải tín hiệu báo động về điều khiển từ xa lên tới 1km trong điều kiện
không vật cản giữa ô tô và điều khiển. 300m trong điều kiện có tường cản.
2.1.1. Các thành phần chính của hệ thống:
- Bộ xử lý trung tâm: tiếp nhận các tín hiệu từ cảm biến và xuất tín hiệu nếu có sự
bất thường xảy ra và đồng thời gửi tín hiệu cho remote.
- Cảm biến rung: phát hiện rung/sóc/va chạm với thân xe.
- Đèn led: cảnh báo cho mọi người xung quanh khio có dấu hiệu bất thường.
- Còi hú: cảnh báo mọi người xung quan khi có dấu hiệu bất thường.
- Cảm biến áp suất: phát hiện phá kính xe.
- Bộ điều khiển: xuất tín hiệu điều khiển và nhận tín hiệu cảnh báo.
- Thiết bị vô tuyến và antena: để bộ điều khiển và trung tâm xử lý có thể giao tiếp.
2.1.2. Phương thức hoạt động:
- Hệ thống chống trộm trên ô tô có 4 trạng thái:
• Trạng thái không làm việc: Khi này hệ thống không làm việc, thế nên sẽ không
phát hiện nếu có trộm đột nhập.
• Trạng thái làm việc: Khi này hệ thống chống trộm hoạt động, có thể phát hiện
nếu có trộm đột nhập.
• Trạng thái báo động: Nếu có bất kỳ một cửa nào hoặc nắp capo bị mở khoá mạnh
bất thường, cực ắc quy bị tháo, cửa kính bị phá, cabin có chuyển động bất
thường… hệ thống công tắc và cảm biến sẽ truyền tín hiệu về ECU chống trộm.
Sau khi xử lý, ECU chống trộm sẽ ra lệnh kích hoạt hệ thống báo động. Lúc này,
còi báo động kêu vang, hệ thống đèn xe nhấp nháy liên tục.

8
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
2.1.3. Cách tắt hệ thống:
- Còi báo chống trộm ô tô giúp phát tín hiệu cảnh báo khi xe có dấu hiệu bị đột
nhập. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp còi báo hiệu sai, kêu ầm ĩ gây ảnh
hưởng đến mọi người xung quanh. Sau đây là một số cách tắt còi chống trộm ô
tô trong những trường hợp này.
• Mở cửa phía ghế lái: Trong trường hợp còi chống trộm kêu ầm ĩ mà điều khiển
từ xa không hoạt động thì nên sử dụng chìa khoá để mở cửa phía ghế lái. Thông
thường sau khi cửa mở còi sẽ tắt. Nếu cửa đang mở thì hãy thử khoá rồi mở lại
bằng chìa. Mở cửa phía ghế lái là cách tắt còi chống trộm ô tô nhanh nhất
• Khởi động xe: Khởi động xe là một cách tắt còi chống trộm ô tô nhanh. Đa phần
các hệ thống cảnh báo chống trộm đều sẽ tự tắt và khởi động lại khi xe khởi động.
• Tháo cọc bình ắc quy: Còi báo động hoạt động dựa vào hệ thống điện trên xe. Do
đó, nếu tháo cọc bình ắc quy ô tô thì còi báo động chống trộm sẽ tắt. Hãy sử dụng
cờ lê để tháo cọc âm của bình ắc quy. Sau khi còi tắt thì lắp lại cọc. Nếu tháo cọc
bình ắc quy thì còi báo động chống trộm sẽ tắt
• Tháo cầu chì của hệ thống: Tìm trong bảng cầu chì ô tô và tháo cầu chì của còi
báo thì còi báo sẽ tắt.
• Đưa xe đến gara: Trong trường hợp đã thử tất cả cách trên mà vẫn không xử lý
được vấn đề thì nên đưa xe đến gara để kiểm tra, sửa chữa.
2.1.4. Các tính năng hệ thống:
- Chống bẻ gương, tháo đèn, mở cửa xe, tháo lốp xe.
- Gửi tín hiệu báo động và điều khiển cho chủ xe.
- Báo động cho mọi người xung quanh và cảnh báo trộm bằng còi và đèn led.
2.2. Hệ thống chống trộm của đồ án:
- Sử dụng board Arduino UNO R3 làm bộ điều khiển trung tâm.
- Sử dụng board Arduino NANO CH340 làm bộ điều khiển.
- Sử dụng cảm biến rung SW-S1801P làm cảm biến phát hiện va chạm/rung.
- Sử dụng cảm biến áp suất BMP108 làm cảm biến phát hiện phá kính.
- Sử dụng module RF 315 mHz là module giao tiếp giữa bộ điều khiển và trung
tâm xử lý.
- Sử dụng đèn/ còi để làm thiết bị cảnh báo.
- Sử dụng nút bấm để gửi yêu cầu của bộ điều khiển tới trung tâm xử lý.

9
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT


3.1. Giao tiếp qua lại giữa remote và hệ thống chính:
− Sử dụng tín hiệu radio để giao tiếp qua lại gữa remote (arduino nano) và hệ thống
chống trộm (arduino uno) bằng cách sử dụng module RF 315mHz thu phát ở mức
sóng 315mHz. Ở mỗi thiết bị đều có một bộ thu phát RF 315mHz.
− Khoảng cách không có Anten là 3m. Nếu cần khoảng cách xa, bạn phải thêm
anten = 1/4 bước sóng. Sử dụng anten có chiều dài là 23Cm, Điện trở nội của dây
là 50R. Nâng tầm truyền lên tới tối đa 100m.

Hình 3.1: module RF sau khi được lắp anten


3.2. Phát hiện va chạm/ rung/ sốc/ nghiêng:
− Sử dụng module SW-s1801p làm cảm biến phát hiện va chạm/ rung/ sốc/ nghiêng
xuất hiện trên thân xe. Khi có va chạm/ rung/ sốc/ nghiêng xuất hiện sẽ làm thay
đổi giá trị cảm biến từ đó xuất tín hiệu cảnh báo. Được đặt ở các vị trí cửa xe,
nắp cabo và cốp xe.
− Vì đây là một cảm biến rất nhạy nên cần phải điều chỉnh độ nhảy tránh trường
hợp báo động giả vì sự rung động bình thường như khi xe chạy ngang qua làm
mặt đường rung gián tiếp làm xe rung. Để làm điều chỉnh độ nhạy có 2 cách:
• Một là can thiệt vào code sử dụng các cấu trúc lọc nhiễu.
• Hai là điều chỉnh biến trở trên module ( cách hệ thống chống trộm này áp
dụng ):

10
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Hình 3.2: vị trí vặn biến trở điều chỉnh độ nhạy


3.3. Phát hiện phá kính:
− Sử dụng module BMP180 làm cảm biến phát hiện phá kính khi có người tác động
một lực mạnh lên kính xe. Khi có lực tác động mạnh lên kính xe làm thay đổi áp
suất trong cabin xe thì giá trị thay đổi. Được lắp ở khu vực ghế lái.
− Vì áp suất môi trường bên ngoài và trong xe là như nhau vì cabin xe không phải
là không gian kín mà áp suất môi trường bên ngoài thay đổi theo theo vị trí, nhiệt
độ nên không thể gán 1 giá trị cố định làm áp suất mốc được, nên áp suất mốc
phải được thay đổi lên tục. Ở hệ thống chống trộm này, áp suất mộc được đo lại
mỗi 5s / 1 lần. Và áp suất mốc sẽ được đem đi so sánh với áp suất đo liên tục.
Khi áp suất thay đổi đột ngột thì sẽ xuất tín hiệu cảnh báo.

Cảm biến áp suất

Hình 3.3: vị trí cảm biến áp suất.

11
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
3.4. Bộ điều khiển trung tâm:
3.4.1. Remote:
− Vì đây là thiết bị mà người sử dụng hệ thống chống trộm sẽ mang theo nên cần
thỏa mãn yêu cầu nhỏ gọn. Vì thiết bị này cần giao tiếp qua lại 2 chiều với hệ
thống chống trộm nên nó cần có khả năng mã hóa gửi tín hiệu đi và giải mã tín
hiệu về. Qua thảo luận và sành chọn thì arduino nano là vi điều khiển phù hợp.

3.4.2. Hệ thống chống trộm:


− Vì đây là thiết bị trung tâm và được lắp ở xe nên không có nhiều hạn chế mà chỉ
cần đủ nhiều cổng I/O là được nên arduino uno là vi điều khiển phù hợp.

3.5. Nguồn cấp:


3.5.1. Remote:
− Các yêu cầu cơ bản là nhỏ, gọn; đủ nhiều dung lượng pin; có thể hoặc không sạc
lại được.
− Yêu cầu thông số kĩ thuật:
• Điện áp: dựa trên các thiết bị ngoại vi sẽ kết nối với arduino nano ta có:
➢ Nút bấm / đèn led: áp thấp dưới 3V và không dùng thường xuyên.
➢ Module RF thu / phát 315mHz: dùng thường xuyên và mức hoạt động
3-12V.
➢ Arduino nano: dùng liên tục và mức hoạt động 5V.
 Điện áp yêu cầu của pin là 5VDC.
• Dòng điện: dựa trên các thiết bị ngoại vi sẽ kết nối với arduino nano và chính
arduino nano thì đều không yêu cầu dòng cao chỉ cần 1A là đủ.
 Sử dụng pin Lithium 3.7V 1200mAh PL503450.

Hình 3.4 : pin lithium


− Vì pin chỉ có 3.7V nên ta cần kích lên 5V. Sử dụng Mạch Tăng Áp DC-DC Boost
Converter T64 5VDC.

12
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Hình 3.5: module mạch tăng áp lên 5V


− Đây là pin có thể sạc lại khi hết pin nên đảm bảo dùng lâu dài. Cần dùng thêm
mạch sạc / cấp cùng với pin. Sử dụng Mạch Sạc Pin Lithium Và Cấp Nguồn DC
5V 2.1A MH-CD42.

Hình 3.6: module mạch sạc / cấp cho remote


( Tăng năng lượng của remote hơn bằng cách đưa arduino nano về sleep mode )
3.5.1. Hệ thống chống trộm:
− Vì được lắp trên xe nên hệ thống chống trộm sẽ dùng chung bình ắc quy với xe.
Thông số kỹ thuật của bình ắc quy trên xe ô tô là 12V / 45Ah. Vì điện áp vào của
board arduino uno khuyên dùng là 7 – 12VDC nên không cần hạ áp.

13
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Chương 4: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM


4.1. Giới thiệu:
− Hệ thống chống trộm cho ô tô chỉ có tính năng là cảnh báo cho chủ xe và những
người xung quanh khi giá trị của các cảm biến bị thay đổi đột ngột.

4.2. Phần cứng:


− Hệ thống chống trộm này được chia làm hai phần. Một phần là remote và phần
còn lại là hệ thống chính.

4.2.1. Remote:
Số thứ tự Mô tả Thiết bị Số lượng
1 CPU Arduino nano 1
2 Điều khiển hệ Nút bấm 2
thống
3 Báo có trộm Led 1
4 Nguồn cấp remote Pim lithium 3.7V 1
5 Sạc / cấp cho pin Mạch MH-CD42 1
6 Thu / phát tín hiệu Bộ thu / phát RF 1
cho hệ thống chính 315mHz
Bảng 4.1: thành phần của remote.
4.2.2. Hệ thống chống trộm chính:
Số thứ tự Mô tả Thiết bị Số lượng
1 CPU Arduino uno 1
3 Phát hiện sốc Cảm biến rung 6
4 Phát hiện phá kính Cảm biến áp suất 1
5 Thu / phát tín hiệu Bộ thu / phát RF 1
cho hệ thống chính 315mHz
Bảng 4.2: thành phần của hệ thống chống trộm chính.

14
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
4.2.3. Thiết kế sơ đồ khối và hệ thống mạch:
4.2.3.1. Remote:

Hình 4.1: Sơ đồ khối của remote


❖ Chức năng từng khối:
+ Khối xử lý trung tâm Arduino: dùng để xử lý các tín hiệu vào và xuất tín
hiệu ra mọi hoạt động của remote.
+ Khối thu / phát RF 315mHz: dùng để xuất tín hiệu điều khiển cho hệ thống
chính và thu tín hiệu cảnh báo từ hệ thống chính.
+ Khối điều khiển ( nút nhấn ): có chức năng bật / tắt hệ thống chính.
+ Khối cảnh báo: xử lý led cảnh báo khi có tín hiệu từ hệ thống chính.
+ Khối nguồn: cấp nguồn ổn định cho toàn hệ thống remote.
❖ Tính toán và thiết kế mạch:
+ Khối điều khiển trung tâm:
− Trong quá trình kết nối các thiết bị ngoại vi và lập trinh cho hệ thống, tổng số
chân I/O sử dụng là 5, công thức tính dòng điện tiêu thụ I được tính như sau:
I = P * II/O = 5 * 40mA = 200 mA
Trong đó:
P – là số chân sử dụng
II/O – là mức dòng điện ở mỗi chân digital I/O

15
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
+ Khối thu / phát RF 315mHz:
− Với nhiệm vụ là thu / phát tín hiệu radio qua anten. Bộ phát gồm 3 chân VCC,
DATA, GND còn bộ thu có 4 chân là VCC, GND và 2 chân DATA ( dùng 1
trong 2 chân là được ).
− Nguồn của bộ thu / phát yêu cầu là 4mA.
− Chân data của bộ thu sẽ được kết nối với chân D11 để thu tín hiệu RF.
− Chân data của bộ phát sẽ được kết nối với chân D12 để phát tín hiệu RF.
+ Khối cảnh báo:
− Khi tín hiệu báo có trộm được truyền từ hệ thống chính về remote thì đèn led
sáng.
𝑉𝑛−𝑉𝑙 5−3
Rled = = = 100 ohm
𝐼𝑙 0.02

Trong đó
Rled – là điện trở cần mắc để hạn dòng cho led
Vn – là mức điện áp cấp cho led
Vl – là mức điện áp cấp led hoạt động
Il – là mức dòng điện điện áp hoạt động
+ Khối điều khiển ( nút nhấn ):
− Chỉ bao gồm các nút được nối với chân digital I/O của arduino nano.
+ Khối nguồn:
- Nguồn cấp vào mạch là nguồn 5V, ở đây mạch này dùng pin lithium 3.7V rồi
kích lên 5V bằng mạch kích.
❖ Nguyên lý hoạt động:
− Sau khi cấp nguồn 5V cho board mạch. Board Arduino nano, module thu / phát
RF 315mHz, khi các nút chức năng được nhấn thì board arduino nano sẽ mã hóa
tín hiệu rồi gửi cho hệ thống chính qua module phát RF. Khi hệ thống chính gửi
tín hiệu mã hóa có trộm tới module thu RF thì arduino nano sẽ giải mã tín hiệu
đó và hiển thị nó thông qua led cảnh báo.

16
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
❖ Mạch nguyên lý:

Hình 4.2: sơ đồ mạch nguyên lý remote


❖ Mạch thi công:

Hình 4.3: sơ đồ mạch thi công remote

17
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
❖ Mạch vật lý:

Hình 4.4: sơ đồ mạch vật lý


4.2.3.1. hệ thống chống trộm chính

Khối nguồn ắc quy xe oto 12V

Khối điều khiển trung tâm Arduino Khối cảnh báo


( nano + uno )

Khối thu / phát


Khối cảm biến
RF 315mHz

Hình 4.5: sơ đồ khối của hệ thống chính

18
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
❖ Chức năng từng khối:
+ Khối xử lý trung tâm Arduino: dùng để xử lý các tín hiệu vào và xuất tín
hiệu ra mọi hoạt động của hệ thống.
+ Khối thu / phát RF 315mHz: dùng để nhận tín hiệu từ remote và phát tín
hiệu cảnh báo cho remote.
+ Khối cảm biến: có chức năng giám sát và phát hiện các tín hiệu từ môi
trường và so sánh với giá trị đặt sẵn và xuất tín hiệu về khối trung tâm.
+ Khối cảnh báo: xử lý led, còi cảnh báo khi có tín hiệu từ hệ thống chính.
+ Khối nguồn: cấp nguồn ổn định cho toàn hệ thống chính.
❖ Tính toán và thiết kế mạch:
+ Khối điều khiển trung tâm:
− Trong quá trình kết nối các thiết bị ngoại vi và lập trinh cho hệ thống, tổng số
chân I/O sử dụng là 5, công thức tính dòng điện tiêu thụ I được tính như sau:
I = P * II/O = 5 * 30mA = 150 mA
Trong đó: P – là số chân sử dụng
II/O – là mức dòng điện ở mỗi chân digital I/O
+ Khối thu / phát RF 315mHz:
− Với nhiệm vụ là thu / phát tín hiệu radio qua anten. Bộ phát gồm 3 chân VCC,
DATA, GND còn bộ thu có 4 chân là VCC, GND và 2 chân DATA ( dùng 1
trong 2 chân là được ).
− Nguồn của bộ thu / phát yêu cầu là 4mA.
− Chân data của bộ thu sẽ được kết nối với chân D11 để thu tín hiệu RF.
− Chân data của bộ phát sẽ được kết nối với chân D12 để phát tín hiệu RF.
+ Khối cảnh báo:
− Khi nhận được tín hiệu có trộm thì hệ thống sẽ kích hoạt relay nối nguồn với đèn
và còi. Với nguồn kích relay là 5V từ arduino uno.
+ Khối cảm biến:
− Gồm 2 loại cảm biến là cảm biến rung và cảm biến áp suất được cấp nguồn từ
arduino.
− Cảm biến rung:
I = P * Is = 6 * 15mA = 90 mA

19
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Trong đó: P – là số lượng cảm biến
Is – là mức dòng điện cảm biến hoạt động
− Cảm biến áp suất: dùng nguồn 3.3V từ arduino uno
+ Khối nguồn:
- Nguồn cấp vào mạch là nguồn 5V, ở đây mạch này dùng nguồn từ ắc quy xe oto
có thông số là 12V nên cần một mạch hạ áp xuống còn 5V.
❖ Nguyên lý hoạt động:
− Sau khi cấp nguồn 5V cho board mạch. Board Arduino uno, module thu / phát
RF 315mHz, các cảm biến hoạt động. Khi giá trị các cảm biến thu được thay đổi
đột ngột thì board arduino uno sẽ so sánh với các giá trị mốc và xuất tín hiệu rồi
gửi cho remote chính qua module phát RF và kích hoạt relay cảnh báo. Khi
remote gửi tín hiệu mã hóa điều khiển tới module thu RF thì arduino uno sẽ giải
mã tín hiệu đó và thực hiện theo các lệnh nhận được.
❖ Mạch nguyên lý:

Hình 4.6: sơ đồ mạch nguyên lý hệ thống chính

20
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
❖ Mạch thi công:

Hình 4.7: sơ đồ mạch thi công hệ thống chính


❖ Mạch vật lý:

Hình 4.8: sơ đồ mạch vật lý

21
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
4.3. Phần mềm:
− Hệ thống được viết và phát triển bới phần mềm Arduino IDE.

4.3.1. Remote:
❖ Lưu đồ giải thuật:

Hình 4.9: lưu đồ giải thuật của remote

❖ Giải thích lưu đồ giải thuật:


− Trường hợp nút on được ấn, hệ thống sẽ mã hóa và gửi lệnh “on” qua tín hiệu
radio bằng bộ phát RF, để kích hoạt hệ thống chống trộm.
− Trường hợp nút off được ấn, hệ thống sẽ mã hóa và gửi lệnh “off” qua tín hiệu
radio bằng bộ phát RF, để vô hiệu hóa hệ thống chống trộm.
− Trường hợp remote nhận được tín hiệu có trộm từ hệ thống chính qua bộ thu RF
thì sẽ sáng led báo hiệu có trộm.

22
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
4.3.2. hệ thống chính:
❖ Lưu đồ giải thuật:
− Cảm biến áp suất:

Hình 4.10: lưu đồ giải thuật của cảm biến áp suất


Vì áp suất môi trường sẽ thay đổi theo hoàn cảnh môi trường nên giá trị mốc A không
thể là giá trị cố định mà phải được đo liên tục. Giá trị B sẽ là giá trị được so sánh với giá
trị A để arduiono đánh giá xem có dấu hiệu bất thường hay không. Khi giá trị B thay đổi
đột ngột vượt ngưỡng cho trước thì tức là có dấu hiệu bất thường thì arduino sẽ xuất tín
hiệu có trộm.

23
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
− Cảm biến rung:

Hình 4.11: lưu đồ giải thuật của cảm biến rung


Vì nguyên lý hoạt động của cảm biến rung rất đơn giản, khi có sự rung lắc thì cảm
biến sẽ xuất tín hiệu digital high còn khi không rung lắc thì tín hiệu digital low. Về
độ nhạy của cảm biến thì đã được điều chỉnh bằng con biến trở trên module để tránh
các trường hợp rung lắc vô ý bởi các yếu tố bên ngoài.

24
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
− Hệ thống chính:

Hình 4.12: lưu đồ giải thuật của hệ thống chính


Board arduino được nối với nguồn ắc quy xe oto sẽ luôn trong tình trạng hoạt động. Khi
nhận được tín hiệu mã hóa “on” thì sẽ kích hoạt các relay nối các cmar biến, bắt đầu quy

25
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
trình chống trộm. Khi cảm biến gửi tín hiệu để arduino xử lý thì nếu có dấu hiệu bất
thường thì arduino sẽ kích hoạt các relay báo động để các đèn led và còi hoạt động. Để
tắt báo động và hệ thống chống trộm thì cần gửi tín hiệu “off” cho arduino.
4.3.3. Mô hình mô phỏng:

Hình 4.13: mô hình mô phỏng toàn hệ thống


4.3.4. Mô hình thực tế:

Hình 4.13: mô hình vật lý toàn hệ thống

26
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


5.1. Chạy thử và đánh giá kết quả:
− Tạo được đường truyền RF 2 chiều giữa remote và hệ thống chính.
− Hệ thống chấp hành chính xác các yêu cầu gửi từ remote.
− Cảm biến hoạt động chính xác.
− Kích hoạt thành công khi có tác động vào mô hình hệ thống.
❖ Ưu điểm:
• Ứng dụng được trong thực tế.
• Giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
• Dễ thi công, sửa chữa, lắp đặt.
❖ Khuyết điểm:
• Không có đủ chân để kết nối đủ cảm biến.
• Do lần đầu làm và hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên hệ thống còn thô
sơ, cồng kềnh không được khoa học.
• Thông tin 2 chiều RF còn không ổn định.
5.2. Hướng phát triển:
- Hoàn thiện phần khung vỏ cho hệ thống chính và remote.
- Có thể sử dụng những cảm biến tốt hơn để có thể hoàn thiện hệ thống hơn.
- Có thể sử dụng nhiều loại cảm biến hơn để nâng số lượng tín năng của hệ thống
chống trộm.
- Có thể thêm các module truyền thông để kết nối người sử dụng với hệ thống để
thuận tiện theo dõi cũng như điều khiển xe và hệ thống chống trộm.

27
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giáo trình:
1. Ths. Hoàng Văn Vinh – Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động – Đại học công
nghệ HUTECH – 2017.
2. Ths. Phạm Quốc Phương – Giáo trình cảm biến và xử lý tín hiệu đo – Đại học
công nghệ HUTECH – 2019.
Website:
1. https://www.alldatasheet.com/
2. https://danchoioto.vn/canh-bao-chong-trom-o-to/
3. https://autodaily.vn/2012/12/nguyen-ly-hoat-dong-cua-he-thong-bao-dong-o-to
4. https://dprovietnam.com/thiet-bi-chong-trom-o-to/
5. https://oto.com.vn/cham-soc-va-bao-duong-o-to/cach-tu-lap-he-thong-chong-
trom-tren-xe-articleid-hgh6zi8
6. https://anninhngaydem.com/san-pham/he-thong-chong-trom-o-to-2-chieu-ca-
02w

28
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

PHỤ LỤC 1
DATASHEET CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN

TỔNG QUAN VỀ ARDUINO

Hình 2.1. Các loại Board Arduino


Giới thiệu:
Arduino là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình, tương tác với các thiết bị
phần cứng như: cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị khác. Đặc điểm nổi bật của
arduino là môi trường phát triển ứng dụng rất dễ sử dụng, với ngôn ngữ lập trình có
thể học một cách nhanh chóng ngay cả với người ít am hiểu về điện tử và lập trình
cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng. Arduino có mức giá thấp, phù hợp với nhu cầu
người dùng, có tính chất nguồn mở và cộng đồng người dùng đông đảo. Với lợi thế
đến từ giá thành cũng như lợi thế về cộng đồng người dùng, arduino đang ngày càng
trở nên phổ biến hơn, người dùng arduino trải rộng từ học sinh phổ thông đến sinh
viên đại học. Board mạch arduino được sử dụng để thực hiện nhiều ứng dụng như:
điều khiển robot, điều khiển và giám sát nhiệt độ độ ẩm phòng thí nghiệm, điều khiển
xe mô hình...
Phần cứng arduino:
Phần cứng arduino bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng là
vi xử lý AVR Atmel 8-bit, hoặc ARM Atmel 32-bit. Board arduino sẽ đưa ra hầu hết
các chân I/O của vi điều khiển để sử dụng cho những mạch ngoài.

29
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Những mẫu hiện tại thường được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, nhiều chân đầu
vào analog và chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau.
Điều này giúp người dùng dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch khác, các
module thêm vào có thể dễ dàng chuyển đổi, được gọi là shield. Một số shield kết nối
với board arduino trực tiếp thông qua các chân khác nhau, ngoài ra còn một số shield
được định địa chỉ thông qua serial bus I2C, người dùng có thể kết nối nhiều shield với
arduino dưới dạng song song. Arduino thường sử dụng các dòng chip: MegaAVR, đặc
biệt là ATMega8, ATMega168, ATMega328, ATMega1280, và ATMega2560. Theo
nguyên tắc, khi sử dụng phần mềm arduino, tất cả các board được lập trình thông qua
một kết nối RS-232, nhưng cách thức thực hiện lại tùy thuộc vào đời phần cứng. Các
board serial arduino có chứa một mạch chuyển đổi giữa RS-232 sang TTL. Các board
arduino hiện tại được lập trình thông qua cổng USB, thực hiện thông qua chip chuyển
đổi USB-to-serial như là FTDI FT232.
Arduino uno r3
Arduino uno r3 là dòng mạch arduino phổ biến, với thiết kế tiêu chuẩn sử dụng vi điều
khiển ATmega328 hoặc ATmega168 (bộ nhớ flash 16KB) đối với loại có giá thành
thấp hơn. Arduino uno r3 sử dụng thạch anh có chu kì dao động là 16 MHz, có 14 pin
(ngõ) ra/vào được đánh số từ 0 tới 13 trong đó có 6 pin PWM, ngoài ra còn có thêm 6
pin nhận tín hiệu analog được đánh kí hiệu từ A0 - A5, 6 pin này cũng có thể sử dụng
được như các pin ra/vào bình thường
Trên board arduino uno r3 còn có 1 nút reset, 1 ngõ kết nối với máy tính qua cổng
USB và 1 ngõ cấp nguồn sử dụng jack 2.1mm lấy năng lượng trực tiếp từ ACDC
adapter hay thông qua ắc-quy nguồn.
Thông số kỹ thuật của arduino uno r3:
Vi điều khiển: ATmega328P.
Điện áp hoạt động: 5V.
Điện áp vào khuyên dùng: 7-12V.
Điện áp vào giới hạn: 6-20V.
Chân đigital I/O: 14.
Chân PWM Ddigital I/O: 6.
Chân analog : 6.

30
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Cường độ dòng điện trên mỗi chân I/O: 20 mA.
Cường độ dòng điện trên mỗi chân 3.3V: 50 mA.
Flash Memory: 32 KB (đối với ATmega328P).
SRAM: 2 KB (ATmega328P)
EEPROM: 1 KB (ATmega328P)
Tốc độ: 16 MHz
Sơ đồ các khối kết nối của arduino uno r3:

Vị trí các khối kết nối trên arduino uno r3


Các khối kết nối trên arduino uno r3 bao gồm: 1. Ngõ vào số; 2. Nút reset; 3. Ngõ vào
tương tự; 4. Nguồn vào và ra; 5. Nguồn vào; 6. Cổng USB.
Phần mềm lập trình arduino IDE:
Giao diện phần mềm lập trình arduino IDE bao gồm 3 phần chính như hình dưới đây:

Giao diện phần mềm lập trình arduino IDE

31
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
1. Vùng lệnh: Bao gồm các nút lệnh (File, Edit, Sketch, Tools, Help). Phía dưới là các
biểu tượng cho phép sử dụng nhanh các chức năng thường dùng. Chức năng lần lượt
của các biểu tượng được trình bày trong hình dưới đây:

Chức năng các biểu tượng trong arduino IDE


2. Vùng viết chương trình: Là nơi đế người dùng viết chương trình, phần mềm arduino
IDE sử dụng ngôn ngữ C/C++ để lập trình cho arduino.
3. Vùng thông báo: Những thông báo từ IDE sẽ được hiển thị tại vùng thông báo. Ở
dưới cùng bên phải hiển thị loại board arduino và cổng COM đang được sử dụng.
Sóng RF:
RF là từ viết tắt của Radio Frequency, là một loại sóng điện từ có tần số bức xạ điện từ
trường ở mức thấp nhất trong dãy quang phổ.
Điều khiển từ xa bằng sóng RF:
Điều khiển RF được áp dụng vào những sản phẩm như đồ chơi điện tử, thiết bị mở cửa
gara xe, điện thoại thông minh, các hệ thống máy tính xách tay, thậm chí có thể kiểm
soát vệ tinh.
So về phạm vi hoạt động thì RF lớn hơn nhiều so với điều khiển từ xa sử dụng sóng
RF. Điều khiển RF có thể làm việc ở khoảng cách 100 feet trở lên, đây cũng chính là
lý do mà RF được ưa chuộng hơn rất nhiều so với những loại điều khiển cùng phân
khúc.
Ưu và nhược điểm của mạch điều khiển từ xa bằng sóng RF:
Ưu điểm:
Hoạt động nhanh nhạy, liên tục ở khoảng cách xa hơn so với sóng RF.
Tín hiệu RF có thể truyền đi ngay cả khi có vật cản giữa hệ thống máy phát và máy
thu.

32
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Nhược điểm:
Phương thức giao tiếp khá phức tạp.
Tốt hơn là sử dụng hệ thống dựa trên vi điều khiển.
Bộ thu phát RF:

Bộ Thu Phát RF 433Mhz


Là sản phẩm chuyên sử dụng để điều khiển các sản phẩm như máy bơm, đền điện, các
thiết bị điện tử, thiết bị công suất lớn trong nhà máy,… thông qua sóng RF rất tiện
dụng. Bộ thu phát RF có kích thước nhỏ gọn và dẽ dàng sử dụng, với chi phí thấp.
Gồm 2 thành phần chính:
BỘ THU:
Model: MX-05V
Điện áp hoạt động: 5VDC
Dòng hoạt động: 4mA
Tần số thu: 315Mhz
Kích thước: 30 * 14 * 7mm
Anten cần lắp thêm: dài 32cm đơn lõi, có thể cuộn tròn.
BỘ PHÁT:
Model: MX-FS-03V
Khoảng cách không có Anten: 20-30CM
Tùy thuộc vào Anten Và Môi Trường Truyền. Khoảng cách từ 50-100M. Có thể đạt
tới khoảng cách 500M (điện áp cấp càng cao, truyền càng xa)
Điện áp cấp: 3.5-12VDC
Kích thước: 19*19mm
Tốc độ truyền: 4Kb/s
Công suất truyền: 10mW

33
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Module Relay 5V

Module Relay
Module là gì?
Module tập hợp các linh kiện điện tử (transistor, tụ điện, điot, cuộn cảm) được gắn kết
trên một bo mạch và thực hiện một chức năng nhất định.
Relay (rơ-le) là gì ?
Relay hay còn gọi Rơ-le là một công tắc (khóa K). Nhưng khác với công tắc ở một chỗ
cơ bản, rơ-le được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Chính vì lẽ đó, rơ-le
được dùng làm công tắc điện tử! Vì rơ-le là một công tắc nên nó có 2 trạng thái: đóng
và mở.
Thông số kỹ thuật :
Điện áp hoạt động: 5V
Dòng kích Relay: 5mA
Kích thước: 43mm x 17.3mm x 17mm (dài x rộng x cao)
Trọng lượng: 15g
Đầu vào:
Điện áp nối : 5VDC /12VDC
Tín hiệu vào điều khiển: 0V
Tín hiệu là 0: thì Relay đóng
Tín hiệu là 1: thì Relay mở
Đầu ra:
Tiếp điểm relay 220V 10A (Lưu ý tiếp điểm, không phải điện áp ra)
NC: Thường đóng

34
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
NO: Thường mở
COM: Chân chung
Ký hiệu nguồn:
VCC, GND là nguồn nuôi Relay
In là chân tín hiệu điều khiển
Cảm Biến Rung:

Cảm Biến Rung SW1801P


Cảm biến rung SW1801P là loại cảm biến rung dùng lò xo có độ nhạy cao. Cảm
Biến Rung có thể phát hiện sự rung động từ mọi góc độ, và thường được sử
dụng cho chống trộm, cảm ứng, rung động và đo sốc.
Các chân tín hiệu cảm biến rung SW1801P:
Chân GND kết nối đất.
D0: tín hiệu đầu ra số.
AO: Sử dụng cảm biến rung động này chức năng này không có sẵn.
Nguyên lý hoạt động: khi không có rung thì trở kháng ~ 0. Khi có rung động hoặc
nghiêng trở kháng lớn. Sử dụng trong các mạch điện tử ứng dụng nghiên cứu sinh
viên, được dùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày làm chống trộm xe máy, chống
trộm xe ô tô…
Thông số kỹ thuật:
Điện áp hoạt động: 3,3 – 5V DC
Đầu ra số;
Dòng hoạt động: 15 mA;
Trở kháng: 10 MΩ;
Sử dụng IC so sánh LM393.

35
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Kích thước: 3,2 x 1,4cm.
Cảm Biến Áp Suất Không Khí BMP180:

Cảm Biến Áp Suất Không Khí BMP180


Cảm biến áp suất BMP180 có chức năng đo áp suất của môi trường. Cảm biến kết hợp
với vi điều khiển để đọc dữ liệu áp suất đo được, chuyển đổi áp suất thành độ cao
tương ứng, do đó có thể dùng cho việc xác định độ cao của robot, máy bay hay khoảng
cách so với mặt đất của thiết bị được vận chuyển,…
Các chân tín hiệu cảm biến áp suất BMP180:
VCC: Nối nguồn vào
GND: Nối GND nguồn vào
SCL: kết nối với vi điều khiển
SDA: kết nối với vi điều khiển
3.3: Chân có điện áp đầu ra 3.3VDC
Thông số kỹ thuật:
Điện áp cung cấp: 1.8 ~ 3.6V
Công suất tiêu thụ thập: 0.5uA tại 1Hz
Giao tiếp chuẩn I2C
Tốc độ I2C max: 3.5MHz
Độ nhiễu rất thấp:: lên đến 0.02hPa (17cm)
Có sẵn bộ hiểu chỉnh bên trong.
Dải đo áp suất: 300hPa ~ 1100hPa (+9000m đến -500m)
Trọng lượng: 1.18g
Kích thước: 21mm x 18mm

36
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

37
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động

PHỤ LỤC 2
CODE CỦA REMOTE VÀ HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM
Remote:
#include <RH_ASK.h>
#include <SPI.h>
#define MOT 6 // loa hoặc đèn cảnh báo trộm
#define SWON 8 // SWON là bật
#define LED 10 // đèn báo đã tắt chống trộm
#define SWOFF 9 // SWOFF là tắt
int ledState = LOW; // khai báo biến lưu trạng thái của LED
unsigned long previousMillis = 0; // Khai báo biến previousMillis = 0
const long interval = 10000; // Khái báo biến interval = 10000 mili giây = 10s
char receive[32];
char *msg;
int state = 0;
RH_ASK driver;
void setup () // remote phần thu tín hiệu
{
pinMode(MOT, OUTPUT); // khai báo
pinMode(SWON, INPUT_PULLUP);
pinMode(SWOFF, INPUT_PULLUP);
pinMode(LED, OUTPUT);
Serial.begin (9600);
driver.init();
if (!driver.init ())
Serial.println ("Initialization Failed!");
}
void loop () {
{
unsigned long currentMillis = millis();

38
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
// Nếu hàm millis() đếm được 1000 milli giây = 1s thì sẽ thay đổi trạng thái LED
if (currentMillis - previousMillis >= interval) {
previousMillis = currentMillis;
if(ledState == LOW) {
ledState = LOW; // Đổi trạng thái
Serial.println("LED OFF"); // Hiển thị trạng thái "LED off" trên monitor
} else {
ledState = LOW; // Đổi trạng thái
Serial.println("LED OFF"); // Hiển thị trạng thái "LED OFF" trên monitor
}
digitalWrite(MOT, ledState); // Xuất tín hiệu HIGH hoặc LOW để LED sáng hoặc tắt
}
}
uint8_t buff [RH_ASK_MAX_MESSAGE_LEN];
uint8_t bufflen = sizeof (buff);
if (driver.recv (buff, &bufflen))
{
memset(receive, 0, sizeof(receive));
for (int i = 0; i < bufflen; i++)
{
receive[i] = buff[i];
}
if (strcmp(receive, "ON") == 0)
{
digitalWrite(MOT, HIGH);
Serial.print ("Received Message: ");
Serial.println ((char*) receive);
}
else if (strcmp(receive, "OFF") == 0)
{
digitalWrite(MOT, LOW);

39
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Serial.print ("Received Message: ");
Serial.println ((char*) receive);
}
else
{
digitalWrite(MOT, HIGH);
Serial.print ("Received Message: ");
Serial.println ((char*) receive);
}
}
/////////////////////////////////////////////bật tắt cảm biến bằng 2 nút nhấn
if (digitalRead(SWON) == LOW) {
msg = "ON";
state = 1;
digitalWrite(LED, HIGH);
}
else if (digitalRead(SWOFF) == LOW) {
msg = "OFF";
state = 1;
digitalWrite(LED, LOW);
}
else if (state == 1) {
driver.send((uint8_t *)msg, strlen(msg));
driver.waitPacketSent();
delay(200);
state = 0;
}
}

40
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Hệ thống chính:
#include <RH_ASK.h>
#include <SPI.h>
#include <Wire.h>
#include <Adafruit_BMP085.h>
Adafruit_BMP085 bmp;
#define SWON 5 // nối vào nhân COM của rơlay
#define LED 3 // chan 3 arduino
#define MOT 4 // nối vào chân IN của rơlay
char receive[32];
char *msg;
int state = 0;
int32_t A, B, C, i, F, D;
int led = 7;
int cambien = 2 ;
int giatri;
int den = 13;
unsigned long timeapsuat = 0;
RH_ASK driver;
void setup ()
{
pinMode(SWON, INPUT_PULLUP); // khai bao
pinMode(SWON, INPUT_PULLUP);
pinMode(LED, OUTPUT);
pinMode(MOT, OUTPUT);
pinMode(led, OUTPUT);
Serial.begin (9600);
driver.init();
if (!driver.init ())
Serial.println ("Initialization Failed!");
unsigned status;

41
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
status = bmp.begin(0x77); // khai bao dia chi 12ic
Serial.begin(9600);
if (!bmp.begin())
{
Serial.println("Could not find a valid BMP085 sensor, check wiring!");
}
{
Serial.begin(9600);
pinMode(cambien,INPUT );
pinMode (den,OUTPUT );
digitalWrite (den,LOW);
}
}
void apsuat(){
A = bmp.readPressure(); // A la ap suat goc
//
for (i=0; i<9; i++)
{
if ((unsigned long) (millis() - timeapsuat) > 200){
B = bmp.readPressure(); // B la ap suat duoc do lien tuc de so sanh voi A
//
C = B + 30;
//
F = B - 30;
//
if (A > C) // neu B lon hon A + 50
{
D = 1; // D la tin hieu de arduino xu ly
sangden();
}
else if (A < F) // neu B be hon A - 10

42
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
{
D = 1;
sangden();
}
else
{
D = 0;
tatden();
}
//
Serial.print("D = ");
Serial.println(D);
//
Serial.println();
//
timeapsuat = millis();
}
}
i = 0;
}
//}
void sangden(){
digitalWrite(led, 1);
}
void tatden(){
digitalWrite(led, 0);
}
//
void canhbao(){
if (D = 1){
sangden();

43
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
}
else if (D = 0){
tatden();
}
}
void loop () // cảm biến truyền tín hiệu qua demote
{
{
giatri = digitalRead (cambien);
if (giatri == 0)
{
Serial.println("không rung ");
digitalWrite (den,LOW);
}
else
{
Serial.println("đang rung ");
digitalWrite (den,HIGH);
}
void loop ();
giatri= digitalRead (cambien);
delay(200);
}
{
// put your main code here, to run repeatedly:
apsuat();
/////////// co cau chap hanh////////////
}
if (digitalRead(SWON) == LOW)
{
msg = "ON";

44
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
state = 1;
digitalWrite(LED, HIGH);
}
else if (digitalRead(SWON) == LOW)
{
msg = "OFF";
state = 1;
digitalWrite(LED, LOW);
}
else if (state == 1)
{
driver.send((uint8_t *)msg, strlen(msg));
driver.waitPacketSent();
delay(10000); // sau 10s đèn hoặc loa tắt
state = 0;
digitalWrite(LED, LOW); // sau 10s đèn hoặc loa tắt
}
/////////////////////////////////////////////nhận tín hiệu bật hoặc tắt chống trộm
uint8_t buff [RH_ASK_MAX_MESSAGE_LEN];
uint8_t bufflen = sizeof (buff);
if (driver.recv (buff, &bufflen))
{
memset(receive, 0, sizeof(receive));
for (int i = 0; i < bufflen; i++)
{
receive[i] = buff[i];
}

if (strcmp(receive, "ON") == 0)
{
digitalWrite(MOT, HIGH);

45
GVHD: Lê Quang Đức……………………………………Đồ án : Kỹ thuật điều khiển tự động
Serial.print ("Received Message: ");
Serial.println ((char*) receive);
}
else if (strcmp(receive, "OFF") == 0)
{
digitalWrite(MOT, LOW);
Serial.print ("Received Message: ");
Serial.println ((char*) receive);
}
else
{
digitalWrite(MOT, LOW);
Serial.print ("Received Message: ");
Serial.println ((char*) receive);
}
}
}

46

You might also like