You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH BÁO TRỘM BẰNG HỒNG


NGOẠI 555

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ


Lớp: 20DCKA1

Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Bích Ngọc

Sinh viên thực hiện: Lê Trung Hậu


MSSV: 2011040065

Tp.HCM, ngày … tháng … năm …


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH BÁO TRỘM BẰNG HỒNG


NGOẠI 555

Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ


Lớp: 20DCKA1

Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Bích Ngọc

Sinh viên thực hiện: Lê Trung Hậu


MSSV: 2011040065

Tp.HCM, ngày … tháng … năm …


VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI


TÊN MÔN HỌC: ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong
nhóm……): 01
(1) Lê Trung Hậu MSSV: 2011040065 Lớp: 20DCKA1
2. Tên đề tài: Thiết kế và thi công mạch báo trộm bằng hồng ngoại
3. Các dữ liệu ban đầu:
- Tìm hiểu tổng quan về đề tài đồ án, mục tiêu thiết kế

- Thiết kế sơ đồ khối cho mô hình “Mạch báo trộm bằng hồng ngoại”
- Tìm hiểu datasheet của các linh kiện dùng để thiết kế mạch nguyên lý chi tiết
gồm: Điện trở, Tụ điện, IC NE555, TSOP 1738, IC UM66, Led hồng ngoại,
Transistor BC548,….
4. Nội dung nhiệm vụ:
- Thiết kế, tính toán giá trị, lựa chọn linh kiện để thi công mô hình thực tế
- Mô phỏng nguyên lý hoạt động của mạch trên phần mềm mô phỏng
- Thi công mô hình phần cứng
- Viết báo cáo đồ án.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Báo cáo đồ án.
2) Mô hình mạch thi công (Sơ đồ nguyên lý chi tiết; Mạch PCB)
Ngày giao đề tài: 15/ 03/ 2022 Ngày nộp báo cáo: 6/6/2022

TP. HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2022


Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên các thành viên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Trung Hậu Võ Thị Bích Ngọc


VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ


THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

TÊN MÔN HỌC: ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ


NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ

(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao lại cho sinh viên đóng vào cuốn báo cáo)

1. Tên đề tài: Thiết kế và thi công mạch báo trộm bằng hồng ngoại
2. Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Bích Ngọc
3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm……): 01
(1) Lê Trung Hậu MSSV: 2011040065 Lớp: 20DCKA1
Kết quả thực hiện của sinh
Tuần Ngày Nội dung thực hiện viên (Giảng viên hướng dẫn
ghi)
- GV gợi ý hướng nghiên
Từ:14/03/2022 cứu, giúp sinh viên định
Đến:20/03/2022 hướng chọn đề tài.
1 - GV hướng dẫn quy trình
thực hiện thực hiện đồ
án, cách trình bày báo
cáo đồ án
- Xác nhận đăng ký chính
Từ:21/03/2022 thức đề tài thực hiện.
2 Đến:27/03/2022 - Viết chương tổng quan.
- Thiết kế sơ đồ khối cho
mạch
- Viết chương kiến thức hỗ
Từ:28/03/2022 trợ.
Đến:03/04/2022 - Đọc tài liệu
- Tìm hiểu cách tính toán
3 thiết kế
- Thực hiện mô phỏng
nguyên lý hoạt động của
mạch trên phần mềm
- Viết báo cáo
- Tính toán thiết kế mạch
Từ:04/04/2022 nguyên lý
Đến:10/04/2022 - Vẽ mạch nguyên lý
4 - Thực hiện mô phỏng
nguyên lý hoạt động của
mạch trên phần mềm
- Viết báo cáo
Kết quả thực hiện của sinh
Tuần Ngày Nội dung thực hiện viên (Giảng viên hướng dẫn
ghi)
- Mô phỏng nguyên lý hoạt
5 Từ:11/04/2022 động của mạch bằng
Đến:17/04/2022 phần mềm Proteus
Tạm nghỉ để thi học kỳ
6 Từ:18/04/2022
Đến:24/04/2022
Tạm nghỉ để thi học kỳ
7 Từ:25/04/2022
Đến:01/05/2022
- Vẽ mạch in PCB
8 Từ:02/05/2022
Đến:08/05/2022
- Tiến hành thi công làm
9 Từ:09/05/2022 mạch
Đến:15/05/2022
- Kiểm tra hoạt động của
10 Từ:16/05/2022 mạch
Đến:22/05/2022

11 Từ:23/05/2022 - Kiểm tra hoạt động của


Đến:29/05/2022 mạch

Từ:30/05/2022 - Hoàn thành báo cáo và kết


12 luận
Đến:05/06/2022

Cách tính điểm:


Điểm quá trình = 0.5 x Tổng điểm tiêu chí đánh giá + 0.5 x điểm báo cáo ĐAMH
Lưu ý: Tổng điểm tiêu chí đánh giá về quá trình thực hiện đồ án; Điểm báo cáo bảo vệ đồ án môn
học; Điểm quá trình (Ghi theo thang điểm 10)

Tiêu chí đánh giá về


Tổng điểm
quá trình thực hiện đồ Điểm Điểm quá
tiêu chí đánh
án báo cáo trình =
giá về quá
Tính chủ Đáp ứng bảo vệ 0.5*tổng
trình thực
động, tích mục tiêu đồ án điểm tiêu
Họ tên sinh viên Mã số SV hiện đồ án
cực, sáng đề ra môn chí +
(tổng 2 cột
tạo (tối đa 5 học 0.5*điểm
điểm 1+2)
(tối đa 5 điểm) (50%) báo cáo
50%
điểm)
1 2 3 4 5
Lê Trung Hậu 2011040065

Ghi chú: Điểm số nếu có sai sót, GV gạch bỏ rồi ghi lại điểm mới kế bên và ký nháy
vào phần điểm chỉnh sửa.
TP. HCM, ngày tháng 06 năm 2022
Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên các thành viên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Trung Hậu Võ Thị Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tin em xin chân thành cảm ơn tất quý Thầy/Cô của trường Đại học
Công Nghệ TP Hồ Chí Minh, cũng như quý Thầy/Cô trong Viện Kỹ thuật
HUTECH đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức hữu ích cũng như kinh nghiệm
quý báu cho em trong thời gian qua.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Võ Thị Bích Ngọc, người
đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án môn học này.
Xin cảm ơn tất cả các bạn, các anh/chị đã tận tình giúp đỡ và quan tâm tới
tác giả trong suốt quá trình thực hiện thành đồ án môn học này.
Vì lần đầu làm đồ án, kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn
thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót.
Với ước mong học hỏi, em rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn, chỉ
bảo thêm của quý Thầy/Cô giáo để em rút kinh nghiệm cho những đồ án tiếp theo
được tốt hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện
Mục lục

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN ................................... 3


1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................3
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................... 4
2.1. Điện trở .........................................................................4
2.2. Tụ điện ..........................................................................6
2.3. IC NE555 .......................................................................8
2.4. TSOP 1738 ..................................................................11
2.5. IC UM66......................................................................15
2.6. Led hồng ngoại ...........................................................16
2.7. Transistor BC548 .......................................................18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH ................. 20
3.1. Sơ đồ khối và chức năng của các khối ......................20
3.1.1. Sơ đồ khối ................................................................. 20
3.1.2. Chức năng của từng khối ........................................ 20
3.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MẠCH ..........................22
3.2.1. Khối phát tín hiệu hồng ngoại ................................. 22
3.2.2. Khối thu tín hiệu hồng ngoại và phát tín hiệu báo
động ..................................................................................... 23
3.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH .............23
3.3.1. Mạch phát:................................................................ 23
3.3.2. Mạch thu ................................................................... 24
1
3.4. SƠ ĐỒ MẠCH THI CÔNG .......................................25
3.4.1. Mạch phát:................................................................ 25
3.4.2. Mạch thu ................................................................... 27
Chương 4: Kết luận và định hướng phát triển ........................ 30
4.1. Kết luận:......................................................................30
4.2. Định hướng phát triển: ..............................................30

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN

1.1. Lý do chọn đề tài


Ngày nay, con người cùng với những ứng dụng của khoa học
kỹ thuật tiên tiến của thế giới, chúng ta đã và đang ngày một thay đổi,
văn minh và hiện đại hơn. Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra
hàng loạt những thiết bị với các đặc điểm nổi bật như sự chính xác cao,
tốc độ nhanh, gọn nhẹ…là những yếu tố rất cần thiết góp phần cho hoạt
động của con người đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Điện tử đang trở thành một ngành khoa học đa nhiệm vụ.
Điện tử đã đáp ứng được những đòi hỏi không ngừng của các ngành,
lĩnh vực khác nhau cho đến nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc
sống hàng ngày. Một trong những ứng dụng của rất quan trọng của
ngành công nghệ điện tử là kỹ thuật điều khiển từ xa bằng hồng ngoại.
Sử dụng hồng ngoại được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp và các
lĩnh vực khác trong cuộc sống với những thiết bị điều khiển từ xa rất
tinh vi và đạt được năng suất, kinh tế thật cao.

1.2. Mục tiêu của đề tài

Điện tử được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong mọi lĩnh
vực nên với sinh viên học ngành kỹ thuật thì yêu cầu cần phải được
trang bị kiến thức điện, điện tử để có thể phân tích, thiết kế, thi công, lắp
đặt và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện tử, dây chuyền sản
xuất trong công nghiệp.

Nhằm mục đích áp dụng kiến thức đã học lý thuyết môn kỹ


thuật điện tử vào trong thiết kế ứng dụng thực tế nên em quyết định chọn
thực hiện đề tài: “MẠCH BÁO TRỘM BẰNG HỒNG NGOẠI”.

3
Với việc thực hiện đồ án môn học này cũng nhằm giúp em hiểu
được chức năng của các linh kiện dùng trong mạch, sự liên kết của
chúng trong việc thiết kế mạch điện tử và sử dụng các linh kiện điện tử.

Ngoài ra, việc thực hiện đồ án cũng giúp em hiểu được: cách
tính toán thiết kế mạch; biết sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng
cũng như thiết kế PCB cho mạch điện tử; biết cách kiểm tra một số vấn
đề linh kiện trong mạch khi có hư hỏng…..

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Điện trở

- Điện trở là một linh kiện có tính cản trở dòng điện và làm một số
chức năng khác tùy vào vị trí điện trở trong mạch điện.

- Cấu tạo: điện trở được cấu tạo từ những vật liệu có điện trở suất cao
như làm bằng than, magie kim loại Ni-O2, oxit kim loại, dây quấn. Để
biểu thị giá trị điện trở người ta dùng các vòng màu để biểu thị giá trị
điện trở.

- Kí hiệu:

- Hình dạng thực tế:

4
Hình 2.1: Điện trở

- Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu: Giá trị điện trở thường được thể
hiện qua các vạch màu trên thân điện trở, mỗi màu đại diện cho một số.

Bảng màu điện trở

Tính giá trị điện trở


Đối với điện trở 4 vạch màu:

- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
5
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân
với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Ví dụ:

Hình 2.2: Tính giá trị điện trở

2.2. Tụ điện
- Tụ điện là linh kiện có khả năng tích điện. Tụ điện cách điện với dòng
điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều truyền qua.

- Tụ điện được chia làm hai loại chính: loại không phân cực và loại có
phân cực.

- Loại có phân cực thường có giá trị lớn hơn loại không phân cực, trên
hai chân của loại phân cực có phân biệt chân nối âm, nối dương rõ ràng,
khi gắn tụ có phân cực vào mạch điện, nếu gắn ngược chiều âm dương,
tụ phân cực có thể bị hư và hoạt động sai. Ngoài ra người ta còn gọi tên
tụ điện theo vật liệu làm tụ, ví dụ: tụ gốm, tụ giấy, tụ hóa...

- Hình dạng: tụ điện có khá nhiều hình dạng khác nhau.

Kí hiệu: được kí hiệu là C

6
Hình 2.3: Tụ điện

Biểu tượng trên mạch điện:

Đơn vị của tụ điện


- Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế
người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như
+ P(Pico Fara) 1 Pico = 1/1000.000.000.000 Fara (viết gọn là 1pF)
+ N(Nano Fara) 1 Nano = 1/1000.000.000 Fara (viết gọn là 1nF)
+ MicroFarra 1 Micro = 1/1000.000 Fara (viết gọn là 1µF)
=> 1µF = 1000nF = 1.000.000 Pf

Cách đọc giá trị của tụ điện:

- Đọc trực tiếp trên thân điện trở, ví dụ 100µF (100 micro Fara)

Nếu là số dạng 103J, 223K, 471J vv thì đơn vị là pico, hai số đầu giữ
nguyên , số thứ 3 tương ứng số lượng số 0 thêm vào sau( chữ J hoặc K ở
cuối kà ký hiệu cho sai số).

- Ví dụ 1:103J sẽ là 10000 pF (thêm vào 3 số 0 sau số 10) = 10 nF.

- Ví dụ 2: 471K sẽ là 470 pF (thêm 1 số 0 vào sau 47)

Sau trị số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, điện áp ghi trên tụ
chính là điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt qua giá trị này thì
tụ điện có thể bị hư hỏng hoặc bị cháy nổ.

7
2.3. IC NE555
IC NE555 gồm có 8 chân.

- Chân số 1 GND: Nối đất.


1
- Chân số 2 TRIGGER (kích khởi): Điểm nhạy mức với Vcc . Khi điện
3
1
áp ở chân này dưới Vcc thì ngõ ra 𝑄̅ của FF xuống [0], gây cho chân 3
3
tạo một trạng thái cao.

- Chân số 3 OUTPUT (ra): Thường ở mức thấp và chuyển thành mức


cao trong khoảng thời gian định thì. Vì tầng ra tích cực ở cả 2 chiều, nó
có thể cấp hoặc hút dòng đến 200mA.

- Chân số 4 RESET: Khi điện áp ở chân này nhỏ hơn 0,4V: chu kỳ định
thì bị ngắt, đưa 555 về trạng thái không có kích. Đây là chức năng ưu
tiên để 555 không thể bị kích trừ khi bị RESET được giải phóng
(>1,0V). Khi không sử dụng nối chân 4 lên Vcc .

- Chân số 5 CONTROL VOLTAGE (điện áp điều khiển): bên trong là


2
điểm Vcc . Một điển trở nối đất hoặc điện áp ngoài có thể được nối vào
3
chân 5 để thay đổi các điểm tham khảo (chuẩn) của comparator. Khi
không sử dụng cho mục đích này, nên gắn 1 tụ nối đất ≥0,01µF cho tất
cả các ứng dụng nhằm để lọc các xung đỉnh nhiễu nguồn cấp điện.
2
- Chân số 6 THRESHOLD (ngưỡng): Để nhạy mức với Vcc . Khi điện
3
2
áp ở chân này > Vcc FF Reset làm cho chân 3 ở trạng thái thấp.
3

- Chân số 7 DISCHARGE (xả): Cực thu của transistor, thường được


dùng để xả tụ định thì. Vì dòng collector bị giới hạn, nó có thể dùng với
các tụ rất lớn (>1000µF) không bị hư.

8
- Chân số 8 Vcc: Điện áp cấp nguồn có thể từ 4,5V đến 16V so với chân
mass. Việc định thì tương đối độc lập với điện áp này. Sai số định thì do
thay đổi nguồn điện tiêu biểu < 0,005% V.

Cấu tạo của NE555 gồm OP-amp so sánh điện áp, mạch lật và transistor
để xả điện. Cấu tạo của IC đơn giản nhưng hoạt động tốt. Bên trong gồm
3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo
1
nên điện áp chuẩn. Điện áp Vcc nối vào chân dương của Op-amp 1 và
3
2
điện áp Vcc nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ
3
1
hơn Vcc , chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn
3
2
V , chân R của FF = [1] và FF được reset.
3 cc

Hình 2.4: IC NE555

Hình 2.5: Cấu tạo IC NE555

9
Giải thích sự dao động:

Ký hiệu 0 là mức thấp bằng 0V, 1 là mức cao gần bằng VCC. Mạch FF
là loại RS

̅ = [0].
Flip-flop, Khi S = [1] thì Q = [1]và Q

̅ = [0].
Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và Q

̅ = [1] và Q = [0].
Khi R = [1] thì Q

̅ = [1],
Tóm lại, khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q
transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C,
điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0,
FF không reset.

Giai đoạn ngõ ra ở mức 1:

Khi bấm công tắc khởi động, chân 2 ở mức 0.

Vì điện áp ở chân 2 (V-) nhỏ hơn V1(V+), ngõ ra của Op-amp 1 ở mức
1 nên S = [1], Q = [1] và Q ̅ = [0]. Ngõ ra của IC ở mức 1.Khi Q̅ = [0],
transistor tắt, tụ C tiếp tục nạp qua R, điện áp trên tụ tăng. Khi nhấn
công tắc lần nữa Op-amp 1 có V- = [1] lớn hơn V+ nên ngõ ra của Op-
amp 1 ở mức 0, S = [0], Q và Q ̅ vẫn không đổi. Trong khi điện áp tụ C
nhỏ hơn V2, FF vẫn giữ nguyên trạng thái đó.

Giai đoạn ngõ ra ở mức 0:


2
Khi tụ C nạp tiếp, Op-amp 2 có V+ lớn hơn V- = Vcc , R = [1] nên Q =
3
̅
[0] và Q = [1]. Ngõ ra của IC ở mức 0.

Vì = [1], transistor mở dẫn, Op-amp2 có V+ = [0] bé hơn V-, ngõ ra


của Op-amp 2 ở mức 0. Vì vậy Q và Q̅ không đổi giá trị, tụ C xả điện
thông qua transistor

Kết quả cuối cùng:

10
Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn định

Thiết kế mạch dao động = IC

Nội dung : IC tạo dao động họ XX555, Thiết kế mạch dao động tạo ra
xung vuông có tần số và độ rộng bất kỳ.

IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v.v ...

2.4. TSOP 1738


TSOP1738 là bộ thu tín hiệu IR với bộ khuếch đại hoạt động như một bộ
chuyển mạch và bộ chuyển đổi trong mạch. Có một đầu vào và đầu ra
chỉ hoạt động trên đầu vào tín hiệu IR. Chức năng của TSOP1738 là
chuyển đổi tín hiệu IR thành tín hiệu điện.

Mỗi bộ thu IR đều có một tần số đặc biệt để hoạt động. TSOP1738 hoạt
động ở tần số IR 38KHz. Trong trường hợp tần số cao hơn hoặc thấp
hơn, nó có thể hoạt động với dòng điện bị rò rỉ hoặc gặp một số lỗi khác
và sẽ không hoạt động hoàn toàn.

Sử dụng công nghệ bán dẫn silicon, hoạt động ở cấp độ micro rất nhạy
và hiệu quả với các chức năng. Tóm lại, TSOP có kích thước nhỏ và
việc sử dụng với vi điều khiển và bộ vi xử lý làm nó trở nên thông minh
và an toàn.

Sơ đồ chân TSOP 1738:

TSOP1738 là một bộ thu tín hiệu IR hoạt động như một công tắc. Nó
chỉ có ba chân kết nối TSOP với các thiết bị khác và cho giao tiếp dữ
liệu không dây.

11
Hình 2.6: TSOP 1738

Cấu hình chân TSOP 1738:

Nó cũng có dạng kim loại như trong hình bên dưới:

Hình 2.7: Cấu hình chân

Mô tả sơ đồ chân

GND: Chân nối đất làm điểm mass chung với các thiết bị khác,
đặc biệt là vi điều khiển và IC.

VSS: Là chân đầu vào cấp nguồn để kích hoạt bộ giải mã bên
trong và bộ thu IR. Nguồn điện phải theo đặc tính kỹ thuật và chỉ nên
cấp ở chân nguồn. Trong trường hợp đầu vào nguồn điện cấp sai chân và
ngay cả có giá trị thấp, thì IC sẽ bắt đầu nóng lên mà bạn có thể nhận
thấy bằng cách chạm vào nó. Cuối cùng, việc đốt nóng sẽ làm hỏng
TSOP.
12
Output: Dữ liệu sẽ xuất ra dưới dạng xung. Chân đầu ra có thể
giao tiếp với các thiết bị chuẩn logic TTL / CMOS có điện trở nhỏ. Dữ
liệu đầu ra sẽ ở dạng điện áp.

Các tính năng của bộ thu tín hiệu IR TSOP1738

• Có bộ thu tín hiệu và bộ khuếch đại IR trong cùng một package


duy nhất.
• Mức tần số đặc biệt hoạt động với một thiết bị cụ thể.
• TSOP1738 có bộ lọc bandpass bên trong để tránh ánh sáng xung
quanh, đặc biệt là ánh sáng mặt trời.
• Bộ lọc bên trong cung cấp tần số PCM cho các tín hiệu analog.
• Có thể sử dụng được với các vi điều khiển, IC hoặc vi xử lý
chuẩn TTL / CMOS.
• Có nhiều tính năng nhưng vi mạch vẫn có mức tiêu thụ điện
năng thấp và việc tiêu thụ điện năng chỉ xảy ra khi nó đang hoạt
động. Ở trạng thái ngủ, mức tiêu thụ điện năng trở nên thấp hơn.
• TSOP1738 có tốc độ truyền 1200bits / s và có thể nhận dữ liệu
với tốc độ tương tự.
• Đầu ra hoạt động ở mức thấp

Thông số kỹ thuật

• Điện áp hoạt động TSOP là từ -0.3 đến 6.0 V và dòng điện động
5mA.
• Điện áp và dòng điện đầu ra sẽ luôn theo nguồn điện đầu vào.
• Phạm vi nhiệt độ tiếp giáp bên trong là 100 ⁰C.
• Nhiệt độ hoạt động từ -25 đến 85 ⁰C
• Công suất tiêu thụ là 50mW ở nhiệt độ tối đa là 85 ⁰C.
• Trong quá trình hàn, IC luôn giữ nhiệt độ thấp hơn 260 ⁰C gần
các chân của nó nếu không nó sẽ bị cháy do nhiệt độ bên ngoài
trong quá trình hàn.

Nguyên lý hoạt động bộ thu tín hiệu IR

13
Hình ảnh cho trước là sơ đồ khối tổng quát của các thành phần bên trong
TSOP1738. Chi tiết của mọi thành phần được thảo luận dưới đây:

Hình 2.8: Sơ đồ khối TSOP 1738

AGC

Từ sơ đồ khối có thể thấy rõ các thành phần bên trong nhưng ở đây
việc sử dụng từng thành phần là có lý do. Bộ thu IR có thể hoạt động
trực tiếp nhưng trong TSOP các thành phần khác làm cho nó trở nên
thông minh và an toàn. Đầu tiên IR được kết nối với bộ AGC (Kiểm soát
độ lợi tự động). AGC khuếch đại đầu vào của các tín hiệu đầu vào khác
nhau từ bộ thu IR. Sau đó AGC chuyển đầu ra tới bộ lọc Bandpass.

Bộ lọc băng thông (Bandpass filter)

Bộ lọc bandpass có nhiều vai trò trong TSOP. Đầu tiên, nó chuyển
đổi tín hiệu analog sang đầu ra digital, sau đó chuyển đến bộ giải mã. Sự
kết hợp giữa AGC và bộ lọc bandpass cũng làm nó tránh được mọi ánh
sáng xung quanh, đặc biệt là ánh sáng mặt trời. Thiết bị có bảo vệ ánh
sáng mặt trời bên trong nhưng vẫn được công ty khuyến nghị nên sử
dụng ở khoảng cách ngắn. Sự thay đổi của thời tiết và ánh sáng mặt trời
đôi khi có thể ảnh hưởng đến việc truyền tải tín hiệu bằng TSOP. Bộ lọc

14
bandpass cũng làm cho vi mạch chỉ hoạt động ở một tần số đặc biệt là
38KHz.

Bộ giải mã

Bộ giải mã được kết nối với transistor NPN ở một đầu và mắc với bộ
lọc bandpass ở đầu kia. Dữ liệu đầu ra từ bộ lọc bandpass sẽ được đưa
vào bộ giải mã sẽ điều khiển transistor NPN sử dụng tín hiệu đầu vào
thấp. Transistor NPN được kết nối trực tiếp với nguồn với đầu ra cực
collector và cực emitter được nối mass. Mỗi tín hiệu logic thấp sẽ tắt
transistor NPN và nguồn điện sẽ được đưa tới chân đầu ra.

Mạch điều khiển

Mạch điều khiển hoạt động như một công tắc cho bộ giải mã và bộ
lọc bandpass. Nó tạo ra tín hiệu đầu ra bất cứ khi nào bộ lọc bandpass
tạo ra tín hiệu đầu ra, mạch điều khiển tạo tín hiệu đầu ra thông báo cho
bộ giải mã và AGC khi hoàn thành quá trình lọc tín hiệu.

Các ứng dụng bộ thu IR TSOP1738

• TSOP1738 có kích thước nhỏ nhưng hầu hết các sản phẩm hiện
tại đều sử dụng TSOP1738 bên trong. Như TV, AC, Cửa tự
động,…
• Các hệ thống an ninh như phát hiện đối tượng sử dụng bộ thu
với bộ phát tín hiệu IR
• Trong robot điều khiển từ xa
• Cảm biến nhịp tim
• Là một trong những bộ thu tín hiệu tốt nhất ở khoảng cách liên
lạc nhỏ nhưng chỉ dành cho liên lạc một chiều

2.5. IC UM66
15
IC UM66 là IC CMOS tạo giai điệu và được sử dụng nhiều trong
các ứng dụng tạo âm thanh như chuông cửa, đồ chơi âm nhạc cho trẻ
em, điện thoại, báo động đột nhập ,v.v. IC có 3 chân với các đầu nối
GND (1), Vcc (2) & Output (3). Các âm thanh được lấy ra từ các tín
hiệu điện tương ứng ở Chân 3.
IC hoạt động trên dải điện áp cung cấp 1,5V-4,5V. IC này có thể
được sử dụng trong các mạch nhỏ vì nó tiêu thụ rất ít năng lượng.

Hình 2.9: IC UM66

2.6. Led hồng ngoại


LED hồng ngoại là một loại bóng LED thu và phát ra ánh sáng hồng
ngoại. Đây là loại ánh sáng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để
mắt thường có thể nhìn thấy được, người ta phải cho ánh sáng hồng
ngoại do diode phát ra đập vào chất phát quang.

16
Hình 2.10: Led hồng ngoại

Nguyên lý hoạt động của LED hồng ngoại:


- Một đèn LED phát hồng ngoại, giống như tất cả các đèn LED, một
loại diode, hoặc chất bán dẫn đơn giản.
- Điốt được thiết kế sao cho dòng điện chỉ có thể chạy theo một hướng.
Khi dòng điện chạy, các electron rơi từ một phần của diode vào lỗ
trên một phần khác. Để rơi vào các lỗ này, các electron phải làm năng
lượng dưới dạng photon tạo ra ánh sáng.
- Bước sóng và màu sắc của ánh sáng được tạo ra phụ thuộc vào vật
liệu được sử dụng trong diode.
- Đèn LED phát hồng ngoại sử dụng vật liệu tạo ra ánh sáng trong phần
hồng ngoại của quang phổ, tức là, ngay dưới những gì mắt người có
thể nhìn thấy.

17
- Đèn LED hồng ngoại khác nhau có thể tạo ra ánh sáng hồng ngoại
của các bước sóng khác nhau, giống như các đèn LED khác nhau tạo
ra ánh sáng có màu sắc khác nhau.

Hình 2.11: Nguyên lý hoạt động của led hồng ngoại

2.7. Transistor BC548


Transistor BC548 là transistor nghịch NPN, có cấu tạo gồm 3
lớp bán dẫn ghép với nhau thành 2 mối nối P-N, thuộc loại
transistor nghịch NPN. Transistor BC548 được sản xuất theo
chuẩn TO92.

Hình 2.12: Sơ đồ chân Transistor BC548


18
Transistor BC548 là transistor nghịch có hệ số khuếch
đại trong khoảng 110 đến 800. Transistor BC548 có thế hoạt
động với điện áp VCBO tối đa 30V, dòng điện giới hạn 100mA.
Transistor BC548 là transistor có công suất 500mW, có dải nhiệt
độ hoạt động rộng từ -55oC đến 125oC, tuy nhiên BC548 hoạt
động tốt nhất ở khoảng 25oC.
Transistor BC548 có đặc tính dòng DC ổn định, hệ số khuếch
đại tuyến tính, một trong những transistor thông dụng, đươc sử
dụng nhiều trong các mạch điện tử.

Hình 2.13: Transistor BC548

19
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH
3.1. Sơ đồ khối và chức năng của các khối
3.1.1. Sơ đồ khối
Mạch phát (khối phát):

Khối nguồn

Dao động bất ổn tạo tần Led phát hồng ngoại


số 38 KHz

Mạch thu (khối thu):

Khối nguồn

Thiết bị thu Dao động IC tạo nhạc Tải (Loa)


(TSOP1738) đơn ổn (IC UM66)

3.1.2. Chức năng của từng khối


Mạch phát (khối phát):
- Khối nguồn: Chức năng cung cấp nguồn cho hệ thống mạch hoạt
động. Nếu ta cung cấp không đủ nguồn hoặc quá điện áp với các linh
kiện thì mạch có thể không hoạt động và bị hư hỏng.

20
- Khối dao động bất ổn tạo tần số 38 KHz: Đây là dạng không có
trạng thái ổn định (tự dao động, tự kích). Chu kỳ lặp lại và biên độ
của xung tạo ra được xác định bằng các thông số của mạch và nguồn
điện cung cấp. Đây là xung dạng vuông tạo tần số 38KHz. Ngõ ra của
bộ dao động tự kích luân phiên thay đổi theo hai giá trị ở mức cao và
mức thấp.
- Khối Led phát hồng ngoại: Khi có nguồn điện cung cấp vào thì led
sẽ phát hồng ngoại trong khoảng thời gian của nó. Khi nguồn điện bị
mất hoặc không có tín hiệu thì led sẽ không phát hồng ngoại. Do đó
bên thu không nhận được tín hiệu xem như mạch không hoạt động.

Mạch thu (khối thu):


- Khối nguồn: Chức năng cung cấp nguồn cho hệ thống mạch hoạt
động. Nếu ta cung cấp không đủ nguồn hoặc quá điện áp với các linh
kiện thì mạch có thể không hoạt động và bị hư hỏng.
- Thiết bị thu (TSOP 1738): Tia hồng ngoại được phát ra từ khối thiết
bị phát được tiếp nhận bới thiết bị thu (TSOP 1738) với đúng tần số là
38KHz thì mạch sẽ hoạt động.
- Khối dao động đơn ổn: tạo xung với chu kỳ xung ảnh hưởng tới
thành phần điện trở và tụ điện trong mạch. Trong dao động này có
một trạng thái ngõ ra ổn định trong khi những trạng thái khác thì bất
ổn. Thời gian bộ dao động nàm ở trạng thái không ổn định dài hay
ngắn là do các tham số của mạch quyết định. Ngõ ra của dao động
đơn ổn có một trạng thái ổn định (hoặc ở mức cao hoặc ở mức thấp).
Xung kích từ bên ngoài có thể là xung gai nhọn, âm hoặc dương, chu
kỳ và biên độ do mạch quyết định.

21
- IC tạo nhạc (IC UM66): Khuếch đại âm thanh và tạo nhạc cho mạch
- Tải (Loa): Phát ra âm thanh trong một khoảng thời gian khi bị mất tín
hiệu từ led hồng ngoại phát qua thiết bị thu (TSOP 1738).

3.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MẠCH


3.2.1. Khối phát tín hiệu hồng ngoại

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý mạch phát

22
3.2.2. Khối thu tín hiệu hồng ngoại và phát tín hiệu báo động

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý mạch thu

3.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH


3.3.1. Mạch phát:
Tín hiệu ngõ ra của IC 555 trong bộ phát hồng ngoại là dạng xung
vuông có tần số 38KHz và được truyền đến led phát sóng hồng ngoại có
tần số tương tự. Tín hiệu ra ở chân số 3. Mạch có độ phát xa khoảng 6m.

Tm = 0,693.(R1 + R 2 ).C3
Ts = 0,693.R 2 .C3
T = Tm + Ts
23
1
f=
𝑇

Trong đó: Tm là thời gian nạp


Ts là thời gian xả
T là chu kỳ dao động bằng tổng thời gian nạp và xả
f là tần số dao động của mạch

Ta có:
- Tm = 0,693.(1k+18,5k).0,001 = 13,5135
- Ts = 0,693.18,5k.0,001 = 12,8205
Chu kỳ dao động của mạch
- T = Tm + Ts = 13,5135 + 12,8205 = 26,334.10−6
Tần số dao động của mạch
1 1
- f= = = 0,0379.106 (Hz)
𝑇 23,334.10−6

= 37,9 (KHz) ~
̃ 38 (KHz)

 Đạt yêu cầu mạch phát

3.3.2. Mạch thu


- TSOP 1738 là IC thu nhận hồng ngoại, được sử dụng rộng rãi và phổ
biên trên thị trường, nó có nhiệm vụ thu tia hồng ngoại và khuyếch đại
tín hiệu nhận được từ bộ phát hồng ngoại. Khi có tín hiệu hồng ngoại,
đầu ra OUT là dạng xung có tần số rất cao khoảng 38KHz, xung nay
được đưa vào chân số 2 của IC 555 để khuyếch đại so sánh khi IC nhận
1
điện áp chuẩn là Vcc . Khi so sánh tín hiệu SET điều khiển Flip_Flop
3
làm cho chân số 3 xuất hiện xung vuông.

- Xung vuông này làm cho Q1 dẫn ở trạng thái bão hòa, tín hiệu mức
cao lại được chuyển đến cực B của Q1.

24
- Khi mất tín hiệu hồng ngoại, sẽ cung cấp nguồn cho thiết bị báo động.
- Khối báo động được sử dụng là loại mạch khuyếch đại thông thường
sử dụng IC tạo nhạc UM66, hoặc là khối đèn được mô phỏng bởi 1 bóng
Led.

3.4. SƠ ĐỒ MẠCH THI CÔNG


3.4.1. Mạch phát:

Sơ đồ mạch thi công

PCB

25
Sơ đồ mạch 3D

Sơ đồ mạch thực tế
26
3.4.2. Mạch thu

Sơ đồ mạch thi công

27
PCB

Sơ đồ mạch 3D

28
Sơ đồ mạch thực tế

29
Chương 4: Kết luận và định hướng phát triển
4.1. Kết luận:
Mạch BÁO TRỘM BẰNG HỒNG NGOẠI chạy được nhưng vẫn
chưa thực sự ổn định, dễ bị nhiễu do ánh sáng trắng đi vào mắt thu,
khoảng cách giữa mạch phát và mạch thu còn hạn chế.

Mạch vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, đối với mạch phát thì
thực tế chưa ra đúng tần số 38KHz chỉ ra được sấp sỉ 36,4KHz nên bên
mạch thu không bắt được tín hiệu. Mạch vẫn còn thừa rất nhiều chỗ
trống, về thẩm mỹ thì vẫn chưa thật sự bắt mắt.

4.2. Định hướng phát triển:


Đề tài về hồng ngoại ngày nay được ứng dụng rất nhiều trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày của cong người cũng như trong công nghiệp
và nhiều lĩnh vực khác…. Được ứng dụng trong các thiết bị dân dụng
như: điều khiển quạt, đèn, ti vi, và các thiết bị điện khác.

Trong môi trường làm việc nguy hiểm thì việc đóng ngắt các thiết bị
từ xa bằng dụng cụ thu phát hồng ngoại là rất cần thiết như: nơi có điện
áp cao, cầu dao…

Có thể nâng cấp từ sơ đồ nguyên lý hoạt động lên hướng tự động hóa
bằng các công nghệ cao hơn: báo trộm bằng sóng điện từ, cảm biến nhiệt
độ,…

Ta có thể kết hợp với vi xử lý tạo nên các mạch điện thông minh
như: điều khiển quạt máy hoặc máy lạnh hoạt động theo nhiệt độ, cùng
với bộ định giờ hiển thị giờ, nhiệt độ,…

30
Tài liệu tham khảo
1. Ths. Võ Thị Bích Ngọc / Ths. Nguyễn Thị Ngọc Anh – Giáo trình
kỹ thuật điện tử - Đại học công nghệ TP.HCM – 2018

2. Ths. Bùi Hữu Hiên – Giáo trình thực tập công nhân điện tử - Đại
học công nghệ TP.HCM

Wedsite
1. http://www.alldatasheet.com

2. https://tailieuxanh.com/vn/tlID673934_do-an-mach-chong-trom-
dung-hong-ngoai.html

3. https://dientutuonglai.com/mach-bao-chong-trom-dung-tia-hong-
ngoai.html

31
32

You might also like