You are on page 1of 1

Đánh giá những hạn chế của từng hình thức kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp

đồng
trong hợp đồng thương mại

Các hình thức đàm phán: Gián tiếp(Điện thoại, thư tín); Gặp trực tiếp
Gián tiếp
+ Qua điện thoại
● Hạn chế về thời gian -> không thể trao đổi một cách chi tiết
● Không có căn cứ pháp lý rõ ràng như văn bản
● Bắt buộc phải chuẩn bị chu đáo nhất để có thể lập tức trả lời vấn đề
● Sau khi trao đổi cần phải soạn thảo văn bản có nội dung đã được xác
nhận, chỏ có tác dụng pháp lý khi đối tác xác nhận lại
+ Qua thư từ, điện tín
● Nhược điểm của giao dịch bằng thư từ, điện tín là chậm, mất rất nhiều thời gian,
có thể cơ hội mua bán tốt sẽ bị lỡ, khó biết ý đồ thật của khách hàng. Ngày nay,
người ta dùng hình thức thư điện tử qua hệ thống Internet hoặc telex, fax sẽ
khắc phục phần nào nhược điểm này. Thư từ, điện tín, fax là những văn bản có
tính pháp lý về thương mại. Có thể dùng cả khi khiếu nại hoặc dùng làm chứng
cứ khi cần phải đưa ra xét xử trước pháp luật.
Gặp trực tiếp
- Người đàm phản phải có nghiệp vụ, tự tin, tự chủ, nhanh nhạy... để tỉnh táo nắm được ý
đồ sách lược của đối phương. Từ đó nhanh chóng đưa ra phương án đối phó và phải
quyết định ngay khi thời cơ chín muồi. Trước khi lên bàn đàm phán, phải xác định mục
tiêu của mình trong lần đàm phán này, và cần tìm hiểu về khách hàng một cách kỹ
lưỡng nhất có thể, thậm chí cả mục tiêu của họ. Không nên nóng trong việc ký kết dù
thời gian đàm phán đã sắp hết.
- Người tiến hành đàm phán nên biết ngôn ngữ để tiến hành đàm phán, vì như vậy sẽ dễ
chủ động, linh hoạt và nâng cao được tốc độ đàm phán. Nếu đàm phán có đông người
tham dự nên để một người thống nhất phát ngôn, để tránh sơ hở trong đối đáp, tránh
bàn bạc trao đổi ý kiến trước mặt khách hàng.

You might also like