You are on page 1of 7

QUY TRÌNH XỬ LÝ NGHI NGỜ NGỘ ĐỘC

Quy trình xử lý nghi ngờ ngộ độc Trang 1/7 Chỉ sử dụng nội bộ
BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI QUY TRÌNH

Ngày Vị trí sửa đổi


STT Mô tả nội dung sửa đổi Ghi chú
sửa đổi (Trang)

Quy trình xử lý nghi ngờ ngộ độc Trang 2/7 Chỉ sử dụng nội bộ
1. MỤC ĐÍCH:

Điều tra nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và khắc phục sự cố.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG:

Áp dụng đối với tất cả cán bộ công nhân viên liên quan, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định
trong thủ tục này.

Phối hợp với phòng Y tế của công ty Khách hàng.

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015, ISO 22000:2018


- Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010
- Quyết định 1246/2017/QĐ-BYT ngày 31/03/2017 quyết định về việc ban hành “hướng
dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống"
- Nghị định 155/2018 NĐ-CP ngày 12/11/2018 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y Tế
- Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y Tế ban hành “Quy chế điều
tra ngộ độc thực phẩm”

4. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT:

Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn. Đó là khi người
bị ngộ độc đã ăn, uống phải những loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có chứa chất gây
ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Ngộ độc thực phẩm cũng
có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
Từ viết tắt:
- ATVSTP : An toàn thực phẩm
- Dùng các từ viết tắt và thuật ngữ khác có trong Sổ tay an toàn thực phẩm và trong tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 22000:2018)

Quy trình xử lý nghi ngờ ngộ độc Trang 3/7 Chỉ sử dụng nội bộ
5. NỘI DUNG:
5.1. Lưu đồ
STT Mô tả Lưu đồ Biểu mẫu

1 Chủ nhiệm, QLV Tiếp nhận & xác minh


thông tin NĐTP

Chủ nhiệm/ QLV báo


2 cáo nhanh đến QLCL, Báo cáo nhanh
TGĐ
QCLC, QLV Thống nhất
Thống nhất với KH để
ý kiến với KH để báo
3 báo cáo với cơ quan
cáo với cơ quan quản lý
quản lý nhà nước
nhà nước
Chủ nhiệm, QLV, QLCL,
Cấp độ nhẹ có Quy mô lan rộng
phối hợp với khách khả năng tự không có khả
điều tra năng tự điều tra
4 hàng tự điều tra (phỏng Phối hợp với KH,
vấn người nghi bị Phối hợp với KH cơ quan quan lý
tự điều tra điều tra
NĐTP,

Xét nghiệm mẫu


5 QLCL
lưu (nếu cần
thiết)
QLV, QLCL tổng hợp
báo cáo dựa trên các dữ Nhận kết luận từ cơ
Tổng hợp báo
6 liệu (kết quả xét nghiệm, quan quản lý nhà
cáo
nước
biên bản phỏng vấn, kết
luận bác sĩ)

QLV, QLCL, Bộ phận


7 Khắc phục & hành động KPPN
được phân công (5.3)

8 QLCL Lưu trữ hồ sơ

5.2.

Quy trình xử lý nghi ngờ ngộ độc Trang 4/7 Chỉ sử dụng nội bộ
5.3. Trách nhiệm
5.2.1 Trách nhiệm của chủ nhiệm
- Chủ nhiệm tiếp nhận thông tin và thông báo ngay cho phòng Dịch vụ ẩm thực của công ty và
phòng Y tế, quản lý canteen của công ty Khách hàng.
- Giữ mẫu thực phẩm lưu còn nguyên niêm phong và không được hủy.
5.2.2 Trách nhiệm của phòng Dịch vụ ẩm thực
Phòng Dịch vụ ẩm thực phối hợp với phòng Y tế của công ty khách hàng, điều tra viết biên bản
ghi nhận cụ thể mô tả các ca nghi ngờ sau ăn bị ngộ độc theo các thông tin:
- Ngày giờ xảy ra sự cố:
- Tổng số người ăn:
- Tổng số người mắc
- Thời gian từ lúc ăn tới lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên:
- Triệu chứng điển hình:
Các trường hợp có triệu chứng nôn, ói, đau bụng, … đưa tới cơ quan y tế gần nhất để cấp cứu
kịp thời.

5.2.3 Trách nhiệm của Phòng Quản lý Chất lượng


Phòng Quản lý chất lượng của công ty có trách nhiệm kiểm tra:
- Truy xuất nguồn gốc của các loại thực phẩm có trong ca ăn.
- Kiểm soát thời gian, từ lúc nấu xong bắt đầu phục vụ cho tới kết thúc phục vụ của ca ăn.
- Rà soát lại toàn bộ các loại thực phẩm cung cấp cho bếp tại công ty khách hàng và các bếp
khác trong cùng một thời điểm của cùng một nhà cung cấp.
- Kiểm tra việc ghi chép nhật kí sổ 3 bước theo quy định.
- Kiểm tra toàn bộ các bảng checklist theo dõi nhiệt độ trong quá trình sản xuất: lưu trữ thực
phẩm trong tủ lạnh, chế biến, chia suất, lưu mẫu… của bếp công ty khách hàng.
5.4. Các hành động phòng ngừa sau khi kết thúc điều tra
- Tổng vệ sinh và khử trùng toàn bộ khu vực bếp.
- Đào tạo lại các quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên bếp.
- Tái đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn và thực hành an toàn thực phẩm
- Giám sát và tăng cường kiểm soát mối nguy tại tất cả các khâu trong chế biến thực phẩm tại
bếp (Bảng checklist) ghi chép hằng ngày.

Quy trình xử lý nghi ngờ ngộ độc Trang 5/7 Chỉ sử dụng nội bộ
6. BIỀU MẪU ÁP DỤNG

STT Tên biểu mẫu Ký mã hiệu Bộ phận lưu trữ Thời gian lưu trữ

Tài liệu đào tạo kiến Phòng Quản lý


1 02 năm
thức ATVSTP chất lượng
Phòng Quản lý
2 Biên bản đào tạo nội bộ 02 năm
chất lượng
Sổ 3 bước theo quy
3 Tại công trình 02 năm
định của bộ y tế
Phòng Quản lý
4 Biên bản lấy mẫu 02 năm
chất lượng
Biên bản phỏng vấn Phòng Quản lý
5 02 năm
nghi ngờ ngộ độc chất lượng

Quy trình xử lý nghi ngờ ngộ độc Trang 6/7 Chỉ sử dụng nội bộ
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH
Xử lý nghi ngờ ngộ độc
IMS-FB-QM-1051-VN Ngày ban hành: 21.10.2020 Phiên bản 01

DS-VN-3-1.5-007_ Biên bản xử lý tình huống khẩn nguy _Rev01 Trang 7/7 Chỉ sử dụng nội bộ

You might also like