You are on page 1of 7

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VẬT LÝ


TP. HỒ CHÍ MINH 2016-2017

Câu 1.

Cho mạch điện như hình vẽ, R1 = R2 = 30 Ω , R3 = 60 Ω . Một nguồn


A B
điện có hiệu điện thế U = 18 V không đổi, nối vào hai điểm A, B của mạch R1
qua một ampe kế mắc nối tiếp. Ampe kế có điện trở rất nhỏ. Một điện trở
X lần lượt mắc vào hai trong ba điểm A, B, C của mạch. Trong ba số chỉ
của ampe kế khi mắc X vào mạch, số chỉ lớn nhất của ampe kế là 1,1 A. R2 R3

a) Tính X. C
b) Tìm hai số chỉ còn lại của ampe kế khi mắc điện trở X vào
mạch.

(a) Khi mắc X vào hai điểm A-C hoặc B-C, ta thu được mạch điện A-B có điện trở tương
đương lớn hơn điện trở khi chưa mắc X nên dòng điện qua mạch chính (là số chỉ của ampe kế)
nhỏ hơn dòng điện khi chưa mắc X.
X
Khi mắc X vào hai điểm A-B, dòng điện qua
ampe kế là tổng của dòng qua đoạn mạch A-B lúc R1
đầu (khi chưa mắc X) và dòng qua X, đều sử dụng A
với điện thế nguồn U = 18 V nên số chỉ của ampe kế A B
R2 R3
trong trường hợp này là lớn nhất. Trong trường hợp
này, ta có sơ đồ mạch điện X // R1 // (R2 nt R3), do C
đó
1 1 1 1 I
= + + = A → X = 60 Ω.
R X R1 R 2 + R 3 U

(b) Khi mắc X vào hai điểm A và C, ta thu


được mạch điện R1 // {(R2 nt X) nt R3}, do đó R1
R 2X
R 2X = = 20 Ω, R2 C R3
R2 + X A
A B
1 1 1 11 X
= + = Ω −1 ,
R R1 R 2X + R 3 240

1
U 33
IA = = A.
R 40
* Khi mắc X vào hai điểm B và C, ta thu được mạch điện R1 // {R2 nt (R3 // X)}, do đó
R 3X
R 3X = = 30 Ω,
R3 + X
R1
1 1 1 1
= + = Ω −1 ,
R R1 R 3X + R 2 20 R2 R3
A
U A C B
IA = = 0,9 A. X
R

Câu 2.

Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu dân cự bằng đường dây dẫn điện.
Công suất điện từ trạm phát truyền đi là P không đổi. Hiệu điện thế ở đầu đường dây là U. Điện
trở của đường dây dẫn là R. Khi này trạm phát cung cấp đủ điện năng cho 120 hộ dân. Giả sử
công suất điện tiêu thụ của mỗi hộ dân là như nhau và bằng P0. Nếu hiệu điện thế tại đầu đường
dây tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm phát cung cấp đủ điện năng tăng lên đến 144 hộ.
a) Khi hiệu điện thế ở đầu đường dây là U, công suất điện hao phí trên đường dây dẫn
bằng bao nhiêu lần P0? Từ đó cho biết, nếu công suất điện hao phí trên đường dây thật nhỏ, công
suất điện P truyền đi có thể cung cấp đủ điện cho tối đa bao nhiêu hộ dân?
b) Nếu hiệu điện thế tại đầu đường dây tăng từ U lên 4U thì trạm phát cung cấp đủ điện
năng cho bao nhiêu hộ dân?
c) Phần lớn các nhà máy điện ở nước ta hiệu nay đều là các nhà máy nhiệt điện và thủy
điện. Hai loại nhà máy điện này có thể gây ra một số tác động xấu đến môi trường sống. Hãy kể
tên một loại nhà máy điện khác với nhà máy nhiệt điện và thủy điện, có tác dụng thân thiện hơn
với môi trường và đang được khuyến khích sử dụng hiện nay trên thế giới. Hãy nêu một nguyên
nhân khiến loại nhà máy điện đó chưa được xây dựng phổ biến ở nước ta.

(a) Khi hiệu điện thế ở đầu đường dây tải điện là U, dòng điện qua mạch là I = P/U nên công
RP 2
suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải là ΔP = RI 2 = 2 . Với số hộ dùng điện là N (N =
U
120 hộ), ta có phương trình bảo toàn năng lượng điện

P = ΔP + NP0 .  (1)

2
RP 2 ΔP
Khi tăng điện thế lên 2U, hao phí trên dây tải là ΔP1 = = và cung cấp đủ điện cho
( 2U )
2
4
N1 = 144 hộ dân. Phương trình năng lượng (1) thành
ΔP
P= + N1P0 . ( 2 )
4
4
Từ (1) và (2), ta suy ra ΔP = ( N1 − N0 ) P0 = 32P0 .
3
Ta cũng tính được P = ΔP + NP0 = 152P0 , nên nếu hao phí trên đường dây tải rất nhỏ, công
suất điện P có thể cung cấp cho 152 hộ dân.

RP 2 ΔP
(b) Khi tăng điện thế lên 4U, hao phí trên dây tải là ΔP2 = = = 2P0 , nên cung cấp
( 4U )
2
16
P − ΔP2  
đủ điện cho N 2 = = 150 hộ dân.
P0

(c) Hiện nay, loại nhà máy điện thân thiện hơn với môi trường và đang được khuyến khích sử
dụng trên thế giới là nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời. Sở dĩ loại nhà máy điện này chưa
được xây dựng phổ biến ở nước ta là do chi phí xây dựng đắt đỏ (các tấm pin mặt trời có giá cao)
và hạn chế về mặt công nghệ, dẫn đến hiệu suất tạo ra điện năng từ quang năng còn thấp.
Một số khác, là nhà máy điện gió và nhà máy điện sử dụng năng lượng sóng biển với cùng lí
do hạn chế tương tự với nhà máy điện mặt trời nên vẫn chưa được xây dựng đại trà ở nước ta.

Câu 3.

Một kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm. Một vật nhỏ AB đặt trước kính,
cách kính đoạn d = 4,5 cm, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính của kính.
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua kính lúp (không cần theo đúng tỉ lệ số liệu). Sử dụng
hình vẽ đó và các phép tính hình học, tìm khoảng cách từ A’B’ đến kính.
b) Một người đặt mắt tại O’ sau kính lúp, cách kính lúp 5 cm và quan sát được ảnh A’B’
của AB qua kính lúp ở trạng thái không phải điều tiết mắt. Khoảng cực viễn của mặt người này
là bao nhiêu?
c) Mắt người này bị tật gì? Khi không sử dụng kính lúp, người này phải dùng kính đeo
mắt thuộc loại thấu kính nào, tiêu cự là bao nhiêu để có thể nhìn rõ các vật ở xa mà không phải
điều tiết mắt?

3
(a) Sử dụng định lý Thales, ta tính được
AB OA
+ ΔOAB ~  ΔOAB → = . (1)
AB OA
OI FO
+ ΔFOI ~  ΔFAB → = . (2)
AB FA
OA FO f
Vì OI = AB nên từ (1) và (2), ta suy ra = =
OA FA f + OA'
f.OA
→ OA = = 45 cm.
f − OA

B’

B I

A’ A O F’

(b) Ở trạng thái mắt không điều tiết, người này ngắm chừng ở điểm cực viễn CV, trùng với vị
trí ảnh A’B’ của AB. Do đó, khoảng cực viễn của mắt là OmCV = OmO + OCV = 50 cm.
(c) Vì cực viễn CV không ở vô cùng nên người này bị cận thị. Để nhìn được các vật ở xa mà
không phải điều tiết mắt, người này phải mang kính phân kì có tiêu cự f = OCV = 50 cm (kính
đeo sát mắt). Khi đó, chùm tia sáng truyền tới mắt từ các vật ở rất xa là chùm song song, cho ảnh
tại tiêu điểm ảnh F’ của kính và vì mắt không phải điều tiết nên F’ trùng với cực viễn CV.

Câu 4.

a) Một bình nhẹ cách nhiệt chứa m1 = 400 g nước ở nhiệt độ t1 = 300C. Người ta thả vào
bình một khối nước đá có khối lượng m2 = 100 g ở nhiệt độ t2 = 00C. Nước đá trong bình sẽ tan
chảy hết thành nước và nhiệt độ cân bằng của nước trong bình là t (trong khoảng giữa 00C đến
300C). Cho biết khi mỗi kg nước đá nóng chảy, nó thu vào một nhiệt lượng là λ = 3,3.105 J/kg.
Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K). Tìm t.
b) Trước kia khi chưa có nước đá, người ta có thể làm mát nước uống bằng cách chứa
nước trong một bình đất sét khô không nung, nước thấm qua thành bình và bay hơi nhanh khiến

4
nước trong bình lạnh đi. Có một bình đất không nung khối lượng m1 = 500 g chứa nước, khối
lượng nước trong bình là 1225 g. Cho rằng khi mỗi kg nước bay hơi, nó thu vào một nhiệt lượng
L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K), của bình đất là 840 J/(kg.K). Khi
25 g nước trong bình bay hơi, nhiệt độ của bình và nước còn lại trong bình giảm đi bao nhiêu độ?
Cho rằng bình nước không trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.
c) Quạt hơi nước là loại quạt làm mát bằng cách thổi không khí qua một tấm thảm ướt
trước khi đến cơ thể. Em hãy giải thích vì sao so với quạt điện thông thường (thổi trực tiếp không
khí đến cơ thể) thì quạt hơi nước giúp cơ thể mát hơn?

(a) Nhiệt lượng do nước trong bình tỏa ra để hạ nhiệt độ từ t1 = 300C xuống nhiệt độ t là:

Q1 = m1c ( t1 − t ) .

Nhiệt lượng do nước đá thu vào để nóng chảy và tăng từ t2 = 00C lên nhiệt độ t là:

Q 2 = λm 2 + m 2 c ( t − 0 ) .

Phương trình cân bằng nhiệt:


m1ct1 − λm 2 58
Q1 = Q2 → t = = = 8,30 C.
( m1 + m2 ) c 7
(b) Nhiệt lượng Δm = 25 g nước thu vào để bay hơi là:
ΔQ = LΔm = 57500 J.

Nhiệt lượng này được cấp bởi bình và phần nước còn lại m = m − Δm = 1200 g = 1,2 kg nên
nhiệt độ của hệ giảm đi một lượng:
ΔQ
Δt = = 10,50 C.
mc + m1c1

(c) Nước giữ nhiệt tốt nên khi quạt thổi hơi nước đến cơ thể, cơ thể sẽ thấy mát hơn. Mặc
khác, không khí có nhiều hơi nước sẽ tăng độ ẩm, làm cho cơ thể dễ chịu hơn so với không khí
khô.

Câu 5.

Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện gây nhiều tác động xấy đến môi trường sống trên thế giới, ví
dụ bão tố và lũ lụt xảy ra thường xuyên, mạnh mẽ hơn.
Các cơn bão mạnh đi vào đất liền có thể khiến nhà cửa,
Gió

ሬPԦ
cây cối bị đổ ngã, xe cộ bị đẩy dời đi hoặc lật ngang. Hãy thực hiện một số phép tính về hiện
tượng này.
Một chiếc xe buýt đang đậu trên đường. Xe có chiều dài 8 m, chiều cao 3 m, chiều ngang 2,4
m, khối lượng 4,5 tấn. Một cơn bão mạnh gây gió lớn thổi ngang vào mặt bên của xe buýt theo
phương vuông góc với thành xe (xem hình minh họa). Áp lực của gió tác dụng lên một đơn vị
diện tích bề mặt xe buýt có thể được xác định bởi công thức f = 0,6v2, trong đó f có đơn vị là
N/m2, v là tốc độ của gió có đơn vị là m/s.
Bảng sau cho biết một thang cấp độ bão phụ thuộc vào tốc độ gió đang được sử dụng ở nước
ta:
Cấp bão 1 2 3 4 5 6
Tốc độ gió 1→5 6 → 11 12 → 20 → 29 → 39 →
(km/h) 19 28 38 49
Cấp bão 7 8 9 10 11 12
Tốc độ gió 50 → 62 → 75 → 89 → 103 → 118 →
(km/h) 61 74 88 102 117 133
Cấp bão 13 14 15 16 17 18
Tốc độ gió 134 → 150 → 167 → 184 → 202 → > 221
(km/h) 149 166 183 201 220

a) Khi có gió bão và đường trơn ướt, lực ma sát cản chuyển động trượt ngang của xe bằng
0,4 lần trọng lượng xe. Với gió bão cấp bao nhiêu thì xe bắt đầu bị đẩy trượt ngang trên đường?
b) Với bão cấp bao nhiêu thì xe bị gió thổi độ lật ngang trên đường? Cho rằng áp lực của
gió và trọng lực tác dụng lên xe đều đặt tại điểm giữa của xe. Áp lực của gió và trọng lực của xe
tuân theo quy tắc đòn bẩy: F1d1  F2d 2 với F1 là lực tác dụng, F2 là lực cản, d1 và d2 lần lượt là
khoảng cách từ đường thẳng chứa lực F1, F2 đến điểm tựa.
c) Hiện nay người ta cho rằng biến đổi khí hậu toàn cầu là do sự gia tăng hiệu ứng nhà
kính khiếu bầu khí quyển của Trái Đất nóng lên. Em hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến
hiệu ứng nhà kính gia tăng và khí quyển Trái Đất nóng lên là gì. Hãy nêu hai biện pháp mà bản
thân em có thể làm được để góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu này.

(a) Xe bị đẩy trượt ngang trên đường khi lực đẩy của gió thắng lực ma sát giữa xe và mặt
đường:

fS = 0, 6v 2S  Fms = 0, 4P

0, 4P 0, 4  (10  4500 ) m km
→v = = 25 2 = 127,3 .
0, 6S 0, 6  ( 8  3) s h

6
Đối chiếu với bảng cho trong đề bài, ta thấy gió giật cấp 12 trở lên sẽ làm xe bị đẩy trượt
ngang trên đường.
(b) Khi xe có xu hướng lật ngang, nó sẽ quay quanh điểm tựa là điểm tiếp xúc giữa bánh xe ở
phía ngược gió và mặt đường. Lực tác dụng của gió là F1 = fS = 0, 6v 2S , với cánh tay đòn
3 2, 4
d1 = = 1,5 m. Lực cản sự lật của xe là trọng lực của xe F2 = P , với cánh tay đòn d 2 = =
2 2
1,2 m. Do đó, xe sẽ lật ngang khi

F1d1 = 0, 6v 2Sd1  F2d 2 = Pd 2

→v
Pd 2
=
(10  4500 ) 1, 2 = 50 m = 180 km .
0, 6Sd1 0, 6  ( 8  3 ) 1,5 s h

Nên gió giật (cuối) cấp 15 trở lên, xe sẽ bị lật.


(c) Ban ngày, ánh nắng mặt trời làm cho Trái đất và bầu khí quyển nóng lên. Về đêm, Trái
đất bức xạ nhiệt ngược trở lại ra ngoài không gian. Khi bầu khí quyển bị ô nhiễm, quá trình tản
nhiệt làm mát Trái đất (bức xạ nhiệt trở lại kh7ông gian vào ban đêm) sẽ bị cản trở (giống như bị
nhốt trong nhà kính). Do sự thoát nhiệt bị cản trở nên Trái đất sẽ dần nóng lên và làm cho khí
hậu biến đổi thất thường trên phạm vi toàn cầu.
Để góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu, em cần chia sẽ hiểu biết của bản thân về hiện
tượng này và những hậu quả do nó gây ra để nâng cao nhận thức của người xung quanh. Đồng
thời, cùng với những người quanh mình chung tay bảo vệ môi trường như không xả rác thải, sử
dụng các vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường, ủng hộ việc sử dụng nhiên liệu ‘xanh’ như
điện gió, điện mặt trời, …

You might also like