You are on page 1of 7

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VẬT LÝ


TP. HỒ CHÍ MINH 2017-2018
Câu 1.

Hai quả cân giống nhau bằng kim loại, mỗi quả cân có khối lượng m = 100 g. Để đo nhiệt
dung riêng c của mỗi quả cân, người ta thực hiện như sau.
Dùng hai bình nhiệt lượng kế A và B giống nhau, mỗi bình có khối lượng m0, nhiệt dung
riêng c0. Đổ vào bình nhiệt lượng kế A một lượng nước có khối lượng mA = 100 g và đổ vào
bình nhiệt lượng kế B một lượng nước có khối lượng mB = 200 g. Ban đầu nhiệt độ trong mỗi
bình là t0 = 300C, nhiệt độ mỗi quả cân là t = 1000C. Thả vào bình một quả cân. Khi có cân bằng
nhiệt, nhiệt độ trong bình A là tA = 35,90C và nhiệt độ trong bình B là tB = 33,40C. Bỏ qua sự tỏa
nhiệt từ bình nhiệt lượng kế ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của nước là c’ =
4200 J/(kg.K).
a) Tìm c.
b) Quả cân được chế tạo từ một hợp kim gồm hai kim loại là đồng và nhôm. Cho biết
nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380 J/(kg.K), nhiệt dung riêng của nhôm là c2 = 880 J/(kg.K).
Tìm tỉ số giữa khối lượng của đồng trong quả cân với khối lượng của quả cân. Cho rằng hợp kim
không làm thay đổi nhiệt dung riêng của từng kim loại thành phần trong hợp kim.

(a) Phương trình cân bằng nhiệt, khi bỏ quả cân vào bình A

( m0c0 + mA c )( t A − t 0 ) = mc ( t − t A ) , (1)
và khi bỏ vào bình B

( m0c0 + m Bc)( t B − t 0 ) = mc ( t − t B ) . ( 2 )
Khử m0c0 từ các phương trình (1) và (2), ta thu được
t − tA t − tB
m0c0 = mc − mA c = mc − m Bc
tA − t0 tB − t0

mB − mA c J
→c= = 481, 44 .
m t − tB t − tA kg.K

tB − t0 tA − t0

(b) Đặt x1 = m1/m và x2 = m2/m lần lượt là tỉ phần khối lượng đồng và nhôm trong hợp kim

1
Nhiệt lượng truyền cho hợp kim bằng tổng nhiệt lượng truyền cho đồng và nhôm tăng nhiệt
độ lên cùng một lượng Δt
m1 m
mcΔt = m1c1Δt + m 2c2Δt → c1 + 2 c2 = c
m m

→ 380x1 + 880x 2 = 481, 44. ( 3)

Mà m1 + m2 = m nên x1 + x2 = 1. Kết hợp với (3), ta thu được x1 = 0,8 và x2 = 0,2.

Câu 2.

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Một người có chiều cao 1,6 m được coi như vật AB đặt
trước thấu kính theo phương vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Đặt một màn ảnh
vuông góc với trục chính ở sau thấu kính 42 cm, ta quan sát được ảnh A’B’ của người hiện rõ
trên màn ảnh, ảnh này có chiều cao 8 cm.
a) Dùng phép vẽ và các phép tính hình học, hãy tìm f.
b) Thấu kính nêu trên có bề mặt hình tròn, đường kính bề mặt là MM’. Một chùm tia
sáng song song của Mặt Trời chiếu đến toàn bộ thấu kính theo phương vuông góc với bề mặt của
thấu kính. Một màn ảnh đặt sau thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính. Trên màn, ta
quan sát được một vệt sáng hình tròn có đường kính N1N1’ = 4 cm. Dời màn ra xa dần thấu kính
một đoạn, vết sáng hình tròn trên màn nhỏ dần và khi màn dời đi được 10 cm so với vị trí ban
đầu thì vết sáng hình tròn trên màn có đường kính N2N2’ = 2 cm. Hãy tìm MM’.

(a) Sử dụng định lý Thales cho cặp tam giác đồng


B I
dạng ΔF'OI và ΔFA B , kết hợp với tính chất dãy tỉ
số bằng nhau, ta được
FO FA FO + FA OA' O F’ A’
= = =
OI AB OI + AB OI + AB A

OI  OA' AB  OA' B’
→ f = FO = = = 40 cm.
OI + AB AB + AB

(b) Xét ΔFN1 N1' có N 2 N '2 // N1 N1' và


1
N 2 N'2 = N1N1' nên N 2 N '2 là đường trung bình. Suy ra FH = 2HK = 20 cm.
2
40 FO
Vì FH = 20 = = nên N1 N1' là đường trung bình của ΔFMM  . Do đó MM = 2N1 N1'
2 2
= 8 cm.

2
M’
N’1
N’2

O H K F’

N2
N1
M

Câu 3.

Một mạch điện gồm nguồn điện, điện trở R = 40 Ω và một bộ bóng đèn. Điện trở R và bộ
bóng đèn mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai đầu của nguồn điện là U = 4,5 V không đổi. Bộ
bóng đèn gồm hai đèn LED giống nhau mắc song song, mỗi đèn có hiệu điện thế định mức U0 =
3 V, công suất định mức P0 = 0,045 W. Để các đèn sáng đúng định mức, người ta phải mắc nối
tiếp thêm vào trong mạch một điện trở R’.
a) Tìm R’.
b) Vẫn giữ R và R’ nhưng tháo bỏ khỏi mạch một bóng đèn. Công suất tiêu thụ của bóng
đèn còn lại trong mạch là bao nhiêu?
c) Tháo R khỏi mạch, giữ lại R’ mắc nối tiếp với bộ đèn. Mắc thêm một số bóng đèn vào
mạch để tạo thành một bộ bóng đèn gồm x đèn giống nhau mắc song song, mỗi đèn vẫn có hiệu
điện thế định mức là 3 V, công suất định mức là 0,045 W. Tìm x để công suất tiêu thụ của mỗi
đèn không thấp hơn công suất định mức.

P0
Dòng điện định mức và điện trở của mỗi đèn LED lần lượt là I0 = = 0,015 A và R0 =
U0
U 02
= 200 Ω .
P0

(a) Do bộ đèn gồm 2 LED song song và sáng đúng định mức nên hiệu điện thế và dòng điện
qua các đèn lần lượt là U0 = 3 V và 2I0 = 0,03 A. Khi đó, điện thế trên bộ điện trở (gồm R nt R’)
là U – U0 = 1,5 V, trong khi dòng điện qua chúng là 2I0 = 0,03 A.
U − U0
Ta tính được giá trị điện trở R’ là R  = − R = 10 Ω .
2I0

3
(b) Khi tháo bỏ 1 đèn, mạch điện gồm 2 điện trở trên mắc nối tiếp với đèn còn lại. Khi đó,
U
dòng điện qua mạch chính có cường độ I = = 0,018 A.
R + R + R 0

Công suất tiêu thụ của đèn còn lại là P = R 0 I 2 = 0,0648 W.

(c) Để công suất mỗi đèn không thấp hơn công suất định mức, dòng điện qua mỗi đèn không
nhỏ hơn I0. Do đó, dòng điện qua mạch chính I  x.I 0 .

Các đèn mắc song song nên điện trở của bộ đèn giảm x lần (so với của một đèn). Ta có
phương trình điện thế cho mạch

 R   R 
U =  R  + 0  I   R  + 0  ( x.I0 ) = xR ' I0 + R 0 I0 = xR 'I0 + U 0
 x   x 

U − U0
→x = 10.
R I0

Vậy để công suất tiêu thụ của mỗi đèn không thấp hơn công suất định mức, ta có thể mắc tối
đa 10 đèn LED song song với nhau.

Câu 4.

Khi lưu thông trên đường cao tốc, xe phải giữ khoảng
cách an toàn với xe phía trước (Hình 1) để có thể xử lý kịp
thời khi xe phía trước gặp sự cố. Hình 1
Khoảng cách an toàn này tùy thuộc vào tốc độ xe và đã được nêu trong một số quy định của
Chính phủ. Tuy nhiên để dễ nhớ, khi lưu thông vào ban ngày và trên đường khô ráo người ta
thường tính toán theo một quy tắc gần đúng như sau: khoảng cách an toàn tối thiểu (theo đơn vị
m) bằng tốc độ của xe (theo đơn vị km/h). Ví dụ tốc độ xe là 80 km/h thì khoảng cách an toàn tối
thiểu với xe phía trước là 80 m; tốc độ xe là 100 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu với xe
phía trước là 100 m.
Để thấy được cơ sở khoa học của quy tắc trên, hãy cùng khảo sát bài toán sau.
Một xe ô tô đang chuyển động trên đường cao tốc nằm ngang với tốc độ v = 108 km/h thì
thấy một sự cố trên đường ở phía trước nên giảm hẳn ga và thắng gấp lại. Thời gian từ lúc thấy
sự cố đến lúc xe bắt đầu giảm ga và thắng lại là t0 = 1 s. Thời gian từ lúc xe bắt đầu thắng lại đến
lúc xe dừng hản phụ thuộc vào tốc độ v ban đầu của xe theo quy luật: t = v/8, trong đó t tính
bằng s(giây) và v tính bằng m/s. Cho biết khi xe thắng lại, tốc độ của xe giảm đều và tốc độ trung
bình của xe bằng trung bình cộng của tốc độ đầu và cuối của xe.
a) Khoảng cách an toàn tối thiểu của xe khi áp dụng theo quy tắc trên là bao nhiêu?

4
b) Quãng đường đi của xe từ lúc bắt đầu thấy sự cố phía trước đến lúc xe dừng lại là bao
nhiêu?
c) Xe ô tô nêu trên được lắp đặt một thiết bị an toàn trên xe. Khi xe chuyển động, thiết bị
có thể dò tìm và phát hiện được vật cản phía trước xe. Khi thiết bị phát hiện được vật cản trước
xe trong phạm vi nguy hiểm, nó lập tức phát tín hiệu cảnh báo đến tài xế, kéo dài trong thời gian
t’ = 3 s. Sau thời gian này nếu xe vẫn chưa bắt đầu thắng lại, thiét bị sẽ lập tức tự động tác dụng
lên xe để thắng gấp xe lại. Hỏi khi xe đang chuyển động với tốc độ 90 km/h, thiết bị phải bắt đầu
phát tín hiệu cảnh báo lúc xe ở cách vật cản một khoảng tối thiểu là bao nhiêu?

(a) Theo quy tắc trên, khoảng cách an toàn tối thiểu của xe đang chuyển động với tốc độ v =
108 km/h là 108 m.
(b) Quãng đường xe đi thêm tính từ lúc thấy sự cố đến khi xe bắt đầu thắng lại, trong thời
gian này xe vẫn duy trì tốc độ v = 108 km/h = 30 m/s, là

s0 = vt 0 = 30 m.

Theo đề, thời gian kể từ lúc thắng đến khi dừng lại là t = v/8, với vận tốc trung bình
v+0
v tb = , nên quãng đường đi được của xe trong thời gian này là
2

v2
s 2 = v tb t = = 56, 25 m.
16
Do đó, quãng đường xe đi được kể từ khi thấy sự cố đến lúc dừng hẳn là
s = s1 + s 2 = 86, 25 m.

Vì s < 108 m nên quy tắc trên đảm bảo an toàn cho xe khi gặp sự cố!
(c) Quãng đường xe đi được trong thời gian phát tín hiệu cảnh báo, khi xe đang đi với vận
tốc v’ = 90 km/h = 25 m/s, là
s = vt .
Cộng với thời gian phản ứng và thắng xe của người lái, tổng quãng đường đi được của xe sẽ

v'2
s + s1' + s'2 = vt  + vt 0 + = 139 m.
16
Đây là khoảng cách tối thiểu đến vật cản mà xe phải bắt đầu phát tín hiệu cảnh báo.

Câu 5.
5
Một học sinh khảo sát một mạch điện mắc nối tiếp như Hình 2. D’ C’
Nguồn điện MN có hiệu điện thế U = 3 V không đổi, R0 là một điện A’
B’
trở thuần, R là một bình thủy tinh hình hộp chữ nhật đặt thẳng đứng
chứa nước muối. Các mặt trong ADD’A’ và BCCB’ của bình được R
H
gắn các tấm kim loại có điện trở rất nhỏ và được dây dẫn nối với A
mạch điện ngoài hộp. Chiều dài cạnh AD = d = 10 cm, AB = l = 24 D
B C
cm. Chiều cao cột nước muối trong bình là AH = h, h có thể thay đổi A
được. Khối nước muối trong hộp tạo thành một điện trở có giá trị R. R0 +−
Điện trở suất của nước muối là ρ . Ampe kế có điện trở không đáng MN
Hình 2
kể.
a) Lập biểu thức tính cường độ dòng điện I trong mạch
theo U, R0, d, l, h, ρ .
y(A-1)
1 1 ()
b) Đặt x = , y = , học sinh vẽ được đồ thị mô tả sự
h I
thay đổi của y theo x có dạng một nửa đường thẳng ( Δ ) như
Hình 3. Đường ( Δ ) hợp với trục Ox góc α = 90. Từ đồ thị, hãy 3
tìm các giá trị R0 và ρ . x(m-1)
O
Hình 3
c) Tìm I khi h = 16 cm.

(a) Dòng điện chạy qua bình nước muối theo phương song song với mặt đáy ABCD của bình
nên tương đương với điện trở có chiều dài AB = l = 24 cm và tiết diện S = AD.AH = d.h. Điện
l ρl
trở của nước muối trong bình là: R = ρ = .
S dh
U U
Cường độ dòng điện trong mạch là I = = . (1)
R 0 + R R + ρl
0
dh
1 1 R ρl
(b) Đặt x = , y = , liên hệ (1) viết lại thành y = 0 + .x . (2)
h I U dU
Đồ thị (2) có dạng đường thẳng, như hình vẽ của học sinh. Trong đó, giao với trục tung y tại
R
tọa độ x = 0 và y = 0 = 3, ta tính được R0 = 3U = 9 Ω .
U
0
ρl dU.tan 9
Hệ số góc của đường thẳng ( Δ ) là = tan 90 . Ta tính được ρ = = 0,2 Ω .m.
dU l
R0 ρl
= 3 và = tan 90 vào phương trình (2), ta được y = 3 + x.tan 9 .
0
(c) Thay
U dU

6
1 1
Với x = = = 6,25 m-1, ta tính được y = 4 A-1. Do đó: I = y-1 = 0,25 A.
h 0,16

You might also like