You are on page 1of 5

TÀI NGUYÊN RỪNG

* Ý nghĩa tài nguyên rừng:


- Rừng là bộ phận hết sức quan trọng trong môi trường sống của con người, rừng cung
cấp cho con người những vật liệu cần thiết, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và chất lượng
của các tài nguyên khác như không khí, đất, nước và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
đời sống sản xuất của con người.

* Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam:


- Diện tích rừng giảm mạnh, hiện nay đang được phục hồi:
+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)
+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, giảm ½ so với thời điểm năm 1943.
+ Năm 2005: 12,7 triệu ha (độ che phủ 38%), xu hướng tăng lại, chủ yếu là rừng trồng.
- Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 38% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%). Độ che phủ
như hiện nay là thấp so với đất nước có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi như Việt Nam.
- Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu; đến năm 2005
thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng non, rừng mới phục hồi.

* Thực trạng tài nguyên rừng ở thế giới:


- Tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng.
- Đầu thế kỷ 20, diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha.
- Năm 1958: 4,4 tỷ ha.
- Năm 1973: 3,8 tỷ ha.
- Năm 1995: 2,3 tỷ ha.
- Năm 2005: 3,9 tỷ ha.
- Năm 2019: 3,9 tỷ ha.
- Tốc độ mất rừng hang năm là 20 triệu ha, rừng nhiệt đới mất nhiều nhất, năm 1990,
Châu Phi và Mỹ Latinh còn 75% diện tích rừng nhiệt đới, Châu Á còn 40%.
- Năm 2019: diện tích rừng trên thế giới giảm mạnh do cháy rừng và nạn phá rừng.
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng
rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất
rừng.
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong trồng mới và bảo vệ rừng.

TÀI NGUYÊN NƯỚC

* Ý nghĩa tài nguyên nước:


- Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất
và là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tố
cấu thành lực lượng sản xuất.

* Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam:


- Phân bố không đều theo cả không gian và thời gian đã dẫn đến xuất hiện các vấn đề
khan hiếm và thiếu nước nước trong mùa khô. Theo không gian, khoảng 60% nước mặt
Việt Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, hơn 20% thuộc sông Hồng và Đồng Nai và
lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Theo thời gian, mùa khô thường kéo dài từ 6
đến 9 tháng, lượng dòng chảy tự nhiên trong mùa khô chỉ chiếm 20-30% tổng lượng dòng
chảy cả năm. Tổng lượng nước hàng năm chiếm 70-80% tập trung vào 3-4 tháng mùa
mưa.

- Khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững dẫn đến tình trạng suy
giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Việc khai thác các hồ
chứa thủy lợi cho tưới nông nghiệp, thủy điện cho năng lượng đang gây ra nhiều vấn đề
về chia sẻ nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường hạ du. Việc khai
thác nước dưới đất thiếu quy hoạch, khai thác quá mức là một trong những nguyên nhân
gây ra hiện tượng sụt lún nền đất cục bộ ở một số đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và một số khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái,
khan hiếm, cạn kiệt. Nguồn nước mặt ở nhiều khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề
đều đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như lưu vực sông
Nhuệ Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai - Sài Gòn. Nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước dưới
đất từ ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm đất: nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất do khai
thác có xu hướng gia tăng nhất là tại các khu vực đô thị, khu dân cư, làng nghề, ven biển
của đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, ven biển miền Trung.

- Biến đổi khí hậu gia tăng đang gây ra những tác động sâu sắc đến tài nguyên nước. Việt
Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, có khả
năng tác động mạnh lên tài nguyên nước và làm cho những vấn đề vốn rất nghiêm trọng
nêu trên đây càng nghiêm trọng hơn, nhiều vấn đề về tài nguyên nước hiện chỉ tiềm ẩn ở
dạng các nguy cơ thì có thể trở thành hiện thực.

* Thực trạng tài nguyên nước ở thế giới:


- Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất:
+ Lượng mưa TB ở sa mạc dưới 100mm/năm, trong khi lượng mưa ở nhiều vùng nhiệt
đới (Ấn Độ) có thể đạt 5.000mm/năm. Do vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi
nhiều vùng thường bị mưa nhiều và ngập lụt hàng năm.
+ Ở nhiều nước Trung Đông, nước ngọt được SX từ nhiều nhà máy cất nước biển hoặc
phải mua từ các quốc gia khác, thậm chí phải lấy từ băng Nam Cực. Các biến đổi khí hậu
hiện nay do con người gây ra đang dần làm trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài
nguyên nước ngọt của Trái đất.
- Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn. Lượng nước
ngầm khai thác trên TG năm 1990 gấp 30 lần năm 1960. Điều này làm cho nguồn nước
ngọt sạch có nguy cơ suy giảm về trữ lượng, gây ra các thay đổi mạnh mẽ cân bằng nước
tự nhiên.
- Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người như: ô
nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển. Do vậy, vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho
dân cư đang là mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các tổ chức MT quốc tế và các quốc
gia. Từ 1980-1990, TG đã chi cho chương trình cung cấp nước sạch khoảng 300 tỷ USD,
đảm bảo cung cấp nước sạch cho 79% dân cư đô thị và 41% dân cư nông thôn.

* Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước:


- Cải thiện và nâng cao ý thức cộng đồng.
- Các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp cần phải giữ sạch nguồn
nước. 
- Tiết kiệm nguồn nước sạch.
- Xử lý phân thải đúng cách.
- Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt.
- Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp.

You might also like