You are on page 1of 25

Phần 2.

YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT


Chương V. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT

I. Giới thiệu về gói thầu


1. Phạm vi công việc của gói thầu.
Theo phụ lục, file đính kèm.
2. Thời hạn hoàn thành: 45 ngày.
3. Vật tư A cấp cho công trình để nhà thầu thi công:
Thành tiền
Đơn Khối
Stt Thành phần vật tư Đơn giá Thuế
vị lượng Trước thuế Sau thuế
GTGT
I Cáp quang m 125.190   873.812.300 87.381.230 961.193.530
Cáp quang treo phi kim
1 m 90.790 6.280 570.161.200 57.016.120 627.177.320
loại 6FO Midspan
Cáp quang treo phi kim
2 m 15.300 7.987 122.201.100 12.220.110 134.421.210
loại 12FO Midspan
Cáp quang treo phi kim
3 m 19.100 9.500 181.450.000 18.145.000 199.595.000
loại 24FO
II Phụ kiện cáp       354.898.600 35.489.860 390.388.460
1 Splitter IN 1:2 cái 25 70.000 1.750.000 175.000 1.925.000
2 Splitter IN 1:4 cái 98 75.000 7.350.000 735.000 8.085.000
Splitter OUT 1:8
3 SC/APC, kèm hộp bộ 200 752.000 150.400.000 15.040.000 165.440.000

Splitter OUT 1:16


4 SC/APC, kèm hộp bộ 192 960.000 184.320.000 18.432.000 202.752.000

Hộp OTB Out 24FO 1.051.00


5 bộ 1 1.051.000 105.100 1.156.100
SC/APC, đủ phụ kiện 0
Hộp OTB In 12FO
6 bộ 2 809.800 1.619.600 161.960 1.781.560
SC/APC, đủ phụ kiện
Hộp OTB In 24FO 1.051.00
7 bộ 8 8.408.000 840.800 9.248.800
SC/APC, đủ phụ kiện 0
III Cột bê tông       215.440.000 21.544.000 236.984.000
Cột bê tông tròn 7m 1.500.00
1 m 136 204.000.000 20.400.000 224.400.000
0
Đà cản bê tông cốt thép
2 m 52 220.000 11.440.000 1.144.000 12.584.000
1,2m
  Tổng cộng       1.444.150.900 144.415.090 1.588.565.990

Đối với vật tư A cấp nhà thầu sẽ làm đề nghị nhận vật tư theo hồ sơ và tiếp nhận tại
kho của VNPT Bến Tre, riêng đối với cột bê tông và đà cản sẽ nhận tại nhà máy sản xuất
thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre theo chỉ định của Chủ đầu tư. Kể từ ngày nhận bàn giao vật tư
A cấp, nhà thầu có trách nhiệm bảo quản, đưa vật tư vào thi công đúng kỹ thuật, thiết kế,
các mất mát, hư hỏng nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường. Giá dự thầu
bao gồm tất cả các chi phí vận chuyển vật tư A cấp đến chân công trình để nhà thầu có
thể thi công hoàn chỉnh công trình.
II. Yêu cầu về tiến độ thực hiện
Công trình được thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ ngày Chủ đầu tư cấp đủ vật tư
A cấp và lệnh khởi công, thời gian được tính kể cả ngày nghỉ cho đến ngày bàn giao,
nghiệm thu và có nộp đủ các kết quả đo kiểm, toạ độ hoàn thành các phần tử mạng cáp
(tracking tuyến cáp, toạ độ Splitter, măng xông, OTB, giá dự trữ, cọc đất, cột bê tông) và
hình ảnh nghiệm thu tất cả hộp splitter (3 ảnh có toạ độ, 1 ảnh chụp tổng thể bên ngoài
lắp đặt trên cột, 1 ảnh khay hàn, 1 ảnh tổng thể bên trong hộp splitter).
III. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật
Yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật: Nhà thầu đảm bảo tuân thủ và thực hiện
theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt tại quyết định số: 757/QĐ-VNPT-BTre
ngày 21/04/2023 của Giám đốc Viễn thông Bến Tre và bao gồm các nội dung chủ yếu
như sau:
1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông: QCVN
33:2011/BTTTT ngày 14/4/2011.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng
cáp ngoại vi: QCVN 32:2020/BTTTT
- Tiêu chuần quốc gia TCVN 8699:2011: Mạng viễn thông - ống nhựa dùng cho
tuyến cáp ngầm - Yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuần quốc gia TCVN 8700:2011: Cống, bể, hầm, hố, rãnh kỹ thuật và tủ
đấu cáp viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuần quốc gia TCVN 8665:2011 “Cáp sợi quang- Yêu cầu kỹ thuật”.
- Tiêu chuần quốc gia TCVN 8691:2011 “Hệ thống thông tin cáp sợi quang-
Yêu cầu kỹ thuật”.
- Tuân thủ các biện pháp an toàn của điện lực, hành lang điện lưới theo nghị định
số 118/2004/NĐ-CP ngày 10/5/2004 của Chính Phủ.
- Quyết định số 1766/QĐ-VNPT-CNM ngày 5/10/2016 của Tập đoàn Bưu
chính Viễn Thông Việt Nam về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật thi công lắp đặt
mạng ODN;
- Quyết định số: 1540/QĐ-VNPT-VT ngày 25/9/2014 của Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam về việc ban hành Nguyên tắc tổ chức mạng truy nhập quang
cung cấp dịch vụ băng rộng;
- Quyết định số: 1100/QĐ-VNPT-VT ngày 29/08/2012 của Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam v/v Ban hành nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi;
- Thông tư 20/2019/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp
đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông” của Bộ thông tin và truyền thông.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn: Đơn vị thi công có trách nhiệm đảm bảo an
toàn công trình, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường...theo quy định của pháp
luật.
2. Yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát;

o 2.1 Thi công tuyến cột treo cáp:


o 2.1.1 Đào hố:
(1) Hố cột phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Thể tích đào đất lên ít nhất.
- Hình thể của hố phải tiện cho việc dựng cột.
(2) Đường kính hố từ trên xuống dưới phải bằng nhau và phù hợp với hình dáng của
gốc cột.
(3) Các hố trên một đường thẳng phải đào ngắm cho đúng tuyến. Hố dây co, chân
chống, hố cột góc phải đào ngắm đúng đường phân giác của góc.
(4) Hố dây co phải đào dịch ra ngoài cột mốc, theo hướng dây co (hướng của chân
chống) một khoảng tuỳ theo độ sâu của móng dây co.
(5) Độ chôn sâu của cột phụ thuộc vào cấp đất tại nơi chôn cột và chiều cao của cột,
được quy định ở bảng sau:
STT Chiều dài cột Độ chôn sâu (m) đối với Độ chôn sâu (m) đối với đất
đất cấp I, II, III cấp IV
1 6 1,6 0,9
2 7 1,6 1,0
3 8 1,8 1,0
4 10 1,8 1,2
5 12 2,0 1,5

o 2.1.2 Dựng cột:


- Trước khi dựng cột phải kiểm tra lại hố đào, chất lượng cột và các trang bị trên cột.
- Phải kiểm tra kỹ các dụng cụ dùng để dựng cột như thang, nạng, dây thừng, dòng
dọc, ba lăng .v.v... trước khi sử dụng. Tuyệt đối tránh làm ẩu gây tai nạn lao động và
hỏng dụng cụ.
- Căn cứ vào chiều dài cột, trọng lượng cột và địa thế dựng cột để lựa chọn phương
án dựng cột cho thích hợp như phương án dùng nạng đỡ, kéo vó bè v.v..
- Dựng cột theo đường thẳng, đặt cột dọc theo hướng của tuyến cáp hoặc đặt về bên
có rãnh xiên và cách hố cột khoảng 30-40cm.
- Cột dựng ở nơi đất bùn, đất cát dễ bị lún và đổ, khi dựng xong nên củng cố cột
ngay. Trường hợp cột dựng ở địa thế cạnh nhà, cạnh đường đi thì cảng phải khẩn trương
củng cố cột ngay cột, không được trì hoãn. Củng cố cột (gia cố cột) có thể bằng một hoặc
kết hợp các biện pháp như đổ bê tông, lắp đà cản .v.v.

o 2.1.3 Lấp đất gốc cột:


- Sau khi dựng cột và chỉnh gốc cột đúng vị trí, sẽ tiến hành lấp đất gốc cột. Dùng
đất đào ở hố lên để lấp gốc cột và cứ 20cm đất lấp phải tiến hành đầm đất chặt một lần.
- Nơi đất bùn nhão phải dùng đất có trộn đá hộc để lấp gốc cột. Không nên dùng đất
nhão, đất bùn lẫn cỏ rác để lấp gốc cột.
- Sau khi lấp xong nên đắp ụ xung quanh gốc cột thành hình chóp cao khoảng 15
đến 20 cm và phải lèn thật chặt.

o 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật thi công kéo Cáp.


o 2.2.1 Yêu Cầu chung Quy cách lắp đặt/vận chuyển :
o Sử dụng đúng loại cáp, phụ kiện treo cáp đúng chủng loại
so với thiết kế. Vận chuyển cáp phải đảm bảo tránh xổ và bị lỏng các
vũng Cáp ; chống lại các tác động rung, giật. Trong quá trình vận
chuyển bobin Cáp phải nằm ngang.
- Phương pháp ra cáp.
+ Từ Bobin trực tiếp : (theo hình số 8)
+ Từ Bobin có giá đỡ : đảm bảo không bị xổ, xoắn, gập gẫy, rối.
+ Tách rường cáp ra khái cáp : không được tách vá nhựa của dây rường khi treo cáp
bằng kẹp cáp ; ở các cột trung gian không được tách dây rường ra khái cáp.
- Yêu cầu cố định rường cáp vào cột với các trường hợp :
+ Điểm bắt đầu và điểm kết thúc tuyến Cáp.
+ Các cột đổi, lệch hướng.
+ Cột dữ trữ Cáp.
+ Khoảng cách tối đa 2 cột.
+ Cột vượt đường.
Ghi chú : Sử dụng bộ gông chữ U và dây đai inox, kẹp cáp để cố định cáp trên cột ;
sử dụng bộ gông tại các vị trí dự phòng Cáp để quấn cáp dự phòng ; tại những điểm có
cáp rẽ xuống, phải bó cáp với dây rường bằng lạt thít tại vị trí cách điểm bám vào gông là 30cm.
- Tuyến cáp phải đảm bảo độ căng và chùng võng (độ căng trùng vừng <=1% so
với khoảng cột treo).
- Cáp kéo xong : không được xoắn, trầy xước, gập gẫy ; không được xoắn vào cáp
khác ; cáp dự trữ treo đúng độ dài quy định.

o 2.2.2 Độ chùng của cáp treo


Độ chùng treo cáp phụ thuộc vào độ dài khoảng cột và nhiệt độ môi trường yêu cầu
cụ thể khi lắp đặt như sau:
Chiều dài khoảng cột (m)
Nhiệt độ
30 35 40 45 50 55 60 65
(oC)
Độ chùng tối thiểu (m)
10 0,18 0,26 0,35 0,46 0,59 0,73 0,89 1,07
15 0,20 0,28 0,37 0,48 0,61 0,76 0,92 1,10
20 0,22 0,29 0,39 0,50 0,64 0,79 0,95 1,13
25 0,23 0,31 0,41 0,53 0,66 0,81 0,98 1,16
30 0,24 0,33 0,43 0,55 0,69 0,84 1,01 1,19
35 0,26 0,34 0,45 0,57 0,71 0,86 1,03 1,22
40 0,27 0,36 0,47 0,59 0,73 0,89 1,06 1,25

o   2.2.3 Khoảng cách của tuyến cáp treo với các công trình
khác
a) Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép từ cáp treo đến mặt đất và các phương tiện
giao thông:
Vị trí Khoảng cách (m)
Vượt qua đường ô tô khi:
+ Không có xe cần trục đi qua 4,5
+ Có xe cần trục đi qua 5,5
Vượt qua đường sắt. Tính đến mặt đường ray:
+ Trong ga đường sắt 7,5
+ Ngoài ga đường sắt 6,5
Vượt qua đường tàu điện, xe điện hoặc xe buýt điện 8
Vượt qua đường thuỷ có tàu bè đi lại ở bên dưới. Tính đến điểm
cao nhất của phương tiên giao thông đường thuỷ tại thời điểm 1
nước cao nhất
Vượt qua ngõ, hẻm không có xe ô tô đi lại bên dưới 4
Vị trí Khoảng cách (m)
Dọc theo đường ô tô 3,5
Các công trình cố định. Tính đến điểm gần nhất của công trình 1
b) Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép từ cáp viễn thông cao nhất đến dây điện
lực thấp nhất tại điểm giao chéo:
Khoảng cách thẳng đứng cho phép (m) khi:
Điện áp của đường
dây điện lực (kV) Đường dây điện lực có trang Đường dây điện lực không có
bị dây chống sét trang bị dây chống sét
Đến 10 2 4
Đến 35 3 4
Đến 110 3 5
Đến 220 4 6
Đến 500 5 -
CHÚ THÍCH:
1. Khi cáp viễn thông giao chéo với đường dây điện lực có điện áp từ 1 kV trở xuống,
khoảng cách nhỏ nhất ở chỗ giao chéo là 0,6 m.
2. Cho phép cáp viễn thông giao chéo đi trên đường dây điện lực có điện áp không quá
380 V, nhưng cáp viễn thông phải bảo đảm các quy định sau:
a) Cáp phải có hệ số an toàn cơ học lớn hơn 1,5.
b) Vỏ bọc cáp phải bảo đảm chịu được điện áp lớn hơn 2 lần điện áp của dây điện lực.
c) Khoảng cột thông tin vượt chéo phải rút ngắn, cột ở 2 đầu khoảng vượt chéo phải
chôn vững chắc và có gia cố.
c) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa cáp viễn thông, phụ kiện treo cáp viễn thông và
dây điện lực khi dùng chung cột:
Điện áp của đường dây điện lực (KV) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 1 1,25
Đến 22 3
Đến 35 3,5
Đến 110 4,5
Trên 110 Không được treo cáp viễn thông
d) Khoảng cách ngang nhỏ nhất từ cáp treo đến các công trình kiến trúc khác:
Loại kiến trúc Khoảng cách (m)
Đường cột treo cáp tới đường ray tàu hoả 4/3 chiều cao cột
Đường cột treo cáp tới nhà cửa và các vật kiến trúc khác (*) 3,5
Đường cột treo cáp tới mép vỉa hè, mép đường bộ (*) 0,5
Từ cáp tới các cành cây gần nhất (*) 0,5
CHÚ THÍCH: (*) Không bắt buộc nếu điều kiện địa hình, không gian không cho phép.
Trường hợp lắp đặt cáp dọc tường nhà trạm viễn thông, tường nhà cao tầng có nhiều chủ
sử dụng, phải chuyển sang đi cáp ngầm, đặt cáp trong ống nhựa gắn vào tường hoặc đặt
trong thang cáp.

o 2.2.4 Bảo vệ tuyến cáp treo khi đi gần cột điện lực
- Phải đảm bảo khoảng cách song song và giao chéo với đường dây điện lực như sau:
+ Cáp treo khi khi giao chéo với đường dây điện lực có điện áp đến 1 KV phải thực
hiện những điều quy định dưới đây.
+ Cáp thông tin phải đi dưới đường dây điện lực.
+ Khoảng cách thẳng đứng giữa đường dây điện lực thấp nhất với cáp thông tin
phải lớn hơn 1,2m.
+ Khoảng cách thẳng đứng tối thiểu giữa cáp thông tin treo trên cột và đường dây
điện lực thấp nhất có điện áp lớn hơn 1 Kv tại chỗ giao chéo như hình sau.
+ Không được bố trí cột treo cáp thông tin dưới dây dẫn của đường dây điện siêu
cao áp (điện áp trên 300 Kv). Khoảng cách từ đỉnh cột treo cáp thông tin đến dây dẫn
thấp nhất của đường dây điện siêu cao áp không nhỏ hơn 20 m. Khoảng cách từ cột treo
cáp thông tin đến hình chiếu lên mặt đất của dây dẫn điện siêu cao áp gần nhất không nhỏ
hơn 15m. Khoảng cách thẳng đứng từ cáp treo đến dây dẫn thấp nhất của đường dây điện
siêu cao áp (tại chỗ giao chéo nhau) ở nhiệt độ ngoài trời cao nhất không nhỏ hơn 5m.
+ Phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa cáp thông tin và đường dây điện lực khi
dùng chung cột không nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng sau.
+ Bảng khoảng cách tối thiểu giữa cáp thông tin và đường dây điện lực.
+ Bảng khoảng cách nằm ngang tối thiểu giữa tuyến cột bưu điện và đường dây
điện lực (lấy mặt phẳng thẳng đứng của đường dây điện lực ngoài cùng).
Điện áp của cáp (dây) điện lực
Khoảng cách tối thiểu (m)
(KV)
Loại dây Dây bọc Dây trần
Đến 22 KV 1 2
Đến 35 KV 1,5 3
Trên 66-110 KV - 4
Trên 110-220 KV - 6

o 2.2.5 Tiếp đất chống sét cho cáp treo, hộp cáp
- Tiếp đất cho tuyến cáo treo: Trên dọc tuyến cột, tại vị trí hộp cáp lắp Splitter cấp 1
và vị trí hộp chia cáp thành nhiều hướng được lắp đặt 01 tổ tiếp đất để tiếp đất cho hộp
cáp và dây kim loại treo cáp. Riêng tại vị trí cáp nhập trạm, dây treo cáp được tiếp đất
vào bảng đồng đấu bên ngoài nhà trạm.
- Điện trở tiếp đất cho dây treo cáp theo bảng 7 của QCVN 33:2019/BTTTT, với
điện trở suất của đất tại địa điểm xây dựng công trình từ 101 đến 300 m, điện trở tiếp
đất tại các điểm yêu cầu < 7. Qua tính toán cần phải dùng khoảng 7 cọc thép mạ đồng
F14-2500mm. Điều này là không khả thi và rất tốn kém.
- Qua thực tế triển khai và dung hòa các điều kiện kinh tế, kỹ thuật ta có thể áp
dụng tiêu chuẩn cho cáp định trong bảng 12 của QCVN 33:2011/BTTTT, với điện trở
suất của đất tại địa điểm xây dựng công trình từ 101 đến 300 m, điện trở tiếp đất tại các
điểm yêu cầu < 30. Qua tính toán, tổ tiếp đất cần phải dùng 01 cọc thép mạ đồng F14-
1500mm (dài 1,5m) mạ đồng, thi công bằng phương pháp đóng cọc.
- Dây tiếp đất dùng dây thép trần F4 mạ kẽm để liên kết cọc đất với dây treo cáp
bằng kim loại.
- Liên kết giữa cọc đất với dây tiếp đất bằng phương pháp hàn điện.
Bảng 7 - QCVN 33:2011/BTTTT. Trị số điện trở tiếp đất cho dây treo cáp hoặc dây
tự treo cáp:
50
Điện trở suất của đất (.m) < 50 51100 101300 301500
0
Điện trở tiếp đất () không lớn hơn 5 6 7 10 12
Bảng 12 - QCVN 33:2011/BTTTT. Trị số điện trở tiếp đất vỏ kim loại của cáp
đồng:
Điện trở suất của đất (.m) < 100 101300 301500 500
Điện trở tiếp đất () không lớn hơn 20 30 35 45

o 2.2.6 Tiêu chuẩn về việc dự phòng cáp trên cột/cống bể.


Yêu cầu chung về dự phòng :
- Cáp treo : 
+ Với tuyến có độ dài từ 500m trở lên thỡ nên để dự phòng Cáp với tỷ lệ 2%. (Mỗi
khoảng 500m phải có dự phòng với chiều dài đúng tỷ lệ).
+ Cáp dự phòng treo trên gông, với đường kính 500 đến 530mm (ưu tiên đặt tại cột
của VNPT), đặt tại các cột trung gian không có hộp splitter.
+ Vị trí Cáp dự phòng treo ở độ cao thấp hơn 30mm đến 500mm tính từ vị trí kẹp cáp.
+ Khoảng cách giữa 2 gông dự phòng Cáp trên cột là 450mm.
- Cáp cống :
+ Với tuyến có độ dài từ 200m trở lên thỡ nên để dự phòng Cáp, tỷ lệ dự phòng 5%
chia đều tại các bể cáp.
- Tại điểm kết cuối dự phòng với độ dài không vượt quá 15m.
Yêu cầu chung về tại vị trí hộp Cáp ODN (OTB).
- Hàn nối trực tiếp tại khay hàn không qua dây nhảy.
- Cáp vào lỗ trái hộp OTB và Cáp ra lỗ phải OTB.
- Tại hộp splitter (có đi tiếp sử dụng cáp midspan):
+ không cắt cáp, để chê độ dài 3,5m tính từ vị trí dự kiến treo hộp (tính ở điểm đáy
hộp), để phục vụ đấu nối trong hộp.
+ Cáp chờ cuốn tròn với bán kính 30cm, treo chắc chắn lên cột tại vị trí 2,5m tính
từ mặt đất.
+ Sợi cáp xuống hộp và cáp đi tiếp ( midspan ) phải đi song song cùng nhau, đi sát
cột từ kẹp cáp xuống đến cuối đáy hộp không được xoắn vào bất cứ vật gì.
+ Dùng Fast connector để đấu nối dây thuê bao tại hộp splitter.
Ghi chú : Không để cáp dự phòng tại cột có lắp splitter ; Cáp đi dọc cột không cuốn
quanh cột , vòng vèo xoắn vào nhau ; luồn Cáp trong ống phi 60 ; Cáp đi song song ngay
cả trong ống.

o 2.2.7 Tiêu chuẩn lắp hộp splitter.


* Độ cao :
- Với cột VNPT : >=2,5m đối với khu vực không ngập, lũ ; >=3m đối với khu vực
ngập, lũ.
- Với hộp lắp trên hạ tầng của doanh nghiệp khác tùy theo thực tế nhưng trong
trường hợp cột đáp ứng đủ chiều cao và khoảng trống, bắt buộc phải đáp ứng theo chuẩn
(tối thiểu 2,5m vùng không ngập lũ, 3m với vùng ngập lũ).
- không cho phép lắp đặt 2 hộp trên 1 cột.
Ghi chú : độ cao tính từ mặt đất lên đáy hộp ; cho phép lựa chọn cột trong bán kính
50m để chọn cột cao nhất (trong trường hợp cột trung tâm không đáp ứng yêu cầu)
* Hướng hộp :
- Chọn vị trí thuận tiện cho việc thi công, khai thác với các mức ưu tiên như sau :
+ Treo phía sau cột hướng từ ngoài đường vào.
+ Treo bên trái hoặc bên phải cột hướng từ ngoài đường vào.
Ghi chú : đối với cột vuông cần tránh vị trí lỗ trèo cột.
* Ống dẫn Cáp : Sử dụng ống nhựa phi 56x3mm, độ dài 1m.
- Cố định ống bằng 2 đai inox và 2 khóa đai, vị trí 2 đai cách đầu ống từ 10 đến 20cm.
- Vị trí treo ống ưu tiên bên phải hộp ngược lại chọn vị trí thoáng nhất dọc theo
cột , không có nhiều dây điện, vật cản.
- Độ cao đáy ống bằng với đáy hộp.
* Đầu cáp trong hộp :
- Đánh dấu đầu cáp nhập hộp theo đúng mã tuyến Cáp.
- Đánh dấu hướng cáp đến, hướng cáp đi.
- Không để dây rường nhập hộp.
- Cuộn băng dính chặt vào vị trí cổ cáp và vị trí cắt dây rường.
- Cáp nhập hộp có điểm uốn cong thấp nhất so với đáy hộp từ 25cm đến 30cm.
Ghi chú : mã tuyến Cáp bao gồm các thông tin về đơn vị quản lý, mã trạm, theo
chương trình quản lý mạng Cáp,…
* Cáp trong hộp :
- Ống lỏng phải nguyên vẹn không bị gập, gãy.
- Cố định dây gia cường trung tâm vào đúng vị trí đảm bảo chắc chắn.
- Cố định cổ cáp bằng đai sắt chuyên dụng.
* Ống lỏng cuốn trong hộp Cáp :
- 2,7m đối với cáp 24Fo trở lên.
- 2,5m đối với Cáp 12Fo trở xuống.
- Phải cố định vào các tai cuốn cáp.
- Ống lỏng đi song song, tuần tự, không chồng chéo và được bó gọn bởi ống ruột mèo.
* Splitter : Gắn bộ chia trên thanh cài bằng lạt thít (đối với hộp có cả splitter cấp 1 và
cấp 2, splitter cấp 2 gắn vào vị trí trên panel hộp Cáp, splitter cấp 1 gắn trong khay hàn)
* Khay hàn :
- Phải cố định chắc chắn vào hộp.
- Ống co nhiệt cài chắc chắn vào khe cài.
- Dây nhảy và sợi quang phải cuốn lần lượt gọn gàng.
- Ống lỏng và đầu bộ chia được cố định vào khay hàn từ 2 hướng khác nhau.
- Quấn băng dính cách điện vào các đầu ống lỏng 1cm tại vị trí thắt lạt nhựa cố định
vào khay hàn.
Ghi chú : bán kính uốn cong của sợi quang trong khay hàn luụn >= 30mm.

o 2.3 Hàn và đấu nối cáp quang


o 2.3.1 Nối sợi quang
- Nối sợi quang thực hiện bằng thiết bị hàn nối sợi quang theo phương pháp hàn hồ
quang hoặc hàn cơ khí.
- Sau khi hàn nối sợi quang xong phải cẩn thận đưa mối hàn vào trong khay hàn.
Bán kính cong của sợi quang phải bảo đảm lớn hơn 20 lần đường kính cáp.
- Sau khi tất cả các sợi quang đã được hàn, cần giữ cho cho các sợi chắc chắn bằng
các ống hoặc các bọc đệm đặt trên khay. Các sợi riêng lẻ được cuộn quanh khay hàn. ống
bao sợi và đệm sợi phải được xếp vòng quanh giá đỡ. Cáp và dây gia cường được giữ
chặt nhờ các kẹp và vít.
- Khi các mối hàn thoả mãn yêu cầu ta đóng măng sông lại.
o 2.3.2 Lắp đặt măng sông cáp quang
- Măng sông cáp quang treo được bố trí tại các bể cáp, cột treo cáp. Cáp quang tại vị
trí măng sông cần để dư mỗi hướng tối thiểu 20 m để phục vụ hàn nối và dự phòng. Phần
cáp dự phòng được bó vòng với đường kính không quá 0,6 m. Khoảng cách giữa các
măng sông trên cùng một tuyến phải lớn hơn 200 m.
- Hộp măng sông phải cần được kiểm tra theo tài liệu kỹ thuật trước khi lắp đặt.
- Cuốn băng dính vào điểm lắp kẹp cáp phù hợp với loại măng sông đã lựa chọn.
- Lắp kẹp cáp không để cáp gập quá bán kính uốn cong cho phép.
- Sau khi xiết chặt kẹp vào cáp, cần vít chặt dây gia cường vào vít định vị và tiếp đất
dây gia cường.
- Việc hàn nối các sợi quang theo các trình tự đã nêu ở trên.
- Bôi mỡ lên thành của vỏ trong măng sông.
- Bôi mỡ vào mặt trong các cổng của gioăng nhựa.
- Đặt gioăng nhựa rồi ấn chặt nó lên thành vỏ trong măng sông.
- Bôi mỡ lên mặt trên của gioăng nhựa.
- Bọc vỏ trong măng sông bằng lưới đệm.
- Đóng nắp măng sông và vít chặt.
- Treo măng sông lên cột. hoặc để gọn ngàng trong bể cáp.
o 2.3.3 Lắp cáp quang tại tủ FDF tập trung, hộp OTB, hộp
ODF.
- Sau khi kiểm tra FDF (tủ tập trung), hộp ODF (hộp phối quang gắn rack 19”) hộp
OTB (hộp cáp quang trong nhà và hộp cáp quang người trời) theo tài liệu kỹ thuật bảo
đảm yêu cầu, thực hiện lắp module FDF và tủ FDF, lắp hộp ODF lên khung rack 19”, lắp
hộp OTB trong nhà lên tường, lắp hộp OTB ngoài trời lên cột. Làm vệ sinh cáp, bóc tuốt
vỏ cáp quang rồi quấn băng dính vào điểm lắp thanh kẹp cáp. Khi cuốn cần lắp thêm một
ống đệm để tránh kẹp trực tiếp vào vỏ cáp.
- Lắp thanh kẹp cáp phải bảo đảm khi đưa cáp vào không bị gập quá bán kính uốn
cong cho phép, xiết chặt kẹp vào cáp, vít chặt dây gia cường vào thanh định vị và tiếp đất
thành phần kinh loại (nếu có) để bảo vệ cáp. Định vị ống lỏng vào khe quy định, đậy nắp
ngăn ống sợi, không để kẹp vào ống sợi.
- Phân nhóm sợi quang đặt trong ống nhựa theo từng nhóm. Lắp khay chứa sợi
quang vào giá. Định vị dây nối quang vào khay chứa sợi quang, đánh dấu các dây nối.
- Phân nhóm dây nối quang.
- Đưa sợi quang đã hàn đạt chất lượng vào khay đựng sợi quang tuyệt đối không để
sợi quang cong quá bán kính uốn cong cho phép.
- Đặt ống co nhiệt mối hàn đúng vị trí theo thứ tự trong gá ống bảo vệ.
- Lắp bộ nối quang trên bảng tiếp hợp. Đánh dấu tên cho từng vị trí bộ nối quang.
- Định vị cáp trên đầu giá cáp tại tủ FDF, hộp ODF hoặc hộp OTB.
- Đấu tiếp đất cho sợi cáp tại tủ FDF, rack ODF hoặc hộp OTB.
o 2.3.4 Bảng báo
- Những bảng báo hiệu (bảng báo, bảng báo độ cao, biển cảnh báo vị trí có thể bị
xâm hại, nhãn cáp đánh đấu đầu cáp tại hộp…) được sử dụng để báo hiệu cho công nhân
trong công tác tuần tra, bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp và thông báo cho người đi bộ, các
phương tiện giao thông, các hoạt động đào bới ở gần ngăn ngừa sự sâm hại đối với các
công trình mạng ngoại vi.
- Bảng báo lắp đặt trên tuyến phải được đánh số và lắp đặt ở các vị trí thuận tiện cho
việc quan sát.
- Các phương tiện báo hiệu phải được lắp đặt theo đúng quy định hoặc được chỉ rõ
trong những trường hợp đặc biệt.
- Trên bảng báo có 2 lỗ để treo bảng báo vào sơi cáp.
- Bảng báo được treo vào sợi cáp bằng đai xiết inox loại bé đảm bảo chắc chắn.
o 2.3.5 Nhãn đánh đấu đầu cáp tại hộp cáp (nhãn cáp)
- Kiều nhãn: Nhãn dán kiều cờ.
- Vật liệu: Giấy film tráng nhựa PET có độ bám dính cao và độ dẻo cao, có khả
năng chống chịu được sự khắc nghiệt cảu thời tiết, chống ăn mòn, chống trầy xước,
chống thấm nước, chịu được nhiệt độ cao, chịu được ánh sáng mặt trời và không bị ảnh
hưởng bởi hóa chất, dung môi.
- Trên nhãn cáp ghi đầy đủ các thông tin như: Đơn vị quản lý, loại cáp, cáp vào
hoặc cáp ra và các thông tin yêu cầu khác của Chủ đầu tư
o 2.3.6 Biển báo độ cao
- Vật liệu: Nhôm hoặc thép mạ kẽm dày >= 1mm mài bo cạnh đảm bảo bền vững,
chịu được điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt.
Kích thước: 300 mm x 150 mm
- Sơn bảng báo độ cao: Sơn trắn phản quang, chữ đen.
- Trên bảng báo ghi đầy đủ các thông tin như: Đơn vị quản lý, độ cao của cáp treo.
- Bảng báo độ cao được treo trên sợi cáp ở những vị trí cáp vượt đường nơi có xe cộ
đi lại thường xuyên.
- Trong trường hợp có nhiều cáp treo trên cùng một tuyến, bẳng báo độ cao được
treo trên sợi cáp thấp nhất so với mặt đất.
o 2.3.7 Yêu cầu kỹ thuật hàn nối/suy hao
Yêu cầu về hàn nối:
Khi hàn nối trong ODF hoặc măng sông cần đảm bảo tất cả các sợi đều được hàn
nối, đúng luật màu ống lỏng và sợi.

- Sợi quang cuộn trong măng sông/ODF phải đảm bảo đường kính vòng uốn ≥ 60mm.
- Ống nung bảo vệ mối hàn được đặt trong khay đỡ.
- Măng sông phải được đóng kín khít, có gioăng cao su giữa 2 tấm ốp, bịt kín
các lỗ cáp khi chưa sử dụng… nhằm tránh nước xâm nhập, suy giảm chất
lượng mối hàn.
Yêu cầu về suy hao:
- Suy hao trung bình/mối hàn ≤ 0,1dB
- Suy hao trung bình/km cáp quang (đo tại bước sóng 1550nm): ≤ 0,25dB/km
Khi đo sợi quang mà không đảm bảo suy hao như trên cần phải thực hiện sửa
tuyến trước khi đưa vào khai thác sử dụng.
+ Yêu cầu phải thực hiện nghiệm thu khi thi công theo quy định:

BIÊN BẢN NGHIỆM THU GIÁM SÁT


KỸ THUẬT THI CÔNG MẠNG ODN

Hôm nay, ngày tháng năm 2023, chúng tôi gồm có:
1. Đơn vị thi công:
- Họ và tên: Chức vụ: PT. KT Thi công
2. Đơn vị giám sát:
- Họ và tên: ……………………………. Chức vụ:………………………......
Chúng tôi thống nhất nội dung nghiệm thu giám sát thực hiện thi công kéo cáp và
lắp đặt tủ hộp cáp quang tại:
1.Tủ cáp lắp đặt tại …………………………….
2.Tọa độ Long/Lat…………………………….
với nội dung cụ thể như sau:
Không
Stt Tiêu chí Quy chuẩn Đạt Ghi chú
đạt
1 Đối với cáp
Gọn, không xoắn quanh cột Đạt
Cáp đi song song, không xoắn vào
1.1 Đi cáp trên cột Đạt
nhau
Không để dư cáp sai quy định Đạt
Đầu dây gia cường phải quấn băng
Đạt
dính cách điện, gắn vào vị trí giữ cáp
Cáp ống lỏng được tách khỏi vỏ cáp
đảm bảo nguyên vẹn, không bị đứt, Đạt
1.2 Cáp vào hộp
gãy, hỏng
Cổ cáp khi gắn vào hộp được điều
chỉnh hướng để tránh hiện tượng gãy Đạt
sợi cáp
1.3 Bó cáp trên cột Có đai bó cáp, khoảng cách phù hợp Đạt
Không
Stt Tiêu chí Quy chuẩn Đạt Ghi chú
đạt
Đi cáp gọn gàng Đạt
Cáp vào ra đi đúng vị trí, đánh nhãn
Đạt
vào ra
2 Hộp
Theo quy định (ưu tiên an toàn lao
2.1 Hướng hộp Đạt
động)
2.2 Dán nhãn Có dán nhãn theo quy định Đạt
2.3 Độ cao treo hộp ≥ 2,5 m Đạt
Thít đai bằng kìm chuyên dụng Đạt
Đai không bị chéo, ôm chặt vào cột,
2.4 Đai treo hộp Đạt
có gò khóa đai
Tai hộp cáp không bung Đạt
Độ dài 1m Đạt
Không sử dụng chung đai giữ ống và
Đạt
Ống nhựa dẫn đai giữ hộp
2.5
cáp Đáy ống nhựa dẫn cáp lắp bằng với
đáy hộp, ống lắp thẳng ốp sát phía Đạt
sau hộp
Cố định đầu cáp bằng đai thít tại vị
Đạt
trí có vỏ cáp
Có bắt vít giữ cáp tại lỗ định vị Đạt
Có quấn băng dính tại vị trí cổ cáp Đạt
2.6 Cố định đầu cáp Vị trí ra ống lỏng tại cổ cáp không bị
Đạt
gập gãy
Không cho dây treo cáp vào hộp cáp
(được cắt tại vị trí nằm giữa ống dẫn Đạt
cáp)
2.7 Đi dây trong hộp Cắt đúng ống lỏng cần dùng
Ống lỏng, dây bộ chia đi gọn gàng,
Đạt
đúng quy cách
Không có điểm gập, gãy Đạt
Các ống lỏng được quấn gọn và gắn
vào giá bên trong tủ (giá phía trong
Đạt
với bán kính bé hơn, giá phía ngoài
để gắn dây thuê bao)
Bộ chia được lắp đúng vị trí, cố định Đạt
Không
Stt Tiêu chí Quy chuẩn Đạt Ghi chú
đạt
chắc chắn, đánh nhãn đầu ra đầu vào
và cắm đúng vị trí
Lắp đúng quy cách, chắc chắn, có
Đạt
đậy nắp
Có lạt cố định ống lỏng đi vào khay
Đạt
2.8 Khay hàn hàn
Đi dây gọn gàng đúng quy cách Đạt
Ống co nhiệt đặt đúng vị trí theo thứ
Đạt
tự trong khay hàn
Các đầu adapter chưa sử dụng có lắp
2.9 Phiến adapter Đạt
đầu bịt chống bụi.
3 Dây thuê bao
Đi sát cột từ kẹp cáp xuống tới đáy
hộp và phải được đi trong ống dẫn
cáp.
Đi dây ngoài Không quấn dự phòng dây thuê bao
3.1
hộp phía bên ngoài hộp.
Dây thuê bao nhập hộp có điểm uốn
cong thấp nhất so với đáy hộp từ
25cm đến 30cm
Dây treo được hãm trong tủ hộp,
không bị tuốt vỏ trước khi hãm.
Nếu dây thuê bao vào từ bên phải tủ,
phải đi lên trên đỉnh tủ vòng sang
trái, đi xuống dưới tủ bên trái, đi tiếp
3.2 Đi dây trong hộp
sang phải rồi vòng lên trên để kết nối
vào adapter. Ưu tiên phương án này.
Nếu dây thuê bao vào từ bên trái tủ,
đi lên trên đỉnh tủ vòng sang phải rồi
kết nối vào adapter.
4 Chỉ tiêu suy hao
Suy hao sau
splitter cấp 2
Suy hao < 24.5 dB.
4.1 (Từ OLT đến Đạt
(Áp dụng chung cho mọi cự ly cáp).
hộp splitter cấp
2)
4.1 Suy hao tại nhà Suy hao < 26 dB.
thuê bao (Dự phòng 2dB, áp dụng chung cho
Không
Stt Tiêu chí Quy chuẩn Đạt Ghi chú
đạt
(Từ OLT đến
mọi cự ly cáp).
ONT)
Biên bản này lập thành 03 bản có giá trị như nhau, bên thi công giữ 1 bản, bên giám
sát giữ 1 bản và 1 bản gửi về Viễn thông Bến Tre.

Đơn vị giám sát Đơn vị thi công


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi
rõ họ tên)

3. Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị (kèm theo các tiêu
chuẩn về phương pháp thử);
Yêu cầu các vật tư chính:
Stt Nội dung Đơn vị Thông số
1 Bulon M 14 x 250 kèm đệm tán (2 đệm, 1 tán)  
Sắt CT3 – Nhúng kẽm
Chiều dài (Thân bulon đầu lục giác: dày 8mm) mm 250 ± 0,5
Đường kính mm 14 ± 0,5
Chiều dài ren mm 100 ± 0,5
Thử lắp ghép cùng tán + đệm Vừa khít
Ngoại quan đẹp không có ba
vía, không rỉ sét
2 Bulon M 14 x 350 kèm đệm tán  
Sắt CT3 – Nhúng kẽm    
Chiều dài (Thân bulon đầu lục giác: dày 8mm) mm 350 ± 0,5
Đường kính mm 14 ± 0,5
Chiều dài ren mm 100 ± 0,5
Thử lắp ghép cùng tán + đệm - Vừa khít
Ngoại quan - đẹp không có ba
vía, không rỉ sét
3 Cọc tiếp đất sắt mạ đồng Ø14-1500, mạ đồng   Theo thiết kế
4 Kẹp cáp 2 rãnh 3 lỗ (1 tấc 2)  
Sắt CT3, nhúng kẽm mm  
Sắt la (khoan lỗ ô van : 16 x 25mmx 03 lỗ) miếng 2
Stt Nội dung Đơn vị Thông số
Đế kẹp treo cáp được chế tạo từ vật liệu thép được mm ≥5
nhúng kẽm, bề dày
Chiều ngang mm 40 ± 0,5
Chiều dài mm 120 ± 0,5
Bulon mạ kẽm mm 14 x 40 x 02cái
Tán 14mm cái 2
Kẹp có 2 rãnh nhờ gia công cơ khí, tạo ma sát trên bề Tải trọng kéo căng
mặt rãnh. Rãnh ôm cáp: Vừa khít, ôm chặt dây tim cáp cáp đến 3000N
quang loại 12FO, 24FO, không cấn làm hư sợi cáp
Thử lắp ghép - Vừa khít, ôm chặt
dây tim cáp, căng
không tuột cáp
Ngoại quan - đẹp không có ba
vía, không rỉ sét
5 Móc J treo cáp:  
Sắt CT-3 , nhúng kẽm    
Chiều dày mm 3,0 ± 0,5
Chiều dài mm 115 ± 0,5
Chiều ngang mm 30 ± 0,5
Độ cong R60, khoan 1 lỗ đường kính mm 16
Dùng để treo cáp trên trụ, treo néo cáp Không cấn rách vỏ
cáp khi thi công
Ngoại quan - đẹp không có ba
vía, không rỉ sét
6 Biển báo độ cao: 150x300mm
Chiều dài mm 300
Chiều ngang mm 150
Chiều dày mm 1 ± 0,5
Đột 2 đường dài để treo biển báo mm 20
Biển báo sơn nền màu trắng, chữ màu đen Đề nghị làm theo
mẫu đang sử dụng
tại VNPT Bến Tre
Ngoại quan - đẹp không có ba
vía, sơn đều, sắc
nét
7 Ống thép F 21x1,9mm, mạ kẽm (ống dài 3m)
Stt Nội dung Đơn vị Thông số
Đường kính ống thép 21
Chiều dày ống thép mm 1,9
Chiều dài ống thép m 3
Ngoại quan Mạ kẽm theo tiêu
chuẩn nhà sản xuất,
không rỉ sét
8 Côliê dự trữ cáp trên cột: loại nhỏ
Sắt hộp 1,8 x 25 x 50 x 450 Cây 02
Sắt hộp 1,8 x 25 x 50 x 300 Cây 02
Sắt L40 x 40 x 3x 40 Cái 02
Sắt D6 x 400 Cái 04
Sắt D6 x 100 Cái 04
Bulon M14 x 300 (1 bộ gồm : 04 cây bulon M14 x 300 Bộ 04
+ 02 đệm phẳng + 01 đai ốc)
Chế tạo có các ụ chữ V để ôm sát vào cột, giữ bộ gá Theo mẫu đang sử
đứng vững, không siêu vẹo. dụng tại VNPT
Bến Tre
Thử lắp ghép - Vừa khít, ôm cột
chắc chắn, phù hợp
cho loại cột tròn
loại 7-8m
Ngoại quan: Nhúng kẽm - Bóng đẹp không có
ba vía, không rỉ sét
9 Hộp ODF 12-24FO rack trượt
Sắt CT3 Kg 4.2
Chiều cao mm 55± 0,5
Chiều ngang mm 320± 0,5
Chiều dài mm 495± 0,5
Pát gắn đầu nối quang Cái 1
Thanh trượt Bộ 2
Khay nối quang Cái 1
Đầu nối quang SC/APC Cái 12 - 24
Đầu nối quang SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp thao
tác dễ dàng. Chuẩn tiếp xúc đầu nối quang 2 đầu:
APC.
Single Mode APC≤0.2dB
Tổn hao: ≤0.2dB
Stt Nội dung Đơn vị Thông số
Chênh lệch: ≤0.2dB
Độ bền: ≥1000 lần
Bao gồm dây nối quang, loại tép 12 sợi (ODF12FO), Phù hợp theo loại
24 sợi (ODF 24FO) ODF
Dây nối quang singlemode G652.D SM SC/APC
Độ dài 1,5m
Suy hao chèn(IL) ≤ 0.2dB
Đường kính sợi 0.9mm
Màu sắc, mỗi sợi 1 màu theo tiêu chuẩn,
Ong co nhiệt Cái 12 - 24
Dây nối quang 0.9x1.5m Sợi 12 - 24
Thử lắp ghép, đầy đủ phụ kiện hàn nối và lắp đặt trên Vừa khít, lắp chắc
khung rack chắn trên rack 19”,
chắc chắn, không
nghiêng
Ngoại quang : Sơn tĩnh điện màu Gi - Bóng đẹp không có
ba vía, không rỉ sét
10 Dây đơn cứng lõi đồng fi 2mm
Sản phẩm là dây điện có một lõi đồng bên trong, lớp
vỏ bọc bên ngoài bằng nhựa PVC cao cấp. chiều dày
cách điện 0,8mm
11 Ống nhựa fi 56x3 x 1mét (màu cam, không nong Mét Tương đương Bình
dầu) Minh/ Sam Phú/
Postef/ Tiên Phong
Loại ống nhựa trơn PVC chuyên dùng trong Viễn
thông, chiều dài đúng 1 m.
Ống có màu cam trên toàn bộ mặt ống, không biến đổi
màu sắc trong môi trường tự nhiên.
Ống thẳng, mặt trong và ngoài trơn bóng không gợi
sóng, Độ dày thành ống đều, mặt cắt 2 đầu ống vuông
góc với trục của ống, không sờn và sắc cạnh.
12 Ốc xiết cáp 6 ly Cái
Vật liệu thép mạ kẽm, loại 6mm, Sử dụng ngoài trời,
không bị rỉ sét.
Siết dây cáp đường kính 6 mm hoặc nhỏ hơn, ren
6mm.
13 Sắt nối L75x75x8-1850-2000mm Thanh Tương đương thép
Hoa Sen/ Hoà Phát
Chế tạo sắt chữ L, mạ nhúng kẽm, khoan lỗ để lắp ít
Stt Nội dung Đơn vị Thông số
nhất 3 bulon vào cột tròn ly tâm, ít nhất 2 lỗ đầu thanh
để lắp đặt treo cáp.
Bao gồm 3 bộ Bulon M 14 x 250 kèm đệm tán (2 đệm,
1 tán)
14 Dây nối quang 1,5m SC/APC (loại tép 12 sợi)
Dây nối quang singlemode G652.D SM SC/APC
Độ dài 1,5m
Suy hao chèn(IL) ≤ 0.2dB
Đường kính sợi 0.9mm
Màu sắc, mỗi sợi 1 màu theo tiêu chuẩn,
15 Ống gân cam F32
Ống để luồn bảo vệ cáp quang khi lắp đặt vào chân tủ
outdoor.
Ống nhựa gân xoắn HDPE ϕ 25/32
Đường kính trong  25 ± 2,0 (mm)
Đường kính ngoài 32 ± 2,0 (mm)
Độ dày thành ống 1,5 ± 0,30 (mm)
Màu cam
16 Cột sắt 6M
Theo tiêu chuẩn BS 1387-1985
Đường kính ngoài 88,3mm
Đường kính trong danh nghĩa 88mm
Chiều dài 6m
Độ dày: 4mm
Trọng lượng >50kg
17 Các vật liệu khác Theo đúng thiết kế
được phê duyệt và
tiêu chuẩn ngành
4. Yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt;
1/ Thi công kéo cáp bằng thủ công, không thi công kéo cáp bằng cơ giới:
- Trong quá trình kéo cáp: Bắt đầu kéo cáp từ gốc đi, giữ cho sợi cáp dài nguyên
vẹn liên tục dọc tuyến cáp, quấn dự trữ cáp đủ để đấu nối tại các vị trí lắp đặt hộp cáp,
Spltter và các vị trí dự phòng phát triển trong tương lai. Sau đó cắt cáp tại vị trí Hộp cáp,
Splitter kết cuối. Nghiêm cấm cắt sợi cáp tại các vị trí hộp cáp, Splitter trung gian.
- Sau khi ra kéo cáp xong, tiến hành lắp đặt hộp cáp, Splitter: Cắt bỏ vỏ cáp
(không cắt rời sợi cáp) gấp đôi sợi cáp lại và luồn vào trong hộp cáp. Tiếp tục cắt rời 1
ống của sợi cáp quang (các ống còn lại giữ nguyên cuộn tròn quanh bên ngoài khay hàn),
hàn 1 sợi quang trong ống đã cắt vào Spitter, các sợi còn lại đưa vào khay hàn và hàn nối
lại với nhau để sử dụng cho các hộp cáp, Splitter phía sau.
2/ Thứ tự đấu nối sử dụng sợi quang tại Splitter:
Dọc theo tuyến, tính theo thứ tự tính từ điểm gốc đi: Sợi quang số 12 hàn đấu nối
cho hộp Splitter thứ nhất (hộp đầu tiên); sợi quang số 11 hàn đấu nối cho hộp Splitter thứ
2; sợi quang số 10 hàn đấu nối cho hộp Splitter thứ 3; sợi quang số 9 hàn đấu nối cho hộp
Splitter thứ 4 và tiếp tục như vậy đối với các điểm kế tiếp… Hoặc theo hướng dẫn, yêu
cầu đấu nối của chủ đầu tư
3/ Lắp đặt Splitter cấp 1 và Splitter cấp 2 trên cùng 1 cột:
- Splitter cấp 1 và Splitter cấp 2 lắp ở hai hộp cáp khác nhau: Sử dụng dây nhảy
quang bảo vệ bằng ống nhựa dẻo để đấu nhảy từ Splitter cấp 1 sang hộp Splitter cấp 2.
- Splitter cấp 1 và Splitter cấp 2 lắp trong cùng 1 hộp cáp: Hàn trực tiếp 1 cổng ra
Splitter cấp 1 vào dây nối hộp Splitter cấp 2.
4/ Hàn nối Splitter:
Splitter cấp 1: Splitter cấp 1 lắp tại hội cáp quang ngoài trời: Hàn trực tiếp vào sợi
cáp quang trong khay hàn của hộp cáp; Splitter cấp 1 lắp trong trạm: Hàn vào dây nối
quang tại module FDF, hộp ODF hoặc hộp OTB để đấu nhảy.
Splitter cấp 2: đấu nhẩy Adapter SC/APC bên trong hộp cáp quang ngoài trời.
4.8.1. Yêu cầu chung khi thi công
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông: QCVN
33-2011.
- Lực kéo lớn nhất cho phép đối với cáp phải đảm bảo tiêu chuẩn Ngành.
- Khi kéo cáp không được kéo trực tiếp lên các sợi cáp đồng, sợi quang, chỉ được
phép kéo trên thành phần gia cường của cáp.
- Không được để xoắn cáp, nếu sử dụng dụng cụ kéo cáp phải có khớp xoay giữa
dây kéo và dụng cụ kéo cáp để không bị xoắn cáp trong khi kéo.
- Thi công dứt điểm từng đoạn.
- Hoàn trả lại mặt bằng như cũ theo sự thoả thuận của đơn vị cấp giấy phép thi công.
- Các vị trí lắp đặt hộp cáp, vị trí dự trữ cáp trên sơ đồ tuyến có thể điều chỉnh lại
cho phù hợp với thực tế.
4.8.2. Yêu cầu khi ra và kéo cáp
- Cáp trước khi thi công đều được kiểm tra chất lượng điện, cơ và độ kín của vỏ cáp.
- Bốc dỡ cáp phải dùng cẩu để cẩu cáp. Ra và kéo cáp phải đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Lực kéo lớn nhất cho phép đối với cáp quang phải đảm bảo tiêu chuẩn Ngành.
- Bán kính uốn cong cho phép lớn hơn 20 lần đường kính cáp.
- Đo thử cáp tại kho đạt chất lượng mới được đưa ra hiện trường thi công. Khi hàn
nối cáp phải đo thử kiểm tra rồi mới hàn.
- Khi thi công cần phải có phương án cụ thể. Đảm bảo thông tin liên lạc, kéo cáp
mới xong phải kiểm tra chất lượng trước khi đấu nối.
- Ngoài ra cần tuyệt đối chú ý:
+ Cáp ra phải đảm bảo uốn hình số 8.
+ Cáp khi kéo trên tuyến không được xoắn, bụng cáp phải ở phía dưới.
+ Khi kẹp cáp không được tách dây dường tại cột trung gian, chỉ được tách tại cột
góc có góc >30O và cột kết cuối cáp.
4.8.3. Đảm bảo thông tin liên lạc
Khi thi công di dời cáp, phải đảm bảo an toàn tối đa thông tin liên lạc
5. Yêu cầu về an toàn lao động;
Yêu cầu trước khi thi công
1) Các công trình mạng ngoại vi trước khi thi công phải có đầy đủ thủ tục về xây
dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước, phương án đảm bảo an toàn lao động.
2) Các đơn vị thi công phải khảo sát lại để nắm vững các đặc điểm về địa hình để
lên phương án thi công sát với thực tế và bố trí hợp lý kho tàng, vị trí phân rải nguyên vật
liệu, nơi ăn ở cho công nhân.
3) Đơn vị thi công phải tổ chức phổ biến đầy đủ yêu cầu xây lắp, đặc điểm công
trình, phương án thi công, biện pháp làm việc an toàn cho công nhân trước khi thi công.
4) Tổ chức phân công giao việc đến các đội, tổ, nhóm làm việc phải rõ ràng, có
nhật ký công trình, giao việc phải phù hợp với trình độ kỹ thuật và sức khoẻ của công
nhân, có biện pháp đảm bảo an toàn, trang bị dụng cụ và phòng hộ cá nhân đầy đủ.
5) Đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về kỹ thuật, an toàn lao động
và nắm vững tình trạng sức khoẻ của công nhân mới tuyển, học sinh thực tập và lao động
thuê mướn.
6) Bố trí lán trại, nơi ăn ở cho công nhân trên công trình phải thuận tiện cho sinh
hoạt và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Phải có phương án phòng hoả hoạn,
phòng dịch, lũ lụt, mưa bão...
An toàn lao động trong thi công
1) Người lao động phải được trang bị bảo hộ lao động và phương tiện thi công phù
hợp với từng công trình và phải thường xuyên kiểm tra các trang bị bảo hộ lao động,
phương tiện thi công trong quá trình làm việc. Nếu thấy không đủ điều kiện đảm bảo an
toàn lao động, người lao động phải kiến nghị với người phụ trách xem xét lại công việc
được giao và các biện pháp an toàn lao động.
2) Nếu có thay đổi phương án thi công thì đơn vị thi công phải tổ chức phổ biến cho
cán bộ, công nhân nắm vững yêu cầu thay đổi rồi mới tiến hành triển khai công việc.
3) Trong trường hợp phải tạm dừng thi công thì phải có biện pháp an toàn cho
người và phương tiện tham gia giao thông.
4) Các yêu cầu an toàn lao động trong điều kiện thời tiết khác nhau.
Trong điều kiện nhiệt độ dưới 50C không bố trí người lao động làm việc trên cột
cao từ 10m trở lên.
Trong điều kiện làm việc ngoài trời nắng nóng, phải bố trí ca kíp hợp lý và có biện
pháp đề phòng say nắng cho người lao động.
Không được làm việc trên cột điện lực hoặc nơi có thể tiếp xúc với đường dây điện
khi có dông sét.
5) Các yêu cầu an toàn lao động khi thi công ở các vùng khác nhau
Thi công các công trình mạng ngoại vi ở những nơi có nhiều người và phương tiện
tham gia giao thông phải có các biện pháp thông báo bằng tín hiệu, biển báo, biển cấm…
và khi cần thiết phải bố trí người gác.
Thi công các công trình ngoại vi ở các vùng rừng núi, biên giới, hải đảo hoặc nơi có
địa hình hiểm trở phải có các biện pháp phòng chống thú dữ và các loại bẫy bắt thú; phải
có thang trèo, dây bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn khi làm việc tại các vách đá, mỏm đồi
chênh vênh; phải trang bị thuốc phòng độc, các dụng cụ, phương tiện vận chuyển và thi
công an toàn.
Thi công các công trình mạng ngoại vi giao chéo với đường giao thông, đường dây
điện lực, vượt mái nhà hoặc đi gần các công trình ngầm khác phải căn cứ vào đặc điểm
địa hình từng nơi để có biện pháp đảm bảo an toàn thi công dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của cán bộ kỹ thuật.
6) An toàn lao động khi làm việc trên cao
Khi làm việc trên cao (trên cột điện, trên mái nhà, trên cầu) người lao động phải
không mắc bệnh kinh niên về thần kinh, tim mạch. Tuyệt đối không được phân công cho
người vừa mới ốm dậy, sức khoẻ còn chưa bình thường làm việc trên cao.
Trước khi làm việc trên cao người lao động phải kiểm tra độ bền vững, chắc chắn
của thang, gốc cột, mái nhà.
Khi làm việc trên cao phải dùng dây an toàn và các phương tiện bảo hộ lao động khác.
Đưa vật liệu, dụng cụ lắp đặt lên cao hoặc đưa xuống phải sử dụng dây kéo và ròng
rọc. Các dụng cụ phải có túi đựng không được tuỳ tiện bỏ vào túi quần áo hoặc gác trên
ngọn cột, mái nhà.
Khi có người làm việc trên cao phải có người cảnh giới không cho người đứng hoặc
đi qua lại dưới đất xung quanh điểm cao đó đề phòng dụng cụ, vật liệu rơi gây nguy hiểm.
Không được sử dụng dây co hoặc cột chống làm phương tiện lên xuống cột.
Khi làm việc trên cột góc không được đứng phía góc trong tuyến giáp.
Tuỳ thuộc vào độ cao khác nhau của cột treo cáp phải sử dụng thang có độ dài thích
hợp. Những nơi dựng thang có địa hình phức tạp (trên nền gạch, đá hoa, đồi núi, vực
suối) phải có biện pháp cố định thang trước khi lên làm việc.
7) An toàn lao động khi làm việc ở gần đường dây điện lực
Khi tổ chức thi công các công trình ngoại vi viễn thông ở khu vực có điện lực phải
chấp hành đầy đủ quy phạm kỹ thuật an toàn điện lực của Nhà nước và Ngành.
Công nhân được phân công làm việc ở khu vực gần đường dây điện lực phải được
huấn luyện kỹ thuật an toàn điện ( sử dụng các trang bị, dụng cụ an toàn điện và hiểu biết
phương pháp cứu chữa người khi bị điện giật)
Phải kiểm tra hiện trường, kiểm tra việc cắt hoặc đóng điện, kiểm tra độ cao khoảng
cách an toàn từ cáp, từ nơi làm việc của công nhân đến đường dây điện lực. Công nhân
khi làm việc gần các đường dây điện lực hoặc trong khu vực có điện phải trang bị phòng
hộ an toàn điện đầy đủ.
8) Phòng độc và phòng chống cháy nổ
Trong thi công công trình ngoại vi có sử dụng hoá chất độc hại ( xăng dầu, hắc ín,
chì, thiếc hàn, axít, v.v. ) phải trang bị cho công nhân đầy đủ găng tay, khẩu trang, kính
che mắt, quần áo, giầy ủng bảo hộ lao động.
Khi làm việc với các hoá chất phải bố trí nơi rộng, thoáng, không để gần nhà ở, kho
tàng, doanh trại và chống đổ vỡ gây cháy bỏng, nhiễm độc.
Các kho tàng, lán trại, nhà bếp phải trang bị dụng cụ chữa cháy thông thường ( bình
hoá học, cát, thùng chứa nước, …)
Tổ chức phổ biến cho cán bộ công nhân làm việc trên công trình ngoại vi học tập
nội quy phòng chống cháy nổ và cách sử dụng, bảo quản các phương tiện chữa cháy
thông thường.
Phải có nội quy sử dụng từng loại xăng dầu, axít, v.v. Kho chứa phải có biển cấm
lửa. Công nhân phải được huấn luyện, nắm vững tính năng, tác dụng và cách phòng ngừa
tác hại của từng loại vật tư.
Đơn vị thi công công trình phải chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn lao
động của Nhà nước, cũng như của các ngành có liên quan, phải thực hiện các biện pháp
về an toàn và an toàn vệ sinh lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ và ngăn ngừa tai nạn cho
công nhân trong quá trình lao động.
Đơn vị thi công phải tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện và thường xuyên kiểm tra việc
thực hiện về an toàn lao động trong xây dựng công trình cho cán bộ công nhân trong đơn
vị mình.
Đối với cán bộ kỹ thuật phụ trách từng phần, từng hạng mục công trình theo trách
nhiệm được phân công phải đề ra các phương án và biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao
động cho từng hạng mục công trình. Phổ biến, hướng dẫn và trực tiếp kiểm tra công nhân
trong quá trình thực hiện.
Công nhân trực tiếp thi công phải được huấn luyện và được kiểm tra về an toàn lao
động trong xây dựng công trình trước khi giao việc. Phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện
phương tiện trước khi làm việc, phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định kỹ thuật an
toàn và chịu trách nhiệm về những vi phạm gây ra tai nạn lao động.
Khi thi công, đơn vị thi công cần phải xác định:
(1) Những khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đối với người lao động ( vùng nguy
hiểm do sét, gần đường điện lực, bom mìn, có thú dữ, vùng có địa hình phức tạp .v.v).
(2) Xác định chính xác các công trình liền kề như ống dẫn nước, cáp điện lực, cống
rãnh, đèn điện, móng nhà.
(3) Xác định các đặc điểm của sông, suối, ao, hồ như khoảng rộng, độ sâu, tốc độ
nước chảy, độ lún để lựa chọn phương tiện thi công hợp lý và có phương án cấp cứu khi
có tai nạn xảy ra.
Phải có sự thoả thuận và phối hợp của cơ quan chủ quản, các khu vực quân sự, kho
tàng, sân bay, bến cảng v.v.; Phải liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để nắm
vững tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội . .v.v và đề ra phương án đảm bảo
an toàn cụ thể cho từng nơi thi công.
9. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công;
- Nhà thầu phải có bảng vẽ và thuyết minh sơ đồ bố trí công trường, trách nhiệm,
thẩm quyền và mối quan hệ giữa chỉ huy công trường và nhà thầu, chủ đầu tư.
- Thiết bị phục vụ thi công phải được kê khai rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng.
Nhà thầu phải chứng minh hoặc đề xuất nhân lực và thiết bị phục vụ thi công công
trình khác nhân lực và thiết bị đang bố trí cho các gói thầu đã triển khai cho các gói thầu
khác của chủ đầu tư nếu có.

IV. Các bản vẽ


Bản vẽ đính kèm./.

You might also like