You are on page 1of 14

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

I/ Giới thiệu
- Đông trùng hạ thảo là một loại nấm ký sinh côn trùng có giá trị
dược liệu.
- Có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordycer sinensis thuộc
họ nấm Ascomycetes trên cơ thể sâu thuộc chi Hepialus.
- Thường gặp nhất là ở những con sâu non của loài Hepialus
Fabricius hoặc Hepialus Amoricanus.
- Các loài nấm này phân bố ở rộng khắp châu Á và châu Úc với
trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các vùng cao nguyên cao
hơn mặt biển 4000-5000 m như Tây Tạng, Tứ Xuyên…
 Chu trình sống của Cordyceps:
- Cordyceps thuộc họ nấm nó ký sinh trên thân của côn trùng.
Mùa đông nấm ký sinh vào côn trùng phát triển thành hệ sợi
nấm (đây là giai đoạn vô tính), sau đó nấm sử dụng nguồn dinh
dưỡng từ cơ thể côn trùng và giết chết côn trùng.
- Chi nấm Cordyceps có tới hơn 600 loài khác nhau. Tuy nhiên
cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2
loài Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.
- Năm 1964 chỉ có loài Cordyceps sinensis được coi là dược liệu
có trong dược điển.
 Mô tả Đông trùng hạ thảo
- Khi còn sống có hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá.
Khi sấy khô nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần lá
hình dạng giống ngón tay dài khoảng 4-11cm do sợi nấm mọc dính
liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm dài
chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm. Bên ngoài có màu
vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía. Phần đầu có
màu nâu đỏ, đuôi giống đuôi tằm có 8 cặp chân.
- Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu
non một chút. Sâu non đễ bẽ gãy, ruột bên trong căng đầy màu
trắng hơi vàng, chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng,
có màu trắng ngà.
- Các nhà phân tích hóa học cho thấy trong sinh khối của đông trùng
hạ thảo có 17-19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, lipid và
nhiều nguyên tố vi lượng trong đó cao nhất là phospho. Quan trọng
hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động
sinh học mà các nhà khoa học đang khám phá nhờ tiến bộ của
ngành hóa học các hợp chất tự nhiên.
II/ Tình Hình
- Hiện nay có khoảng 680 loài nấm thuộc chi Cordyceps. Trong đó
hai loại nấm đông trùng hạ thảo được sử dụng lâu đời là
Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.
- Trong khi đó Cordyceps sinensis với sản lượng ít và chỉ mọc trong
tự nhiên thì nấm Cordyceps militaris có thể nuôi trồng trong điều
kiện nhân tạo.
- Các báo cáo khoa học về Cordyceps tại Việt Nam còn rất ít và còn
khá sơ khai so với khối lượng nghiên cứu đồ sộ trên thế giới. Năm
2010, nhóm tác giả Trương Bình Nguyên, Đinh Minh Hiệp, Lê
Huyền Ái Thúy và cộng tác viên, tập trung vào các nghiên cứu
phát hiện các chủng nấm Cordyceps bản địa tại vùng cao nguyên
Langbian, Lâm Đồng và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các
loài nấm này. Năm 2012, nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của
hệ sợi nấm C. militaris trong các môi trường nuôi cấy cơ bản được
thực hiện bởi Phạm Quang Thu và cộng tác viên. Năm 2012 -
2014, Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học – môi trường, trường
ĐH Nông Lâm thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ về xây dựng quy
trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo qui mô phòng thí nghiệm. Năm
2013, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học
và môi trường, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM (Lê Thị Diệu
Trang, Lê Phước Thọ, Trần Công Sơn và Nguyễn Thị Ngọc Anh)
báo cáo công trình nghiên cứu “Sản xuất đông trùng hạ thảo
Cordyceps sp. quy mô phòng thí nghiệm” trong cuộc thi Eureka
2013 của Thành Đoàn TP.HCM. Nhóm tác giả Lê Thị Diệu Trang,
Trần Công Sơn, Lê Phước Thọ, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013) đã
công bố các kết quả xây dựng quy trình nuôi cấy C. sinensis, đánh
giá tính kháng oxy hóa và hàm lượng adenosin trên tạp chí khoa
học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp của Trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM Gần đây, trong Hội nghị nấm học tổ chức tại Trung tâm
Công nghệ sinh học TP.HCM (11/2014), một số công trình của các
nhóm tác giả Vũ Xuân Tạo và ctv, Phạm Nguyễn Duy Bình và
Phan Kim Ngọc đã công bố kết quả nghiên cứu về các yếu tố môi
trường tác động đến sự sinh trưởng của C. militaris; Võ Thị Xuyến
và cộng tác viên nghiên cứu tối ưu hóa môi trường nuôi cấy C.
pseudomilitaris.
- Do giá trị dược liệu, giá trị kinh tế cao và tính khả thi của việc nuôi
nấm Cordyceps militaris ở quy mô lớn, việc phát triển các nghiên
cứu về nuôi trồng nấm Cordyceps militaris nhằm tăng quy mô sản
xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và chuyển giao
công nghệ cho các đơn vị sản xuất để đem lại lợi ích kinh tế cho
địa phương là hết sức cần thiết…
 Phạm Văn Nhã cùng các đồng nghiệp đến từ trường Đại học Tây
Bắc đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm
Đông trùng hạ thảo trên tằm dâu tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên,
Lai Châu”.
III/ Quy Trình Sản xuất
Đã xây dựng được 3 quy trình nuôi trồng Đông trùng hạ thảo C.
militaris với chủng NBRC 100741 trên tằm dâu ở các quy mô khác
nhau:
- Quy mô phòng thí nghiệm gồm 6 bước:
1. Nuôi cấy và bảo quản giống nấm C. Militaris.
2. Tạo nguồn giống nấm C. Militaris.
3. Cấy giống lên giá thể nhộng tằm khử trùng hoặc bột nhộng tằm bổ
sung gạo lứt, cao nấm men, pepton.
4. Tạo hệ sợi trong điều kiện nhiệt  độ 20-25oC, độ ẩm 80-90%.
5. Tạo thể quả trong điều kiện nhiệt độ 20-25oC, độ ẩm 80-90%, ánh
sáng đèn trắng của đèn compact có cường độ 7001000 lx, thời gian
chiếu sáng 12 giờ.
6. Thu hoạch khi đạt kích thước 7-8 cm, đầu nhọn và bảo quản bằng
sấy thăng hoa, tránh ánh sáng).
- Quy mô phòng pilot gồm 7 bước:
1. Tạo nguồn giống nấm C. militaris.
2. Cấy giống lên giá thể bột nhộng tằm bổ sung gạo lứt, cao nấm
men, pepton.
3. Tạo hệ sợi trong điều kiện nhiệt độ 20-25oC, độ ẩm 80-90%.
4. Tạo thể quả trong điều kiện nhiệt độ 20-25oC,  độ ẩm 80-90%, ánh
sáng đèn trắng của đèn compact có cường độ 7001000 lx, thời gian
chiếu sáng 12 giờ.
5. Vận chuyển tới các pilot ở các địa phương.
6. Duy trì sự sinh trưởng của thể quả.
7. Thu hoạch khi đạt kích thước 7-8 cm, đầu nhọn và bảo quản bằng
sấy ở 40oC hoặc sấy thăng hoa, tránh ánh sáng).
*Lưu ý: Từ bước 1-4 diễn ra trong PTN.
- Quy mô hộ gia đình gồm 7 bước:
1. Tạo nguồn giống nấm C. Militaris.
2. Cấy giống lên giá thể bột nhộng tằm bổ sung gạo lứt, cao nấm
men, pepton.
3. Tạo hệ sợi trong  điều kiện nhiệt độ 20-25oC, độ ẩm 80-90%.
4. Tạo thể quả trong điều kiện nhiệt độ 20-25oC, độ ẩm 80-90%, ánh
sáng đèn trắng của đèn compact có cường độ 700-1000 lx, thời
gian chiếu sáng 12 giờ.
5. Vận chuyển tới các nhà nuôi ở các địa phương có điều kiện tự
nhiên thích hợp được lựa chọn.
6. Duy trì sự sinh trưởng của thể quả (tháng 3-11: sử dụng nhiệt độ tự
nhiên).
7. Thu hoạch khi đạt kích thước 7-8 cm, đầu nhọn và bảo quản bằng
sấy ở 40oC hoặc sấy thăng hoa, tránh ánh sáng).
*Lưu ý: Từ bước 1-4 diễn ra trong PTN.
 Sản phẩm thu được từ các quy trình được xác định có thành phần
hoạt chất trung bình là 0,46 mg/g adenosin, 10,56 mg/g cordycepin,
thành phần có giá trị dinh dưỡng là 78,76 mg/g amino acid tự do tổng số
trong thể quả và 153,535 mg/g trong hệ sợi, acid béo không no trên 70%
tổng số acid béo, chủ yếu là linoleic acid.
IV/ Công dụng
 Công dụng dược lý:
 Chống oxy hóa: Trên thực nghiệm dịch chiết bằng nước và rượu
cho thấy tác dụng chống oxy hóa:
 Ức chế khả năng oxy hóa acid linoleic
 Khử hoạt tính của chất 1,1-diphenyl1-2-picryl hydrazyl (DDPH),
hydrogen peroxide, gốc tự do Hydroxyl, anion superoxide, hoạt
tính bắt giữ kim loại
 Poly phenolic và flavoniod có trong Cordyceps là chất anti
oxidants
 Tác dụng kháng tế bào ung thư:
- Nghiên cứu trên các tế bào ung thư khác nhau cho thấy dịch chiết
rượu từ Cordyceps có tác dạng chống tăng sinh của các loại tế bào
ung thư này.
- Một nghiên cứu khác cho thấy Cordyceps ức chế tăng sinh tế bào
ung thư đại tràng qua con đường ức chế sự thoái giáng của chất I-
kappa B-alpha trong tế bào và ức chế hoạt tính của NF-kappa B.
 Tác dụng chống mệt mỏi và stress: Dịch tiết bằng nước nóng có tác
dụng chống mệt mỏi và stress trên chuột ICR và chuột Sprague-
Dawly.
 Tác dụng trên hệ hô hấp: Dịch tiết bằng cồn cho kết quả:
 Ức chế tăng sinh những tế bào BALF được hoạt tính bởi
lipopolysaccharide.
 Ức chế sản xuất IL-1 beta, IL-6, IL-8, IL-10 và INF-alpha trên
BALF.
 Tác dụng chống sợi hóa gan: Dịch chiết thúc đẩy sự thoái giáng
chất collagen như hydroxyproline, ức chế metalloproteinase-2 ở
mô, collagen loại IV và loại I.
 Tác dụng chống sợi hóa phổi.
 Tác dụng kích thích hệ miễn dịch: Dịch chiết có khả năng gây sản
xuất yếu tố hoại tử bướu alpha (TNF-alpha), Interleukin(IL)-6 và
IL-10.
 Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong lâm sàng: Myriocin (có tác
dụng ức chế miễn dịch) và thermozymocidin (1 acid amin không
điển hình) ức chế hữu hiệu serine palmitoyltransferase, chất hình
thành trong giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp sphingosin.
 Công dụng trong đời sống:
 Tăng cường hệ miễn dịch:
Đông trùng hạ thảo giúp nhờ vào hàm lượng vitamin A, vitamin C cùng
nguyên tố hiếm Selen… hỗ trợ tăng khả năng bảo vệ cơ thể trước các
loại vi khuẩn có hại và giảm thiểu nguy cơ mắc các loại bệnh lý.
 Bồi bổ cơ thể:
Đông trùng hạ thảo sẽ cung cấp cho cơ thể năng lượng, phục hồi sức
khỏe cho người bị suy nhược, mệt mỏi, mới ốm dậy, người suy dinh
dưỡng… Đồng thời giúp giấc ngủ ngon hơn.
 Hạ đường huyết:
Đông trùng hạ thảo hỗ trợ giúp ổn định chỉ số đường huyết trong máu,
giảm thiểu biến chứng gây ra bởi bệnh đái tháo đường hay huyết áp cao.
 Tốt cho gan:
Loại dược liệu còn chứa hoạt chất Cordycepin và Polysaccharides hỗ trợ
giúp gan giải độc nhanh hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
và phục hồi chức năng gan, cải thiện tình trạng viêm gan B, xơ gan...
 Hỗ trợ tăng cường chức năng của thận:
Đông trùng hạ thảo hỗ trợ giúp đào thải độc tố, bổ sung thận khí, giảm
tình trạng bí tiểu, tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, phòng tránh sỏi thận…
 Tốt cho hệ hô hấp:
Đông trùng hạ thảo chứa lượng axit amin dồi dào, hỗ trợ giúp làm sạch
phổi và hồi phục những tế bào nang phổi đã bị tổn thương. Cũng như hỗ
trợ điều trị hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi…
 Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ tim mạch:
Trong đông trùng hạ thảo có chứa đường D-mannitol có hỗ trợ khả năng
giữ nhịp tim ổn định và nâng cao chức năng hoạt động của tim mạch.
Cũng như giúp tăng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, phòng ngừa
bệnh viêm cơ tim, tắc nghẽn động mạnh, đột quỵ.
 Hỗ trợ tăng cường sinh lý cho nam giới:
Đông trùng hạ thảo thúc đẩy cơ thể sản sinh nội tiết tố nam
Testosterone, hỗ trợ giúp bổ thận, cải thiện tình trạng rối loạn cương
dương, tăng ham muốn, hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn ở nam…
 Hỗ trợ điều hoà nội tiết tố và làm đẹp da cho nữ:
Đông trùng hạ thảo hỗ trợ giúp kích thích sản sinh hormone sinh lý
Estrogen, cân bằng nội tiết tố, đều kinh nguyệt và giúp đời sống chăn gối
thăng hoa hơn. Đồng thời giảm thâm nám, làm da sáng mịn, trẻ trung,
hay ngăn ngừa rụng tóc ở phụ nữ sau sinh, trong giai đoạn tiền mãn
kinh.
V/ Phân loại
Đông trùng hạ thảo tươi
- Đông trùng hạ thảo tươi tự nhiên:
o Đây là dạng nấm tươi, thô sơ ban đầu chưa qua xử lý. Việc bảo
quản khá khó khăn và hạn sử dụng rất ngắn, nếu bảo quản đúng
cách cũng chỉ lưu giữ được tối đa 14 ngày. Sản phẩm này giữ được
hàm lượng dinh dưỡng và hoạt tính sinh học tối đa.
o Xuất xứ: Đông trùng hạ thảo được khai thác tại vùng cao nguyên
Tây Tạng, Bhutan,...
- Đông trùng hạ thảo tươi nhân tạo:
Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, người ta đã nghiên cứu
thành công phương pháp nuôi cấy đông trùng hạ thảo lên những nguyên
liệu khác, tiêu biểu như nhộng tằm, gạo lứt, vỏ trứng,… Những phôi
nấm sau khi được cấy trong môi trường thí nghiệm cũng sở hữu những
thành phần dược chất tuyệt vời không kém so với loại tự nhiên.
- Đông trùng hạ thảo khô ( chế phẩm của đông trùng hạ thảo
tươi):
o Được người tiêu dùng ưa chuộng hơn do thời gian bảo quản lâu
hơn, dễ vận chuyển hơn mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng vốn
có. Thông thường để có được 1g nấm đông trùng hạ thảo khô phải
cần đến 6-7g nấm đông trùng hạ thảo tươi.
o Xuất xứ: Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng
nhộng tằm. Hoặc nuôi cấy trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu
xanh, vỏ trứng, gạo, …
- Đông trùng hạ thảo khô đươc tinh chế thành các chế phẩm
o Dạng nước: Là sản phẩm đã qua chế biến, được đóng thành từng
chai hoặc gói nhỏ. Dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng.
o Dạng bột: Là đông dùng hạ thảo khô được xay mịn thành bột.
o Dạng viên nang: Đông trùng hạ thảo được chế biến và tổng hợp
thành từng viên nhộng để uống mỗi ngày.

- Cách nhận biết loại tươi và loại khô: Nấm đông trùng hạ thảo tươi và
khô rất dễ nhận biết qua hình dáng bên ngoài. Cụ thể:
o Với đông trùng tươi, sợi nấm mọng nước, mềm và có thể bóp nát
nhẹ nhàng và đơn giản. Tuy nhiên, với loại đông trùng khô sẽ cứng
hơn, dễ dàng bẻ gãy, có thể bị gãy đôi nếu va chạm mạnh.
o Màu sắc của hai dạng cũng sẽ khác nhau. Đối với đông trùng tươi
sẽ có màu vàng tươi còn đối với đông trùng khô sẽ có màu vàng
nhạt hơn.

You might also like