You are on page 1of 5

8.

Các lý thuyết về mô hình đô thị hóa


Con đường đi của đô thị hóa đến khi hình thành đô thị đã được nhiều nhà khoa
học đưa ra một số giả thuyết như sau:
8.1 Lý thuyết vùng đồng tâm (Concentric Zone Theory)
Ernerst Burgess đưa ra mô hình hình thành các đô thị, được gọi là Lý thuyết vùng
đồng tâm (1925), mô tả những bước phát triển đô thị hóa, cấu thành đô thị. Dựa vào mô
hình phát triển của TP. Chicago, Burgess xem thành phố gồm có một loạt các khu vực
hình tròn, mỗi vùng được sử dụng với mục đích chuyên biệt và mỗi vùng được một bộ
phận dân cư khác biệt sinh sống.

Sơ đồ 1.2: Mô hình lý Thuyết vùng đồng


tâm của Ernest Burgess

Nguồn: Burgess, 1925.

Năm vùng đồng tâm của Burgess được sắp xếp như sau:
Vùng thứ nhất là vùng lõi (loop), thường được gọi tắt là CBD (Central Business
Board) là khu vực trung tâm doanh thương, gồm có cửa hàng, ngân hàng, công thự,
những cửa hàng đặc biệt cao cấp tương ứng với khu thương mại cao cấp này và là nơi
tập trung trao đổi cao nhất và là nơi có giá đất rất cao. Đây chính là một nhân tố đẩy
một số xây dựng xa khỏi vùng lõi. Khi thành phố phát triển, nhiều khu vực khác được
hình thành và lan rộng ở phía ngoài vùng lõi, gồm những cơ sở thương mại, công nghiệp
không có khả năng thuê khu đất cao cấp bên trong và đồng thời những cơ sở này cũng
cần có mặt bằng rộng rãi.
Khu vực thứ hai, được coi là khu vực chuyển tiếp, có mật độ dân số cao, gồm có
các tòa nhà dị dạng có mức độ vô tổ chức cao về mặt xã hội. Rìa của vùng này luôn
luôn bị các cơ sở doanh nghiệp của vùng trung tâm lấn chiếm. Đây là nơi cư trú của cư
dân nghèo nhất của đô thị và là nơi tiếp nhận nhiều luồng nhập cư. Dân chúng tại đây
sống chen lẫn với giới tội phạm, mại dâm. Người nghèo đô thị không thể chủ động chọn
cho mình chỗ ở.
Vùng thứ ba là khu vực dân cư gồm có nhà cửa của cư dân có việc làm. Đây là
nơi thường có những căn hộ đôi và là vùng có tính năng động. Đó là cư dân lao động
có việc làm đã có khả năng rời được vùng hai.
Vùng thứ tư cũng là khu vực dân cư do các thành viên của giai cấp trung lưu cư
ngụ, có những căn hộ độc lập và có khuôn viên lớn, cách vùng lõi khoảng 20-30 phút
di chuyển.
Vùng thứ năm chủ yếu là khu ngoại thành xa, tọa lạc ngoài ranh giới của đô thị,
nằm trên các trục giao thông quan trọng, là của giai cấp trung lưu, có phương tiện di
chuyển xa, sở hữu cơ ngơi của chính họ (Gold, 1982, tr.84).
Lý thuyết của Burgess bị xem là đã đơn giản hóa con đường đô thị hóa. Vì thật
ra khu trung tâm doanh nghiệp, các hãng xưởng không bắt buộc phải nằm trong vòng
tròn đó mà cũng tọa lạc tại các trục giao thông và tại các trung tâm khác nhỏ hơn. Về
dân cư, thì những người nghèo sống khắp nơi, nhất là quanh khu vực có nhà máy, có
các cơ sở công nghiệp, nơi có điều kiện để mưu sinh dễ dàng (Burgess, 1925).
8.2 Lý thuyết khu vực (Sector Theory)
Homer Hoyt đưa ra Lý thuyết khu vực (1939) sau khi đã đối chiếu 142 đô thị
vào các năm 1900, 1915, 1936. Thành phố không phát triển theo vòng tròn đồng tâm,
không hình thành tập trung quanh vùng lõi mà phát triển thành từng khu vực, mỗi khu
vực được đặc trưng bởi các hoạt động kinh tế khác nhau và có khuynh hướng phát triển
theo chiều từ trung tâm ra vùng ngoại vi. Ông cho rằng đô thị có khuynh hướng phát
triển từng khu vực trải dài theo dọc các trục giao thông huyết mạch, tiện lợi và quan
trọng từ vùng trung tâm tỏa ra, giống như những chiếc vòi con bạch tuộc vươn ra đến
nhiều hướng hoặc giống hình dạng của các ngôi sao nhiều cánh. Hoyt giả định rằng sự
phát triển của hầu hết các khu dân cư, thương mại và công nghiệp được phân bố theo
một mô hình nhất định trong các khu vực này. Ông cho rằng, vị trí và sự chuyển động
của tầng lớp dân cư khác nhau là nhân tố chủ yếu trong việc hình thành sự tăng trưởng
của thành phố. Các nhóm có thu nhập cao có khuynh hướng di chuyển theo một trục
giao thông quan trọng hay đặc biệt, vì thế, khu ở tập trung của nhóm này có xu hướng
nằm ngay rìa của khu vực. Còn nhóm dân cư có thu nhập thấp có xu hướng tiến đến các
nơi già cỗi, xuống cấp của khu vực. Hai ý chính của Lý thuyết khu vực là: 1/ KCN
không hình thành vòng quanh vùng lõi mà theo các đường giao thông như đường sắt,
đường thủy hay đường cao tốc, 2/ khu dân cư có thu nhập cao mọc lên cạnh các trung
tâm buôn bán hay hành chính và có khuynh hướng tiến đến các khu vực có cảnh quan
thiên nhiên như hồ, sông, rừng hay đại lộ (Gold, 1982, tr. 83):
Sơ đồ 1.3: Lý thuyết Khu vực
1: Vùng lõi
2: Công nghiệp nhẹ
3: Khu dân cư thu nhập thấp
4: Khu dân cư trung lưu
5: Khu dân cư cao cấp

Nguồn: Gold, 1982, tr.84.


8.3 Lý thuyết Đa hạt nhân (Multiple Nuclei Model)
Lý thuyết Đa hạt nhân do hai nhà địa lý Chauncy Harris và Edward Ullman (1945)
đưa ra, cho rằng đô thị không nhất thiết là theo hai mô hình trên, mà việc sử dụng đất
được hình thành từ nhiều hạt nhân khác nhau và không phải chung quanh một hạt nhân
độc nhất. Những hạt nhân này có thể đã hiện diện từ buổi ban đầu của đô thị, sau đó
được tăng cường bởi hiện tượng nhập cư và được chuyên biệt hóa bởi nhiều cách sử
dụng đất. Nó là một tập hợp nhiều trung tâm trong một vùng đô thị (Gold, 1982, tr.83).
Sơ đồ 1.4: Lý thuyết Đa hạt nhân
1: Vùng lõi
2: Công nghiệp nhẹ
3: Khu dân cư thu nhập thấp
4: Khu dân cư trung lưu
5: Khu dân cư cao cấp
6: Khu kỹ nghệ nặng
7: Khu kinh doanh xa trung tâm
8: Khu dân cư ngoại ô
9: Công nghiệp ngoại ô

Nguồn: Gold, 1982, tr.84.


Những lý thuyết trên đều dựa vào những mô hình phát triển của đô thị Mỹ hay
châu Âu, nhưng đô thị hóa ở các nước đang phát triển thì lại khác. Tại các nước này, đa
số những đô thị này đều phát triển nhanh, không có quy hoạch tổng thể về phân bố sử
dụng đất, không có quy chế về chiều cao của các công trình xây dựng. Ngoài ra, ở các
đô thị này lại còn có khu cư trú của những người nước ngoài, khu nhà ổ chuột, khu bị
lấn chiếm. Các đô thị này có khuynh hướng đốt cháy giai đoạn. Nhưng dù sao, những
nét của các mô hình châu Âu và Mỹ vẫn thấy thấp thoáng trong các đô thị các nước
đang phát triển, vẫn có CBD, vẫn có khu vực do người nghèo lấn chiếm, vẫn có những
khu dân cư xa vùng CBD nhưng vẫn chưa hẳn là theo như các mô hình trên.
8.5 Mô hình đô thị ở Đông Nam Á
Terry Mc Gee khi nghiên cứu về các đô thị Đông Nam Á, có đưa ra mô hình các
đô thị ven sông, ven biển của Đông Nam Á, đối chiếu với mô hình Lý thuyết vùng đồng
tâm của Burgess, cho thấy có sự khác nhau trong việc sử dụng đất giữa các vùng so với
mô hình Vùng đồng tâm.

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổng quát các khu kinh tế chính ở thành phố phương Tây và các
thành phố Đông Nam Á
Chú thích:
a: Những vùng đất bị
lấn chiếm
b: Vùng ngoại ô
1 và 2: Vùng thương
mại nước ngoài
3: Vùng thương mại
của người Tây
phương
-Vùng đất sử dụng
hỗn hợp gồm các khu
kỹ nghệ thương mại,
hành chính, cư trú
của người dân
- Govt Zone: Nơi có
công thự
Nguồn: Mc Gee, 1967, tr.128.
Mô hình này của Mc Gee nói lên được tính chất lịch sử và địa lý các đô thị Đông
Nam Á. Đó là những đô thị được xây dựng trong thời thuộc địa mà dấu ấn để lại rất
nhiều như dinh thự với kiến trúc châu Âu, với những khu thương mại của người Hoa,
người Ấn. Đấy cũng là những đô thị được phát triển ven những con sông thuận lợi, giao
thông thuận lợi, hay ven biển, là nơi xuất nhập khẩu hàng hóa như Sài Gòn. Chúng có
hình dáng cánh quạt vì phát triển ven cảng.

You might also like