You are on page 1of 3

Bạn có thể tự hào về khả năng ghi nhớ ngày sinh và tuổi của tất cả bạn bè và thành viên

trong gia
đình, hoặc bạn có thể nhớ lại những chi tiết cực kỳ sống động về bữa tiệc sinh nhật lần thứ 5 của
mình tại một nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy thất vọng,
thậm chí là xấu hổ khi tự dưng chẳng nhớ được điều gì. Có một số lý do tại sao những điều này
lại xảy ra.

Mất trí nhớ


Mất trí nhớ (hoặc chứng hay quên) [amnesia] là tình trạng mất trí nhớ dài hạn xảy ra do hậu quả
của bệnh tật, chấn thương thể chất hoặc sang chấn tâm lý. Endel Tulving (2002) và các đồng
nghiệp của ông tại Đại học Toronto đã nghiên cứu trường hợp của K.C. trong nhiều năm. K.C. bị
chấn thương sọ não trong một vụ tai nạn xe máy và sau đó bị mất trí nhớ nghiêm trọng.

Mất trí nhớ thuận chiều [anterograde amnesia]: Có hai loại mất trí nhớ phổ biến: là mất trí nhớ
thuận chiều và mất trí nhớ ngược chiều (Hình 6). Mất trí nhớ thuận chiều thường do chấn thương
não, chẳng hạn như một cú đánh vào đầu. Với mất trí nhớ thuận chiều, bạn không thể ghi nhớ
thông tin mới, mặc dù bạn có thể nhớ thông tin và sự kiện đã xảy ra trước khi bị thương và điều
này thường do vùng hồi hải mã đã bị tổn hại (McLeod, 2011). Điều này cho thấy rằng tổn thương
não dẫn đến việc không thể chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn; nghĩa là
không có khả năng củng cố ký ức. Nhiều người mất trí nhớ dạng này không thể hình thành trí
nhớ tình tiết và trí nhớ ngữ nghĩa mới, song vẫn có thể hình thành các trí nhớ thủ tục mới
(Bayley & Squire, 2002). Điều này đúng với trường hợp của H.M. mà chúng ta đã đề cập đến
trước đó. Tổn thương não do cuộc phẫu thuật đã dẫn đến mất trí nhớ thuận chiều. H.M. đọc đi
đọc lại cùng một cuốn tạp chí, không nhớ mình đã từng đọc nó bao giờ - nó luôn mới mẻ đối với
anh. Anh ấy cũng không thể nhớ những người anh ấy đã gặp sau khi phẫu thuật. Nếu bạn được
giới thiệu với H.M. và sau đó bạn rời khỏi phòng trong vài phút, anh ta sẽ không biết bạn là ai
khi bạn trở về và sẽ giới thiệu lại mình với bạn. Tuy nhiên, khi được đưa ra cùng một câu đố
nhiều ngày liên tiếp, mặc dù anh ta không nhớ mình đã từng nhìn thấy câu đố đó trước đây,
nhưng tốc độ giải câu đố của anh ta trở nên nhanh hơn mỗi ngày (vì sự phân tích lại) (Corkin,
1965, 1968).

Mất trí nhớ ngược chiều [retrograde amnesia]: Mất trí nhớ ngược chiều là mất trí nhớ về các sự
kiện xảy ra trước khi bị chấn thương. Những người mất trí nhớ ngược chiều không thể nhớ một
số hoặc thậm chí tất cả quá khứ của họ. Họ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những trí nhớ phân
đoạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày bạn thức dậy trong bệnh viện và có những người xung
quanh giường của bạn tự xưng là vợ hoặc chồng của bạn, con bạn và cha mẹ bạn? Vấn đề là bạn
không nhận ra bất kỳ người nào trong số họ. Bạn bị tai nạn xe hơi, bị chấn thương ở đầu, và bây
giờ bị mất trí nhớ ngược chiều. Bạn không nhớ gì về cuộc sống của mình trước khi thức dậy
trong bệnh viện. Điều này nghe có vẻ giống như nội dung của các bộ phim Hollywood, và
Hollywood đã bị cuốn hút với cốt truyện mất trí nhớ trong gần một thế kỷ, từ bộ phim Garden of
Lies từ năm 1915 đến các bộ phim gần đây hơn như phim kinh dị về điệp viên Jason Bourne.
Tuy nhiên, đối với những người thực tế mất trí nhớ ngược dòng, như cựu cầu thủ bóng đá NFL
Scott Bolzan, câu chuyện không phải là một bộ phim Hollywood. Bolzan ngã, đập đầu và xóa đi
46 năm cuộc đời chỉ trong chốc lát. Hiện anh đang sống trong khi mắc phải một trong những
trường hợp mất trí nhớ ngược chiều nghiêm trọng nhất từng được ghi nhận.

Xây dựng và tái tạo trí nhớ


Việc hình thành những ký ức mới đôi khi được gọi là xây dựng, và quá trình mang lại những ký
ức cũ được gọi là tái tạo. Tuy nhiên, khi chúng ta tìm lại ký ức của mình, chúng ta cũng có xu
hướng thay đổi và sửa đổi chúng. Trí nhớ khá linh hoạt trong việc chuyển trí nhớ dài hạn thành
trí nhớ ngắn hạn. Các sự kiện mới có thể được thêm vào và chúng ta có thể thay đổi những gì
chúng ta nghĩ rằng chúng ta nhớ về các sự kiện trong quá khứ, và điều này dẫn đến sự không
chính xác và bóp méo thông tin. Con người có thể không cố ý bóp méo sự thật, nhưng nó vẫn có
thể xảy ra trong quá trình lấy lại ký ức cũ và kết hợp chúng với ký ức mới (Roediger & DeSoto,
2015).

Khả năng gợi ý: Khi ai đó chứng kiến một tội ác, trí nhớ của người đó về các chi tiết của tội
phạm là rất quan trọng để bắt được nghi phạm. Vì trí nhớ rất mỏng manh, nhân chứng có thể dễ
dàng (và thường vô tình) bị nhầm lẫn do vấn đề về khả năng gợi ý. Khả năng gợi ý mô tả tác
động của thông tin sai lệch từ các nguồn bên ngoài dẫn đến việc tạo ra các ký ức sai lệch. Vào
mùa thu năm 2002, một tay súng bắn tỉa ở khu vực Đặc khu Columbia, Washington, Hoa Kỳ đã
bắn những người tại một trạm xăng, trong lúc họ đang rời khỏi siêu thị bán lẻ Home Depot và đi
bộ xuống phố. Các cuộc tấn công này đã diễn ra ở nhiều nơi trong hơn ba tuần và dẫn đến cái
chết của mười người. Trong thời gian này, như bạn có thể tưởng tượng, rất nhiều người đã sợ hãi
khi phải rời khỏi nhà của họ, cho dù chỉ đơn giản dành cho việc mua sắm, hoặc thậm chí đi bộ
qua khu hàng xóm chung quanh. Các nhân viên cảnh sát và FBI đã làm việc điên cuồng để giải
quyết tội ác nghiêm trọng này, và một đường dây nóng đã được thiết lập. Cơ quan thực thi pháp
luật đã nhận được hơn 140.000 báo cáo, dẫn đến có khoảng 35.000 người trở thành kẻ tình nghi
(Newseum, n.d.). Hầu hết các báo cáo đều đi vào ngõ cụt, cho đến khi một chiếc xe tải màu trắng
được phát hiện tại địa điểm xảy ra một trong những vụ xả súng. Cảnh sát trưởng lên sóng truyền
hình quốc gia với hình ảnh chiếc xe tải màu trắng. Sau cuộc họp báo, một số nhân chứng khác đã
gọi điện nói rằng họ cũng đã nhìn thấy một chiếc xe tải màu trắng chạy trốn khỏi hiện trường vụ
nổ súng. Vào thời điểm đó, có hơn 70.000 xe tải màu trắng trong khu vực. Các nhân viên cảnh
sát, cũng như công chúng, hầu như chỉ tập trung vào những chiếc xe tải màu trắng vì họ tin
những nhân chứng. Hầu như các báo cáo khác đã bị bỏ qua. Cuối cùng khi bắt được những kẻ
tình nghi, thì nhóm tội phạm này lại đang sử dụng một chiếc xe dòng sedan (4 cửa) màu xanh.
Như được minh họa trong ví dụ này, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của lời gợi ý, chỉ
đơn giản là dựa trên một cái gì đó chúng ta thấy trên tin tức. Hoặc chúng ta có thể tuyên bố nhớ
một cái gì đó mà trên thực tế chỉ là một gợi ý của ai đó. Chính gợi ý là nguyên nhân gây ra sự sai
lệch trí nhớ.

Xác định sai nhân chứng: Mặc dù trí nhớ và quá trình tái tạo có thể rất mỏng manh, nhưng các sĩ
quan cảnh sát, công tố viên và tòa án thường dựa vào việc xác định nhân chứng và lời khai khi
truy tố tội phạm. Tuy nhiên, việc xác định nhân chứng và lời khai không đúng có thể dẫn đến kết
án sai (Hình 7). Việc này xảy ra như thế nào? Năm 1984, Jennifer Thompson, khi đó là một sinh
viên đại học 22 tuổi ở Bắc Carolina, bị uy hiếp bằng dao và sau đó bị cưỡng hiếp. Khi bị cưỡng
hiếp, cô cố gắng ghi nhớ từng chi tiết về khuôn mặt và đặc điểm thể chất của kẻ hiếp dâm mình,
thề rằng nếu cô sống sót, cô sẽ khiến anh ta bị kết án. Sau khi liên lạc với cảnh sát, một bản phác
thảo tổng hợp đã được tạo ra về nghi phạm, và Jennifer được cho xem sáu bức ảnh. Cô đã chọn
hai chiếc, một trong số đó là của Ronald Cotton. Sau khi xem các bức ảnh trong 4 - 5 phút, cô ấy
nói, “Đúng vậy. Đây là người đó!” và sau đó cô ấy nói thêm, “Tôi nghĩ đây là hắn”. Các điều tra
viên hỏi lại một lần nữa, “Cô có chắc không?”. Cô ấy nói rằng đó là hắn ta. Sau đó, cô hỏi điều
tra viên rằng mình đã nhận diện đúng hay chưa, và viên điều tra củng cố lựa chọn của cô bằng
cách nói với cô rằng cô đã làm rất tốt. Những loại gợi ý và gợi ý ngoài ý muốn này của nhân viên
cảnh sát có thể khiến các nhân chứng xác định nhầm nghi phạm. Các luật sư lo ngại về sự thiếu
chắc chắn của cô trong lần đầu tiên, vì vậy cô đã xem một đội hình gồm bảy người đàn ông. Cô
ấy nói rằng cô ấy đang cố gắng quyết định giữa số 4 và 5, cuối cùng quyết định rằng Cotton, số
5, 'Trông giống hắn ta nhất”. Hắn ta 22 tuổi. Vào thời điểm phiên tòa bắt đầu, Jennifer
Thompson hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc cô bị Ronald Cotton cưỡng hiếp. Cô đã làm
chứng tại phiên tòa, và lời khai của cô đủ thuyết phục để có thể kết tội anh ta. Làm thế nào mà cô
ấy đi từ “Tôi nghĩ đó là hắn ta” và “trông giống hắn nhất”, đến mức chắc chắn như vậy? Gary
Wells và Deah Quinlivan (2009) khẳng định rằng đó là các thủ tục nhận dạng mà cảnh sát gợi ý,
chẳng hạn như xếp hàng để làm cho bị cáo nổi bật, nói với nhân chứng nên xác định người nào
và xác nhận các lựa chọn của nhân chứng bằng cách nói với họ “lựa chọn tốt”. Sau khi Cotton bị
kết tội hiếp dâm, anh ta phải ngồi tù chung thân với 50 năm. Sau 4 năm ngồi tù, anh ta mới được
tái thẩm. Jennifer Thompson một lần nữa làm chứng chống lại anh ta. Lần này Ronald Cotton bị
tuyên hai án chung thân. Sau khi thụ án 11 năm tù, bằng chứng DNA cuối cùng đã chứng minh
rằng Ronald Cotton không phạm tội hiếp dâm, vô tội và đã ngồi tù hơn một thập kỷ vì tội danh
mà anh ta không phạm phải.

You might also like