You are on page 1of 43

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH CÔNG


TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Nhóm: 03

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐỐI VỚI SỰ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Nhóm: 3 Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị


Trưởng nhóm: Phan Minh Quốc Thanh Thu
Thành viên:
1. Nguyễn Thị Dương
2. Đào Ngọc Hải
3. Trần Phú Hưng
4. Trần Quốc Vương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2022


Lời cam đoan
Chúng em xin cam kết rằng đề tài tiểu luận: Vai trò của nguồn vốn oda đối với
sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do nhóm 3 nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Nội dung bài làm của đề tài: Vai trò của nguồn vốn oda đối với sự tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tiểu luận nào
của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
(Ký và ghi rõ học tên)
Nhóm 3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................1
5. Ý nghĩa đề tài.........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................1
1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN VỐN ODA............................1
1.1. Khái niệm...........................................................................................................1
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế và thước đo tăng trưởng kinh tế....................................1
1.1.2. Khái niệm về ODA........................................................................................1
1.1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của nguồn vốn ODA......................................2
1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA......................................................................4
1.3. Vai trò của nguồn vốn ODA..........................................................................4
1.3.1. ODA là nguồn vốn vay ưu đãi nhằm thúc đẩy tăng trưởng...........................4
1.3.2. ODA giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công
nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.............................................................5
1.3.3. Nguồn vốn ODA bổ sung nguồn ngoại tệ, bù đắp thâm hụt cascn cân
thương mại và NSNN...............................................................................................5
1.3.4. Nguồn vốn ODA gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều hơn một thế
hệ. 5
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn ODA................6
1.4.1. Nguồn cung cấp ODA...................................................................................6
1.4.2. Mục tiêu kinh tế khi cung cấp ODA từ nhà tài trợ.........................................7
1.4.3. Chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp nhận....................................7
1.4.4. Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận...........................8
1.5. Bài học kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc............8
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................10
2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VÀ GIẢI NGÂN
NGUỒN VỐN ODA...................................................................................................11
2.1. Thực trạng chung.........................................................................................11
2.1.1. Tổng quan huy động vốn ODA....................................................................11
2.1.2. Tổng qua sử dụng nguồn vốn ODA.............................................................12
2.1.3. Tổng quan giải ngân vốn ODA....................................................................13
2.2. Phân tích thực trạng.....................................................................................13
2.2.1. Về huy động nguồn vốn ODA......................................................................13
2.2.2. Các nhà tài tài trợ vốn ODA cho Việt Nam.................................................14
2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn ODA tại một số thành phố....................................21
2.3. Đánh giá thực trạng......................................................................................23
2.3.1. Thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2016-2020.....................................23
2.3.2. Hạn chế trong việc giải ngân chậm và thấp cùng những nguyên nhân gây ra
hạn chế..................................................................................................................24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................27
3. CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP SUY GIẢM HẠN
CHẾ TRONG GIẢI NGÂN ODA.......................................................................28
3.1. Phương hướng giúp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA 28
3.1.1. Thay đổi quan niệm, nhìn nhận về ODA:....................................................28
3.1.2. Nâng cao hiệu quả sự dụng vốn ODA để trả nợ khi đáo hạn......................28
3.1.3. Tăng cường hợp tác theo hướng đôi bên cùng có lợi..................................28
3.1.4. Giảm sự dựa dẫm vào một nguồn vốn ODA................................................29
3.2. Giải pháp trong khắc phục nguyên nhân hạn chế cho giải ngân ODA....29
3.2.1. Những giải pháp chung...............................................................................29
3.2.2. Giải pháp cụ thể trong khắc phục nguyên nhân hạn chế cho giải ngân ODA
30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................31
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................31
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ thể hiện lượng tăng trưởng vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn
2016-2020. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư).............................................................11

Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu vốn ODA huy nhằm sử dụng cho các lĩnh
vực, giai đoạn 2016-2020. (Đơn vị:%)........................................................................13

Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ đường thể hiện các khoản vốn ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt
Nam, giai đoạn 2016-2020 (Đơn vị: Tỷ Yên)...............................................................14

Biểu đồ 2. 4: Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu vốn ODA cho các dự án năm 2017 (Đơn vị:
Tỷ Yên)........................................................................................................................ 15

Biểu đồ 2. 5: Biểu đồ trò thể hiện cơ cấu sử dụng vốn ODA Hàn Quốc cho các lĩnh
vực tại Việt Nam năm 2016 (Đơn vị: %).....................................................................17

Biểu đồ 2. 6: Biểu đồ trò thể hiện cơ cấu sử dụng vốn ODA Hàn Quốc cho các lĩnh
vực tại Việt Nam năm 2016 (Đơn vị: %).....................................................................19

Biểu đồ 2. 7: Biểu đồ thể hiện lượng vốn OD mà Việt Nam nhận từ Ngân hàng Phát
triển châu Á, giai đoạn 2016-2020. (Nguồn ADB Data).............................................20

Biểu đồ 2. 8: Biểu đồ cột thể thể hiện tương quan so sánh giữa tổng vốn ODA cho dự
án và vốn ODA đã giải ngân năm 2020. (Đơn vị: USD).............................................21

Biểu đồ 2. 9: Biểu đồ cột ngang thể thể hiện một số Bộ, cơ quan có mức hoàn trả vốn
ODA tiêu biểu tính từ đầu năm đến tháng 8/2020 (Đơn vị: Tỷ đồng)..........................25
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang dần hướng tới trở thành một nước có thu
nhập trung bình cao và để tiếp tục đà tăng trường đó, Việt Nam ta cần thu hút và sử
dụng hiệu qảu từ nhiều nguồn lực như vốn ODA, FDI, đầu tư tư nhân,.. Trong đó, vốn
ODA đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam và vẫn còn
giữ vai trò quan trọng cho nên vấn đề được đặt ra là làm thế nào để thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA này hiệu quả nhằm tạo tiền đề phát triển sau này. Tuy nhiều nghiên
cứu đã được thực hiện về thực trang thu hút, quản lý, giải ngân nguồn vốn ODA nhưng
có điều phần lớn chúng được thực hiện với số liệu cũ, từ năm 1993 đến nay nên khó
lòng lột tả hết được thực trạng đã và đang diễn ra để có một cái nhìn và giải pháp mới
nhất cho phù hợp với bối cảnh hiện tại. Vì thế cho nên, đó chính là lý do chúng em lụa
chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của nguồn vốn oda đối với sự tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, chúng em đã xác định cho mình những mục tiêu nghiên
cứu cụ thể sau đây:
Trình bày được nội dung thuộc cơ sở lý thuyết liên quan đến nguồn vốn ODA bao
gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguồn vốn ODA, lịch sử hình thành và phát triển
của nguồn vốn ODA trên quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn ODA,
những bài học kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng ODA ở một số quốc gia khác.
Trình bày và phân tích thực trạng thu hút, sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA.
Trong đó, thực trạng thu hút sẽ được tập trung vào 2 nhà tài trợ lớn và truyền thống
của Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc vì số lượng nhà tài trợ ODA cho Việt Nam là
quá đa dạng nên khó có thể nào phân tích được hết nguồn vốn ODA vào Việt Nam.
Thêm nữa, do không thể truy cập số liệu sử dụng nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực
hoặc của các địa phương nên chúng em sẽ tập trung phân tích thực trạng sử dụng vốn
ODA ở 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong giải đoạn 2016-
2020.
Trình bày cơ bản những thành tựu, lợi ích mà ta đạt được nhờ nguồn vốn ODA
mang lại cũng như phân tích được thực trạng về hạn chế trong giải ngân vốn ODA
cũng như những nguyên nhân chủ yếu.
Dựa trên những gì phân tích được ở những thực trạng hạn chế, chúng em xin được
đưa những những giải pháp có thể góp phần khấc phục đi những hạn chế trong công
tác giải ngân vốn ODA chậm và thấp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu về tổng trị giá nguồn vốn ODA được huy động, sử
dung và giải ngân, số lượng công trình, dự án, chương trình có nguồn vốn ODA được
thu thập đều số liệu thứ cấp được thống kê trong gia đoạn 2016-2020 .

1
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập thông tin và tổng hợp chi tiết
từ những trang thông tin đủ đảm bảo về thông tin chính xác như Google Scholar về
tình hình thu hút, sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA để phục vụ cho việc phân tích,
nhận định thông qua trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm và tham khảo
quan điểm của một số nhà nghiên cứu qua bài báo nghiên cứu của họ để có cho mình
đánh giá tốt nhất.
5. Ý nghĩa đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm giúp người đọc có thể nhận diện và hình dung được
những hoạt động thu hút, sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2016-
2020 để mà phần nào hiểu được chúng ta thu hút và sử dụng được bao nhiêu, tại sao
lại gặp kháo khăn trong công tác giải ngân vốn ODA như vậy để mà từ đddoscos được
những giải pháp nào có thể khắc phục được hạn chế và nhũng phương hướng ứng phó
vói tình hình mới.

PHẦN NỘI DUNG

1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN VỐN ODA


1.1. Khái niệm
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế và thước đo tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ được
sản xuất ra hoặc tổng thu nhập được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng
thời gian thường là một năm. Sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế được phản ánh
bằng sự gia tăng tuyệt đối về mặt lượng vòn tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế lại
chính là kết quả so sánh tương đối để biểu hiện sự gia tăng nhanh hay chậm giữ các kỳ
so sánh, cả kỳ gốc và kỳ trước đó.
Để biểu đạt rành mạch hơn cho sự tăng trưởng mang tầm vĩ mô này mà đã xuất
hiện các chỉ tiêu trong tài khoản quốc gia gồm có: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
Tổng sản phẩm quốc gia (GNP); Tổng thu nhập quốc dân (GNI);...Có nhiều nhân tố
tác động đến tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn ODA được xem như là một trong
những nhân tố phổ biến nhất.
1.1.2. Khái niệm về ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development
Assistance) là một hình thức dầu tư nước ngoài và là một nguồn vốn viện trợ hoàn lại
và không hoàn lại hoặc là tín dụng ưu đãi mà Chính phủ các nước, các tổ chức liên
Chính phủ, phi Chính phủ, các tổ chức trực thuộc hệ thống LHQ và các tổ chức tài
chính quốc tế tài trợ cho các nước đang, chậm phát triển.

2
Theo 1Phùng Việt Hà (2021), trong vài năm đầu từ khi nhận viện trợ thì nguồn
vốn ODA đó phải hướng đến thúc đẩy bền vững kinh tế, giảm tình trạng đói nghèo ở
các nước nhận tài trợ và nâng tầm ảnh hưởng của các nước tài trợ. Xa hơn nữa, trong
dài hạn, nó phải có đóng góp tích cực đến công cuộc xóa đói nghèo cùng cực; phổ cập
giáo dục; bình đẳng giới; tăng cường sức khỏe cộng động, phòng chống các dịch bệnh
nguy hiểm như HIV/AIDS; đảm bảo lợi ích môi trường bền vững và cuối cùng là thiết
lập quan hệ toàn cầu vì mục tiêu phát triển
Tại Việt Nam, căn cứ theo 2Nghị định 131/2006/NĐ-CP, ODA là nguồn vốn
của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
Như vậy, nguồn vốn ODA là một nguồn vốn viện trợ không vì mục đích lợi
luận vì nó bao gồm vốn không hoàn lại và nguồn vốn hoàn lại chỉ có mức lãi suất ưu
đãi và cùng với thời hạn lâu dài nên nó sẽ được dùng cho việc đầu tư xây dựng những
công trình thúc đẩy sự phát triển và đầu tư cho việc mang lại sự công bằng, nhân văn
cho toàn xã hội.
1.1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của nguồn vốn ODA
Có thể nói, những tổ chức chuyên cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại
của Chính phủ các nước và những tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng thế giới (WB)
đã được thành lập tại hội nghị về tài chính- tiền tệ tổ chức tháng 7 năm 1944 tại
Bretton Woods( Mỹ) với mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc
lợi của các nước với tư cách như là một tổ chức trung gian về tài chính, một ngân hàng
thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện thương mại bằng cách phát
hành trái phiếu để rồi cho vay tài trợ đầu tư tại các nước. Việc cung cấp các khoản
viện trợ với các điều kiện ưu đãi từ sau giai đoạn Thế chiến II đã góp phần hình thành
nên cách chúng ta hiểu về nguồn vốn ODA như hiện nay. Trong giai đoạn hậu Thế
chiến II, các nước công nghiệp phát triển đã thực hiện thoả thuận về sự hỗ trợ dưới
dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay kèm theo điều kiện ưu đãi cho các nước
đang phát triển, hứng chịu tổn thất vật chất từ chiến tranh. Cụ thể, Hoa Kỳ tiến hành
viện trợ cho các nước tư bản Tây Âu thông qua kế hoạch Marshall trong khoảng 4 năm
kể từ ngày 3/4/1948 nhằm khôi phục và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, cơ sở hạ
tầng để làm cơ sở phòng chống sự ảnh hưởng của Liên Xô.
Tiếp đó một sự kiện quan trọng đã diễn ra đó là vào ngày 14/12/1960 tại Paris -
Pháp, 20 nước thành viên ban đầu đã ký thoả thuận thành lập Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) đã có những đóng góp quan trọng nhất trong việc cung cấp
nguồn vốn ODA song phương cũng như đa phương, hỗ trợ cho các chính sách phát
triển kinh tế đi kèm với sự gia tăng phúc lợi của người dân. Theo 3Đỗ Mạnh Cường
(2013), trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra những uỷ ban có
1
Phùng Việt Hà. (2021). Thực trạng thu hút oda của việt nam giai đoạn 2015-2020. Truy cập ngày 23/02/2023
từ https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/tai-chinh-quoc-te/bai-thao-luan-nhom-3-
thuc-trang-thu-hut-oda-cua-viet-nam-giai-doan-2015-2020/24992810
2
Thư viện pháp luật. (2006). Nghị định 131/2006/NĐ-CP. Truy cập ngày 23/02/2023 từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-131-2006-ND-CP-quy-che-quan-ly-su-dung-
nguon-ho-tro-phat-trien-chinh-thuc-15474.aspx
3
Đỗ Mạnh Cường (2013). Vai trò của nguồn vốn ODA. Truy cập ngày 15/2/2023 từ
https://voer.edu.vn/m/nguon-von-oda/587809a3.

3
chuyên môn trong đó tiêu biểu có Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) nhằm giúp các
nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Các nước thành
viên ban đầu của DAC gồm 18 thành viên như: Hà Lan, Áo, Bỉ,... đã thường kỳ thông
báo rõ về các khoản đóng góp cảu mình cho DAC và thực hiện trao đổi chính sách
viện trợ trên cơ sở nguồn vốn mà họ đã góp và cứ như vậy, việc hỗ trợ vốn thông qua
DAC được thực hiện cho đến năm 1969, DAC lần đầu tiên đưa ra khái niệm về Hỗ trợ
Phát triển Chính thức (ODA).
Kể từ khi ra đời ODA đã trải qua các giai đoạn phát triển sau: Nếu như so sánh
tổng số tiền viện trợ của các nước thuộc DAC trong năm đầy tiên (1960) đến năm
2021 thì nó đã tăng với tỷ lệ rất lớn là 999,93% nhưng cũng đã có nhiều biến động. Cụ
thể, từ giai đoạn năm 1960 đến 1975, tổng khối lượng viện trợ từ DAC tăng khá chậm
và chưa có gì đột phá thì trùng hợp thay thì vào năm 1973, năm bắt đầu cuộc Khủng
hoảng dầu mỏ, lần đầu tiên tổng nguồn vốn ODA đạt hơn gấp đôi kể từ khi DAC được
thành lập là khoảng 6.66 tỷ Dollars. Kế tiếp, trong gai đoạn 1975-1990, là thời kỳ
nguồn vốn hỗ trợ từ DAC tăng trưởng ổn định sau một năm sụt giảm 22,95% (giảm
khoảng 1,9 tỷ so với năm trước đó) vào năm 1976. Kể từ sau giai đoạn này là thời kỳ
bùng nổ các nguồn vốn ODA từ DAC với năm lập đỉnh là 2021 với hơn 31,68 tỷ
Dollars.

Biểu đồ viện trợ tổng nguồn vốn ODA của các nước
thuộc DAC. (Giai đoạn 1960-2021)
35000
30000
Đon vị: Triệu Dollars

25000
20000
15000
10000
5000
0
60 63 66 69 72 75 78 81 84 87 90 93 96 99 02 05 08 11 14 17 20
19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20

Tổng viện trợ từ DAC


Biểu đồ 1. 1: Biểu đồ viện trợ tổng nguồn vốn ODA của các nước thuộc DAC giai
đoạn 1960-2021. (Nguồn: OECD Data)

1.1.4. Phân loại các nguồn vốn ODA


Do sự đa dạng về tiêu chí đánh giá, phân loại nên ODA có thể được phân loại
như sau:
 Theo tính chất tài trợ: ODA không hoàn lại; ODA có hoàn lại và ODA hỗn hợp.
 Theo điều kiện tài trợ: ODA ràng buộc; ODA không ràng buộc và ODA hỗn
hợp

4
 Theo nguồn cung cấp: ODA song phương; ODA đa phương và ODA của các tổ
chức phi chính phủ (NSO)
 Theo mục đích sử dụng: ODA hỗ trợ cơ bản; ODA hỗ trợ kỹ thuật
 Theo cơ chế quản lý: ODA do bên tiếp nhận điều hành; ODA do nhà tài trợ
quản lý toàn bộ; ODA các bên cùng quản lý.
1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
Theo Đỗ Thị Ngọc Lan (2019), các quốc gia với mục tiêu được tuyên bố chính
thức khi cho vay mượn nguồn vốn ODA là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và xóa
đói giảm nghèo nhưng vẫn không thể tách khỏi mong muốn gia tăng ảnh hưởng kinh
tế-chính trị đối các nước vay nên nguồn vốn ODA có một số đặc điểm sau:
Một, nó được cung cấp bởi các tổ chức có quy mô cực lớn gồm Chính phủ đại
diện quốc gia, các tổ chức phi Chính phủ, liên quốc gia hoặc liên Chính phủ không
hoạt động vì lợi nhuận.
Hai, mục đích sử dụng của nguồn vốn ODA là giúp đỡ các nước đang hoặc kém
phát triển tăng trưởng về kinh tế, phúc lợi, môi trường trên nhiều lĩnh vực như giao
thông; y tế; giáo dục; giải quyết ô nhiễm môi trường, vấn đề việc làm, nạn đói; xóa đói
giảm nghèo; phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm; tăng cường năng lực quản lý Nhà
nước, cải cách hành chính, thể chế, pháp luật,..
Ba, ODA không được viện trợ cho các nước phát triển mà chỉ được dành riêng
cho các nước kém phát triển hơn theo 2 tiêu chí (Đỗ Thị Ngọc Lan, 2019):
Tiêu chí thứ nhất, GDP/ người thấp thì thường sẽ nhận được hỗ trợ ODA với tỷ
lệ không hoàn lại cao với thời hạn và thời gian ân hạn tối đa lần lượt là 40 năm và 10
năm áp dụng với các tổ chứ như WB, ADB, JBIC. ODA không phải là một khoản cho
vay thương mại vì nó thường mang tính viện trợ không hoàn lại. Thành phần không
hoàn lại này phải đạt ít nhất 35% đối với khoản vây có ràng buộc và 25% đối với
khoản vay không ràng buộc, tức là 4không kèm theo điều khoản ràng buộc liên quan
đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia tài trợ hoặc một nhóm quốc gia nhất
định theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài. Như vậy, với tỷ lệ không hoàn lại càng
cao thì sẽ góp phần làm tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nhận ODA.
Tiêu chí thứ 2, các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng đúng với cam kết với bên
hỗ trợ nên phải có những chính sách tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà bên hỗ trợ
hướng đến và tập trung tận dụng sự giúp đỡ về kỹ thuật, kinh nghiệm chuyên môn nhất
là trong quan hệ giữa các Chính phủ với nhau.
1.3. Vai trò của nguồn vốn ODA

1.3.1. ODA là nguồn vốn vay ưu đãi nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Với các nước đang phát triển thì luôn trong tình trạng thiếu nguồn vốn đầu tư,
không đủ thỏa mãn nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các dự án khác có chức
năng kích thích tăng trưởng kinh tế thì nguồn vốn ODA lại đóng vai trò như là một
nguồn từ bên ngoài nhằm bổ sung vốn cho công cuộc phát triển kinh tế, góp phần giảm
4
Thư viện pháp luật. (2006). Nghị định 16-2016/NĐ-CP. Truy cập ngày 27/02/2023 từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-16-2016-ND-CP-quan-ly-su-dung-von-ho-
tro-phat-trien-chinh-thuc-ODA-von-vay-uu-dai-nuoc-ngoai-2016-306585.aspx

5
gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Với đặc tính về thời hạn ưu đãi thường từ 10-30
năm, lãi suất từ 0,25-2%/năm cũng đã là quá đủ để tạo ra điểu kiện thuận lợi để Chính
phủ ban hành những chính sách tập trung tận lực đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng
như đường xá, sân bay, bến cảnh, điện, nước, thủy lợi, bệnh viện và trường học làm
động lực thúc đẩy cho đất nước ngày càng đi lên để người dân có cuộc sống ngày càng
ấm no, phúc lợi được đảm bảo. Theo một báo cáo từ các chuyên viên của WB, trong
điều kiện quốc gia có nền chính trị ổn định, thể chế, chính sách hiệu quả thì khi nguồn
vốn ODA nhận được tăng 1% thì GDP có khả năng tăng trưởng thêm 0,5% (Đỗ Thị
Ngọc Lan, 2019)
1.3.2. ODA giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực
Thông qua việc tiếp nhận các nguồn vốn ODA thông qua hoạt động hợp tác hỗ
trợ kỹ thuật và hỗ trợ dự án đầu tư, các quốc gia nhận viện trợ có thể tiếp thu những
thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại với mục tiêu chuyển giao công nghệ,
kinh nghiệm quản lý, năng lực sản xuất nhờ các dự án hỗ trợ, hợp tác kỹ thuật với các
loại hình khác nhau gắn với các dự án khác nhau. Thông thường các dự án này sẽ có
dịch vụ tư vấn, huấn huấn luyện, hướng dẫn sử dụng thiết bị, công nghệ,.. làm tiền đề
đóng góp phát triến nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn từ kỹ thuật, kỹ năng
làm việc, phương pháp quản trị dự án tiên tiến. Dần dần, khi hiệu quả đầu tư có hiệu
quả tại một địa phương sẽ được chuyển giao, lan rộng phạm vi ứng dụng các công
nghệ, kỹ thuật kèm theo đội ngũ chuyên gia đã từng có kinh nghiệm trước đó từ trong
và ngoài nước. Từ đó, các quốc gia tiếp nhận ODA có được đà nâng cao trình độ khoa
học, công nghệ nhằm bắt kịp các nước phát triển.
1.3.3. Nguồn vốn ODA bổ sung nguồn ngoại tệ, bù đắp thâm hụt cascn cân
thương mại và NSNN
Hầu như các nước đang phát triển đều gặp tình trạng thâm hụt ngân sách và cán
cân thương mại. ODA không chỉ có vai trò thúc đẩy tăng trưởng mà còn là một nguồn
ngoại tệ từ bên ngoài với mục đích bù đắp các khoản thâm hụt cán cân thương mại và
tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách của NSNN. Dù một quốc gia thực hiện đầu tư
công cho xây dựng các dự án qaun trọng bằng nguồn vốn nội địa thì dù có đủ vốn
nhưng việc thực hiện vẫn gần như là bất khả thi khi nguồn ngoại tệ cần phải có để chi
tiêu cho nhập khẩu các trang, thiết bị công nghệ cao vẫn không đủ. Như vậy, nguồn
vốn ODA một phần nào đó vẫn góp phần giúp cho các hoạt động đầu tư cần yếu tố
nước ngoài trở nên xuông sẻ hơn. Trong trường hợp giả sử, quốc gia đó có cả 3 cán
cân gồm xuất-nhập khẩu, thu-chi ngân sách, tiết kiệm-đầu tư đều nghiên về hướng bất
lợi thì nguồn vốn ODA xuất hiện trong giai đoạn này sẽ bù đắp được một phần thâm
hụt của 3 cán cân trên.
1.3.4. Nguồn vốn ODA gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều hơn một
thế hệ.
Một dự án chiến lược mang tầm quốc gia như sân bay quốc tế, cao tốc kết nối
các địa phương của cả nước, đường hầm xuyên biển,...cần thời gian đầu tư xây dựng
nhanh nhất 10 năm nhưng có thời hạn sử dụng có thể lên đến 50 năm thì một nữa thế

6
kỷ là một khoảng thời gian quá dài để cho nhiều người dân tận hưởng những lại ích mà
chúng mang lại hơn cả môt thế hệ trong du lịch, giao thông,...Tuy nhiên, thời gian
hoàn vốn cũng có thể hơn 30 năm hoặc 40 năm thì Chính phủ các nước nhận viện trợ
ODA đã tiến hành đầu tư các dự án này sẽ phải vừa tận dụng thời hạn lâu dài và lãi
suất ưu đãi, có chính sách thu thuế phù hợp kéo dài nhiều năm để chi trả lại cho nguồn
vốn đã dùng khi mà nhu cầu vượt xa nguồn vốn huy động nội địa nên có thể nói việc
xây dựng các dựa án vừa nêu gắn liền với việc phải sử dụng nguồn lực lâu dài đi kèm
với lợi ích mà chúng mang lại nhiều hơn một thế hệ
Ngoài ra, theo Đỗ Mạnh Cường (2013) cũng có một vài quan điểm bổ sung.
Tác giả có đề cập đến việc ODA có đóng góp khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI
cũng như tạo môi trường thuận lợi cho việt đầu tư phát triển. Theo đó, khi các nhà đầu
tư nước ngoài có ý định đầu tư tại một quốc gia nào đó thì trước tiên cần phải cực kỳ
quan tâm đến khả năng sinh lợi từ nơi mình sẽ đầu tư. Nếu như một quốc gia không có
cơ sở hạ tầng không hoàn chỉnh như hệ thống năng lượng không đáp ứng được nhu
cầu phục vụ sản xuất, đường xá xuống cấp, thiếu thống hệ thống viễn thông thì chắc
chắn sẽ khiến cho các nhà đầu tư tiền năng không mấy mặn mà, đặc biệt nhất là khi hệ
thống ngân hàng lạc hậu, ì ạch, chậm chạp trong công tác cung ứng dịch vụ thanh toán
hoặc các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sẽ làm cho hiệu suất đầu tư không cao do sẽ phát sinh
thêm chi phí. Từ đó, Chính phủ phải mạnh tư đầu tư cải thiện hoặc xây mới hệ thông
cơ sở hạ tầng trên nhiều lĩnh vực để tạo ra dư địa thu hút đầu vốn FDI và chỉ dựa vào
nguồn vốn từ trong nước đầu tư cho các hạng mục này chắc chắn sẽ không đủ nếu
không thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Một khi các hạng mục đucợ hoạch định
được triển khai đầu tư và hoàn thành sẽ tạo nên nền tảng vững chắc có thể thu hút một
lượng lớn nguồn vốn FDI, làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế đi kèm với phúc lợi, an
ninh xã hội.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn ODA

1.4.1. Nguồn cung cấp ODA


Hiện nay, trên thế giới có 2 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là các nhà tại trợ
song phương (các nước thành viên Hỗ trợ Phát triển DAC - Official Development
Assistance, các nước công nghiệp mới, các quốc gia Trung Đông), các tổ chức tài trợ
đa phương (WB - World Bank, ADB – Asian Development Bank, IMF - International
Monetary Fund), ngoài ra còn có các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO
– Non-Governmental Organization). Tuy nhiên trong số các nguồn cung cấp trên thì
ODA từ các nước thành viên Hỗ trợ Phát triển DAC là lớn nhất.
Năm 1993, sau khi nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, cho đến
nay đã gần có 50 nhà tài trợ đa phương và song phương cùng 350 tổ chức chính phủ
với 1500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam, Đứng đầu trong các quốc gia và tổ
chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) với số vốn cam kết chiếm 70-80% tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà các nhà
tài trợ dành cho Việt Nam. Năm 2010 đánh dấu cột mốc Việt Nam chính thức vươn
lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

7
1.4.2. Mục tiêu kinh tế khi cung cấp ODA từ nhà tài trợ
Ngoài mục tiêu cung cấp ODA cho các nước nghèo giúp họ phát triển kinh tế -
thực chất là để trong tương lai các nước nghèo sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của chính các nước giàu cụ thể là:
Tạo cơ hội tận dụng khai khác nguồn nguyên, nhiên, vật liệu và nhân công giá rẻ cùng
với việc mở rộng thêm thị trường giúp tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ từ những nước tài trợ
thông qua các điều kiện thỏa thuận trong đàm phán.
Các nước tiếp nhận nguồn vốn ODA buộc phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào
thuế quan đối với những loại hàng hóa trong bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của
nước tài trợ. Không những vậy, nước nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa
thị trường, bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ.
1.4.3. Chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp nhận
Để thu hút được nguồn vốn ODA phục vụ cho các quy hoạch phát triển quốc
gia, ngoài việc là những nước có thu nhập thấp thuộc diện được nhận ODA (nếu không
phải là đồng minh chiến lược), các nước này cần phải chứng minh rằng có một chiến
lược phát triển đất nước và những nỗ lực để hiện thực hóa nó, có những điểm tương
đồng với các chính sách ưu tiên của các bên cung cấp ODA. Đồng thời, cần có một thể
chế nhà nước đủ mạnh để có khả năng tiếp nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả lượng
ODA được cung cấp. 5Trên một bài đăng của WB, có một thông điệp được trình bày
về một viễn cảnh Việt Nam năm 2035 nhằm hướng tới sự thịnh vượng, sáng tạo, công
bằng à dân chủ thông qua 4 trạng thái và 6 chuyển đổi. 4 trạng thái này gồm:
 Nhà nước có năng lực và trách nhiệm giải trình
 Quốc gia thịnh vượng, sáng tạo, thuộc nhóm thu nhập trung bình cao
 Xã hội công bằng và hòa nhập
 Môi trường bền vững, bảo vệ chất lượng không khí, đất và nước
 Xã hội công bằng và hòa nhập
Và 6 chuyển đổi bao gồm:
 Xây dựng thể chế hiện đại
 Hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển khu vực tư nhân năng động
 Thúc đẩy hòa nhập xã hội
 Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo
 Tăng trưởng bền vững và có khả năng chống chịu với khí hậu
 Quản lý quá trình đô thị hóa hiệu quả
Với tầm nhìn năm 2035 của Việt Nam có lẽ là minh chứng thuyết phục nhất cho
chiến lược phát triển của đất nước và cũng góp phần thu hút nguồn vốn ODA từ quốc
tế.
Tại Việt Nam, thể chế với chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA,
tuy có nhiều hạn chế, tuy nhiên đã có nhiều kiến nghị, nỗ lực sao cho ngày một đồng
bộ, đảm bảo tính minh bạch, thống nhất; đảm bảo tôn trọng nguyên tắc hài hòa lợi ích
giữa đôi bên, giữa Chính phủ với người dân, doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho việc thu
5
Ngân hàng Thế giới (2016). Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Truy cập
ngày 24/02/2023 tại https://www.worldbank.org/vi/news/infographic/2016/02/23/vietnam-2035-toward-
prosperity-creativity-equity-and-democracy.

8
hút, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA, nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh
xã hội.
1.4.4. Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận
Vì ODA là một hình thức của xuất khẩu tư bản, nếu nước tiếp nhận sử dụng
nguồn vốn ODA không hiệu quả ở bất kể phương diện nào cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến
niềm tin của các nhà cung cấp và như vậy, cam kết ODA sẽ được cân nhắc lại, đồng
nghĩa với việc nước tiếp nhận sẽ gặp khó thu hút nguồn vốn này hơn để phục vụ các
mục tiêu phát triển của mình.
Các khoản vốn ODA mà Việt Nam đã ký kết trong hơn 20 năm qua, bình quân
khoảng 3,5 tỷ USD/năm là một nguồn tài chính đáng kể, đã được sử dụng có hiệu quả,
nhất là trong lĩnh vực an sinh xã hội như: Giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao
động/năm; đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn/năm; tăng tính bền
vững của việc làm; bảo trợ xã hội; bảo hiểm xã hội... Điều này đã giúp Việt Nam thu
hút được nhiều nguồn vốn ODA.
1.5. Bài học kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc
Tại thời điểm ký Hiệp định đình chiến (tháng 7 năm 1953), Hàn Quốc là một
trong những nước nghèo nhất thế giới, với một hệ thống cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng
nề bởi chiến tranh và nền nông nghiệp đình đốn. Nhưng chỉ gần 40 năm sau, Hàn
Quốc đã trở thành quốc gia có sự chuyển đổi kinh tế nhanh và thành công nhất trên thế
giới, trong đó vai trò của nguồn vốn ODA hết sức quan trọng trong sự thần kỳ của Hàn
Quốc. Từ năm 1945 đến 1999, Hàn Quốc đã tiếp nhận 44 tỉ USD từ ODA
Bao gồm 7 tỉ viện trợ không hoàn lại và 37 tỉ vốn vay đầu tư, với Mỹ và Nhật Bản là
hai nhà tài trợ song phương lớn nhất của Hàn Quốc. Có hai đặc điểm quan trọng trong
ODA của Hàn Quốc.
Thứ nhất, nguồn viện trợ (chủ yếu là viện trợ song phương từ Mỹ) tương đối
lớn và ổn định, tạo ra một nguồn cung cấp ngoại tệ đáng tin cậy trong giai đoạn công
nghiệp hóa mạnh mẽ nhất của quốc gia này.
Thứ hai, ODA của Hàn Quốc được sử dụng tập trung cho hai lĩnh vực chính:
nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Khi ấy, nếu muốn công nghiệp hóa phải buộc hàng triệu
nông nhân Hàn Quốc sẽ di cư từ nông thôn ra thành thị, gây ra thiếu hụt lao động nông
thôn. Để khắc phục tình trạng đó, chỉ có cách phải tăng bền vững năng suất lao động
trong nông nghiệp. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để
hiện đại hóa nông nghiệp và chuyển đổi ngành nông nghiệp qua phong trào Làng mới
(nông thôn mới), phát động từ năm 1970. Hai phần ba vốn vay ODA được đầu tư cho
phát triển Cơ sở hạ tầng từ năm 1966 đến 1978, với qui mô đầu tư tăng mạnh từ sau
năm 1972 với sự chuyển hướng chiến lược sang đầu tư cho công nghiệp nặng. Chính
phủ trực tiếp triển khai các dự án giao thông đường bộ lớn (như đường cao tốc Seoul-
Busan), phát triển các khu công nghiệp, cảng nước sâu và sản xuất điện năng. Hệ
thống tàu điện ngầm ở Seoul cũng được đầu tư xây dựng trong giai đoạn này.
Bí quyết thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng Hàn Quốc là sự gắn kết giữa
kế hoạch phát triển 5 năm với kế hoạch tài chính, đặt dưới sự điều hành của Ủy ban Kế
hoạch kinh tế. Ủy ban này không chỉ lập kế hoạch mà còn phân bổ vốn và thực hiện
các dự án. Việc tập trung chức năng điều hành vào một cơ quan đã giúp tháo gỡ được

9
những vướng mắc về thiếu vốn và thực hiện kế hoạch, bao gồm cả những quyết định
đến sử dụng vốn ODA. Văn phòng Chính phủ cũng có một cán bộ chuyên theo dõi
việc lập kế hoạch và thực hiện dự án, với sự giúp đỡ của một nhóm các nhà khoa học
đầu ngành giúp đánh giá độc lập các dự án.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy ODA có thể đóng vai trò tích cực trong
quá trình công nghiệp hóa, nhất là khi dòng vốn ODA đủ lớn để tạo ra sự cải thiện
đáng kể trong cán cân thanh toán một cách chủ động. Hàn Quốc đã sử dụng ngoại tệ để
đầu tư vào những lĩnh vực thúc đẩy trực tiếp tăng trưởng là cơ sở hạ tầng kinh tế và
nông nghiệp. Các cơ quan chính phủ được tổ chức theo cách cho phép gắn chặt các dự
án ODA vào kế hoạch phát triển kinh tế, và yêu cầu một qui trình đánh giá độc lập và
chặt chẽ đối với các dự án đầu tư, trong đó có cả dự án ODA.
Về sau, Hàn Quốc cũng được các chuyên gia phân tích kinh tế, chính trị và một
số sử gia bình luận là đã thấu hiểu động cơ, và mục đích của Hoa Kỳ. Khi ấy, Hoa Kỳ
muốn Hàn Quốc trở thành đồng minh của mình để hoàn thành vai trò là một lá chắn
ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Liên Xô từ Bắc Triều Tiên xuống phía Nam nên đã tận
lực viện trợ cho Hàn Quốc với mong muốn Hàn Quốc trở phát triển thật nhanh và có
mối quan hệ kinh tế phụ thuộc và Hoa Kỳ khi mà kim ngạch thương mại giữa 2 nước
tăng trưởng cao khi Hàn Quốc chấp nhận tiêu dùng hàng hóa Mỹ để có thể xuất khẩu
những mặt hàng thuộc những ngành công nghiệp non trẻ. Khi Hoa Kỳ thấy thành ý và
nỗ lực khi sử dụng nguồn vốn ODA àm nước này cung cấp cho Hàn Quốc thông qua
những lần cải cách thể chế và đề ra chiến lược kinh tế đã khiến cho quan hệ nhận viện
trợ ODA Hàn Quốc-Hoa Kỳ trở nên gắn kết hơn.
Từ bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc, Việt Nam có thể sẽ rút ra được cho
mình ba bài học bài học có giá trị để mà áp dụng tại Việt Nam hoặc hơn, chính là:
Thứ nhất, luôn luôn hướng đến hiệu quả lâu dài khi sử dụng nguồn vốn ODA
hơn là chỉ chú trọng vào lợi ích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu như Việt Nam biết
cách sử dụng nguồn vốn ODA cho mục tiêu phát triển nông thông theo hướng hiện
đại, công nghệ cao, xanh và năng suất hơn cùng với đầu tư cho những công trình giao
thông kết nối chặt chẽ hơn sẽ đảm bảo cho sự kết nối kinh tế-văn hóa giữa nông thông
và thành thị thì chắc chắn trong tương lai vài thập kỷ sẽ không diễn ra tình trạng phân
cách giàu nghèo quá lớn giữa khu công nghiệp và nông thôn, hơn thế nữa với cái lợi
trước mắt khi Việt Nam sử dụng vốn ODA để cải thiện cơ sở hạ tầng tại khu vực nông
thôn sẽ giúp rất nhiều cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại khu vực nông thôn, phúc
lợi hài hòa không thua kém khu vực nào.
Thứ hai, Việt Nam phải luôn có cho mình những nhà tài trợ ổn định. Nếu như
Hàn Quốc khi còn trong tình trạng khó khăn thì có Hoa Kỳ là nhà tài trợ ổn định thì
Việt Nam giờ đây có Nhật Bản, Hàn Quốc và một vài nước nữa là nhà tài trợ tích cực
và ổn định cho Việt Nam thì Việt Nam phải luôn nỡ lực ngoại giao, không bao giờ để
cho những mối quan hệ vốn khăn khít trở nên xấu đi vì khi chuyện đó xảy ra, nguồn
vốn ODA ổn định bị cắt đứt sẽ kéo theo hiệu ứng Domino làm suy giảm uy tín của nền
kinh tế Việt Nam trong cộng đồng đầu tư quốc tế.
Thứ ba, việc theo dõi, giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện dự án phải luôn
luôn cần đến sự giúp sức của một đội ngữ chuyên gia khoa học nhằm thực hiện đánh
giá, đóng góp ý kiến và không bao giờ được chủ quan, chuyên quyền trong quy trình

10
sử dụng nguồn vốn ODA và cuối cùng là việc đánh giá mức độ hiệu quả của dự án,
chương trình ODA phải luôn dựa vào sự đánh giá một cách khách quan phải luôn dựa
vào ý kiến của đa số công chúng vì họ sẽ là người trực tiếp hưởng lợi ích mà những dự
án, chương trình ODA mang lại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nguồn vốn ODA hay nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official
Development Assistance) là một nguồn vốn viện trợ không vì mục đích lợi luận vì nó
bao gồm vốn không hoàn lại và nguồn vốn hoàn lại chỉ có mức lãi suất ưu đãi và cùng
với thời hạn lâu dài nên nó sẽ được dùng cho việc đầu tư xây dựng những công trình
thúc đẩy sự phát triển và đầu tư cho việc mang lại sự công bằng, nhân văn cho toàn xã
hội với lịch sử hình thành và phát triển được đánh dấu sau thế chiến thứ 2 nhưng mãi
đến tận năm 1969 thì khái niệm về nó mới được đưa ra bởi Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển
(DAC). ODA có đặc điểm đặc trưng chính là nó được cung cấp bởi các tổ chức có quy
mô cực lớn gồm Chính phủ đại diện quốc gia, các tổ chức phi Chính phủ, liên quốc gia
hoặc liên Chính phủ không hoạt động vì lợi nhuận để giúp đỡ các nước đang hoặc kém
phát triển tăng trưởng về kinh tế, phúc lợi, môi trường trên nhiều lĩnh vực như giao
thông; y tế; giáo dục,... với 2 tiêu chí. Một là, GDP/ người thấp thì thường sẽ nhận
được hỗ trợ ODA với tỷ lệ không hoàn lại cao. Hai là, các nước tiếp nhận ODA phải
sử dụng đúng với cam kết với bên hỗ trợ. Vì tính chất đặc biệt của mình, nó mang 4
vai trò khó có thể thay thế gồm:
Thứ nhất, ODA là nguồn vốn vay ưu đãi nhằm thúc đẩy tăng trưởng
Thứ hai, ODA giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.
Thứ ba, nguồn vốn ODA bổ sung nguồn ngoại tệ, bù đắp thâm hụt cán cân
thương mại và NSNN
Thứ tư, nguồn vốn ODA gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều hơn một
thế hệ.
Với đặc điểm và vai trò quan trọng chiến lược kinh tế-xã hội của các nước mà
rất nhiều quốc đều rất muốn thu hút để mà sử dụng. Nhưng những quốc gia thành công
trong thu hút và sử dụng vốn ODA thì lại ít hơn những quốc gia thất bại vì không tận
dụng được những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút ODA. Trong những quốc
gia thành công ấy, có lẽ Hàn Quốc đã gần như tận dụng được hết các nhân tố từ nguồn
cung cấp, đến có cho mình những chiến lược phát triển và nỗ cải cách thể chế nhằm
mang đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA để giờ đây từ một nước nhận ODA từHoa
Kỳ mà trở thành nước viện trợ ODA cho các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam.

11
2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VÀ GIẢI NGÂN
NGUỒN VỐN ODA

2.1. Thực trạng chung

2.1.1. Tổng quan huy động vốn ODA


Việt Nam là một quốc gia trên đà phát triển thuận lợi tuy gặp nhiều biến động
kinh tế-chính trị trên thế giới kể từ khi đất nước tiến hành mở cửa từ năm 1986. Xuôi
theo làn sóng phát triển ấy, Chính phủ cần huy động một lượng vốn và đầu tư nhằm
thực hiện đúng vai trò và chức năng của mình là tạo động lực thúc đẩy sự phát triển.
Trong điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn mà tự gây quỹ được thì dòng vốn ODA
đóng vai trò như là một nguồn vốn mang lại sức sống bên cạnh nguồn vốn FDI cho
nền kinh tế trong nhiều năm qua ở nước ta.
Nhiều năm qua, nhờ sách lược ngoại giao hiệu mà Việt Nam đã có 28 nhà tài
trợ song phương và 31 nhà tài trợ đa phương. Trong đó, không chỉ nhà tài trợ là Chính
phủ các nước mà còn là những ngân hàng lớn gồm 6 ngân hàng: Ngân hàng Thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp
(AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) ̣ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020).

Lượng tăng trưởng vốn ODA tại Việt Nam giai


đoạn 2016-2020
4 Năm 2016; 3.7 Năm 2017; 3.6
3.5
Năm 2018; 3
3
2.5
Tỷ USD

2 Năm 2019; 1.654


1.5
1
Năm 2020; 0.424
0.5
0
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Vốn ODA
Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ thể hiện lượng tăng trưởng vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn
2016-2020. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

12
Mức tăng trưởng Vốn ODA (tỷ
Năm
ODA (%) USD)
2016 0 3,7
2017 -2,7% 3,6
2018 -16,7% 3
2019 -44,9% 1,654
2020 -74,4% 0,424
Tổng 12,378
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong khoảng thời gian 30 thập kỷ trôi qua, lượng huy động vốn ODA đã là
một con số ấn tượng. Năm 2016, cũng chính là năm mà Việt Nam có lượng thu hút
ODA cao nhất trong giai đoạn này mà Việt Nam đã rất tượng khi khi duy trì được
lượng thu hút ODA luôn lớn hơn hoặc bằng 3 tỷ USD trong 3 năm liên tiếp. Tuy nhiên
chúng lại đang có xu hướng giảm dần qua từng năm khi mà trong giai đoạn 2016-2020
là là 5 năm mà ta có mức tăng trưởng âm với đỉnh điểm này là năm 2020 khi tăng
trưởng âm 74,4% so với năm trước, đồng thời đây cũng là năm mà ta có lượng vốn
ODA thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 khi chỉ với 424 triệu USD, thấp gấp gần 4
lần so với năm trước đó.
2.1.2. Tổng qua sử dụng nguồn vốn ODA

Lượng vốn ODA huy động được sử dụng với nhiều mục đích dạng nhưng phần
lớn đầu tư chủ yếu vào các ngành giao thông vận tải , môi trường và phát triển đô thị,
công nghiệp, năng lượng và xóa đói giảm nghèo. Theo thực tế, kết quả đạt được là
tương đối bám sát các mục tiêu, lĩnh vực được đề ra theo Quyết định số 251/QĐ-TT
ngày 17/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Định hướng thu
hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài thời kỳ 2016 - 2020” và Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm
nhìn 2021-2025”

13
Cơ cấu vốn ODA huy động nhằm sử dụng cho các lĩnh vực.
(Giai đoạn 2016-2020, đơn vị %)
11.05
3.35
4.65 35.68

9.47

17.14
18.65

Giao thông vận tải Môi tường và phát triển đô thị
Năng lượng và công nghiệp NN & PTNT, xóa đói giảm nghèo
Y tế - Xã hội CD&ĐT
Khác
Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu vốn ODA huy nhằm sử dụng cho các lĩnh
vực, giai đoạn 2016-2020. (Đơn vị:%)

2.1.3. Tổng quan giải ngân vốn ODA


Tuy Việt Nam thuận lợi trong việc thu hút và sử dụng qua các năm những cũng
không thể tránh được những thách thức luôn tồn tại trong suốt khoảng thời gian này và
trong số chúng, vấn đề giải ngân ít và chậm là thức thức lơn nhất trong tất cả, làm hạn
chế nguồn vốn ODA và Việt Nam.
Trong gia đoạn 2016-2020, lượng vốn theo kế hoạch điều chỉnh từ Quốc hội là
360 nghìn tỷ đồng nhưng khi đến năm 2019, chỉ giải ngân được 244,3 nghìn tỷ đồng,
đạt 67,9% so với kế hoạch điều chỉnh. Không chỉ vậy, tỷ lệ giải ngân đối với nguồn
vốn huy động được từ 6 ngân hàng lớn chỉ đạt 11,2%, một con số quá thấp so với mức
trung bình trên thế giới, trong khi đó cùng năm thì Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) đạt lần lượt 21% và 20,2% mức tỷ lệ giải ngân
toàn cầu. Với tình hình giải ngân như vậy thì không chỉ làm tăng chi phí hay tiến độ
hoàn thành dự án mà còn dẫn đến hình ảnh xấu cho Việt Nam trên quốc tế.
2.2. Phân tích thực trạng

2.2.1. Về huy động nguồn vốn ODA


Nhiều năm qua, dòng vốn ODA vào Việt Nam là một trong những nguồn vốn
bổ
sung quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nguồn lực trong nước
còn
nhiều hạn chế. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam theo 3 hình thức là vốn viện trợ không

14
hoàn lại chiếm khoảng 10-12 % tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, vốn vay với ưu đãi
chiếm khoảng 80% và ODA hỗn hợp chiếm 8-10%. Vốn vay ODA ưu đãi vào nước ta
có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trong lớn so với tổng ODA viện trợ.
Trong giai đoạn 2016-2020, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt tổng
cộng 12,378 tỷ USD cho cả 5 năm, trong đó vốn vay là 11,865 tỷ USD, viện trợ không
hoàn lại là 513 triệu USD. Việt Nam đang là nước tiếp nhận nguồn vốn ODA nhiều
nhất trong khối các nước ASEAN.
2.2.2. Các nhà tài tài trợ vốn ODA cho Việt Nam
a) Nhật Bản
Đầu thập niên 90, Nhật Bản nối lại quan hệ viện trợ cho Việt Nam kể từ khi bị đình
chỉ năm 1979. Kể từ đó đến nay, Nhật Bản luôn là một trong những nhà tài trơ lớn đối
với Việt Nam.
Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều lễ ký kết chính
thức viện trợ vốn ODA cho Việt Nam, cụ thể:

Biểu đồ đường thể hiện các khoản ODA Nhật Bản
cung cấp cho Việt Nam, giai đoạn 2016-2020.
400 370.5

350
300
250.2
Đơn vị: Tỷ Yên

242.7
250 210.7
195.2
200 225.2
150 190.7 179.8 184
142.2 145.3
100
50 66.2
53 62.9
0 20
2016 2017 2018 2019 2020

Tổng ODA Vốn ODA vay lãi suất thấp


ODA viện trợ không hoàn lại
Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ đường thể hiện các khoản vốn ODA Nhật Bản cung cấp cho
Việt Nam, giai đoạn 2016-2020 (Đơn vị: Tỷ Yên)
Năm 2016, Nhật Bản đã có cam kết cung cấp khoản vốn vay ODA có trị giá lên
đến 195,2 tỷ Yên, trong đó có 123 tỷ Yên là cho các lĩnh vực mà cả 2 nước dành quan
tâm sâu sắc khi đó là an ninh hàng hải, ứng phó với biến đổi khí hậu, thoát nước và xử
lý nước thải. 6Trong lễ ký kết hợp tác giữa 2 nước, 6 văn kiện hợp tác đã được đàm
phán và chính thức công nhận giữa đôi bên gồm:
1. Công hàm trao đổi ODA vốn vay cho chương trình hỗ trợ ứng phó với biến
đổi khí hậu chu kỳ 7 (trị giá 10 tỉ yen).

6
Báo Tuổi trẻ. (2017). Nhật cam kết cấp thêm 1,05 tỉ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Truy cập ngày 28/2/2023
từ https://tuoitre.vn/nhat-cam-ket-cap-them-105-ti-usd-von-vay-oda-cho-viet-nam-1253155.htm

15
2. Công hàm trao đổi cho dự án viện trợ không hoàn lại cho chương trình phát
triển kinh tế - xã hội cung cấp trang thiết bị tăng cường năng lực bảo đảm an ninh
đường thủy (trị giá 300 triệu yen).
3. Hiệp định vay ODA cho dự án quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh
tranh (trị giá 11 tỉ yen).
4. Hiệp định vay ODA cho dự án chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí
hậu chu kỳ 7 (trị giá 10 tỉ yen).
5. Thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và
Công ty dệt may Itochu, thuộc Tập đoàn Itochu Nhật Bản.
6. Thỏa thuận đầu tư dự án nhiệt điện Vũng Áng 2.

Năm 2017, khoảng 210,7 tỷ Yên đã được cung ứng cho Việt Nam mà trong đó
7

tổng giá trị tổng giá trị vốn vay ODA cam kết đối với các dự án mới trong năm là 93,2
tỷ Yên cho dự án đã được ký kết mới.

Cơ cấu ODA cho các dự án năm 2017 (đơn vị: tỷ Yên)

9.7 2.5 11

26.5 26.5

17

Dự án nâng cấp cơ sở y tế tại tỉnh Hậu Giang


Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Dự án nâng cấp cảng hàng không Đà Nẵng
Dự án phát triển TN&MT đô thị thông minh tại Thủ Đức
Dự án hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho người lao động tại các tỉnh phía Nam
Biểu đồ 2. 4: Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu vốn ODA cho các dự án năm 2017 (Đơn
vị: Tỷ Yên)

Về viện trợ không hoàn lại, năm 2017 đã có một dự án mới được ký kết hiệp
định viện trợ không hoàn lại với tổng giá trị 1,8 tỷ yên.
8
Năm 2018, đây là một năm rất khác so với những năm trước do không có mục
tiêu nào được đặt ra bởi JICA về lượng vốn ODA mà Chính phủ Nhật Bản cam kết cho
Việt Nam nhưng JICA, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, vẫn tiếp tục rót vốn ODA
7
Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. (2017). T hêm 16.786 tỷ đồng vốn ODA mới từ Nhật Bản.
Truy cập ngày 28/2/2023 từ https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/9-thang-2017-them-16-786-ty-dong-von-oda-
moi-tu-nhat-ban-1491838581
8
Công Trí. (2018). Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam năm 2018. Truy cập ngày 28/2/2023 từ
https://vnbusiness.vn/viet-nam/nhat-ban-tiep-tuc-ho-tro-oda-cho-viet-nam-nam-2018-1030977.html

16
vào Việt Nam 370,5 tỷ Yên, gồm 225,2 tỷ Yên ODA lãi suất thấp và 145,3 tỷ Yên
không hoàn lại với mong muốn rằng “tăng trưởng chất lượng” và “phát triển cơ sở hạ
tầng chất lượng cao”; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực như quản lý doanh
nghiệp, kỹ thuật, y tế, tư pháp, quản lý công,.. nên đã rất nỗ lực áp dụng kinh nghiệm
và phương pháp từ chính Nhật Bản vào việc giải quyết 3 vấn đề trọng tâm trong năm
này chính là: Thúc đẩy các dự án đang thực hiện, tái khởi động các dự án bị đình trệ
như Dự án Đường sắt nội đô Hà Nội số 1 và 2, triển khai các dự án đã được hai bên
thông qua.
9
Năm 2019, Nhật Bản đã cấp tổng giá trị 242,66 tỷ Yên vốn ODA cho Việt
Nam. Trong đó, 179,76 tỷ Yên là vốn vay ODA và 62,9 tỷ Yên là hỗ trợ không hoàn
lại nhưng theo báo cáo của JICA thì từ tháng 4/2019 đến tháng 9/2019, không có bất
kỳ Hiệp định vay vốn mới nào nhưng trong giai đoạn này và cùng lúc đó chỉ có giải
ngân 8,798 tỷ Yên cho 33 dự án đang được triển khai trong năm 2019.
Năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam nhận được tổng viện trợ
ODA từ Nhật Bản 184 tỷ Yên với hình thức vay lãi suất ưu đãi và 66,2 tỷ Yên được hỗ
trợ với hình thức viện trợ không hoàn lại.
Sở dĩ 2 nước có mối quan hệ hợp tác như vậy là vì để 2 bên tìm được lợi ích của
nhau. 10Nhật Bản hiện nay cùng với Hàn Quốc nằm trong top 4 nước có kim ngạch
thương mại đối với Việt Nam. Nước ta năm 2020 đã nhập khẩu khối lượng hàng hóa
với tổng trị giá 19,53tỷ USD và chiếm đến 7,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước, phần
lớn là những nhóm hàng mà nhu cầu tiêu thụ phục vụ sản suất và tiêu dùng như máy
tính, thiết bị điện tử, linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ chuyên
dụng, sắt thép. Đối với tổng giá trị từ những mặt hàng nhập khẩu này từ Nhật Bản
cũng đã là 8,282 tỷ USD trong tháng 9/2020. Ngoài ra, Nhật Bản cũng hưởng lợi nhờ
nhập khẩu được những mặt hàng công nghiệp nhẹ với giá cạnh tranh hơn so với những
quốc gia khác với hơn 14 tỷ USD từ các mặt hàng như dệt may; phương tiện vận tải và
phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; thủy sản cùng nhiều loại nông sản
khác. Hơn 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã nhận không ít viện trợ từ Nhật Bản và với sự
biểu hiện tốt đẹp về mặt ngoại giao, thương mại như vậy thì trong tương lai, chắc chắn
mối quan hệ này sẽ càng khăn khít hơn nữa.
b) Hàn Quốc
Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác viện trợ nguồn vốn ODA lớn thứ hai, chỉ
sau Nhật Bản những cũng được xem là một trong những nhà tài trợ vốn ODA tích cực
không kém gì so với Nhật Bản.

9
Trà My. (2019). Nhật Bản hỗ trợ ODA bằng các phương thức khác nhau phù hợp với tình hình mới. Truy cập
ngày 28/2/2023 từ https://nhandan.vn/nhat-ban-ho-tro-oda-bang-cac-phuong-thuc-khac-nhau-phu-hop-voi-tinh-
hinh-moi-post374182.html
10
Thái Bình. (2020). Nhật Bản- top 4 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Truy cập ngày 28/2/2023 từ
https://haiquanonline.com.vn/nhat-ban-top-4-doi-tac-thuong-mai-hang-dau-cua-viet-nam-135163-135163.html?
fbclid=IwAR0M2gp-oXbdXYayPuRZectciEsxvvOtyL6v6rYGHJaBsOVlnwKlGtKofbU

17
Cơ cấu sử dụng vốn ODA Hàn Quốc cho các
lĩnh vực tại Việt Nam năm 2016

9% Giao thông
6% Điện lực
Giáo dục và đào tạo
38%
12% Nước và chế biến thực
phẩm
Khác

34%

Biểu đồ 2. 5: Biểu đồ trò thể hiện cơ cấu sử dụng vốn ODA Hàn Quốc cho các lĩnh
vực tại Việt Nam năm 2016 (Đơn vị: %)
Năm 2016, tính đến tháng cuối năm 2016, tổng tất cả các gói viện trợ ODA đến
từ Hàn Quốc có tổng trị giá lên đến 1,245 tỷ USD nhưng điều đáng chú ý là trong năm
ấy lượng vốn ODA thuộc diện không hoàn lại với khoảng 806 tỷ USD, cao gần gấp
đôi giá trị tổng khoản vay chính thức 439,4 tỷ USD. Đây là một điều đặc biệt so với
thông thường đa phần lượng vốn ODA dưới hình thức vay ưu đã luôn cao hơn ODA
không hoàn lại mà Chính phủ các nước cung cấp cho Việt Nam. Sự ưu ái này từ Hàn
Quốc đã là một minh chứng cho thiện chí làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ ngoại giao
Việt Nam- Hàn Quốc thông qua các dự án tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực chính là
giao thông (38,3%) và điện lực (34,2%), tiếp sau đó là giáo dục và đào tạo (11,8%) rồi
cuối cùng là nước và chế biên thực phẩm (6,3%).
Ngày 8/11/2017, đã diễn ra Lễ ký kết Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt
Nam và Hàn Quốc cho các khoản tín dụng từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc
(EDCF) giai đoạn 2016-2020. Hiệp định này gồm 10 điều và quy định Chính phủ Hàn
Quốc cấp những khoản tín dụng ODA có tổng trị giá lên đến tận 1,5 tỷ USD trong giai
đoạn 2016-2020. Giao thông, y tế, thủy lợi, giáo dục và cuối cùng là khoa học-công
nghệ là những lĩnh vực mà Việt Nam lẫn Hàn Quốc quan tâm.
11
Tháng 4/2019, có thông tin về việc Bộ GTVT phối hợp cùng Quỹ Hợp tác
phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thúc đẩy thực
hiện 5 dự án chiếm khoảng 60% ngân sách của Qũy được Quốc hội Việt Nam bổ sung
vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn tận 428,86
triệu USD. Chúng bao gồm: Dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ
11
Doanh nghiệp và Kinh doanh. (2019). Bộ Bộ GTVT đang phối hợp với một quỹ từ Hàn Quốc để thực hiện 5 dự
án hạ tầng tổng vốn vay 430 triệu USD. Truy cập ngày 28/2/2023 từ
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/bo-gtvt-dang-phoi-hop-voi-mot-quy-tu-han-quoc-de-thuc-hien-
5-du-an-ha-tang-tong-von-vay-430-trieu-usd-422019040212052415.htm

18
(gồm hai Giai đoạn 1, 2); Dự án cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện tuyến
đường sắt Thống Nhất; Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét; Dự án thành
phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch; giai đoạn 1, Vành đai 3 -TP
HCM.
Tính đến năm 2019, Bộ GTVT cùng với EDCF đã cung nhau hoàn thành 4 dự
án với tổng vốn vạy ODA là 368,46 triệu USD và cũng đang thực thêm 4 dự án khác
bao gồm: Dự án Xây dựng cầu Vàm Cống và đường dẫn cầu Vàm Cống thuộc Dự án
Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong; Dự án Xây dựng cầu Thịnh Long; Dự
án Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và Dự án Xây dựng cầu Hưng Hà.
Theo nhận định từ bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (nhiệm kỳ 2017-2022), các dự
án hoàn thành đúng với tiến độ thì khi đi vào khai thác sẽ tạo điệu kiện thuận lợi cho
lưu thông, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương nơi các dự án này được
vận hành khai thác.
Được biết, Hàn Quốc cũng là nước thuộc top đầu về kim ngạch thương mại với
Việt Nam trong nhiều năm không thua kém gì Nhật Bản. Sau khi ký kết những hiệp
định tài trợ ODA từ Hàn Quốc thì kéo sau đó là làn sóng đầu tư từ doanh nghiệp Hàn
Quốc sang Việt Nam mang lại lợi ích cho đôi bên khi mà Việt Nam được thúc đẩy sản
xuất tại các địa phương và các doanh nghiệp Hàn Quốc lại có thể tận dụng nguồn nhân
công với giá rẻ hơn công nhân ở chính Hàn Quốc. Không những thế, Việt Nam cũng là
nơi tiêu thụ sản phẩm từ Hàn Quốc một cách tích cự như phim truyền hình, âm nhạc,
thiết bị điện tử, máy móc, ô tô, TV, tủ lạnh,.. từ những thương hiệu lớn như Huyndai,
Samsung, LG,...được thể hiện qua cách mà ta nhập khẩu top 10 mặt hàng từ Hàn Quốc
đều có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Cũng như Nhật Bản, Việt Nam mong muốn Hàn
Quốc sẽ tiếp tục duy trì và làm sâu sắc hơn nữa tình hữu nghị thông qua việc tiếp tục
viện trợ nguồn vốn ODA.
c) Ngân hàng Thế giới (WB)
Trong giai đoạn 2016-2020, Tổng nguồn vốn ODA mà Việt Nam nhận viện trợ từ
Ngân hàng thế giới lên đến 6,47 tỷ USD, trong đó năm mà Việt Nam nhận thu hút
được nguồn vốn ODA nhiều nhất lên đến 1,8 tỷ USD và thấp nhất là 1,34 tý USD năm
2016.

19
Lượ ng vố n ODA Việ t Nam thu hú t đượ c từ
WB, giai đoạ n 2016-2020
2
1.8
1.8
1.6 1.44 1.5
1.34 1.37
1.4
1.2
Tỷ USB

1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
2016 2017 2018 2019 2020

Vốn ODA từ WB


Biểu đồ 2. 6: Biểu đồ trò thể hiện cơ cấu sử dụng vốn ODA Hàn Quốc cho các lĩnh
vực tại Việt Nam năm 2016 (Đơn vị: %)
Nhưng điều đặc biệt phải kể đến tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới tuyên bố chấm
dứt ODA ưu đãi với Việt Nam và phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay kém
ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang
điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%. Các dự án sử
dụng vốn vay của WB giai đoạn 2017-2018 tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như
phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, phát triển đô thị, xây
dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả sử dụng
nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
d) Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Tuy không được nhiều người biết đến bởi đại chúng khi so sánh với Ngân hàng
Thế giới nhưng mà trong giai đoạn 2016-2020, ngân hàng Phát triển châu Á đã viện
trợ cho Việt Nam nhiều hơn WB với tổng vốn ODA cho cả 5 năm là 7,58 tỷ USD. Cụ
thể:

20
Biểu đồ thể hiện lượng vốn OD mà Việt Nam nhận từ
Ngân hàng Phát triển châu Á (Giai đoạn 2016-2020)

1.8
1.6
Tỷ USD

1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 2. 7: Biểu đồ thể hiện lượng vốn OD mà Việt Nam nhận từ Ngân hàng
Phát triển châu Á, giai đoạn 2016-2020. (Nguồn ADB Data).
Năm 2016, nguồn vốn ODA mà ADB cung cấp cho Việt là khoảng 1,2 tỷ USD,
chủ yếu dành cho các dự án phát triển kinh tế với các mục tiêu như nâng cao năng lực
sản xuất và cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng đời
sống dân cư, và phát triển nguồn nhân lực mà tiêu biểu nhất chính là dự án Đường cao
tốc Bắc - Nam đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa.
Nhưng đến giai đoạn 2017 – 2018 vì có sự thay đổi lớn vì vây là 2 năm cuối
cùng Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi ADF do đã chuyển sang nhóm
nước có mức thu nhập trung bình. Với tổng phê duyệt tài trợ vốn vay của ADB cho
Việt Nam khoảng 3 tỷ USD, trong đó:
Năm 2017, ADB duyệt cấp cho Việt Nam 1,3 tỷ USD cho các dự án có tích
chất mới như dựa án Hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng tái tạo bên cạnh
những lĩnh vực cũ như môi trường và cơ sở hạ tầng giao thông với các dự án lần lược
là dự án cải thiện dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh ở đô thị miền núi phía Bắc và
dự án mở rộng sân bay Vân Đồn.
Năm 2018, hai bên đã tiến hành đàm phán và phê duyệt tài trợ đối với
7/8 chương trình, dự án vay được xác định trong danh mục đàm phán năm 2018 với
tổng trị giá tài trợ 1,7 tỷ USD cho các dự án như: dự án đầu tư mở rộng Sân bay Tân
Sơn Nhất; dự án tài trợ đào tạo và cải thiện cơ sở giải phẫu bệnh phẩm; tài trợ cho các
chính phủ địa phương phát triển hạ tầng lõi của các khu vực đô thị tại Nghệ An, Bình
Định, Hà Nam,Hải Dương và một số dự án phát triển năng lượng bền vững khác.
Một năm sau, những dự án như nâng cấp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi;
cải thiện cơ sở hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường thuộc một số tỉnh miền Bắc và
Nam; dự án hỗ trợ xây dựng các hệ thống điện mặt trời được thực hiện bằng 1,78 tỷ
USD. Mặc dù đây là năm Việt Nam không còn nhận vốn ODA với lãi suất ưu đãi như
trước nhưng đây vẫn là một lượng vốn lớn tập chung chủ yếu cho phát triển cơ sở hạ

21
tậng phục vụ cho vệ sinh, môi trường và hiện đang có xu hướng mới mà ADB tập
trung viện trợ cho Việt Nam chính là năng lượng xanh,
Đến năm 2020 là năm gặp cực kỳ nhiều khó khăn nhưng ADB vẫn cấp khoảng
1,6 tỷ USD để giúp Việt Nam ứng phó và phục hồi năng lực sản xuất trong bối cảnh
dịch bệnh bắt đầu lây lan mạnh.
2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn ODA tại một số thành phố
a) Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương được xem gần như là có nhiều dự án
ODA nhiều nhất cả nước và chiếm gần 70% tổng số vốn ODA trong gia đoạn 2016-
2020 vì đã và đang triển khai thực hiện 6 dự án nhóm A và 3 dự án nhóm B với tổng
vốn đầu tư 122,567 tỷ đồng, trong đó có 102,732 tỷ đồng là từ vốn ODA và vốn đối
ứng là 19,835 tỷ đồng với các dự án trọng điểm của thành phố như: Cải thiện môi
trường nước TP.HCM lưu vực các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2),
metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Vệ sinh
môi trường TP.HCM giai đoạn 2… dường như cũng đủ cho thấy thành phố đang
nghiêm túc đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải, cấp thoát nước đô thị và môi
trường.
12
Tình trạng sử dụng vốn và giải ngân vẫn không có gì đáng bàn mãi cho đến
năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ giải ngân tổng thể theo kế hoạch
phải đạt 40,8% dành cho 6 dự án nhưng chỉ có thể đạt được tỷ lệ giải ngân là 30%.

Biểu đồ cột thể hiện tương quan so sánh giữa tổng vốn
ODA cho dự án và vốn ODA đã giải ngân năm 2020
160

120

80 165
94.4
40
17.18 22.9
0 22.17
11
Dự án Metro số 1 Dự án Giảm
0 thất thoát Dự án Cải thiện môi Dự án xây dựng
0 khu vực
nước, tăng cường mở rộng trường nước TP.HCM lưu thủy lợi và hệ thống tưới
mạng lưới cấp nước tại vực các kênh Tàu Hủ - tiêu tự động
TP. HCM Bến Nghé - Đôi - Tẻ giai
đoạn 2

Đơn vị: Triệu usd

Vốn ODA đã giải ngân Tổng vốn ODA cho dự án

Biểu đồ 2. 8: Biểu đồ cột thể thể hiện tương quan so sánh giữa tổng vốn ODA cho
dự án và vốn ODA đã giải ngân năm 2020. (Đơn vị: USD)

12
VTV News. (2020). TP.HCM kiến nghị 3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA. Tuy cập ngày
1/3/2023 từ https://vtv.vn/kinh-te/tphcm-kien-nghi-3-giai-phap-day-nhanh-tien-do-giai-ngan-von-oda-
2020103014345282.htm

22
Có thể thấy, ở thành phố Hồ Chí Minh những dự án tiêu biểu của năm 2020 có
những dự án thậm chí còn không thể giải ngân được như 2 dự án là Giảm thất thoát
nước, tăng cường mở rộng mạng lưới cấp nước tại TP.HCM và Xây dựng khu vực
thủy lợi và hệ thống tưới tiêu tự động. Còn dự án Metro số 1 với hy vọng sẽ là điểm
nhấn mới của thành phố trong vài năm tới chỉ có mức giải ngân khiêm tốn 22,17 triệu
USD/ 94,4 triệu USD.
Những khó khăn được đánh giá, có khách quan lẫn chủ quan, nào là phải đánh
giá lại tiến độ cũng như vai trò của các dự án trọng điểm để phân bổ vốn tối ưu nhất;
chủ dự án chậm ký kết phụ lục hợp đồng triển khai; khó khăn trong giải phóng mặt
bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; vướng mắc về tiến độ thẩm định, phê duyệt
thiết kế, thực hiện quy hoạch, tỷ giá tiền tệ giữa Việt Nam và các nước viện trợ biến
động khó lường và cuối cùng là áp lực trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, lãng phí tại đơn vị. Dựa trên thực trạng trên, trước mắt, thành phố cũng đã nỗ lực
kiến nghị cho bộ Tài chính và bộ KH&ĐT. Cụ thể:
Một là thành phố kiến nghị Bộ Tài chính nên sớm xúc tiến những thủ tục thỏa
thuận vay vốn cho metro số 1 thông qua công văn ngày 3-12-2020 gửi Bộ Tài chính về
khiến nghị trên với giá trị dự kiến là 41.738 triệu Yên Nhật.
Hai là, thành phố kiến nghị Bộ Tài chính sớm thẩm định cho vay lại đối với dự
án cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi -
Tẻ giai đoạn 2 (khoản vay lần 4) theo phương án vay lại nguồn vốn nước ngoài của
Chính phủ.
Ba là, thành phố kiến nghị Bộ KH&ĐT sớm xem xét về kiến nghị điều chỉnh
thời gian thực hiện dự án các dự án: Dự án xây dựng khu vực thủy lợi và hệ thống tưới
tiêu tự động, dự án giảm thất thoát nước tăng cường mở rộng mạng lưới cấp.
b) Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng với vai trò là thành phố đầu tàu cho sự phát triển và là trung tâm kinh
tế-xã hội khu vực miền Trung nên nhiều năm qua được đánh giá là một địa bàn hấp
dẫn với những nhà tài trợ quốc tế và là một điểm sáng trong thu hút và sử dụng vốn
ODA.
Với các ngành kinh tế trọng điểm và mũi nhọn như: Du lịch, sản xuất công
nghệ cao, dịch vụ,.. đều là thành quả của quá trình nỗ lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm
tiền đề thúc đẩy sự phát triển của thành phố.
13
Tính đến năm 2017, thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành 22 dự án với tổng vốn
đầu tư 86,64 triệu USD, nhưng dần về sau lượng vốn sử dụng trung bình dụng cho một
dự án lại nhiều hơn là 52,96 triệu USD (423,68 triệu USD vốn ODA cho 8 dự án đang
triển khai trong giai đoạn này). Chúng không chỉ giúp thay đổi bộ mặt thành phố Đà
Nẵng thành một thành phố năng động mà còn góp phần thu hút các doanh nghiệp tại
khu vực tư nhân đầu tư trực tiếp tại đây. Tiêu biểu, nhờ 2 dự án như cảnh Tiên Sa và
hầm đường bộ Hải Vân đường hầm số 1 đã thu hút sô lượng doanh nghiệp đến Đà
Nẵng tăng thêm gấp 100 lần.

13
Đỗ Văn Tính. (2020). Nguồn phát triên chính thức ODA tại thành phố Đà Nẵng. Truy cập ngày 01/03/2023 từ
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nguon-phat-trien-chinh-thuc-oda-tai-thanh-pho-da-nang-75964.htm

23
Năm 2018, Đà Nẵng có 4 dự án sử dụng vốn ODA do thành phố quản lý trực
tiếp và thực hiện với 420,51 triệu USD và mức giải ngân cho các dự án này đạt 358,9
tỷ đồng, đây là một mức giải ngân khá khiêm tốn khi chỉ đạt 21,8% so với kế hoạch.
Dù được đáng giá là một thành phố năng động về kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn
không thể tránh khỏi những khó khăn thách thức từ việc thu hút và sử dụng vốn ODA.
Về yếu tố khách quan, các nhà tài trợ đang dần bị cắt giảm dần viện trợ cho thành phố
làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án để mà từ đó, sức cạnh trang của Đà Nẵng
cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực; Một số dự án bị bỏ ngỏ hoặc không
quan tâm hay đầu tư đúng mức làm chất lượng của công trình không bền vững và
nhanh chóng có dấu hiệu xuống cấp; Một số dự án thì được quá chú trọng nhưng lại
không bám theo mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội bền vững; Vi phạm trong đấu thầu
gây thất thoát, lãng phí nguồn lực làm ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển của
thành phố. Về yếu tố chủ quan, cơ cấu đầu tư công cho các lĩnh vực bị bất cân xứng
khi chi quá nhiều cho khai thác quỹ đất, đầu tư vào giao thông cao thì mức chi cho
phát triển văn hóa, y tế và đặc biệt là giáo dục vẫn còn thấp; tỷ lệ giải ngân của các
năm có xu hướng giảm dần như năm 2015 đạt 94%, năm 2016 đạt 84%, năm 2017 đạt
76%; Công tác thẩm tra, kiểm tra giám sát thiết kế, thi công và nghiệm thu không được
diễn ra thường xuyên và mang tính hình thức nên khó lòng đảm bảo chất lượng, không
những thế, sự thiếu quan tâm đến công tác bảo quản, tu sửa thường xuyên làm giảm
hiệu quả khai thác, sử dụng.

2.3. Đánh giá thực trạng

2.3.1. Thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2016-2020
Thứ nhất, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn
ODA là nguồn tài chính chủ yếu trong quá trình đổi mới kinh tế -xã hội Việt Nam.
Nguồn vốn ODA đã tạo điều kiện không nhỏ để chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng, vật
chất ngày càng tiến bộ hơn với những dự án, công trình lớn trọng yếu đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng ngày càng nhiều thúc đẩy cho quá trình mở rộng sản xuất và tái sản
xuất ngày càng thuận lợi hơn, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn tài trợ trực
tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Không những thế,
chúng đã làm thay đổi bộ mặt của quốc gia trong thời gian qua như là đường bộ cao
tốc Bắc-Nam, đoạn Đà Nẵng-Quảng Ngãi ; Cảng Lạch Huyện; Cầu Thịnh Long,... Bên
cạnh việc hỗ trợ bằng vốn, các dự án ODA còn mang lại những công nghệ, kỹ thuật
hiện đại với nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến vào Việt Nam. ODA
còn hỗ trợ khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước.
Thứ 2, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo với nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhờ vào
nguồn tài trợ vốn ODA mà Chính phủ đã tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, Chính phủ đã chỉ đạo ban
hành các chính sách giảm nghèo một cách toàn diện như: Hỗ trợ phát triển sản xuất,
tạo công ăn việc làm để nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo và cận nghèo; đảm bảo
những cá nhân là thành viên trong gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo tiếp cận được
dịch vụ khám chữa bệnh, miễn giảm học phí với trẻ em và quan trọng nhất là hỗ trợ
vay vốn tín dụng ưu đãi để khuyến khích người dân hộ nghèo, cận nghèo làm ăn.

24
Trong giai đoạn này, có khoảng 15000 công trình đã được đưa vào sử dụng tại nhiều
huyện, xã nghèo trên cả nước. Chúng tuy không phải là những công trình quy mô lớn
nhưng là những những công trình đưa vào sử dụng như đường, trường học, trạm xá
đều đã phục vụ tốt vì dân sinh. 14Với thành tích nổi trội nhất là giảm tỷ lệ hộ nghèo cả
nước từ 4% năm 2016 còn 2,75% năm 2020 đã phần nào nói lên hiệu quả sử dụng vốn
ODA cho hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ.
Thứ 3, việc thu hút vốn ODA trong thời gian qua đã góp phần mở rộng quan hệ
quốc tế, thực hiện thành công chính sách đối ngoại mở rộng. Biểu hiện là việc nước ta
đan trên đà hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, như được bầu là ủy viên không
thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, thành viên tích cực của Asean…
2.3.2. Hạn chế trong việc giải ngân chậm và thấp cùng những nguyên nhân
gây ra hạn chế
Tuy đạt những thành tựu tích cực nhưng mà vẫn có những khó khăn mà có lẽ
đến hiện tại vẫn chưa giải quyết được chính là hạn chế trong việc giải ngân nguồn vốn
ODA.
15
Trong giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ giải ngân không như kế hoạch luôn là hạn
chế và khó khăn lớn nhất đối với độ hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn ODA, có
khả năng suy giảm tín nhiệm của Việt Nam trong thu hút dòng vốn ODA. Theo như kế
hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 được đề ra và điều chỉnh lại theo Nghị
quyết mà Quốc hội ban hành là 360000 tỷ đồng nhưng chỉ giải ngân được 244300 tỷ
đồng và số bàn giao còn lại lên đến tận 115700 tỷ đồng. Đáng buồn hơn, khi so với kế
hoạch ban đầu là 300000 tỷ đồng, thì chỉ có tỷ lệ giải ngân 46%( từ năm 2016 đến
tháng 5/2019). Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ giải ngân của năm là 81,1% dự toán (đạt lượng
giải ngân 42552 tỷ đồng); Năm 2017, tỷ lệ giải ngân là 76,4% dự toán (lượng giải
ngân là 56.578 tỷ đồng); Năm 2018, thì thậm chí còn tệ hơn khi chỉ giải ngân được
53,6% dự toán (giải ngân đạt 32307 tỷ đồng). Khi quy ra số đã giải ngân lũy kế thì
cũng không khá khẩm hơn là 133042 tỷ đồng, bằng 54,5% so với kế hoạch ban đầu
giai đoạn 2016-2019 và bằng có 36,96% so với kế hoạch được điều chỉnh.
Tiến độ giải ngân chậm có nhóm nguyên nhân thuộc về chính sách; việc giao,
điều chỉnh dự toán chậm và thiếu kịp thời, làm các dự án triển khai không giải ngân
được, đặc biệt là các dự án ở TP HCM; các vấn đề về đầu tư là quy trình, thủ tục điều
chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng, bố trí vốn lớn, năng lực nhà thầu, năng lực ban quản
lý dự án…
16
Một năm sau, năm 2020 vẫn gặp phải không ít khó khăn, tỷ lệ giải ngân vốn
ODA vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Có đến 18 Bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa
phương có mức tỷ lệ giải ngân dưới 45%, trong đó tệ hơn khi có 8 Bộ, cơ quan Trung
ương và 1 địa phương có mức giải ngân dưới 20%. Với nhiều lý do được đưa ra bởi
nhiều nhà phân tích nhưng có một đại bộ phận ý kiến cho rằng do tình hình bùng phát

14
Vietnam Plus. (2020). Việt Nam đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo. Truy cập này 02/03/2023 từ
https://special.vietnamplus.vn/2020/12/14/vietnam_giamngheo/
15
TS24. (2020). Báo động tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài. Truy cập ngày 02/03/2023 từ
https://store.ts24.com.vn/knowsystem/bao-ong-ty-le-giai-ngan-von-oda-va-vay-uu-ai-nuoc-ngoai-405
16
Nguyễn Văn Đạt và Trần Thị Cẩm Anh. (2021). Thực trang quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam mà
một số kiến nghị. Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, tháng 04/2021, 79-81.

25
dịch Covid-19 quá bất ngờ nên nhiều cơ quan, địa phương không chuẩn bị kịp phương
án phù hợp. Tính trong 8 tháng đầu năm 2020, có 9 Bộ và cơ quan đã đề nghị trả lại
vốn ODA trị giá 3700 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 32% dự toán vốn đã giao. Tiêu biểu cho
hiện trạng có một số Bộ, ngành, cụ thể như sau:

Biểu đồ cột ngang thể hiện một số Bộ, cơ quan hoàn trả vốn
ODA tiêu biểu tính đến tháng 8/2020 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 50

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt


300
Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 87

Bộ Tài nguyên và Môi tường 330

0 50 100 150 200 250 300 350

Biểu đồ 2. 9: Biểu đồ cột ngang thể thể hiện một số Bộ, cơ quan có mức hoàn trả
vốn ODA tiêu biểu tính từ đầu năm đến tháng 8/2020 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Ngay sau khi có quyết định bàn giao vốn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn trị giá tận 3600 tỷ đồng nhằm thực hiện phân bổ vốn để tiến hành giải ngân
một cách nhanh chóng cho 25 dự án ODA. Tuy nhiên vướng mắc đầu tiên gặp phải là
theo hiệo định vay, thỏa ước với các nhà tài trợ, kế hoạch vốn vay 2020 của 25 dự án
này có thể giải vay cho đến hạn 31/01/2021 chỉ có khoảng 1830 tỷ đồng nên Bộ buộc
phải đề nghị chuyển số vốn chiếm khoảng 1800 tỷ đồng còn lại cho cấc bộ, ngành và
những địa phương khác.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thì xin hoàn trả 330 tỷ đồng dù cho đã phân bổ
hoàn toàn theo kế hoạch từ đầu năm 2020 nhưng theo báo cáo tháng 8/2020, mức giải
ngân khiêm tốn khoảng 90 tỷ đồng so với 619 tỷ đồng (mức tỷ lệ giải ngân 13%).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao dự toán đầu năm 341 tỷ đồng cộng
thêm vốn kết chuyển của năm 2019 sang là 95 tỷ đồng. Tổng cộng khoảng 436 tỷ đồng
nhưng cũng đã có văn bản đề nghị hoàn trả 87 tỷ đồng do tình hình giải ngân không
khả quan.
Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã đề nghị giảm 50 tỷ cho dự án Phát
triển hạ tầng Khu công ngệ cao Hòa Lạc với mong muốn sử dụng số tiền được giảm
này cho các dự án khác cần vốn hơn.
Do tình hình giải ngân chậm mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã đưa ra quyết định đề nghị không phân bổ 300 tỷ cho Dự án Đại học và Công
nghệ Hà Nội.

26
Không chỉ vậy, tình hình giải ngân tại các tỉnh, thành phố lớn cũng ảm đạm
không kém. Thành phố Hà Nội, có 9 dự án ODA theo tổng vốn kế hoạch có 5235 tỷ
đồng vốn ODA kèm theo 735 tỷ đông từ vốn đối ứng cùng với số vốn kết chuyển từ
2019 sang là 1010 tỷ đồng nhưng đến tháng 8/2020, Hà Nội chỉ giải ngân mới được
1657 tỷ đồng và đạt gần 27,8% kế hoạch. Còn tại TP.HCM, vốn vay ODA nhận được
từ Trung ương mà thành phố giải ngân được có 27,7% kế hoạch. Tại Thừa Thiên-Huế,
tốc độ giải ngân vốn ODA tại đây là 375/ 1376 tỷ đồng (đạt 27,7% so với kế hoạch
đầu năm) trong 8 tháng đầu năm 2020.
Tuy nhiên vẫn có những điểm sáng khi có 13 Bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa
phương có tỷ lệ giải ngân tính từ đầu năm đến cuối tháng 10/2020 đạt trên 70% và
trong đó có 8 Bộ, cơ quan Trung ương và 7 địa phương đạt tỷ lệ trên 80% là Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Hội Nhà
văn Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng nhà
nước, Thông tấn xã Việt Nam, Bến Tre, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Tây
Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên.
Qua thực trạng thực hiện giải ngân vốn ODA chậm và thấp như đã phân tích ở
trên thì có khá nhiều nguyên nhân được liệt kê và khiến cho tình hình giải ngân vốn
ODA tại các Bộ và địa phương chậm và ảnh hưởng hưởng từ Covid-19 làm chậm tiến
độ thi công các dự án, khiến cho các chuyên gia dự án tại Việt Nam bị cách ly và các
chuyên gia, nhà thầu, giám sát viên nước ngoài không thể đến vì bị phong tỏa, hạn chế
lây lan là nguyên nhân nổi bật nhất. Một có một số nguyên nhân chủ yếu nữa là do
phải tập trung giải ngân triệt để dự toán đã được giao của năm trước đó. Nếu phải nêu
ra hết các nguyên nhân thì có ít nhất 5 nguyên nhân theo Nguyễn Văn Đạt và Trần Thị
Cẩm Anh (2021):
Một là, một bộ phận không nhỏ các cấp, thậm chí có cán bộ lãnh đạo chưa nhận
thức đúng về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của dự án ODA nên khi lập kế hoạch
phân bổ vốn ODA đã vô tình dàn trai vào quá nhiều lĩnh vực làm cho các dự án trọng
điểm bị thiếu ngân sách thi công mà dự án nhỏ lẻ thì lại được có nhiều hơn số vốn
đúng ra phải được nhận. Thêm nữa, do đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực đôi khi làm cho
nhiều cán bộ bị lúng túng đã dẫn đến họ khó lòng ưu tiên vốn cho các dự án có sức lan
tỏa cao, làm tăng thêm chi phí không cần thiết.
Hai là, không đảm bảo kịp thời và đầy đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự
án để bám sát đúng tiến độ đã đề ra trong cam kết với quốc tế. Có một vài dự án có
quy ước mức giải ngân tối đa nhưng vì vài lý do mà dù có dùng hết vốn nhưng vẫn
không đủ cho việc hoàn thành toàn bộ khi không chuẩn bị đầy đủ vốn đối ứng để bù
lắp khoảng trống đó. Không những vậy, việc đảm bảo đầy đủ kinh phí cho công tác
đền bù và hỗ trợ tái định cư cho người dân cộng với những chính sách, cơ chế có nhiều
bất điểm chồng chéo, thiếu nhất quán càng làm cho tình hình trở nên phức tạp, rối ren
hơn.
Ba là, quy trình cùng với thủ tục quản lý chương trình, dự án ODA còn phức
tạp và không đồng bộ giữa các nhà tài trợ làm kéo dài thêm thời gian và làm tăng chi
phí.
Bốn là, hệ thống pháp lý về quản lý Nhà nước về vốn ODA chưa thực sự hoàn
chỉnh khi áp dụng chúng vào thực tiễn trong vài năm gần đây như thiếu sót trong quy

27
định trách nhiệm của các bên, vai trò giám sát, hướng dẫn từ Nhà nước chưa rõ ràng
khi chưa khắc phục được khiếm khuyết về mặt chất lượng nhân sựgián tiếp làm cho sự
phối hợp giữ Trung ương với địa phương, giữa các bộ, ngành với nhà tài trợ không đạt
được hiệu quả cao.
Năm là, sự thiếu sót tính chuyên nghiệp về mặt kỹ năng quản lý dự án của các
cấp cán bộ lãnh đạo nhất là ở địa phương và không có một hệ thống phản hồi thông tin
đầy đủ, kịp thời hay những đội ngũ tư vấn kỹ thuật, tài chính khiến cho việc đưa ra các
quyết định không được xem là không khôn ngoan khi quản trị dự án. Sự không dày
dặn kinh nghiệm của những cán bộ tiếp xúc ít với những dự án có tính chất quá mới
cũng tạo bất lợi, thiếu linh hoạt trong thi công.
Ngoài ra, 17Hoàng Văn Cường và Phạm Phú Minh (2015) cũng chỉ ra thêm một
điều bổ sung cho các nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ giải ngân vốn ODA
chính là sự thận trọng khi phát hiện ra dấu hiệu tham nhũng của chương trình, dự án có
nguy cơ sử dụng sai mục đích để mưu lợi chi một số cá nhân có hành vi, tham nhũng
tiêu cự gây thất thoát, lãng phí trong sử dụng ODA.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Việt Nam trong những năm qua đã thu hút được một lượng vốn ODA ấn tượng. Tính
riêng trong giai đoạn 5 năm gần nhất, tức giai đoạn 2016-2020, lượng huy động được
đạt 12,378 tỷ USD, với khoản vay 11,865 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại đạt 513
triệu USD cũng đủ để Việt Nam tiến hành đầu tưu hoàn thành những dự án, chương
trình ODA có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương.
Trong giai đoạn này cũng như những năm trước đó. Việt Nam đã mở rộng mối quan
hệ thu hút ODA với 28 nhà tài trợ song phương và 31 nhà tài trợ đa phương. Trong đó,
không chỉ nhà tài trợ là Chính phủ các nước mà còn là những ngân hàng lớn gồm 6
ngân hàng: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan
hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ
quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đã mang lại những
thành tựu quan trọng. Trong đó những nhà tài trợ song phương lớn và lâu năm với Viêt
Nam không thể không kể đến Hàn Quốc, Nhật Bản khi đã viện trợ nguồn vốn ODA
một cách tích cực cho nhiều địa phương trên lãnh thổ Việt Nam. Những địa phương
tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA từ những nhà tài trợ ODA cho Việt Nam được
thống kê trong giai đoạn 2016-2020 mà có tổng giá trị dự án, chương trình nhiều nhất
là 2 thành phố lần lượt là Hồ Chí Minh và Đà Nẵng khi có những dự án, chương trình
trọng điểm làm đã thúc đẩy sự phát triển, biến mỗi thành phố thành đầu tàu kinh tế cho
mỗi khu vực. Mặc dù, lượng thu hút và sự dụng ấn tượng là thế nhưng cả nước không
có đại phương hay thành phố nào lại khắc phục hoàn toàn khó khăn lớn nhất chính là
tình trạng giải ngân chậm và thấp với nhiều nguyên nhân khác nhau.

17
Hoàng Văn Cường và Phạm Phú Minh (2015). Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA để phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1-6.

28
3. CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP SUY GIẢM HẠN CHẾ
TRONG GIẢI NGÂN ODA

3.1. Phương hướng giúp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA

Sau năm 2020 sẽ là một giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội mới, sự hợp tác và viện
trợ vốn ODA sẽ dần dần có những thay đổi từng bước về chất nên các nhà nghiên cứu
cũng nhận định Việt Nam cần có những phương hướng mới nhằm chú trọng cho
những điều đáng lưu tâm sau đây:

3.1.1. Thay đổi quan niệm, nhìn nhận về ODA:


Phải nhận thức được rằng, nguồn vốn ODA không phải là một nguồn vốn cho
không hay giá rẻ mà là một nguồn vốn xúc tác các nguồn vốn đầu tư trong nước hoạt
động, nhất là từ tư nhân vào những lĩnh vực có thể tạo ra nguồn thu ngoại tệ ổn định
nên tuyệt đối không được ỷ lại vào nguồn vốn ODA.
Vốn ODA là nguồn vốn vay ưu đãi nhưng lại dễ bị ngộ nhận là nguồn vốn cho
không, biếu tặng, dù cho là bộ phận người nhận thức rằng nó phải trả lãi nhưng phần
lớn họ đã quá xem trọng tính ưu đãi của nó mà coi đó là nguồn vốn vay với lãi xuất
cực thấp. Nguyên nhân có thể là do nguồn vốn không hoàn lại chiếm phần lớn và cứ
như thế cùng với việc ngộ nhận đã khiến cho việc phân bổ và sử dụng quá tùy tiện cho
những công trình không quan trọng mà làm eo hẹp kinh phí giải ngân cho các dự án
trọng điểm. Nghiêm trọng hơn là hiện trạng tham nhũng trong công tác thuê, mua thiết
bị công nghệ, chuyên gia làm suy giảm năng lực thu hồi vốn để trả lại gốc lẫn lãi, tăng
gánh nặng nợ.
Nhà nước muốn tránh hạn chế này cần phải có phương án thu hút và sử dụng
rạch ròi dựa trên tham khảo thật kỹ càng đến khả năng trả nợ đối với vốn ODA có
hoàn lại dựa trên tính toán về khả năng thu hồi vốn và quan trọng hơn, dù thời hạn dài
nhưng cũng không nên có tư duy sử dụng nguồn vốn ODA sai mục đích như là sử
dụng nguồn vốn này để trả nợ cho những nhà tài trợ khác.
3.1.2. Nâng cao hiệu quả sự dụng vốn ODA để trả nợ khi đáo hạn
Trong khi hoạch định sử dụng những nguồn vốn này cần phải nâng cao tinh
thần tự giác và ủng hộ của tất cả cán bộ về quán triệt quan điểm phải tuân thủ chiến
lược, kế hoạch phát triển, trả nợ từ cấp độ vĩ mô đến vi mô và để hiện thực hóa nó cần
tăng cường trao đổi chuyên đề nhiều hơn về định hướng cán bộ, ban, ngành cách xây
dụng chiến lược, kế hoạch một cách phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị mình.
Trong việc tổ chức thực hiện vốn vay ODA cần quán triệt tinh thần tiết kiệm,
tránh lãng phí, hài hoài lợi ích giữa tất cả các bên nhằm hướng đến hiệu quả. Tuy
nhiên, cũng không được quên việc phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhằm hạn chế được việc trốn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm
cho nhau.

29
3.1.3. Tăng cường hợp tác theo hướng đôi bên cùng có lợi
Theo như thông lệ quốc tế, viện trợ sẽ được ưu tiên dành cho những nước có
thu nhập thấp và kể từ khi Việt Nam vương mình trở thành nước có thu nhập trung
bình thì xem ra các nhà tài trợ sẽ có động thái thay đổi quy mô, cơ cấu và điều kiện để
cung cấp vốn ODA ưu đãi thấp hơn. Như vậy, để góp phần đảm bảo nguồn vốn ODA
vào Việt Nam được thu hút không thay đổi theo hướng bất lợi, cần hợp tác đi vào
chiều sâu hơn nữa, cần:
Tổ chức những Hội nghị đối thoại thẳn thắn, cởi mở để xây dựng lòng tin với
các nhà tài trợ quốc tế làm cơ sở để tạo cơ hội vận động tài trợ theo lĩnh vực, vùng
lãnh thổ.
Tích cực chia sẻ thông tin về chiến lược, kế hoạch phát triển của các ngành, địa
phương mà Nhà nước muốn họ hỗ trợ trong các Hội nghị này và sẵn sàng tiếp thu ý
kiến từ họ nhằm phối hợp nhịp nhàng chính sách với họ.
Tiếp tục các nỗ lực làm hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ, chỉ ra
được điệm khác biệt trong các văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý liên quan về
lập, thẩm định dự án, giải phóng, mặt bằng, đấu thầu, quản lý tài chính,..
3.1.4. Giảm sự dựa dẫm vào một nguồn vốn ODA
Do tình hình kinh tế-chính trị trong giai đoạn này và cả về sau được dự đoán sẽ có
nhiều biến động liên tục, cũng cần phải đa dạng hóa nguồn vốn từ các nhà tài trợ mới
nhằm hạn chế rủi ro bị suy giảm đột nguồn vốn ODA từ một phía nhà tài trợ lớn cho
Việt Nam khi nhà tài trợ đó gặp khó khăn hoặc thay đổi chính sách tài trợ. Các nước
tài trợ mới là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc nên được tranh thủ bên cạnh
tiếp tục duy trì và làm sâu sắc hơn nữa đối với các nhà tài trợ lâu năm như Nhật Bản,
Hàn Quốc, WB, ADB.
Ngoài các nguồn vốn truyền thống chi đầu tư phát triển như ODA và vốn vay ưu
đãi, hiện cũng có những kênh cấp vốn mới từ các định chế tài chính quốc tế hay đối tác
mà Việt Nam có thể thu hút như vốn vay và vay không bảo lãnh chính phủ; vốn vay
kết hợp viện trợ không hoàn tại.
3.2. Giải pháp trong khắc phục nguyên nhân hạn chế cho giải ngân ODA

3.2.1. Những giải pháp chung


Một là, cần hình sự hóa một số vi phạm tham nhũng, tiêu cực gây thất thoát, lãng phí
và ban hành thêm chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi buông lỏng quản lý, kiểm
tra giám sát hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Hai là, xác định thứ tự ưu tiên trong danh mục đầu tư dự án, chương trình ODA cũng
như đảm bảo nguồn vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời giải ngân hướng đến đảm bảo tiến độ
hoàn thành.
Ba là, xây dựng khuôn khổ pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA đồng bộ và minh bạch,
không chồng chéo về thu hút và sử dụng vốn ODA phù hợp với các bộ luật liên quan
và điều ước quốc tế, hài hòa về thủ tục quy trình với các nhà tài trợ.
Bốn là, tích cực theo dõi, kiểm tra, kiểm toán để thẩm định, so sánh để phát hiện rồi có
phương án ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

30
Năm là, đối với địa phương, cần tổ chức các khóa huấn luyện nâng cao trình độ, kỹ
năng cho cán bộ và cuối cùng là nâng cao nhận thức đúng đắn về bản chất, vai trò, tầm
quan trọng của nguồn vốn ODA đối với sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
3.2.2. Giải pháp cụ thể trong khắc phục nguyên nhân hạn chế cho giải ngân
ODA
Các giải pháp về quy trình và đơn giản hóa thủ tục tài trợ
i/ Các cơ quan chính phủ nên phối hợp chặt chẽ các nhà tài trợ để có 1 văn bản hướng
dẫn thực hiện quy trình, thủ tục, điều kiện của bên nhà tài trợ rồi công khai chúng trên
phương tiện truyền thông
ii/Các cơ quan quản lý các cấp cùng đơn vị tiếp nhận, thụ hưởng và các cơ quan có
liên quan cần phải được yêu cầu nắm vững được các quy trình, thủ tục của nhà tài trợ
khi tiếp nhận, quản lý và sử dụng như là một yêu cầu bắt buộc
iii/ Nếu như còn có sự khác biệt giữa quy trình, thủ tục của nhà tài trợ và quy định
pháp luật Việt Nam tới quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA thì cần phải có thông báo
đên các cơ quan tiếp nhận, thụ hưởng, cơ quan quản lý có liên quan và thực hiện thỏa
thuận bằng văn bản.
Đảm bảo minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường công tác giám
sát, đánh giá
i/ Qúa trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn, nên được công khai minh bạch cho
dư luận và tốt hơn thì nên khuyến khích khi đăng báo nên có sự góp ý bình luận của
các nhà khoa học, tổ chức chuyên môn trong quá trình chọn dự án, bố trí vốn, địa điểm
thực hiện dự án.
ii/ Công bố hướng dẫn cách truy cập nguồn dữ liệu về thực trạng quản lý, sử dụng vốn
trên những cổng thông tin điện tử thuộc các bộ, ngành.
iii/ Định kỳ thông báo cập nhật tình hình thực hiện cho các cơ quan, tổ chức quốc tế có
thẩm quyền giám sát, kiểm tra và thường xuyên cập nhật tình hình giải ngân, sử dụng
cho truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội, nhà tài trợ.
iv/ Định kỳ tổ chức họp báo tạo không gian môi trường để đối thoại trực tiếp nhằm
giải đáp những thắc mắc từ bên ngoài cũng như là khuyến khích nội bộ ban quản lý,
các đơn vị thi công tự đánh giá và tự có phương án giải quyết thì khi đó những phương
án được nêu ra trong buổi họp báo sẽ được phản biện dần tìm ra phương án hiệu quả
hơn.
v/ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán và lên kịch bản sẵn sàng ứng phó, thu
thập bằng chứng nếu như phát hiện hành vi che dấu hay bao che hành vi tham nhũng
tiêu cực của một số cá nhân.
Tăng cường vốn đối ứng,
Các dự án ODA luôn trong tình trạng được phân bổ vốn xây dựng lại thiếu nguồn vốn
đối ứng làm tiến độ bị chậm, tăng chi phí. Đặc biệt đối với những công trình quy mô
lớn thì lại thiếu vốn đối ứng trong giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định
cư làm cho những dự án đã chuẩn bị đủ nhưng lại thiếu mặt bằng. Do đó, cần tiến hành
các giải pháp sau:

31
-Xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho dự án ODA, nhất là những dự án trọng điểm với
đảm bảo đầy đủ vốn đối ứng chp từng dự án, tranh quá tập trung nguồn vốn cho những
dự án đầu tưu không có sức lan tỏa lớn.
-Xây dựng quy trình, cơ chế tổng hợp, phân bổ và kiểm tra vốn đối ứng một cách hệ
thống, bài bản được bố trì cho cơ quan Trung ương và địa phương
-Thực hiện thẩm định nguồn vốn đối ứng để đánh giá độ phù hợp với khả năng bố trí
nguồn vốn ODA và vốn đối ứng tùy theo tiến độ hoàn thành, quy mô của từng dự án.
Nâng cao chất lượng nhân sự cho cán bộ
i/ Triển khai chương trình tài trợ du học cho những cán bộ ưu tú có nguyện vọng học
hỏi thêm về kỹ năng quản trị dự án đầu tư
ii/ Mời chuyên gia nước ngoài về tư vấn đối với những công trình dự án có tính chất
mới tại Việt Nam nhằm tham khảo ý kiến đưa ra quyết định tối ưu
iii/ Thực hiện chế độ luân phiên nhân sự, tức là các cán bộ từ những địa phương có ít
dự án ODA sẽ được cử đi công tác tại những địa phương có những dự án ODA mà xét
theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương đó có mức quan trọng ở tầm
trung hoặc quy mô không quá lớn để tạo điều kiện cọ sát, thu thêm kinh nghiệm cho
những cán bộ này. Còn đối với những cán bộ đã có thâm niên nhưng vẫn đảm bảo đủ
điều kiện sức khỏe mà lại không được bổ nhiệm chức vụ nào hay chức vụ không quá
quan trọng nên được cử đi công tác, làm việc với những cán bộ thuộc địa phương có ít
dự án ODA hơn nhằm hướng dẫn, chỉ đạo cho các cán bộ ít kinh nghiệm hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tuy Việt Nam đã đặt được những thành tựu nhất định trong thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua việc hoàn thành những dự án, công trình và đưa chúng vào sử
dụng cũng như thành tựu trong xóa đói giảm nghèo bằng nguồn vốn ODA nhưng lại
phải đói mặt với sự biến động trên quốc tế ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA nên buộc phải có những phương hướng nhằm thích ứng với tình hình
mới. Không những vậy, Việt Nam xuống giai đoạn 5 năm vừa qua đã chứng kiến cho
mình một hạn chế lớn nhất, gây ảnh hưởng đến kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA chính là tỷ lệ giải ngân không như kế hoạch với nhiều nguyên nhân được nêu ra.
Đối mặt với những thách thức, đã có những phương hướng và gairi pháp nhằm giải
quyết phần nào những khó khăn đã gặp phải với hy vọng chúng sẽ được thí điểm, ứng
dụng nhằm phục vụ cho lợi ích của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam hướng đến mục tiêu trở thành một nước có thu nhập trung
bình-cao và để làm được điều đó, Chính phủ Việt Nam cần phải chuẩn bị thật kỹ càng
nền tảng cho sự phát triển nhanh nhưng bền vững và có thể làm được điều đó thì chỉ
dựa vào mỗi nguồn lực trong nước như thuế thì sẽ không đủ để thực hiện những dự án,
công trình đóng vai trò trọng điểm trong việc kích thích, thúc đẩy nền kinh tế-xã hội
phát triển cho nên Việt Nam có nhu cầu rất lớn với nguồn vốn ODA vì chúng mang
chô mình những ưu thế hơn so với những khoản vay thương mại khi chúng có thời hạn
dài và mức lãi suất yêu cầu đối với vốn ODA hoàn lại là cực kỳ ưu đãi. Nắm bắt được
tính chất đó, Việt Nam trong 5 năm qua, giai đoạn 2016-2020, đã tích cực nỗ lực thu
hút, sử dụng và cố gắng giải ngân kịp thời để bám sát tiến độ hoàn thành, tuy nhiên

32
vẫn không quên trách nhiệm phát triển kinh tế phải đi kèm với phúc lợi xã hội nên
cũng là động lực thôi thúc Việt Nam thực hiện nâng cao chất lượng sử dụng ODA cho
mục đích phát triển và vị dân sinh. Với nhiều nguồn cung cấp từ những ngân hàng lớn
như ADB, WB hay những nhà tài trợ vốn ODA song phương như Nhật Bản, Hàn
Quốc đã đóng góp tích cực cho công trình xây dựng, thực hiện những dự án, công
trình quy mô lớn phục vụ cho lợi ích quốc gia được hiện hữu tại những tỉnh, thành phố
là đầu tầu phát triển kinh tế xã hội như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy nhiên,
còn đó những nguy cơ, thách thức trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng hiệu quả
vốn ODA, chính là hạn chế trong giải ngân khi chưa có năm nào đạt được 100% trong
giai đoạn 2016-2020. Trước hạn chế đó, có rất nhiều nguyên nhân nảy sinh hiện trạng
trên nhưng cũng không vì vậy mà có thể gây ảnh hưởng quá xấu khi đã có những
phương hướng, giải pháp được đề ra nhằm khắc phục cho những hạn chế đó với hy
vọng sẽ được thí điểm, ứng dụng nhằm rút ra được những kinh nghiệm quý báu phục
vụ cho quá trình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho giai đoạn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Báo Tuổi trẻ. (2017). Nhật cam kết cấp thêm 1,05 tỉ USD vốn vay ODA cho
Việt Nam. Truy cập ngày 28/2/2023 từ https://tuoitre.vn/nhat-cam-ket-cap-them-105-
ti-usd-von-vay-oda-cho-viet-nam-1253155.htm
2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2020). Tình hình huy động và sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Việt Nam thời gian qua. Truy cập ngày
25/02/2023 từ http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=22284
3) Công Trí. (2018). Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam năm 2018. Truy
cập ngày 28/2/2023 từ https://vnbusiness.vn/viet-nam/nhat-ban-tiep-tuc-ho-tro-oda-
cho-viet-nam-nam-2018-1030977.html
4) Đỗ Mạnh Cường (2013). Vai trò của nguồn vốn ODA. Truy cập ngày 15/2/2023
từ https://voer.edu.vn/m/nguon-von-oda/587809a3.
5) Đỗ Văn Tính. (2020). Nguồn phát triên chính thức ODA tại thành phố Đà
Nẵng. Truy cập ngày 01/03/2023 từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nguon-phat-
trien-chinh-thuc-oda-tai-thanh-pho-da-nang-75964.htm
6) Doanh nghiệp và Kinh doanh. (2019). Bộ Bộ GTVT đang phối hợp với một quỹ
từ Hàn Quốc để thực hiện 5 dự án hạ tầng tổng vốn vay 430 triệu USD. Truy cập ngày
28/2/2023 từ https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/bo-gtvt-dang-phoi-hop-
voi-mot-quy-tu-han-quoc-de-thuc-hien-5-du-an-ha-tang-tong-von-vay-430-trieu-usd-
422019040212052415.htm
7) Hoàng Văn Cường và Phạm Phú Minh (2015). Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ODA để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1-6.
8) Ngân hàng Thế giới (2016). Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo,
công bằng và dân chủ. Truy cập ngày 24/02/2023 tại
https://www.worldbank.org/vi/news/infographic/2016/02/23/vietnam-2035-toward-
prosperity-creativity-equity-and-democracy.

33
9) Nguyễn Văn Đạt và Trần Thị Cẩm Anh. (2021). Thực trang quản lý, sử dụng
nguồn vốn ODA ở Việt Nam mà một số kiến nghị. Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương, tháng 04/2021, 79-81.
10)Phùng Việt Hà. (2021). Thực trạng thu hút oda của việt nam giai đoạn 2015-
2020. Truy cập ngày 23/02/2023 từ https://www.studocu.com/vn/document/truong-
dai-hoc-thuong-mai/tai-chinh-quoc-te/bai-thao-luan-nhom-3-thuc-trang-thu-hut-oda-
cua-viet-nam-giai-doan-2015-2020/24992810
11)Thái Bình. (2020). Nhật Bản- top 4 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Truy cập ngày 28/2/2023 từ https://haiquanonline.com.vn/nhat-ban-top-4-doi-tac-
thuong-mai-hang-dau-cua-viet-nam-135163-135163.html?fbclid=IwAR0M2gp-
oXbdXYayPuRZectciEsxvvOtyL6v6rYGHJaBsOVlnwKlGtKofbU
12)Thư viện pháp luật. (2006). Nghị định 131/2006/NĐ-CP. Truy cập ngày
23/02/2023 từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-131-
2006-ND-CP-quy-che-quan-ly-su-dung-nguon-ho-tro-phat-trien-chinh-thuc-
15474.aspx
13)Thư viện pháp luật. (2006). Nghị định 16-2016/NĐ-CP. Truy cập ngày
27/02/2023 từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-16-
2016-ND-CP-quan-ly-su-dung-von-ho-tro-phat-trien-chinh-thuc-ODA-von-vay-uu-
dai-nuoc-ngoai-2016-306585.aspx
14)Trà My. (2019). Nhật Bản hỗ trợ ODA bằng các phương thức khác nhau phù
hợp với tình hình mới. Truy cập ngày 28/2/2023 từ https://nhandan.vn/nhat-ban-ho-tro-
oda-bang-cac-phuong-thuc-khac-nhau-phu-hop-voi-tinh-hinh-moi-post374182.html
15)Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. (2017). T hêm 16.786 tỷ
đồng vốn ODA mới từ Nhật Bản. Truy cập ngày 28/2/2023 từ
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/9-thang-2017-them-16-786-ty-dong-von-oda-moi-
tu-nhat-ban-1491838581
16)TS24. (2020). Báo động tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.
Truy cập ngày 02/03/2023 từ https://store.ts24.com.vn/knowsystem/bao-ong-ty-le-
giai-ngan-von-oda-va-vay-uu-ai-nuoc-ngoai-405
17)Vietnam Plus. (2020). Việt Nam đạt nhiều thành tựu về xóa đói, giảm nghèo.
Truy cập này 02/03/2023 từ
https://special.vietnamplus.vn/2020/12/14/vietnam_giamngheo/
18)VTV News. (2020). TP.HCM kiến nghị 3 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải
ngân vốn ODA. Tuy cập ngày 1/3/2023 từ https://vtv.vn/kinh-te/tphcm-kien-nghi-3-
giai-phap-day-nhanh-tien-do-giai-ngan-von-oda-2020103014345282.htm

34
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc làm bài tiểu luận/Đánh giá hoàn thành bài thuyết trình
/Họp nhóm định kỳ....)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
1.1. Thời gian: 19h00 ngày 20/02/2023
1.2. Địa điểm: Google meet
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Phan Minh Quốc
+ Tham dự (đầy đủ): Phan Minh Quốc, Trần Phú Hưng, Đào Ngọc Hải, Nguyễn Thị
Dương, Trần Quốc Vương.
2. Nội dung cuộc họp
2.1. Nhóm đánh giá về bài thuyết trình các mặt theo thang rubric như sau:
STT Họ và tên Nhiệm vụ Tỉ lệ hoàn thành
Mục 1.1;
Phan Minh Quốc
1 2.3, Tóm tắt 100%
(NT)
chương
Mục 1.2;
2 Đào Ngọc Hải 100%
1.4+PP.
3 Trần Quốc Vương Mục 2.1;2.2 95%
Mục 1.3;
3.1; 3.2.2;
4 Nguyễn Thị Dương 100%
Phần mở
đầu;
Mục 1.5;
5 Trần Phú Hưng 3.2.1; Phần 95%%
Kết luận

2.2. Ý kiến của các thành viên


Không có ý kiến
2.3. Kết luận cuộc họp
Sau buổi làm việc nhóm thì các thành viên đã nhận nhiệm vụ và tiến hành thực hiện
đúng theo kế hoạch, nộp bài đúng thời gian quy định cũng như có những đóng góp, bổ
sung giúp hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất.
Thư ký Chủ trì

35
CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Quốc gia nào có mức viện trợ ODA cao thứ 2 cho Việt Nam?
a. Hàn Quốc
b. Hoa Kỳ
c. Nhật Bản
d. Trung Quốc
2. Đâu là những đặc điểm ưu đãi trong vốn ODA?
a. Thời gian sử dụng vốn dài
b. Lãi suất thấp
c. Có ân hạn
d. Cả a,b,c đều đúng
3. Đâu không phải là vai trò của vốn ODA?
a. Giúp thúc đẩy tăng trưởng
b. Giúp bổ sung nguồn ngoại tệ, bù đắp thâm thuộc cán cân Thương Mại và
NSNN
c. Chính phủ có thêm một nguồn vốn để chi thường xuyên
d. Các nước nhận được viện trợ tiếp thu những thành tựu Khoa học, công
nghệ hiện đại
4. Cơ cấu vốn ODA từ năm 2016-2020 được huy động nhằm sử dụng vào
lĩnh vực nào nhiều nhất?
a. Y tế - Xã Hội
b. Giao thông – Vận tải
c. Môi trường và phát triển đô thị
d. Năng lượng và công nghiệp
5. Đâu là nguyên nhân gây ra hạn chế cho việc giải ngân chậm?a
a. Kỹ năng quản lý dự án ODA cảu các bộ được đảm bảo
b. Toàn thể cán bộ quản lý nhận thức được về bản chất , vai trò, tầm quan
trọng của dự án ODA
c. Nguồn vốn đối ứng được chuẩn bị đủ
d. Hệ thống pháp lý về quản lý Nhà nước về vốn ODA chưa thực sự hoàn
chỉnh
6. Tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch của năm 2018 đạt bao nhiêu % dự toán
trong gia đoạn 2016-2020?
a. 53.6%
b. 76.4%
c. 81.1%
d. 100%
7. Dự án Kênh Tàu hủ, Bến Nghé- Đôi-Tẻ là dự án ODA được triển khai ở
đâu?a
a. Đà Nẵng
b. Hồ Chí Minh
c. Đồng Nai
d. Cần Thơ
8. Thỏa thuận đầu tư nhiệt điện Vũng Ánh 2 ai là nhà tài trợ chính?

36
a. Nhật Bản
b. Hàn Quốc
c. Ngân hàng Thế giới
d. Ngân hàng Phát triển châu Á

37

You might also like