You are on page 1of 18

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................


MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................
NỘI DUNG..........................................................................................................................................
I. Quyền lợi của ông M khi là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động....................
1. Chăm sóc sức khỏe.................................................................................................................
2. Các chế độ khác.....................................................................................................................
II. Quyền lợi của ông M khi vết thương chiến tranh tái phát....................................................
1. Chế độ ốm đau.......................................................................................................................
2. Quyền lợi BHYT ông M nhận được khi điều trị vết thương tái phát.....................................
3. Trợ cấp hàng tháng khi suy giảm 61% khả năng lao động.....................................................
III. Quyền lợi của ông M sau khi nghỉ việc..................................................................................
1. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động................................................
2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng.........................................................................................
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Diễn giải

1
BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

HĐLĐ Hợp đồng lao động

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

MỞ ĐẦU
Thương binh là nhóm đối tượng được nhà nước đặc biệt quan tâm, dành cho họ
những ưu đãi trên nhiều lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, nhà ở, việc làm,... để bù đắp
và bày tỏ lòng biết ơn với những hy sinh của họ cho đất nước. Bên cạnh đó, khi
hoàn thành nhiệm vụ trong lực lượng vũ trang và chuyển sang làm việc cho các
doanh nghiệp, thương binh cũng được hưởng các chế độ an sinh xã hội như những

2
người lao động khác, bao gồm chế độ ốm đau, chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội...
Để làm rõ những quyền lợi trên trên thực tế, bài làm sau đây của nhóm 06 sẽ phân
tích tình huống giải quyết quyền lợi theo quy định pháp luật an sinh xã hội cho một
thương binh, cụ thể tình huống như sau:
Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Tháng 1/1998, ông
M vào làm bảo vệ tại công ty X. Tháng 10/2022, vết thương chiến tranh tái phát,
ông phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Sau khi ra viện, ông được xác định suy
giảm 61% khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên tháng 1/2023, ông M làm đơn
xin nghỉ việc. Lúc này ông đã 57 tuổi, thời gian công tác trong lực lượng vũ trang
có tham gia bảo hiểm xã hội được chốt sổ là 5 năm.
NỘI DUNG
I. Quyền lợi của ông M khi là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao
động.
Theo tình huống, ông M được xác định là thương binh suy giảm 45% khả năng
lao động, chiếu theo điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 thì
ông M sẽ được hưởng chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng.
Căn cứ theo Điều 24 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH thì ông M được hưởng các ưu
đãi sau:
1. Chăm sóc sức khỏe
1.1. Trợ cấp hàng tháng
Khoản 4 Điều 4 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định: “Tỷ lệ tổn thương cơ
thể là thuật ngữ được dùng thay cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ
thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe”. Điểm a
Khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định “Trợ cấp hằng tháng
căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh”. Theo hai căn cứ trên, ông
M được hưởng trợ cấp hàng tháng đối với thương binh khi suy giảm 45% khả năng
lao động với mức trợ cấp là 2.343.000 đồng theo Phụ lục II về mức trợ cấp thương

3
tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, ban hành kèm
theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP.
1.2. Bảo hiểm y tế
Theo Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi năm 2014, ông M là người có công
với cách mạng thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT. Theo đó,
việc tham gia BHYT của ông M được thực hiện như sau:
Về phương thức đóng BHYT: Hàng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền
đóng BHYT cho ông M vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Luật
BHYT sửa đổi năm 2014.
Mức đóng BHYT: Mức đóng hằng tháng của ông M tối đa bằng 6% mức lương
cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng được quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật
BHYT sửa đổi năm 2014. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ thì mức lương cơ sở sẽ nâng lên 1,8 triệu
đồng/tháng từ 1/7/2023. So với mức hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng, mức mới
tăng thêm 20,8%.
Mức hưởng BHYT: Ông M được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh
theo khoản 15 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi năm 2014.
1.3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe
Theo Khoản 3 Điều 24 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về chế độ ưu đãi đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thì ông M được điều dưỡng
phục hồi sức khỏe hai năm một lần. Điều 6 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định
mức hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho thương binh như sau:
“1. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà: Mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/
01 người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng.
2. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức
chuẩn/01 người/01 lầnm. Nội dung chi bao gồm:
a) Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng;
b) Thuốc thiết yếu;

4
c) Quà tặng cho đối tượng;
d) Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều
dưỡng (mức chi tối đa 15% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung),
gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, tư vấn
sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và
các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định: Mức chuẩn
trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng. Do đó, nếu được
điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tại nhà: ông M được chi trả trực tiếp 1.461.600
đồng. Nếu được điều dưỡng tập trung: ông M được chi trả 2.923.200 đồng nhưng
khoản tiền này sẽ được chi trả cho cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
1.4. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị
phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức
năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến
tỉnh trở lên
Trường hợp vết thương chiến tranh làm cho ông M cần đến sự hỗ trợ của các
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện thiết bị phục hồi chức năng,
thì theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 75/2021/NĐ-CP ông M được hỗ trợ mua các
phương tiện, dụng cụ này theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị
định. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều này ông còn được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn khi
đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mỗi niên hạn 01 lần) hoặc đi điều
trị phục hồi chức năng theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Mức hỗ trợ
5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần
nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối
đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn.
2. Các chế độ khác.
Ngoài những chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ trên thì theo Khoản 5 Điều 24
Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ông M được hưởng thêm các ưu đãi sau:

5
Về nơi ở: Ông M được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh
của ông hoặc khi có khó khăn về nhà ở. Theo Điều 103 Nghị định 131/2021/NĐ-
CP, ông M là đối tượng được hưởng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất. Bên cạnh
đó, theo Khoản 2 Điều 105 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì ông M được giảm 80%
tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục
đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở
thuộc sở hữu của Nhà nước.
Về việc làm: Ông M được ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều
kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn
thương cơ thể; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao
khoán bảo vệ và phát triển rừng; vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; được Nhà
nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết
bị.
Về tài chính: Ông M được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
II. Quyền lợi của ông M khi vết thương chiến tranh tái phát.
1. Chế độ ốm đau
1.1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Thứ nhất, ông M thuộc nhóm đối tượng áp dụng chế độ ốm đau.
Ông M làm việc cho công ty X từ 1/1998 đến tháng 01/2023 nên có thể xác định
HĐLĐ giữa ông M và công X là loại HĐLĐ không xác định thời hạn, theo đó xác
định ông M là đối tượng NLĐ thuộc điểm a khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014.
Căn cứ Điều 24 Luật BHXH 2014: “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người
lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”,
xác định ông M thuộc nhóm đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau.
Thứ hai, ông M không bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức
khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy. Khoản 1 Điều 25
Luật BHXH 2014 quy định: “Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy
hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh

6
mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau”. Trong trường
hợp này, ông M bị ốm đau do vết thương chiến tranh tái phát, phải vào viện điều trị
chứ không vì những lý do trên.
Thứ ba, ông M phải có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền
về 2 tháng điều trị. Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện được
hưởng ốm đau: “Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ
việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định
của Bộ Y tế”. Như vậy, trong 2 tháng nghỉ việc ông M phải có giấy xác nhận của
cơ sở khám bệnh về việc điều trị vết thương chiến tranh tái phát.
Tóm lại, tháng 10/2022 khi vết thương chiến tranh tái phát, ông M phải vào viện
điều trị 02 tháng và ông M đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.
1.2. Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau
* Xác định thời gian đóng BHXH của ông M
Ông M làm bảo vệ cho công ty X từ tháng 1/1998, giả sử công ty X và ông M
đều đóng BHXH đúng quy định, thì thời gian đóng BHXH của ông M tính từ tháng
1/1998 đến khi nghỉ điều trị vào tháng 10/2022. Cộng với thời gian công tác trong
lực lượng vũ trang có tham gia bảo hiểm được chốt sổ là 5 năm. Do vậy, ông M
đóng BHXH được 29 năm 9 tháng và làm việc trong điều kiện bình thường.
Trường hợp 1: Vết thương tái phát của ông M không được xác định là di chứng
do vết thương chiến tranh hoặc ông M nằm viện 2 tháng không phải để điều trị di
chứng do vết thương này gây ra
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 26 Luật BHXH 2014 ông M được hưởng chế
độ ốm đau tối đa 40 ngày trong một năm tính theo ngày làm việc không kể ngày
nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trường hợp 2: Vết thương tái phát của ông M được xác định là di chứng do vết
thương chiến tranh hoặc ông M nằm viện 2 tháng để điều trị di chứng do vết
thương này gây ra.

7
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-
BYT thì “di chứng do vết thương chiến tranh” là bệnh cần chữa trị dài ngày.
Do vậy, theo điểm a khoản 2 Điều 26 Luật BHXH 2014 ông M được nghỉ tối đa
180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Trên thực tế, ông M nghỉ 2
tháng để điều trị, chưa sử dụng hết 180 ngày.
1.3. Mức hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật BHXH 2014: “Người lao động hưởng
chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của
Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”
Trường hợp 1: Hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật
BHXH 2014
Ông M hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 nên cách tính
mức hưởng chế độ ốm đau được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 6 Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH:

Tiền lương tháng đóng BHXH của Số ngày nghỉ


Mức hưởng chế tháng liền kề trước khi nghỉ việc việc được
độ ốm đau = x 75% x hưởng chế độ
24 ngày
ốm đau

Áp dụng với trường hợp ông M, tỉ lệ hưởng chế độ ốm đau là 75% và số ngày
nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau là 40 ngày. Vậy mức hưởng chế độ ốm đau của
ông M = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24
ngày x 75% x 40 ngày.
Trường hợp 2: Hưởng ốm đau dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật
BHXH 2014
Ông M hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 nên
cách tính mức hưởng chế độ ốm đau được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 6
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

8
Tiền lương đóng
Mức hưởng chế Số tháng
bảo hiểm xã hội Tỷ lệ hưởng
độ ốm đau đối với nghỉ việc
= của tháng liền kề x chế độ ốm x
bệnh cần chữa trị hưởng chế
trước khi nghỉ đau (%)
dài ngày độ ốm đau
việc

Áp dụng với trường hợp ông M, tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau là 75% và số tháng
nghỉ việc hưởng chế độ ốm là 2 tháng (tháng 10/2022 vết thương chiến tranh tái
phát, ông M phải vào viện điều trị mất 2 tháng). Vậy mức hưởng chế độ ốm đau
đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc x 75% x 2 tháng.
1.4. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật BHXH 2014: “Người lao động đã nghỉ việc
hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của
Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa
phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày
trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính
cho năm trước.”
Do chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe chỉ áp dụng đối với trường hợp NLĐ
đã nghỉ đủ thời gian được hưởng chế độ ốm đau trong một năm theo Điều 26, nên
trong hai trường hợp theo phân tích mục trên thì chỉ có trường hợp 1 - ông M
hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 Điều 26 Luật BHXH 2014 là được hưởng thêm
chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Ông M nghỉ 2 tháng bắt đầu từ tháng 10/2022 đến hết tháng 11/2022 tương
đương với 60 ngày, quá khoảng thời gian được nghỉ theo luật định là 40 ngày mà
vẫn chưa hồi phục nên ông M được nghỉ thêm 05 đến 10 ngày trong năm 2022.

9
Theo khoản 2 Điều 29 Luật BHXH 2014, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe của ông M sẽ do công ty X và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định,
trường hợp chưa có công đoàn cơ sở thì do công ty X quyết định, cụ thể:
(i) Ông M được nghỉ tối đa 07 ngày nếu điều trị phải phẫu thuật;
(ii) Ông M được nghỉ 05 ngày nếu điều trị không phải phẫu thuật.
2. Quyền lợi BHYT ông M nhận được khi điều trị vết thương tái phát.
2.1. Xác định nhóm đối tượng tham gia BHYT của ông M
Ông M làm việc cho công ty X từ 1/1998 đến tháng 01/2023 nên có thể xác định
HĐLĐ giữa ông M và công ty X là loại HĐLĐ không xác định thời hạn, vì vậy,
ông M thuộc nhóm đối tượng do NLĐ và NSDLĐ đóng BHYT theo điểm a khoản
1 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi năm 2014.
Đồng thời, ông M là thương binh nên theo điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh
02/2020/UBTVQH14, ông M là người có công với cách mạng. Vì vậy, ông M
thuộc nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng BHYT theo điểm d khoản 3
Điều 12 Luật BHYT sửa đổi năm 2014.
Như vậy, trong trường hợp trên ông M thuộc 2 đối tượng tham gia BHYT. Theo
khoản 2 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi năm 2014, ông M sẽ được hưởng mức hưởng
BHYT theo đối tượng có mức hưởng cao nhất, là đối tượng do ngân sách nhà nước
đóng BHYT.
2.2. Mức hưởng BHYT của ông M
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi năm 2014, hướng dẫn
chi tiết tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong 2 tháng nằm
viện điều trị vết thương chiến tranh tái phát, ông M là thương binh sẽ được quỹ
BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn
tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp theo khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi năm 2014, ông M tự đi
khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí

10
khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng sau: 40% chi phí điều trị nội trú nếu điều
trị tại bệnh viện trung ương; 100% chi phí điều trị nội trú nếu điều trị nội trú tại
bệnh viện tuyến tỉnh và 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Trường hợp theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ông M tự đi
khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển
tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được hưởng theo mức hưởng
tương tự khoản 3 Điều 22 Luật BHYT, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều
trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi 2014, trong trường hợp
ông M là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm
y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo thì
khi đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến, ông M được quỹ BHYT thanh toán chi
phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với
bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng tương đương với khi
khám, chữa bệnh đúng tuyến.
3. Trợ cấp hàng tháng khi suy giảm 61% khả năng lao động.
3.1. Chi phí giám định y khoa
Sau khi ra viện, ông được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ
lệ tổn thương cơ thể suy giảm 61% khả năng lao động. Theo điểm b Khoản 1 Điều
45 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 thì chi phí giám định y khoa của ông M là
được ngân sách nhà nước trả.
3.2. Mức trợ cấp ông M được hưởng
Sau khi ra viện, ông M được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động từ
45% lên 61%, lúc này chế độ hưởng trợ cấp hàng tháng của ông M cũng thay đổi
theo. Với đối tượng là thương binh như cũ và mức suy giảm khả năng lao động

11
mới là 61% thì mức hưởng trợ cấp hàng tháng tăng lên là 3.174.000 đồng. (căn cứ
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP).
3.3. Thời điểm ông M được bắt đầu được hưởng mức trợ cấp mới
Theo Điểm c Khoản 3 Điều 45 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, trường hợp được
giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể mà Hội đồng giám định y khoa có thẩm
quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật từ 21% trở lên thay đổi thì các
chế độ ưu đãi đang hưởng được điều chỉnh kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa
có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể sau khi giám định lại. Theo đó, thời
điểm ông M được hưởng mức trợ cấp hàng tháng với số tiền 3.174.000 đồng là kể
từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ
thể của ông là 61%.
III. Quyền lợi của ông M sau khi nghỉ việc.
1. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Thứ nhất, xác định thời gian đóng BHXH của ông M.
Thời gian đóng BHXH của ông M được xác định là 29 năm 9 tháng cho đến
trước khi nghỉ việc 2 tháng điều trị vết thương chiến tranh, hết tháng 11/2022 ra
viện và tiếp tục đi làm đến tháng 01/2023. Cộng với thời gian công tác trong lực
lượng vũ trang có tham gia bảo hiểm được chốt sổ là 5 năm.
Khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “Người lao động
nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người
lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội”. Vì thế trong thời gian
nằm viện 2 tháng ông M không phải đóng BHXH và thời gian 2 tháng không được
tính để hưởng BHXH.
Do vậy, tổng thời gian ông M đóng BHXH là 29 năm 10 tháng.
Thứ hai, xác định điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu của ông M.

12
(i) Ông M làm việc cho công ty X theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Chính
vì vậy, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 và Điều 53 Luật BHXH
2014 xác định ông M thuộc đối tượng được hưởng chế độ hưu trí.
(ii) Công việc bảo vệ của ông không phải là công việc nặng nhọc hay độc hại
được liệt kê trong Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH ban
hành, cũng không được hưởng phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên. Vậy xét các trường
hợp hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014 thì ông
M thuộc đối tượng hưởng lương hưu theo điểm a khoản 1 điều này, tức quy định
độ tuổi nghỉ hưu cho công việc trong điều kiện bình thường.
(ii) Điều 54 Luật BHXH 2014, sửa đổi theo điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật
Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ nam nghỉ việc năm 2023 là từ
đủ 60 tuổi 9 tháng. Mà ông M xin nghỉ việc vào tháng 1/2023 - khi đó ông 57 tuổi,
chưa đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu theo quy định trên.
Tuy nhiên, khi ra viện ông được giám định mức suy giảm khả năng lao động của
mình là 61%. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Luật BHXH 2014 thì
ông M đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu hàng tháng khi bị suy giảm khả năng
lao động, cụ thể: (1) Là đối tượng NLĐ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2
Luật này; (2) Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (29 năm 9 tháng);
(3) Ông M đã đủ 55 tuổi 9 tháng1 (thời điểm xin nghỉ việc năm 2023 là 57 tuổi);
(4) Suy giảm khả năng lao động là 61%.
Do đó, dù chưa đủ tuổi hưởng lương hưu theo Điều 54 nhưng ông M đã đủ điều
kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thuộc đối tượng suy giảm khả năng lao
động căn cứ theo Điều 55 Luật BHXH 2014.
Thứ ba, xác định thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Khoản 3 Điều 18 Thông tư 59/2015/BLĐTBXH xác định: “Thời điểm đủ điều
kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều
kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền

1 Khoản 2 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu thấp nhất của NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên.

13
kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động…”. Thời gian ông M tái
phát vết thương chiến tranh là tháng 10/2022, thời gian điều trị 2 tháng và ông ra
viện tháng 12/2022 thì xác định mức suy giảm khả năng lao động là 61%. Vậy thời
điểm ông M đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí dành cho đối tượng suy giảm khả
năng lao động được xác định là từ ngày 01/01/2023.
Thứ tư, xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí
Theo Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP:
(i) Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu.
Trường hợp NLĐ tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì
thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt HĐLĐ. Vậy ông M đủ 55 tuổi 9 tháng từ
tháng 09/2021, thời điểm nghỉ hưu theo quy định là ngày 30/9/2021. Sau đó ông
vẫn tiếp tục làm việc nên khi nghỉ việc vào tháng 01/2023 là thời điểm nghỉ hưu
thực tế của ông.
(ii) Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề
sau thời điểm nghỉ hưu, nên bắt đầu từ ngày 01/02/2023 sẽ là thời điểm hưởng
chế độ hưu trí của ông M.
Kết luận, căn cứ quy định về thời điểm hưởng hưu trí đã phân tích, ta có thể xác
định ông M được hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/02/2023, sau khi đã đầy đủ
kết điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu và thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Do ông M làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn nên cũng là đối tượng
phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 43 Luật
Việc làm năm 2013. Tuy nhiên ông M không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp do là đối tượng thuộc điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013,
NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp mà được hưởng lương hưu sẽ không đủ điều kiện
hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.
2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng.
a. Tỷ lệ hưởng lương hưu.

14
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014, lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01
tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45%
tương ứng với số năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được
tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Để xác định số năm đóng BHXH tính mức hưởng 45%, ta căn cứ điểm a khoản
2 Điều 56 Luật BHXH 2014: “Lao động nam nghỉ hưu… từ năm 2022 trở đi là 20
năm”. Theo đó, ông M nghỉ hưu từ tháng 01/2023, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng
tháng được tính bằng 45% tương ứng 20 năm đầu thời gian đóng BHXH.
Tiếp theo, do ông M đóng BHXH trên 20 năm nên xác định thời gian 9 năm 10
tháng còn lại là mức tăng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng theo luật định, cụ thể
mỗi năm tăng thêm được tính 2% và 10 tháng lẻ được tính là một năm tăng thêm
2% nữa (theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: “Khi tính tỷ lệ
hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì
… từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm”).
Ông M nghỉ việc năm 57 tuổi, nghỉ hưu sớm hơn độ tuổi quy định đủ điều kiện
hưởng lương hưu là 3 năm 9 tháng. Mà căn cứ quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông
tư 06/2021/TT-BLĐTBXH (sửa đổi khoản 1 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-
BLĐTBXH), thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2% và thời gian
nghỉ hưu trước tuổi có lẻ từ 6 tháng trở lên được tính giảm 1%.
Vậy ông M 57 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm 61% khả
năng lao động, có 29 năm 10 tháng đóng BHXH, nghỉ việc hưởng lương hưu từ
tháng 01/2023. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông M được tính như sau:
- 20 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 29 là 9 năm, tính thêm 9 x 2% = 18%;
- 10 tháng được tính là 1 năm, tính thêm 1 x 2% = 2%;
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 18% + 2% = 65%;
- Ông M nghỉ hưu trước 60 tuổi 9 tháng theo quy định là 3 năm 9 tháng nên tỷ
lệ lương hưu tính giảm: 3 x 2% + 1% = 7%;

15
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M là 65% - 7% = 58%, không
cao hơn mức tối đa 75% theo luật định.
Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của ông M nhận được = 58% bình quân
tiền lương tháng đóng BHXH.
b. Mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
Vì ông M có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do
NSDLĐ quyết định, nên theo Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH,
mức bình quân tiền lương đóng BHXH của ông M sẽ được tính như sau:
Tổng số tiền lương tháng Tổng số tiền lương tháng đóng
đóng BHXH theo chế độ + BHXH của các tháng đóng BHXH
tiền lương do Nhà nước theo chế độ tiền lương do NSDLĐ
quy định quyết định
Mbqtl =
Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó: Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ
tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng
BHXH.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH 2014: “Người lao động vừa có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do
Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương
do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Ông M làm bảo vệ cho công ty X từ tháng 1/1998 và thời gian công tác trong
lực lượng vũ trang có tham gia bảo hiểm xã hội được chốt sổ là 5 năm, nghĩa là,
ông M tham gia đóng BHXH từ trước năm 1995, căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Luật

16
BHXH 2014. Theo đó, ông M tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 nên tính bình
quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu theo Điểm a
Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH 2014.
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ NSDLĐ quyết định thì là
bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian được quy định tại
Khoản 2 Điều 62 Luật BHXH 2014.
Tổng số tháng đóng BHXH của ông M là 29 năm 10 tháng = 358 tháng.
KẾT LUẬN
Từ việc giải quyết quyền lợi cho ông M - một thương binh suy giảm khả năng
lao động theo quy định pháp luật ASXH hiện hành, chúng ta có thể thấy rõ sự quan
tâm và chú trọng của pháp luật đối với đối tượng này. Việc bảo vệ quyền lợi cho
những người suy giảm khả năng lao động, đặc biệt là thương binh, là nhiệm vụ của
mỗi cá nhân và cộng đồng. Bằng việc nắm vững quy định pháp luật và áp dụng
đúng quy trình giải quyết quyền lợi, chúng ta có thể đảm bảo rằng các thương binh
sẽ được hưởng những quyền lợi và đặc quyền xứng đáng mà họ đã đóng góp cho
đất nước. Ngoài ra, việc giải quyết quyền lợi cho thương binh suy giảm khả năng
lao động còn là một nỗ lực quan trọng trong việc tôn vinh giá trị con người và xây
dựng một xã hội công bằng, văn minh và phát triển bền vững.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi năm 2014.
2. Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014.
3. Luật Việc làm 2013.
4. Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ưu đãi người có công với cách mạng.
5. Nghị định 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 07 năm 2021 Quy
định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng.

17
6. Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2021 Quy
định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng.
7. Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 2018 Quy
định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều luật của luật Bảo
hiểm y tế.
8. Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2015 Quy
định chi tiết một số điều của luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
buộc.
9. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ngày 29 tháng 12 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
10.Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ngày 07 tháng 7 năm 2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 29
tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
11.Thông tư 46/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30 tháng 12 năm 2016 về Ban
hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

18

You might also like