You are on page 1of 3

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài 1: Chủ trương của Đảng qua các Nghị quyết từ năm 1930 - 1945. Làm rõ quan
điểm: Cách mạng Tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình về
nhiệm vụ, lực lượng và thành quả cách mạng.

Đề tài 2: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự phát triển cao và
thống nhất của phong trào công nhân, phong trào yêu nước được soi sáng bởi chủ nghĩa
Mác - Lênin. Bài học kinh nghiệm trong thời kỳ hội nhập từ quan điểm trên.

Đề tài 3: Những sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong hoạt động truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam. Ý nghĩa của vấn đề này đối với sự nghiệp xây dựng phát
triển đất nước theo định hướng XHCN trong giai đoạn mới.

Đề tài 4: Chủ trương xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng (1945 - 1946) và vận
dụng kinh nghiệm về đấu tranh ngoại giao "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong thời kỳ hội nhập.

Đề tài 5: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta (bổ sung và
phát triển năm 2011) và mục tiêu: phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là
chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Liên hệ trách nhiệm bản thân

Đề tài 6: Chủ trương của Đảng qua các Nghị quyết của Đại hội IV (1976), Đại hội V
(1982) và bài học kinh nghiệm: phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong điều kiện mới

Đề tài 7: Đảng chỉ đạo và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện (1986 - 1996) và vấn đề
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.

Đề tài 8: Đại hội Đảng XI (2011) và chiến lược phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng
của khoa học, công nghệ. Liên hệ trách nhiệm bản thân.

Đề tài 9: Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc giai đoạn 1939 - 1945 và
bài học về công tác xây dựng Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam trong giai đoan hiện nay.
Đề tài 10: Chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996),
Đại hội IX (2001). Làm rõ sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Đề tài 11: Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng thời
kỳ đổi mới. Vận dụng quan điểm: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển trong thời kỳ
hội nhập.

Đề tài 12: Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng và nhân dân trong tìm tòi, hình
thành đường lối đổi mới toàn diện (1975-1986) và bài học kinh nghiệm về hội nhập phát
triển kinh tế đối ngoại trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài 13: Chủ trương của Đảng trong kết hợp đổi mới kinh tế với ổn định chính trị
(1986-1996). Ý nghĩa của vấn đề này với thực tiễn hiện nay.
Để tài 14: Đường lối kháng chiến chống Pháp và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
(1946 - 1954) và vận dụng bài học kinh nghiệm về tập hợp, phát huy vai trò của nhân dân
vào thực tiễn chống Covid 19 ở nước ta hiện nay.
Đề tài 15: Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và bài học kinh nghiệm trong quan điểm "lấy
dân làm gốc" trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước.

Đề tài 16: Chủ trương của Đảng qua các Nghị quyết của Đại hội IV (1976), Đại hội V
(1982) và bài học kinh nghiệm: Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan.

Đề tài 17: Sự chỉ đạo của Đảng trong xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa Miền Bắc
(1954 - 1975) và bài học từ vấn đề giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng và
bảo vệ tiền tuyến.

Đề tài 18: Chủ trương Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930 – 1945. Vận dụng
bài học: xây dựng 1 Đảng Mác -Lênin có đường lối đúng đắn, tổ chức chặt chẽ và có
đội ngũ cán bộ đảng viên gắn bó với nhân dân.

Đề tài 19: Chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Đảng từ Đại hội VIII (1996) đến
nay, và vấn đề thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế.
Đề tài 20: Chiến lược: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phát triển kinh tế xã hội
gắn chặt với bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học của Đại hội IX (2001) - kết quả
và giải pháp.

Đề tài 21: Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN qua các kỳ Đại
hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006) - kết quả và nhận xét.

Đề tài 22: Chủ trương của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm
1986 đến nay. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong thời kỳ hội nhập.
Đề tài 23: Vai trò của Đảng và nhân dân trong quyết tâm tìm tòi, hình thành đường lối
đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội IV (1976) đến Đại hội VI (1986). Ý nghĩa của vấn
đề này đối với trong thời kỳ .
Đề tài 24: Chủ trương của Đảng trong kết hợp đổi mới kinh tế với ổn định chính trị
(1986-1996) và vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh và
hiệu lực của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Đề tài 25: Sư phát triển trong nhận thức của Đảng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
từ Cương lĩnh tháng 2/1930, Luận cương tháng 10/1930, Chính cương Đảng Lao động
Việt Nam 1951 đến Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991)

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2021


PHỤ TRÁCH BỘ MÔN

TS. ĐẶNG THÀNH CHUNG

You might also like