You are on page 1of 39

1.

Hiện trường khói đen dưới đại dương là do

a. Chứa CO2 và H2S.

b. Chứa Fe, Mg

c. Chứa Si, Ca

d. Chứa sulfide kim loại

2. Đá acid chứa hàm lượng cao trong các chất sau:

a. Thạch anh, Silicate, Ca, Na, K

b. Khoáng ferro

c. Khoảng Magnesium

d. Chỉ chứa thạch anh

3. Có bao nhiêu tác nhân ảnh hưởng đến sự hình thành đất

a. 3

b. 4

c. 5

d. 6

4. Thành phần của đất chứa

a. 5% chất hữu cơ

b. 10% chát hữu cơ

c. 15% chất hữu cơ

d. 25% chất hữu cơ

5. Vỏ trái đất có độ dày là

a. 6km

b. 64km

c. 100m

d. 2000m

6. Vi tế khổng có kích thước

a. > 0.006mm

b. < 0.006mm

c. > 0.06mm
d. <0.06mm

7. Sự xuất hiện nhiều vi tế khổng giúp

a. Thoát khí dễ dàng

b. Thoát nước dễ dàng

c. Cả hai câu đều đúng

d. Cả hai câu đều sai

8. Acid fulvic có

a. Trọng lượng phân tử nhỏ hơn humin

b. Trọng lượng phân tử lớn hơn humin

c. Màu sậm hơn humin

d. Hàm lượng carbon cao hơn

9. Vỏ trái đất bao gồm

a. Vỏ đại dương, Vỏ lục địa, Thềm lục địa

b. Vỏ đại dương, Vỏ lục địa, lớp manti

c. Vỏ đại dương, thềm lục địa, lớp manti

d. Vỏ đại dương, vỏ lục địa. Vỏ đại dương từ 15 km, vỏ lục địa từ 70 km cấu tạo chủ yếu bởi đá granit.

10. Nitrogen tập trung ở pH

a. 6.5 - 8 (P: 6.5 – 7.5; s: 6 – 9)

b. 7.0 – 7.5

c. 5.5 - 9.0

d. 5.0 - 9.0

11. Trong sơ đồ dưới đây, giai đoạn nào của vật chất được hiện thị là C

a. Chất rắn

b. Plasma

c. Khí (A: rắn, B: lỏng)

d. Chất lỏng
12 _____ được các nhà khoa học gọi những chất có giá trị trong đá.

a. Quặng

b. Kim loại

c. Khoáng

d. Quặng vàng

13. Màu sắc của đất thể hiện

a. Tính oxy hóa khử

b. Các khoáng có mặt

c. Cả hai câu trên đều đúng

d. Cả hai câu trên đều sai

Màu giúp phân biệt các phát sinh hay tầng chẩn đoán trong đất. Tầng A thường có màu tối sậm, tầng B
thường có màu sáng hơn

Do màu sắc của đất hình thành bởi các khoáng chứa Fe, các khoáng Fe này lại rất dễ thay đổi tình trạng oxi
hóa-khử → Dựa vào màu sắc, nhận biết được tình trạng oxi hóa-khử của đất, đất thoáng khí hay yếm khí

14. Câu nào sau đây là một ví dụ về nguyên liệu thô

a. Gasoline

b. Propane

c. Dầu diesel

d. Dầu thô

15._____ là phương pháp tách đá và cát

a. Lọc
b. Sàng

c. Tạo bông

d. Từ tinh

16. Rặng núi dưới đại dương được hình thành do

a. Dãy san hô

b. Đường nứt gãy

c. Sự trồi lên của magma

d. Sư đông lạnh của núi lửa

17. Danh sách những lớp của Trái Đất theo thứ tự từ ngoài vào trong. Danh sách nào sau đây là

danh sách đúng

a. Lõi bên trong, lõi bên ngoài, lớp manti, vỏ trái đất

b. Vỏ trái đất, lõi bên ngoài, lõi bên trong, lớp manti

c. Vỏ trái đất, lớp manti, lõi bên ngoài, lõi bên trong

d. Lớp manti, vỏ trai đất, lõi bên trong, lõi bên ngoai

18 Hiện tượng khói trắng dưới các họng của đại dương là do chứa

a. Ca, Ba, Mg.

b. Ca, Si, Ba

c. Ca, Na, Al

d. Ca, thạch anh, Si

19 Khu vực sinh vật sống trên trái đất gọi là

a. Thạch quyền (lithosphere)

b. Địa quyển (geosphere)

c. Nham lưu quyển (Asthenosphere)

d. Tầng điện ly (lonosphere)

20. Kết quả của sự di chuyển của các đĩa vỏ trái đất hình thành

a. Núi lửa, động đất và đại dương

b. Lõi bên trong, lõi bên ngoài và lớp manti

c. Dòng đối lưu

d. Động đất, rặng núi và núi lửa


21. Trong sơ đồ dưới đây, giai đoạn nào của vật chất được hiện thị là A (hình câu 11)

a. Chất rắn

b. Plasma

c. Khí

d. Chất lỏng

22. Nguyên tố hóa học và hợp chất xảy ra một cách tự nhiên và có cấu trúc kết tinh gọi là

a. Quặng

b. Phân tử

c. Khoáng

d. Đá

23. Chất nào sau đây là một ví dụ về khoáng và là hợp chất hóa học

a. Thạch anh

b. Sulfur

c. Vàng

d. Kim cương

24. Đá có nhiều hạt mica sáng và tạo nhiều lớp là

a. Đá biến chất

b. Đá magma

c. Đá phun trào

d. Đá thâm nhập

25. Loại nào sau đây không thể giúp nhận diện khoáng

a. Cấu trúc tinh thể

b. Số lượng

c. Độ cứng

d. Màu sắc

26. Đá phun trào là

a. Đá nóng chảy trên bề mặt Trái Đất

b. Đá bị nóng chảy chìm xuống bên dưới bề mặt trái đất

c. Đá hình thành khi nham thạch lạnh đi trên bề mặt trái đất.
d. Đá bị lạnh đi bên dưới bề mặt trái đất

27.______ không được tạo ra từ phong hoá cơ học

a. Phát triển của rễ cây

b. Mưa acid

c. Vòng tuần hoàn nhiệt và băng tan

d. Giun đất và những sinh vật đào hang

28. Sự chuyển động được hình thành do nổi lên của vật liệu nóng và chìm xuống của vật liệu lạnh
được gọi là

a. Dòng đại dương

b. Dòng lục địa

c. Dòng đối lưu

d. Dòng từ tính

29. Đá được thay đổi thành đá biến chất được gọi là

a. Đá phiến ma

b. Đá cẩm thạch

c. Đá phiến nham

d. Đá Mẹ

30. Khi trồi lên vật trở nên lóng lánh trên mặt đất và nếu lưu ý sẽ thấy chúng làm từ một vài vật liệu
khoáng, đó là

a. Nguyên tố

b. Đá

c. Composite

d. Hoá chất

31. Từ nào để mô tả sự bẻ gãy của đá thành trầm tích

a. Phong hoá

b. Vòng tuần hoàn tự nhiên

c. Chuyển hoá

d. Sự nén chặt vật lý.

32._______ xảy ra khi khoang trong đá hòa tan hay thay đổi thành những khoáng khác nhau
a. Phong hoá vật lý

b. Sự phân tách

c. Phong hoá hoá học

d. Phong hoá cơ học

33. Vực được tạo thành do dòng chảy của nước pH thấp xuyên qua đá vôi tạo nên

a. Phong hoá hoá học

b. Mưa acid

c. Phong hoá cơ học

d. Vòng tuần hoàn đông đặc và băng tan

34._____ không ăn mòn và phong hoá đá

a. Ánh sáng

b. Mưa

c. Gió

d. Băng (có thể làm xói mòn hoặc bảo vệ khỏi xói mòn tùy theo chế độ sông băng)

35. Sự oxy hoá xảy ra khi

a. Đá bị đốt dưới tầng sâu

b. Đá phơi ra không khí

c. Nước hoà tan đá

d. Đá bồ tátt bị thay đổi hóa học

36. Đá biến chất tạo phiến không bao giờ

a. Hình thành phiến

b. Cấp cao

c. Gây ra bởi tiếp xúc với magma

d. Cấp thấp

37. Vòng tuần hoàn đá là quá trình đá liên tục _____ trong thời gian dài.

a. Di chuyển

b. Khô

c. Thay đổi

d. Gia nhiệt
38. Sự thay đổi trong vòng tuần hoàn đấ không bao giờ ____ vật chất

a. Thay đổi hóa học

b. Thay đổi vật lý.

c. Phong hóa

d. Tạo ra và phá huỷ

39. Sau cơn mưa lớn bùn tích tụ dưới ngọn đồi là do

a. Sự nén chặt

b. Sự xói mòn

c. Phong hóa hóa học

d. Sự kết dính

40. Sét là sản phẩm của

a. Phong hóa hóa học

b. Phong hóa vật lý

c. Quá trinh lạnh nhanh của magma

d. Sự oxy hóa

41. Khi acid phản ứng với đá, một vài loại khoáng hoà tan và _____ được hình thành

a. Mưa acid

b. Đá phun trào

c. Đá thâm nhập

d. Khí CO2

42. Soil horizon giàu hữu cơ gọi là

a. A horizon

b. B horizon

c. C horizon

d. O horizon

43. Đất vùng nhiệt đới đặc thù chứa

a. Nhiều chất hữu cơ

b. Phì nhiêu

c. Rò rỉ tầng sâu
d. Tốt cho nông nghiệp

44. _____ là vật liệu ban đầu của các loại đất

a. Khoáng

b. Tầng phong hóa

c. Đá

d. Sét

45. Lớp đá trầm tích

a. Hình thành từ những mảnh của đá đã tồn tại từ xưa

b. Hình thành từ bề mặt gần mặt đất

c. Khoảng cách từ những lớp kết tụ tới đá phiến lá

d. Tất cả các câu trên

46. Trầm tích đến từ

a. Những loại trầm tích trên trái đất

b. Những trầm tích tích lũy như bụi rơi trên trái đất từ ngoài không gian

c. Đá phong hoá thành trầm tích.

d. Trầm tích di chuyển và kết lắng trên tất cả bề mặt trái đất

47. Những hạt của trầm tích có kích thước lên tới 2mm gọi là

a. Cuội sỏi

b. Cát

c. Thịt

d. Sét

48. Tất cả những sản phẩm của phong hóa hóa học ngoại trừ

a. Chất hữu cơ đất

b. Khoáng sét

c. Oxide sắt

d. Sắt bị mất trong dung dịch

49. Đá là

a. Cơ chất rắn, cứng và xuất hiện một cách tự nhiên.

b. Cứng, chất rắn trên trái đất


c. Tập hợp của khoáng

d. Chỉ được hình thành do lạnh magma

50. Quá trình đá bị biến đổi thành trầm tích gọi là

a. Sự hóa đá

b. Sự kết lắng

c. Phong hóa

d. Đóng kết

51. Đá biến chất được phân loại dựa trên ____ đầu tiên

a. Kết cấu - hiện diện hay vắng mặt của các phiến

b. Thành phần hóa học

c. Môi trường của sự lắng tụ

d. Độ cứng

52. Câu nào sau đây là kiểu quan trọng của phong hoa vật lý.

a. Phản ứng khoáng vật với nước và thay đổi thành phần

b. Khoáng vật hòa tan vào nước

c. Nước đóng băng và nở ra trong các vết nứt của đá

d. Rễ cây tiết ra acid hữu cơ

53. Cấu trúc đưới đây là

a. Granular

b. Single grain

c. Blocky

d. Prismatic

54. Phong hóa vật lý quan trọng vì

a. Tiêu diệt vi khuẩn gây hai

b. Loại bỏ kim loại nặng độc hai

c. Làm tinh khiết nước ngầm

d. Gia tăng diện tích bề mặt sau đó dẫn đến phong hóa hóa học

55. Những hạt trầm tích có kích thước lớn hơn 256mm

a. Cuội
b. Đá cuội

c. Sét

d. Sỏi

56. Dạng phiến là

a. Lớp quan sát được trong đá trầm tích

b. Hàng lối của bất kỳ loại nào quan sát được trong bất kỳ loại đá nào

c. Một hàng của các hạt khoáng trong đá biến chất

d. Lớp của đá magma

57. Vùng chứa hữu cơ nhiều nhất là

a. Vùng A

b. Vùng B

c. Vùng C

d. Vùng R

58. Thành phần nào làm đất có màu nâu đen và đen

a. Oxide sắt

b. Khoáng sắt

c. Muối

d. Chất hữu cơ

59. Cấu trúc đất đề cập đến

a. Hàm lương của cát, thịt và sét

b. Chất hữu cơ

c. Xu hướng đất tạo cụm

d. Oxide sắt

60. Các yếu tố sau là những nhân tố hình thành đất ngoại trừ

a. Thời gian

b. Vật liệu đá mẹ

c. Rò rỉ

d. Sinh vật

61. Đô giãn nở của đất được xác định bởi


a. Số lượng cát hiện diện

b. Lượng chất hữu cơ hiện điện

c. Loại chất hữu cơ hiện diện

d. Loại sét hiện diện

62. ____ xác định độ phì của đất

a. Độ nén

b. Khả năng trao đổi ion

c. Độ giãn nở

d. Tính mềm dẻo

63 Phương pháp nào là chủ yếu để ngăn chặn mất đất do xói mòn

a. Tăng hoạt động nông trại

b. Đốn gỗ

c. Cày xới

d. Xây dựng

64. Khi cấu trúc đất bị phá huỷ thì tế khổng đất ____ và dung trọng (bulk density) _____

a. Tăng/tăng

b. Giảm/tăng

c. Tăng/giảm

d. Giảm/giảm

65. Loại đá nào được hình thành khi magma nóng chảy hay dung nham đông đặc lại và trở nên cứng

a. Đá xâm nhập

b. Đá magma.

c. Magma

d. Đá phun trào

66. Trong loại đất trung bình, ½ thể tích có thể có cấu trúc của

a. Khoáng hay nước

b. Nước hay không khí

c. Sinh vật đất hay không khí

d. Tất cả các loại trên


67. Hạt lớn nhất trong đất (từ 0.05 – 2mmm) được phân loại là

a. Cát

b. Thịt

c. Sét

d. Cả 3 loại trên

68. Hạt có kích thước nhỏ nhất (<0.002mm) được phân loại là:

a. Cát

b. Thịt

c. Sét

d. Không loại nào

69. Một đặc tính vật lý quan trọng liên quan đến tỉ lệ của cát, thịt và sét trong thành phần khoáng
gọi là

a. Cấu trúc

b. Sa cấu

c. Thuộc tinh

d. Các loại trên

70. Loại nào của cấu tử khoáng là hoạt động hoá học trong đất

a. Cát

b. Thịt

c. Sét

d. Cả 3 loại trên

71. Để cho đất thoát nước tốt và môi trường hiếu khí tốt, cần một tỷ lệ cao của

a. Cát

b. Thịt

c. Sét

d. Cả 3 loại trộn lẫn

72. Nước sẽ tồn tại trong lỗ nhỏ của tế khổng và trên bề mặt của cầu tử đất, nên đó gọi

a. Đại tế khổng

b. Mao quản nước


c. Cả 2 loại trên

d. Không loại nào

73. Cấu trúc dưới đây là

a. Granular

b. Single grain

c. Blocky

d. Prismatic

74. Tính chất vật lý có thể bị ảnh hưởng bởi tính chất hoá học. Ví dụ, đất canh tác có thể giảm chất
lương khi tỷ lệ của ____ gần với sét trở nên cao

a. Mùn

c. Calcium

d. Sodium

b. Polysaccharide

75. Loại hạt nào ảnh hưởng lớn nhất lên khả năng giữ nước của đất

a. Cát

b. Thịt

c. Sét

d. Cả 3 loại trên

76. Cần tăng yếu tố nào để cải thiện chất lượng đất

a. Cát và thịt

b. Cát và sét

c. Thịt và sét

d. Cát, thịt và sét

77. Tính chất vật lý nào của đất không dễ dàng bị thay đổi

a. Sa cấu đất

c. Cấu trúc đất

d. Tế khổng đất

b. Nhiệt độ đất

78. CEC của đất được xác định bởi


a. Loại sét và pH đất.

b. pH đất và hàm lượng, giai đoạn phân huỷ chất hữu cơ đất trong đất

c. Kiểu sét và hàm lượng, giai đoạn phân huỷ của chất hữu cơ trong đất

d. Loại sét

79. pH đất là logarith của nồng độ ion ____ và nó có thể ảnh hưởng sự có mặt của ____

a. Hydroxide/ Nuoc

c. Hydrite/ oxygen

d. Halogen/CO₂

b Hydrogen/ dinh dưỡng

80. Cấu trúc dưới đây là

a. Granular

b. Single grain

c. Blocky

d. Prismatic

81. Tại sao tế khổng là một tính chất quan trọng của đất

a. Cho biết lượng nước cho phép cây phát triển

b. Cho biết năng lực đất tái hình thành không bị vỡ

c. Cho biết lượng nước chảy trong đất

d. Cho biết cấu tử đất dính tốt như thế nào

82. Cấu trúc dưới đây là:

a. Granular

b. Platy

c. Blocky

d. Prismatic

83. Cấu trúc single grain sẽ có tốc độ thấm

a. Nhanh

b. Chậm

c. Trung bình

d. Không loại nào


84. Cấu trúc granular sẽ có tốc độ thấm

a. Nhanh

b. Chậm

c. Trung bình

d. Không loại nào

85. Cấu trúc prismatic sẽ có tốc độ thấm

a. Nhanh

b. Chậm

c. Trung bình

d. Không loại nào

86. Sự phóng thích liên kết hữu cơ đế hình thành chất vô cơ có thể sử dụng được cho sinh vật và

Thực vật gọi là

a. Quá trình khoáng hoá

b. Quá trình bất hoạt

c. Quá trình rửa trôi

d. Quá trình bào mòn

87. Tỷ lệ C:N nhỏ hơn 25:1 thuộc tỷ lệ

a. Cao

b. Trung bình

c. Thấp

d. Cả ba câu

88. Tỷ lệ C:N > 25:1 cho thấy đang diễn ra

a. Quá trình khoáng hoá và phân hủy nhanh

b. Quá trình bất hoạt và phân huỷ chậm

c. Quá trình khoáng hoá và phân huỷ chậm

d. Quá trình bất hoạt và phân huỷ nhanh

89. Trao đối lon quan trọng đối với

a. Cấu trúc đất

b. Sa cấu đất
c. Độ phì đất

d. Cả ba loại trên

90. Nguồn gây acid cho đất

a. Mưa

b. Hô hấp của rễ và ví sính vật

c. Sự oxy hoá chất hữu cơ

d. Cả ba loại trên

91. Mưa góp phần hình thành acid do quá trình

a. Hoà tan khoáng /

b. Hoà tan khí

c. Hoà tan sét

d. Hoà tan muối

92. Nguồn hình thành kiềm cho đất

a. Khoáng carbonate của Calclum và Magnesium

b. Phong hoá khoáng

c. Na và K

d. Cá ba loại trên

93. pH acid nhiều hơn ở vùng

a. A và B

b. C và R

c. A và O

d. Các tầng trên

94. Nhân tố nào quan trọng nhất trong việc xác định đặc tính đất

a. Địa hình

b. Thời gian

c. Khí hậu

d. Loại đá ban đầu

95. CEC cao nhất ở loại đất

a. Đất chứa nhiều sét và mùn cao


b. Đất chứa nhiều thịt và sét cại

c. Chữa nhiều cát và mùn cao

d. Đất chứa sét nhiều và mùn thấp

e. Đất chứa sét thấp và mùn cao

96. Vùng E được tìm thấy

a. Trên vùng O

b. Dưới vùng A

c. Dưới vùng B

d. Dưới vùng C

97. Humus thường mang

a. Điện tích đương,

b. Điện tích âm

c. Cả hai loại

98. Sử dụng bản tam giác sa cấu đấu (soil texture triange) để xác định đất có thành phần 40% thịt,
30% sét và 30% cát là

a. Silt loam

b. Clay loam

c. Clay

d. Loam

e. Không có loại nào ở trên


99. Phần lớn đá phun trào là

a. Basalt

b. Granite?

c. Cát kết

d. Đá gạc nai (gneiss)

100. CEC phụ thuộc

a. Hàm lượng sét, chất hữu cơ và sự có mặt của cát

b. Hàm lượng sét, chất hữu cơ và sự có mặt của khoáng trong sét ⁄

c. Hàm lượng mùn, cát và các chất khoáng trong đất

d. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất

Lượng mưa hữu dụng được quyết định bởi:

a. thực vật, động vật phía trên lớp vật chất


b. phân bố lượng mưa theo mùa, nhiệt độ, tính chất của lớp vật chất, địa hình
c. phân bố lượng mưa trong năm, vị trí địa lý và địa hình
d. thành phần đá và khoang của lớp vật chất

Quá trình phong hóa là__________________.


a. quá trình tổng hợp nên vật chất mới từ mẫu chất
b. quá trình phản ứng hóa học do tác động của nước, oxy và các acid hữu cơ và vô cơ
c. quá trình phân hủy và tổng hợp đá và khoáng
d. quá trình phân rã các đá và khoáng từ kích thước to thành các mãnh vụn

Theo định nghĩa, đất khoáng là đất có hàm lượng hữu cơ:

a. < 10% khối lượng


b. < 20% thể tích
c. < 20% khối lượng
d. < 10% thể tích

Phần rỗng trong cấu trúc đất khoáng là phần thể tích:
a. chiếm bởi các chất hữu cơ
b. chiếm bởi nước và không khí
c. chiếm bởi không khí
d. chiếm bởi nước

Các yếu tố tác động lên quá trình hình thành đất là _________________.

a. thực vật, động vật, vi sinh vật


b. lượng mưa, mẫu chất
c. khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, mẫu chất (đá mẹ)
d. nhiệt độ, địa hình

Yếu tố khí hậu chính ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất là:

a. nhiệt độ
b. gió
c. lượng mưa
d. nhiệt độ và lượng mưa hữu dụng

Các quá trình góp phần phát triển hình thái phẫu diện đất bao gồm:

a. chuyển dạng (transformation), chuyển vị (translocation), bổ sung (addition) và mất (loss) vật chất
b. chuyển dạng (transformation) và bổ sung (addition) vật chất vào đất
c. chuyển dạng (transformation), chuyển vị (translocation), bổ sung (addition) vật chất vào đất
d. chuyển vị (translocation) và mất (loss) vật chất từ đất

Các tầng phát sinh chính hiện diện trong phẫu diện đất (theo thứ tự từ mặt đất xuống tầng đất sâu):

a. O, A, B, C, E, R
b. A, B, C, D, E, F
c. O, A, E, B, C, R
d. O, A, B, C, D, E
Hiện tượng vật lý diễn ra trong quá trình phong hóa là:

a. sự hòa tan của đá


b. salt wedging

c. Phản ứng oxy hóa - khử

d. phản ứng tạo muối carbonate

Regolith là ____________.

a. lớp vật chất hữu cơ


b.lớp vật chất vô cơ
c. lớp đất
d. lớp vật chất không chặt nằm phía trên lớp đá nền

Các hoạt động canh tác và sử dụng đất nào sau đây làm giảm khối lượng riêng đổ đống của lớp đất
mặt?

a. Tưới tiêu
b. Cày xới đất trồng trọt trong thời gian dài
c. Bổ sung phân bón từ rác thải nông nghiệp số lượng lớn
d. Không có lựa chọn nào đúng

Các hạt sét (clay) có kích thước trung bình ________.


a. < 0,02 mm
b. < 0,0002 mm
c. < 0,2 mm
d. < 0,002 mm

Thành phần hạt vô cơ cấu tạo nên đất có kích thước càng nhỏ thì ___________.
a. đất dễ thoát nước
b. lượng nhiệt được giải phóng khi đất bị làm ướt càng nhỏ.
c. diện tích bề mặt riêng của đất càng lớn
d. đất càng ít hấp phụ các ion kim loại

Nhóm đất sét có thành phần hạt sét (clay) chiếm ________.
a. > 25%
b. > 20%

c. > 35%

d. > 10%

Nhóm đất cát có thành phần hạt cát (sand) chiếm _____và phần hạt sét (clay) chiếm_______ khối
lượng đất.
a. 90% và 5%

b. 100% và 0%

c. > 70% và < 15%

d. 50% và 10%

Nhóm hạt cát (sand) có kích thước trung bình dao động trong khoảng__________.

a. < 0.2 mm

b. 0.1 – 0.2 mm

c. 0.05 – 2 mm

d. 0.002 – 0.05 mm

Kích thước các hạt vô cơ trong đất __________dưới điều kiện tự nhiên.

a. Không thay đổi

b. tăng dần

c. thay đổi

d. giảm dần

Độ ẩm đồng ruộng (field capacity) là đại lượng :

a. không có câu trả lời đúng


b. biểu thị lượng nước còn lại trong đất khi cây héo
c. biểu thị lượng nước lớn nhất đất chứa được khi tất cả các lỗ hổng trong đất đều chứa đầy nước
d. biểu thị lượng nước lớn nhất mà đất có thể giữ lại được sau khi đã loại trừ nước trọng lực

Cường độ ion của dung dịch là đại lượng:

a. không có câu trả lời đúng


b. biểu thị tổng tương tác tĩnh điện giữa các ion trong dung dịch
c. biểu thị mật độ điện tích của dung dịch
d. khả năng tham gia phản ứng thủy phân của một ion

Phản ứng thủy phân của các ion kim loại trong dung dịch đất sẽ không xảy ra với điều kiện nào sau
đây:

a. pH cao
b. pH thấp

c. nhiệt độ thấp

d. nhiệt độ cao

Có bao nhiêu dạng tồn tại của ion trong dung dịch?

a. 1

b. 2

c. 4

d. 3

Một phức chất được cho là có khả năng di động cao (labile) trong dung dịch đất khi:

a. dễ bị hấp phụ bởi các hạt rắn trong đất


b. tốc độ phản ứng trao đổi ligand của nó chậm
c. tốc độ phản ứng trao đổi ligand của nó nhanh
d. không có câu trả lời đúng

Thành phần cation nào sau đây thường chiếm đa số trong dung dịch đất tự nhiên?
a. Ca2+

b. Mg2+

c. Na+

d. K+

Để dự đoán khuynh hướng tham gia phản ứng thủy phân của một ion kim loại trong dung dịch đất,
ta dựa vào

a. điện tích ion

b. cường độ ion

c. thế ion

d. bán kính ion

Khi phản ứng thủy phân diễn ra theo chiều thuận, các ion kim loại trong dung dịch đất sẽ tồn tại chủ
yếu ở dạng nào sau đây:

a. không có câu trả lời đúng


b. phức outer - sphere
c. phức inner - phere
d. ion tự do

Tính chất quan trọng nào sau đây quyết định khả năng tham gia các phản ứng hóa học của nước
trong đất?
a. tính phân cực
b. độ nhớt cao
c. nhiệt độ sôi cao
d. khối lượng phân tử lớn

Hiện tượng mao dẫn nước trong các loại đất có sa cấu khác nhau tuân theo thứ tự nào sau đây:

a. Sand &gt; Clay &gt; Loam


b. Loam &gt; Clay &gt; Sand
c. Clay &gt; Sand &gt; Loam
d. Clay &gt; Loam &gt; Sand

CẤU TẠO LỚP ĐẤT TỰ NHIÊN

- Lớp đất thực (soil): lớp đá đã bị phong hóa hoàn toàn; nơi sinh vật có thể sinh sống

- Lớp mẫu chất (parent material): lớp đất thực và mẫu chất; đá đã phong hóa và biến đồi một phần

- Đá nền (bed rock): phần đá hoàn toàn chưa bị phong hóa

Regolith = đất thực + mẫu chất

Đất hình thành khi các vật chất ban đầu (mẫu chất) tương tác với môi trường và bị biến đổi. Quá trình biến
đổi này được gọi là quá trình phong hóa (weathering).

Tốc độ hình thành đất tùy vào các yếu tố môi trường (chậm 1 cm đất/100 năm, và nhanh 30 cm/ 50 năm).

Sự hình thành đất là một quá trình diễn ra liên tục, không ngừng → môi trường đất là một hệ thống mở, vận
động liên tục (open dynamic system),

I. 5 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT

- Khí hậu (chủ yếu là mưa và nhiệt độ)

Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Độ sâu của nước = độ sâu của quá trình phong hóa

+ Yếu tố quyết định lượng mưa hữu dụng: mùa, nhiệt độ và sự bay hơi nước trong đất, địa hình, độ thấm
(lỗ xốp trong đất)

- Sinh vật: Bao gồm vi sinh, thực vật, động vật và con người

- Địa hình:
+ Địa hình phẳng → tốc độ dòng chảy tràn chậm, xói mòn ít hơn địa hình dốc. Lượng nước trong đất phẳng
lớn.

+ Địa hình dốc thường có lớp đất mỏng.

Đồng cỏ nhiều chất hữu cơ, đất màu sẫm hơn đất rừng và giữ nước tốt.

Đất ở nơi trồng cây thông có tính acid

- Mẫu chất (đất mẹ): thành phần và tính chất của mẫu chất có liên quan đến thành phần và tính chất của
đất hình thành

Ví dụ: Đất mẹ có khoáng → đất hình thành có khoáng sét

+ Khoáng sét sơ cấp: tồn tại bền trong MT, hình thành trực tiếp từ đá mẹ.

+ Khoáng sét thứ cấp: là sản phẩm tổng hợp từ khoáng sơ cấp

- Thời gian của sự hình thành đất được tính từ lúc mẫu chất bắt đầu tiếp xúc với môi trường (khí hậu) nhất
định và bắt đầu tiến trình phong hóa.

Ví dụ: Đất đóng băng, hoặc vùng ngập nước hình thành đất chậm so với đất khác do ít tiếp xúc với MT.

- Các tiến trình hình thành đất

+ Chuyển dạng: Sự phong hóa các khoáng và sự phân giải các chất hữu cơ hoặc vô cơ.

+ Chuyển vị: Vật chất được bổ sung hoặc mất đi, di chuyển chủ yếu do tác động của nước và các hoạt động
của sinh vật đất

+ Bổ sung

+ Thất thoát

PHẨU DIỆN ĐẤT

- Khái niệm:

Phẩu diện đất (soil profile) là nghiên cứu mô tả cấu trúc và tính chất các tầng đất theo thứ tự từ bề mặt
xuống sâu

- Có thể chia ra 2 tầng đất chính:

+ Tầng đất mặt (topsoil): thường có chứa nhiều chất hữu cơ và có màu tối hơn và là vùng phát triển của rể
cây. Khi cày xới hoặc canh tác đất, các lớp đất bề mặt bị xáo trộn hình thành một tầng bề mặt chung.

+ Tầng đất sâu (subsoil): chứa ít chất hữu cơ hơn tầng mặt.

• Ở nơi nhiều mưa, ẩm ướt, các lớp đất sâu có thể phân tách thành 2 loại qua 1 lớp trung gian.

+ Nữa trên của lớp trung gian mang đặc điểm dễ thất thoát khoáng và tích tụ chất hữu cơ.

+ Nữa dưới là vùng tích lũy các oxit nhôm, sắt, khoáng sét, gypsums và canxi cacbônát.

Có 5 tầng đất: O, A, E, B, C
- Tầng O (đất organic): Tồn tại trong đất rừng, không có trong đồng cỏ; chủ yếu là xác phân hủy hữu cơ
của động thực vật.

+ Oi : Phân hủy 1 phần

+ Oe: Phân hủy tương đối

+ Oa: Bền (phân hủy nhiều)

- Tầng A: là tầng mặt của đất khoáng. Thường có màu sậm do chứa nhiều chất hữu cơ hơn so với các
tầng bên dưới.

- Tầng E: là tầng rửa trôi mạnh, nằm ngay dưới tầng A. Các vật liệu trong tầng E có thể bị rửa trôi như
sét, các oxid Fe, Al, nên trong tầng E chỉ còn lại các khoáng bền vững như thạch anh, cát và thịt

- Tầng AB, BA, EB,…: tầng trung gian, có tính chất giống với chữ cái đầu trong tên

Ví dụ: AB – tầng có tính chất của A nhiều hơn so với B

- Tầng B thường tích lũy oxide Fe, Al, các sét silicate. Hữu cơ: E < B < A

- Tầng C: là tầng mẫu chất nằm dưới phần đất thực (tầng A + tầng E + tầng B). Mẫu chất này có thể có
cùng nguồn gốc, nhưng cũng có thể khác nguồn gốc so với mẫu chất. không có hoạt động phân hủy sinh
học (hoặc ít bị ảnh hưởng bởi các quá trình phân hủy. Có cấu trúc ko chặt.

- Tầng R: là tầng đá nền, chưa xảy ra quá trình phong hóa.

QUÁ TRÌNH PHONG HÓA

Quá trình phong hóa là quá trình phân hủy đá và khoáng, đồng thời cũng là quá trình tổng hợp nên các
khoáng mới.

Có 2 loại phong hóa:

- Phong hóa vật lí (cơ học): giảm kích thước đá mà không thay đổi thành phần.

+ Nước đông đặc, nóng chảy liên tục → phá vỡ cấu trúc đất.

+ Nhiệt độ, giản nỡ → tróc vỏ bề mặt đá.

+ Nước và gió → xói mòn, bồi đắp.

+ Nước chứa ion hòa tan hoặc muối, nước bay hơi để lại tinh thể muối -> tinh thể lớn lên làm nứt đá (hiện
tượng salt wedging).

+ Rễ, thân cây cũng gây nứt

=> Nhiệt độ và độ ẩm thấp → vật lí. Hóa học ngược lại

- Phong hóa hóa học: Thay đổi thanh phần, tạo ra các khoáng mới hoặc các hợp chết bền, hoặc giải phóng
các chất mới qua các phản ứng hóa học (thủy hợp, thủy phân,…)

ĐẤT KHOÁNG
- Khái niệm: Là một hỗn hợp các hạt vô cơ, chất hữu cơ đang phân hủy với nhiều lỗ rỗng chứa nước và
không khí. Gồm 4 thành phần chính:

+ Phần rắn: khoáng vô cơ (45%) và chất hữu cơ (5%)

+ Phần rỗng: nước (20 - 30%) và không khí (20 - 30%)

- Đất có hàm lượng chất hữu cơ < 10% (theo khối lượng) → vô cơ, > 10% → hữu cơ

- Đầm lày có hàm lượng hữu cơ từ 80 – 95%

SA CẤU ĐẤT (SOIL TEXTURE)

Sa cấu đất là phân bố khối lượng của các cấp hạt khoáng có kích thước khác nhau, được dùng để phân loại
đất và chỉ thị tính chất vật lý của đất

- Kích thước các khoáng gần như không thay đổi dưới tác động của môi trường:

+ Cấp hạt cát (sand): đường kính 0,05 – 2 mm, chứa chủ yếu là thạch anh (SiO2) hay các khoáng silicate
nguyên sinh.

Đất cát tơi xốp dễ canh tác. Tế khổng giữa các hạt cát thường to, nước và không khí dễ dàng di chuyển
trong các loại đất cát → đất thoát nước tốt, khả năng giữ nước thấp, thường không dính, dẻo khi ướt, dễ bị
hạn và bị. rửa trôi, hàm lượng dinh dưỡng cây trồng trong đất thấp do mau bị phân giải, tỉ lệ mùn thấp.

+ Cấp hạt thịt (silt): đường kính 0,002 – 0,05 mm. Không có tính dính, dẻo khi ướt. Là loại đất tốt, độ phì
nhiêu cao, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đất thịt nhẹ và trung bình rất phù hợp với cây có múi

+ Cấp hạt sét (clay): đường kính < 0,002 mm. Có khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cao. Có tính dính
khi ướt. Ngược với cát

Phân tích sa cấu đất:

+ Trực tiếp bằng rây

+ Gián tiếp thông qua tốc độ sa lắng (silt và clay).

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT

- Diện tích bề mặt riêng của các hạt khoáng: Hạt càng nhỏ, diện tích bề mặt riêng càng lớn, các tính chất
vật lí khác càng lớn.

- Năng lượng hấp phụ (adsorbing power)

- Sự gia tăng thể tích (swelling),

- Tính dẻo và dính khi ướt (plasticity và cohesion).

- Nhiệt ướt (heat of wetting)

II. PHÂN LOẠI ĐẤT DỰA VÀO SA CẤU ĐẤT

Gồm 3 nhóm chính:


+ Nhóm đất cát (sands): có phân bố cấp hạt cát > 70% và cấp hạt sét 35% (thông thường > 40%)

+ Nhóm đất sét (clays): có phân bố cấp hạt sét > 35% (thông thường > 40%)

+ Nhóm đất thịt (loams): ứng dụng trong nông nghiệp, là hỗn hợp của các cấp hạt cát, thịt và sét.

CẤU TRÚC ĐẤT

Khái niệm: là sự sắp xếp các hạt riêng rẽ thành các tập hợp được gọi là tập hợp đất (aggregates hoặc peds)
hay cấu trúc thổ nhưỡng.

I. CÁC DẠNG CẤU TRÚC ĐẤT

- Dựa vào hình dạng, có 4 kiểu cấu trúc đất chính:

+ Hình phiến (Platy): các tập hợp đất có kích thước mỏng xếp chồng nhau, có thể hình thành ở cả tầng đất
mặt và đất sâu. Thường do kết quả của các tiến trình hình thành đất

+ Hình trụ (cột)(Prismatic): có chiều cao rất lớn so với cạnh ngang, chiều cao có thể >150mm. Thường
hình thành trên các loại đất có chứa sét có tính co trương cao, trong vùng khô hạn và bán khô hạn, thao
nước kém.

+ Hình khối (Blocky): không có kích thước nhất định, biến thiên từ 5 -50 mm, thường hình thành ở tầng B,
có khuynh hướng tiêu nước tốt, thoáng khí và rễ xâm nhập dễ dàng.

+ Hình cầu (hạt) (Granular – hạt xốp): đường kính tập hợp từ < 1mm đến > 10mm. Thường hình thành
trong tầng đất mặt, nhất là các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Dựa vào Kích thước: kích thước tương đối và mức độ rõ của cấu trúc cần được mô tả. Kích thước tương
đối gồm 3 loại: mịn, trung bình, thô

- Độ bền (với các tác động cơ học): Mức độ mạnh, trung bình, yếu để làm vỡ cấu trúc tự nhiên

II. TỈ TRỌNG VÀ DUNG TRỌNG ĐẤT

- Tỉ trọng đất (Dp , Mg/m3 ): Trọng lượng khô của đất trên một đơn vị thể tích phần rắn của đất (không tính
đến thể tích phần rỗng); phụ thuộc vào thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể của các hạt khoáng trong
đất

Tỉ trọng = Trọng lượng phần rắn/Thể tích phần rắn

- Dung trọng đất (Db , Mg/m3 ): Trọng lượng khô của đất trên một đơn vị thể tích đất (thể tích phần rắn +
thể tích phần rỗng)

Dung trọng = Trọng lượng đất sấy khô/Tổng thể tích đất

III. YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỈ TRỌNG VÀ DUNG TRỌNG ĐẤT

- Kích thước của các hạt khoáng và sự sắp xếp của các phần rắn trong đất không liên quan đến tỉ trọng đất.

- Hàm lượng chất hữu cơ càng cao, tỉ trọng càng thấp

- Cùng một khối thể tích, khối lượng của chất hữu cơ nhỏ hơn khối lượng chất khoáng

- Phần thể tích rỗng (độ rỗng) càng lớn, dung trọng càng thấp

- Độ rỗng của đất có sa cấu mịn (silt loams, clays và clay loams) lớn hơn độ rỗng của đất có sa cấu
thô (sands)

- Có một xu hướng tăng dung trọng theo độ sâu. Tầng đất càng sâu trong phẩu diện, dung trọng càng cao,
do hàm lượng chất hữu cơ thấp, các hạt đất ít kết dính, ít rễ cây, và chịu sự nén chặt của khối đất ở các tầng
trên

IV. ĐỘ RỖNG CỦA ĐẤT

- Độ rỗng (porosity) là tỉ lệ thể tích phần rỗng (thể tích khí và nước chiếm chỗ) trên tổng thể tích đất; phụ
thuộc vào sự sắp xếp các hạt rắn trong đất.

Độ rỗng (%) = (1 – 𝐷𝑏 / 𝐷𝑝) 𝑥 100

Độ rỗng giảm theo độ sâu của đất, phụ thuộc vào biện pháp quản lý

- Dựa vào kích thước trung bình, gồm có 2 loại lỗ rỗng (tế khổng) (pore):

+ Lỗ rỗng lớn (đại tế khổng) (macropore, > 0,06 mm): cho phép cả nước và không khí di chuyển vào và
ra, sự xuyên phá của rễ cây dể dàng; là nơi cư trú của các vi động vật đất

+ Lỗ rỗng nhỏ (micropore, < 0,06 mm): chủ yếu chỉ cho nước di chuyển vào và ra. Nước di chuyển trong
vi tế khổng rất chậm, và phần lớn được giữ lại trong vi tế khổng, lượng nước này không hữu dụng đối với
thực vật
Đất sau canh tác có nhiều micro hơn macro. Lỗ rỗng có size macro => đất tốt cho cây trồng. Canh tác nhiều
làm giảm chất lượng đất.

SỰ HÌNH THÀNH CỦA CẤU TRÚC HẠT ĐẤT

- 6 Yếu tố quyết định sự hình thành cấu trúc hạt đất:

+ Chu trình ướt và và khô

+ Chu trình đông đặc và tan chảy của nước

+ Phản ứng hấp phụ cation

+ Sự hiện diện các hợp chất hữu cơ có tính nhớt là sản phẩm quá trình trao đổi chất của vi sinh vật.
SOM giúp cho đất trở nên nhẹ hơn, xốp hơn.

+ Sự phát triển của rể cây và di chuyển của sinh vật

+ Sự canh tác đất

ĐỘ BỀN CỦA CẤU TRÚC HẠT ĐẤT

- Đặc trưng cho khả năng của hạt đất chống lại sự phân rã cấu trúc do lực tác động từ bên ngoài.

- 3 cơ chế quyết định độ bền (ổn định) của cấu trúc hạt đất:

+ Vật lý: liên kết cơ học bởi vi sinh vật, đặc biệt nấm ở dạng sợi mycelia

+ Sinh hóa: sự kết dính từ các sản phẩm hữu cơ trung gian của quá trình phân hủy hay tổng hợp vi sinh vật,
như gums hoặc polysaccharide.

+ Tương tác giữa chất hữu cơ và khoáng vô cơ: sự kết dính của thành phần chất mùn ổn định và các
thành phần khoáng vô cơ như oxít sắt.

CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT

- Gồm các hợp chất chứa carbon, trừ các hợp chất carbonate.

+ Là sản phẩm tích lũy của quá trình phân hủy hoặc tổng hợp một phần các rác động vật, thực vật; là thành
phần thường xuyên thay đổi trong đất.

+ Chất mùn (humus): bao gồm tất cả các hợp chất hữu cơ còn lại trong đất sau quá trình phân hủy, ngoại
trừ phần sinh khối sinh vật và các mô sinh vật chết.

I. VAI TRÒ CỦA CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT

- Cải thiện cấu trúc hạt đất, tăng khả năng giữ nước và khả năng thông khí

- Là nguồn quan trọng của dinh dưỡng đa lượng và vi lượng

- Chứa nhiều C, là nguồn năng lượng cho cây và vi thực vật khác

- Tỷ lệ C/N của đất là 10:1 – 12:1

- Diện tích bề mặt riêng lớn 800 – 900 m2 /g.


- Là thành phần hấp phụ quan trọng đối với chất dinh dưỡng của cây, các ion kim loại nặng, và các chất
hữu cơ như thuốc trừ sâu.

II. THÀNH PHẦN CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT

Nguồn gốc của SOM là sinh khối sinh vật nên hàm lượng ẩm dao động từ 60 – 90%, trung bình là 75%.
Phần khối lượng khô chủ yếu là C và O với ít hơn 10% là H và các nguyên tố vô cơ (còn gọi là phần tro).

- Thành phần hợp chất trong chất hữu cơ trong đất:

+ Hợp chất carbohydrate có cấu trúc từ các phân tử đường đơn giản đến phân tử cellulose phức tạp.

+ Chất béo và dầu mỡ là các hợp chất glycerides của acid béo như butyric, stearic và oleic (thành phần nhựa
cây).

+ Lignin trong tế bào mô cây trưởng thành như thân và các mô gỗ khác, là các hợp chất phức tạp, cấu tạo
từ C, H và O, rất khó phân hủy

+ Protein thô là thành phần phức tạp hơn, chứa C, H, O, N, S, Fe và P.

III. SỰ PHÂN HỦY CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT

- Các thành phần hữu cơ khi được bổ sung vào đất tham gia 3 loại phản ứng chính:

+ Khối vật chất sẽ trải qua phản ứng oxy hóa, xúc tác enzyme, giải phóng các sản phẩm như CO2, nước,
năng lượng và nhiệt.

+ Các nguyên tố thiết yếu, N, P và S được giải phóng và cố định thông qua tham gia các chuỗi phản ứng
đặc trưng.

+ Các hợp chất bền không bị phân hủy bởi vi sinh được hình thành.

IV. PHÂN ĐOẠN CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT

- Thành phần chất mùn trong đất cấu thành từ 2 nhóm hợp chất chính

+ Nhóm chất non - humic: là những chất có cấu trúc sinh học phân tử xác định với tính chất hóa lý cụ thể
như carbohydrate, protein, peptide, amino acid,… Có cấu trúc phân tử xác định, khối lượng phân tử thấp;
dễ bị vi sinh vật phân hủy và tồn tại trong thời gian ngắn nhất định.

+ Nhóm chất humic: là tập hợp các chất hữu cơ sinh học với khối lượng phân tử lớn và bền vững. Chúng
có cấu trúc không xác định, có thể chiếm từ 60 – 80% tổng SOM trong đất. Hỗn hợp các hạt keo của các
hợp chất hữu cơ phức tạp, là sản phẩm phân hủy từ các mô tế bào sinh vật. Có điện tích âm bề mặt lớn, nên
khả năng hấp phụ cao nhờ các nhóm chức chứa –OH trên bề mặt, có khả năng tương tác với ion H+ trong
dung dịch đất.

V. CÁC HỢP CHẤT HUMIC

- Có đường kính từ 1 – 0,001 micro, ưa nước → dễ hòa tan trong nước, có thể được phân chia thành 3
nhóm dựa vào tính tan của chúng trong acid và bazơ.

+ Phần không tan trong bazơ là các hợp chất humin.


+ Các phần tan trong bazơ nhưng không tan trong acid là các hợp chất humic acid (HA)

+ Các phần tan trong bazơ và trong acid là fulvic acid (FA)

+ Humic acid tồn tại phổ biến trong đất, nước, nước thải, đống phân hưu cơ, …, không độc. HA trong đất
có KLPT trung bình cao hơn HA trong nước.

+ Humin tương tư HA nhưng chứa ít vòng thơm và nhiều chất polysaccharide.

+ Fulvic acid có KLPT thấp hơn và kích thước nhỏ hơn.

VI. TÍNH KEO CỦA CÁC HỢP CHẤT HUMIC

- Có kích thước của hạt keo. Diện tích bề mặt lớn.

- Tổng điện tích bề mặt âm, phụ thuộc vào pH, quyết định 80% CEC của đất

- Khả năng giữ nước lớn 4-5 lần khoáng sét silicate

- Tính dẻo và dính ướt thấp, giúp cho nó tham gia hình thành và ổn định cấu trúc hạt đất tốt

- Là các acid yếu nên dễ phản ứng tạo phức với ion kim loại tự do và phản ứng với khoáng đất để giải phóng
các ion Ca2+ , K+ , Mg2+ .

VII. KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI CATION (CEC) CỦA HỢP CHẤT HUMIC

CEC của hợp chất humic tăng khi pH tăng

Hợp chất humic là thành phần quyết định CEC của đất có sa cấu thô (đất cát)

Có mối tương quan thuận giữa hàm lượng chất hữu cơ trong đất với CEC của đất

VIII. TƯƠNG TÁC CỦA HỢP CHẤT HUMIC

- Với ion kim loại, khoáng sét, thuốc trừ sâu

Mức độ tương tác giữa thuốc trừ sâu với SOM sẽ quyết định hoạt tính sinh học, sự tồn lưu trong môi
trường đất, khả năng phân hủy sinh học, khả năng rò rỉ và bay hơi của thuốc trừ sâu.

- Các yếu tố quyết định bao gồm:

a) Số lượng, loại, khả năng tiếp cận vào các nhóm chức của hợp chất humic

b) Bản chất của thuốc trừ sâu:cấu trúc nguyên tử,…


c) Tính chất của đất

KHOÁNG VÔ CƠ TRONG ĐẤT

- 2 loại vô cơ

+ Khoáng sơ cấp: kích thước hạt cát, silt. Hình thành trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao; sau đó sẽ phân
hủy thành khoáng thứ cấp

+ Khoáng thứ cấp: kích thước hạt clay

Khoáng có thể bền hoặc không bền. Các nguyên tố chiếm đa số: O, Si, Al, C, Ca, K, Na.

Chỉ số EF: chỉ số đánh giá độ ô nhiễm của các ion trong đất.

I. Cấu trúc

- Các cấu trúc cơ sở của khoáng, gồm 5 cấu trúc: 3 nguyên tử thẳng hàng, 1 nguyên tử làm tâm và tâm được
bao quanh bởi 3 nguyên tử, khối tứ diện đều, lục diện, bát diện.

- 5 nguyên tắc của Pauling

II. Tính chất của khoáng

- Diện tích bề mặt (liên quan đến kích thước hạt khoáng). Kích thước nhỏ → các phản ứng trên bề mặt hạt
khoáng diễn ra nhanh hơn.

- Điện tích bề mặt → quyết định khả năng trao đổi cation. Có 2 loại điện tích:

+ Điện tích cấu trúc (vĩnh cửu): điện tích phân bố đều trong cấu trúc hạt khoáng.

+ Điện tích tức thời: Phụ thuộc vào pH. Các nhóm chức bề mặt phản ứng với OH- hoặc H+

III. Độ bền của khoáng

Các yếu tố ảnh hưởng

- Các yếu tố MT (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm)

- Thành phần và cấu trúc của khoáng

- Eh, pH

- Cá yếu tố khác như kích thước hạt,…

2 phản ứng quan trọng để xác định độ bền: hòa tan và kết tủa

DUNG DỊCH ĐẤT

Dung dịch đất là thành phần pha lỏng trong đất, bao gồm nước và các chất hòa tan là các ion ở trạng thái
hydrate hóa hoặc tạo phức với các phối tử vô cơ và hữu cơ.

I. Vai trò nước trong đất:

- Nguồn nước cho thực vật phát triển


- Dung môi hòa tan muối

- Kiểm soát không khí và nhiệt độ đất

- Kiểm soát tình trạng xói mòn

II. THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA DUNG DỊCH ĐẤT

Các thành phần hòa tan: cation, anion, carbon hữu cơ hòa tan

- Thay đổi theo không gian và thời gian.

- Là sản phẩm của các phản ứng xảy ra trong đất.

ĐỘ ẨM

Độ ẩm chỉ lượng nước được giữ trong đất

Độ ẩm khối lượng (%) = [𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛ướ𝑐 𝑏𝑎𝑦 ℎơ𝑖 (𝑔) / 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 đấ𝑡 𝑘ℎô (𝑔)] x 100%

I. CÁC LOẠI ĐỘ ẨM

- Độ ẩm bão hòa (độ ẩm toàn phần - Maximum Retentive Capacity): lượng nước tối đa đất có thể chứa.

- Độ ẩm đồng ruộng (field capacity): lượng nước đất có thể giữ lại sau khi có một phần nước thoát ra ngòai
do trọng lực

- Độ ẩm cây héo (Permanent Wilting Percentage): lượng nước còn lại khi cây héo

- Độ hút ẩm khô kiệt (Hygroscopic Coefficient)

II. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC

Tính phân cực mạnh, liên kết hidro, nước di chuyển trong đất theo hiện tượng mao dẫn và nước hấp thụ
trên bề mặt rắn, sức căng bề mặt.

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỘ ẨM ĐẤT

- Sa cấu và cấu trúc đất (độ rỗng và kích thước hạt quyết định khả năng giữ nước)

- Hàm lượng chất hữu cơ

- Sự hiện diện của muối và Độ sâu

Ví dụ: Đất sét giữ nước tốt hơn đất thịt, cát

THÀNH PHẦN ION TRONG DUNG DỊCH ĐẤT

+ Cation: Ca2+, Mg2 , K+, Na+, NH4+, Al3+, Si4+

+ Anion: HCO3-, SO4 2-, Cl-, NO3

Nồng độ: lượng chất tan trong một đơn vị thể tích dung dịch

Hoạt độ: nồng độ hiệu dụng của ion trong dung dịch, biểu thị khả năng phản ứng của ion trong dung dịch
a𝑖 = 𝑖 x C𝑖

Cường độ ion của dung dịch: đặc trưng cho tổng nồng độ hiệu dụng của các ion trong dung dịch (tổng tương
tác tĩnh điện giữa các ion trong dung dịch)

- Tồn tại ở 3 dạng hòa tan:

+ Ion tự do ở trạng thái hydrate hóa

+ Ion pair (outer-sphere complex)

+ Ion soluble complex (inner-sphere complex)

Thế Ion IP (IP = Z/r, trong đó Z: điện tích ion) → phân biệt thủy phân và thủy hợp (hydrate hóa)

- Thường thủy hợp sẽ trước thủy phân

+ Ion có bán kính lớn (r) → Thế ion nhỏ -> có xu hướng tham gia phản ứng thủy hợp và tồn tại ở dạng tự
do

+ Ion có bán kính nhỏ → Thế ion lớn → ion có xu hướng tham gia phản ứng thủy phân và tồn tại ở dạng
inner – sphere

- Để xác định phân bố các dạng hòa tan của một thành phần hòa tan trong dung dịch đất ở
điều kiện cân bằng, ta có thể tính toán dựa vào:

+ Hằng số cân bằng K

+ Hằng số cân bằng nhiệt động (∆𝐺)

+ Lý thuyết acid-bazơ của Lewis [acid Lewis (ion kim loại có điện tích dương) và bazo Lewis (ion mang
điện tích âm)]

Acid cứng: các ion kim loại có bán kính nhỏ, điện tích lớn

Acid mềm: các ion kim loại có bán kính lớn, điện tích nhỏ

Bazơ cứng: các phân tử nhỏ, không dễ phân cực, hình thành liên kết ion, có xu hướng phản ứng với acid
cứng.

Bazơ mềm: các phân tử lớn, dễ phân cực, hình thành liên kết cộng hóa trị, có xu hướng phản ứng với acid
mềm.

I. ĐỘC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC ION KIM LOẠI

- Gây độc tinh bằng 3 cơ chế

+ Các ion khóa các phân tử cần thiết trong cấu trúc sinh học

+ Thay thể vị trí của kim loại cần thiết trong cấu trúc sinh học

+ Thay đổi hoặc bổ sung lên cấu trúc sinh học

Các ion kim loại mềm có khả năng gây ra 3 cơ chế vì có tính phân cực, dễ xâm nhập để thay đổi cấu trúc
- Độ cứng/mềm của các ion là chỉ thị cho độc tính sinh học.

- Các kim loại gây độc đối với con người: As, Hg, Be, Ni, Sb, Se, Cd, Ag, Cr, Tl, Cu, Zn, Pb

II. ĐỘ BỀN CỦA CÁC PHỨC KIM LOẠI HÒA TAN

- Các phức hòa tan của kim loại trong dung dịch đất liên tục tham gia các phản ứng trao đổi trong dung dịch
đất.

+ Tốc độ phản ứng nhanh: thành phần có hoạt tính cao.

+ Tốc độ phản ứng chậm: thành phần có hoạt tính thấp.

- Đối với sinh vật:

+ Kim loại dạng tự do: gây độc cấp tính

+ Tổng nồng độ các dạng kim loại hòa tan: gây độc mãn tính

III. HOẠT TÍNH CỦA ION

Định lượng các dạng có hoạt tính cao của các ion kim loại dựa vào:

+ Mức độ di động và có sẵn của chúng

+ Khả năng bị hấp thu bởi thực vật

+ Khả năng tách chiết bằng phương pháp hóa học

Gồm có 5 cơ chế kiểm soát hoạt tính của các ion kim loại trong đất.

3 Yếu tố quyết định hoạt tính của ion

+ Dạng và tính chất của nguyên tố hóa học

+ Dạng và tính chất của thành phần khoáng

+ Mội trường (nhiệt độ, pH, Eh, hàm lượng rắn, độ ẩm,…)

Phân nhóm theo hoạt tính của ion (4 nhóm)

+ Nhóm 1: hấp phụ mạnh bởi sét và chất mùn

+ Nhóm 2: có thể trao đổi và hoạt tính trung bình (ngoại trừ Pb và Cu)

+ Nhóm 3: không có hoạt tính, tồn tại ở dạng oxide không tan

+ Nhóm 4: có hoạt tính cao (ngoại trừ PO43- )

CÁC PHẢN ỨNG BỀ MẶT CỦA THÀNH PHẦN PHA RẮN TRONG ĐẤT

Sorption: bao gồm các phản ứng chuyển ion từ pha lỏng đến bề mặt pha rắn

- Trao đổi ion


- Hấp phụ hóa học (chất rắn vô cơ)

- Tạo phức (chất rắn hữu cơ)

- Kết tủa bề mặt

I. PHẢN ỨNG TẠO PHỨC BỀ MẶT

Giống với phản ứng tạo phức giữa các ion trong dung dịch hình thành phức ion pair (outer-sphere) và ion
soluble complex (inner-sphere)

+ outer - sphere: phân tử cần thông nước để tạo phức trên bề mặt

+ inner - sphere: không cần thông qua nước, phản ứng trực tiếp.

II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION

- Xác định CEC của đất

- Tuân theo nguyên tắc trao đổi đẳng điện

- Trao đổi giữa các ion có cùng hoặc khác điện tích, hình thành liên kết tĩnh điện yếu với bề mặt pha rắn và
dễ bị thay thế

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRÊN BỀ MẶT KHOÁNG

- Nhờ vào tương tác tĩnh điện giữa cation và điện tích cấu trúc của khoáng.

- CEC của đất liên quan đến các ion Ca2+, Mg2+, Na+, K+, Al3+

- Quy luật chung:

+ Thành phần trên bề mặt trao đổi thay đổi nếu thành phần hòa tan trong dung dịch thay đổi.

+ Các ion khác hóa trị nhưng có điện tích lớn hơn thường có ưu thế thao gia phản ứng trao đổi trước: Al3+
> Ca2+ > Mg2+ > K+ ~ NH4 + > Na

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI GIỮA CÁC CATION CÓ ĐIỆN TÍCH BẰNG NHAU

Phản ứng trao đổi lý tưởng (Ks = 1) xảy ra giữa các ion cùng điện tích và bán kính tương đồng

Phản ứng trao đổi không lý tưởng (Ks  1) xảy ra giữa các ion cùng điện tích và bán kính tương đồng

- Cation có bán kính lớn và năng lượng hydrat hóa thấp tham gia phản ứng trao đổi trước với các điện
tích cấu trúc của khoáng.

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI GIỮA CÁC CATION CÓ ĐIỆN TÍCH KHÁC NHAU

Phản ứng trao đổi giữa các cation khác điện tích xảy ra theo chiều hướng ưu tiên trao đổi cation có điện
tích lớn hơn khi nồng độ dung dịch giảm.

- Giữa các cation cùng điện tích:

+ Ưu tiên các cation có bán kính lớn (liên kết hydrat yếu)
+ Mức độ chọn lọc giữa các cation phụ thuộc vào độ chệnh lệch năng lượng hydrat hóa

+ Phản ứng trao đổi các cation có bán kính lớn xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp.

- Giữa các cation khác điện tích:

+ Ưu tiên các cation có điện tích lớn hơn

+ Mức độ chọn lọc giữa các cation phụ thuộc vào độ chệnh lệch năng lượng hydrat hóa

+ Phản ứng trao đổi các cation có điện tích lớn hơn xảy ra trong điều kiện nhiệt độ cao.

III. PHẢN ỨNG HẤP PHỤ HÓA HỌC

- Phản ứng hình thành liên kết cộng hóa trị hoặc liên kết ion giữa các ion trong dung dịch với bề mặt pha
rắn có điện tích thay đổi (có các phối tử H2O hoặc -OH chưa bão hòa hóa trị đang liên kết với ion kim loại
trong mạng cấu trúc)

ĐIỂM ĐIỆN TÍCH KHÔNG CỦA CHẤT HẤP PHỤ - PZC

Là điều kiện pH của dung địch điện ly khi tổng mật độ điện tích trên bề mặt chất hấp phụ bằng 0
(CEC = AEC)

+ pH < PZC: bề mặt chất hấp phụ mang điện tích dương

+ pH > PZC: bề mặt chất hấp phụ mang điện tích âm

+ pH ~ PZC: các hạt keo tụ, hấp phụ và hòa tan khoáng hầu như không xảy ra

PZC CỦA KHOÁNG TRONG ĐẤT

• Oxides (Fe and Al) – PZC cao

• Silica and SOM – PZC thấp

• PZC tăng theo độ sâu. 80% CEC của đất quyết định bởi hàm lượng chất hữu cơ vì PZCSOM = 3

GIỚI HẠN HẤP PHỤ CÁC CATION KIM LOẠI TRÊN KHOÁNG OXIDE

- Phản ứng hấp phụ các cation kim loại phụ thuộc pH và đạt tối đa trong khoảng pH hẹp (100% hấp phụ)

- pH50 là pH dung dịch xác định khả năng hấp phụ cation đạt 50% giới hạn hấp phụ của khoáng

Phân biệt với phản ứng trao đổi cation:

+ Giải phóng các ion H+, hình thành liên kết trực tiếp giữa kim loại và khoáng.

+ Đặc trưng đối với loại khoáng nhất định và kim loại vết nhất định

+ Xu hướng không xảy ra phản ứng theo chiều nghịch.

+ Điện tích bề mặt tăng (mật độ điện tích dương tăng) hay PZC của khoáng tăng.

VAI TRÒ CỦA CÁC NHÓM CHỨC BỀ MẶT TRONG PHẢN ỨNG HẤP PHỤ HÓA HỌC
CATION KIM LOẠI
Phản ứng hình thành liên kết trực tiếp giữa ion kim loại và nguyên tử O trên bề mặt. Vì vậy, tính chất bề
mặt và bản chất của kim loại trong cấu trúc khoáng đóng vai trò quyết định phản ứng.

PHẢN ỨNG HẤP PHỤ HÓA HỌC CÁC ANION

Phân biệt với phản ứng trao đổi anion:

+ Giải phóng các ion OH-, xảy ra trong điều kiện pH thấp

+ Đặc trưng đối với một số anion nhất định

+ Xu hướng không xảy ra phản ứng theo chiều nghịch

+ Điện tích bề mặt giảm (mật độ điện tích âm tăng) hay PZC của khoáng giảm

- Phản ứng hấp phụ các oxyanion (AsO43-, BO33-, PO43-, SeO₃²⁻, RCOO−) thường hình thành phức
bề mặt inner-sphere.

+ Các oxyanion của acid yếu hấp phụ tối ưu ở pH trung bình cao

+ Các oxyanion của acid mạnh hấp phụ tối ưu ở pH thấp

+ Các oxyanion hấp phụ tối đa ở pH = pKa

+ Phản ứng hấp phụ anion ở pH cao không thuận lợi do điện tích bề mặt thay đổi và bị cạnh tranh bởi OH-
và CO3 2-

TÍNH CHẤT CỦA ANION QUYẾT ĐỊNH PHẢN ỨNG HẤP PHỤ HÓA HỌC ANION

- Điện tích chia sẻ của nguyên tử trung tâm trong các oxyanion càng nhỏ, phản ứng hấp phụ hình thành
liên kết ion giữa oxyanion và kim loại trên bề mặt cấu trúc khoáng càng dễ xảy ra.

VD: khả năng hấp phụ NO3 - < PO4 3-

- Độ âm điện của của nguyên tử trung tâm trong các oxyanion càng lớn, phản ứng hấp phụ hình thành
liên kết giữa oxyanion và kim loại trên bề mặt cấu trúc khoáng càng khó xảy ra.

• Dễ bị hấp phụ hóa học trên bề mặt khoáng thông qua cơ chế trao đổi phối tử.

• Được ưu tiên tham gia phản ứng hấp phụ nếu diện tích bề mặt hấp phụ bị giới hạn

• Dễ bị hấp phụ trên bề mặt khoáng thông qua cơ chế trao đổi ion

You might also like