You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN MÔI TRƯỜNG


BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI

Học phần : Môi trường và Bảo vệ môi trường


Mã học phần : 26101
Hệ : Đại học chính quy
Ngành : Tất cả các ngành đào tạo

CHƯƠNG 1. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG


1. Nhân trái đất bao gồm các thành phần chủ yếu nào?
a. Fe, Ni b. MgO, FeO, SiO2
c. Al, Si d. Tất cả các thành phần nêu trên
2. Lớp nhân trong của trái đất tồn tại ở trạng thái nào?
a. Rắn b. Lỏng
c. Cả 2 trạng thái trên d. Không xác định
3. Lớp nhân ngoài của trái đất tồn tại ở trạng thái nào?
a. Rắn b. Lỏng
c. Cả 2 trạng thái trên d. Không xác định
4. Cấu trúc trái đất được chia thành các lớp nào sau đây:
a. Nhân trái đất – Manti – Vỏ trái đất – Thạch quyển
b. Nhân trái đất – Manti – Vỏ trái đất
c. Nhân trái đất – Manti – Thạch quyển
d. Khác
5. Kiểu vỏ đại dương của Trái đất gồm các loại vật liệu chính nào?
a. Đá magma – Đá biến chất – Đá trầm tích
b. Đá magma – Đá biến chất
c. Đá magma – Đá trầm tích
d. Đá trầm tích – Đá biến chất
6. Kiểu vỏ lục địa của Trái đất bao gồm các loại vật liệu chính nào?
a. Đá magma – Đá biến chất – Đá trầm tích
b. Đá magma – Đá trầm tích
c. Đá magma – Đá biến chất
d. Đá trầm tích – Đá biến chất
7. Các nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái đất tính theo % trọng lượng bao gồm các
nguyên tố nào?
a. O, Fe, Si, Ca, H, K, Na, Mg b. O, Fe, C, Ca, Na, Si, Mg, Al
c. O, Fe, Si, C, Mg, Ti, Na, K d. O, Fe, Si, Al, Ca, Na, K, Mg
8. Thạch quyển là gì?
a. Thạch quyển là phần trên cùng của trái đất bao gồm toàn bộ vỏ trái đất và phần trên
của lớp manti có độ dầy khoảng 100km và nhiệt độ dưới 100oC.
b. Thạch quyển là phần trên cùng của trái đất có độ dầy khoảng 100km và nhiệt độ
dưới 100oC.
1
c. Thạch quyển là phần trên cùng của trái đất bao gồm toàn bộ vỏ trái đất và phần trên
của lớp manti có độ dầy khoảng 100km.
d. Thạch quyển là phần trên cùng của trái đất bao gồm toàn bộ vỏ trái đất và phần trên
của lớp manti có nhiệt độ dưới 100oC.
9. Thành phần hóa học của vỏ trái đất gồm các nguyên tố có số thứ tự từ 1 – 92 trong bảng hệ
thống tuần hoàn Mendeleep. Các nguyên tố còn lại có nguồn gốc từ:
a. Sản phẩm của các phản ứng hóa học xảy ra trong lòng trái đất.
b. Sản phẩm của các phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường.
c. Các thiên thạch mang tới trái đất.
d. Các cơn bão mặt trời.
10. Phần đất của thạch quyển có chứa bao nhiêu % nước:
a. 5%
b. 20%
c. 35%
d. 40%
11. Phần đất của thạch quyển có chứa bao nhiêu % không khí:
a. 5% b. 20% c. 35% d. 40%
12. Phần đất của thạch quyển có cấu trúc hình thái phân tầng từ trên xuống theo thứ tự như sau:
a. Tầng thảm mục, tầng rửa trôi, tầng tích tụ, tầng mùn, tầng đá gốc, tầng đá mẹ.
b. Tầng thảm mục, tầng mùn, tầng tích tụ, tầng rửa trôi, tầng đá mẹ, tầng đá gốc.
c. Tầng thảm mục, tầng tích tụ, tầng rửa trôi, tầng mùn, tầng đá gốc, tầng đá mẹ.
d. Tầng thảm mục, tầng mùn, tầng rửa trôi, tầng tích tụ, tầng đá mẹ, tầng đá gốc.
13. Tám nguyên tố hóa học phổ biến nhất (O, Si, Al, Fe, Mg, Ca, Na, K) chiếm bao nhiêu % trọng
lượng vỏ trái đất?
a. 99% b. 95% c. 90% d. 85%
14. Vỏ Trái đất chiếm bao nhiêu % khối lượng của Trái đất?
a. 0,5% b. 1% c. 1,5% d. 2%
15. Trong vỏ Trái đất, đá trầm tích chiếm bao nhiêu %?
a. 15%
b. 10%
c. 25%
d. 35%
16. Trong vỏ Trái đất, đá magma chiếm bao nhiêu %?
a. 50% b. 55% c. 60% d. 65%
17. Trong vỏ Trái đất, đá biến chất chiếm bao nhiêu %?
a. 25% b. 35% c. 30% d. 20%
18. Đá magma được hình thành từ quá trình nào?
a. Quá trình phun trào vật liệu từ lớp manti lên lớp vỏ trái đất
b. Quá trình lắng đọng trong đáy biển, đại dương
c. Quá trình biến đổi các loại đá khác dưới áp suất và nhiệt độ cao
d. Cả a, b và c đều sai
19. Đá biến chất được hình thành từ quá trình nào?
a. Quá trình phun trào vật liệu từ lớp manti lên lớp vỏ trái đất
b. Quá trình lắng đọng trong đáy biển, đại dương
c. Quá trình biến đổi đá macma và đá trầm tích dưới áp suất và nhiệt độ cao
2
d. Cả a, b và c đều sai
20. Đá trầm tích được hình thành từ quá trình nào?
a. Quá trình phun trào vật liệu từ lớp manti lên lớp vỏ trái đất
b. Quá trình lắng đọng trong đáy biển, đại dương
c. Quá trình biến đổi các loại đá khác dưới áp suất và nhiệt độ cao
d. Cả a, b và c đều sai
21. Vỏ đại dương có độ dày trung bình là bao nhiêu km?
a. 7km b. 8km c. 9km d. 10km
22. Theo trình tự từ trên xuống dưới, vỏ lục địa có cấu tạo gồm các lớp theo thứ tự nào sau đây?
a. Đá Măcma → đá biến chất → lớp trầm tích
b. Lớp trầm tích → đá biến chất → đá Măcma
c. Đá biến chất→ đá Măcma →lớp trầm tích
d. Lớp trầm tích → đá Măcma → đá biến chất
23. Lớp manti của trái đất bao gồm những thành phần cơ bản nào?
a. MgO, SiO2, FeO b. MgO, SiO2
c. Ni, Fe d. Mg, Si, Fe
24. Thạch quyển của trái đất bao gồm những phần nào?
a. Bao gồm toàn bộ vỏ trái đất và phần trên của lớp manti có độ dày khoảng 100km và
nhiệt độ <100o C
b. Bao gồm toàn bộ vỏ trái đất và 1 phần của lớp manti có độ dày 1000km và có nhiệt
độ < 1000oC
c. Bao gồm toàn bộ vỏ trái đất và 1 phần của lớp manti có độ dày 1000km và có nhiệt
độ < 1000oC
d. Bao gồm toàn bộ lớp vỏ trái đất đến độ sâu 100km và nhiệt độ <100oC
25. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Thạch quyển là một phần của vỏ trái đất.
b. Vỏ trái đất còn được gọi là thạch quyển.
c. Vỏ trái đất là một phần của thạch quyển.
d. Vỏ trái đất nằm trên bề mặt thạch quyển.
26. Vỏ lục địa của trái đất có độ dày trung bình bao nhiêu?
a. 15km b. 25km
c. 35km d. 45km
27. Loại đá nào bao phủ phần lớn diện tích bề mặt lục địa?
a. Đá magma b. Đá trầm tích
c. Đá biến chất d. Đá bazan
28. Trong vỏ Trái đất, loại đá nào chiếm thành phần lớn nhất về khối lượng?
a. Đá magma b. Đá trầm tích
c. Đá biến chất d. Đá bazan và đá granit
29. Xét về % khối lượng, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong vỏ Trái đất:
a. Oxy b. Silic
c. Cacbon d. Sắt
30. Nguyên tố nào chiếm thể tích nhiều nhất trong vỏ Trái đất?
a. Silic b. Oxy
c. Cacbon d. Canxi
31. Các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất tập trung chủ yếu ở tầng nào?
3
a. Tầng thảm mục b. Tầng mùn
c. Tầng rửa trôi d. Tầng tích tụ
32. Vào thời điểm sau khi hình thành, bầu khí quyển trái đất có màu đỏ do thành phần khí quyển
bao gồm chủ yếu khí nào sau đây?
a. CH4 b. CO2 c. O2 d. Hơi nước.
33. Hiệu ứng nhà kính do bầu khí quyển chỉ có CO2 tại thời điểm sau khi hình thành làm cho nhiệt
độ không khí đạt khoảng:
a. > 50oC b. > 90oC c. > 100oC d. > 150oC
34. Thành phần N2 trong bầu khí quyển trái đất tại thời điểm hiện tại chiếm khoảng:
a. 78.09% về thể tích b. 78.09% về khối lượng
c. 20.95% về thể tích d. 20.95% về khối lượng
35. O2 trong bầu khí quyển trái đất tại thời điểm hiện tại chiếm khoảng:
a. 78.09% về thể tích b. 78.09% về khối lượng
c. 20.95% về thể tích d. 20.95% về khối lượng
36. Các hiện tượng thời tiết như mưa, tuyết, vòi rồng, lốc xoáy diễn ra ở tầng nào của khí quyển:
a. Tầng đối lưu b. Tầng bình lưu
c. Tầng đối lưu và tầng bình lưu d. Tất cả các tầng.
37. Biến động về nhiệt độ của tầng nhiệt xảy ra theo:
a. Chu kỳ ngày đêm. b. Chu kỳ mùa.
c. Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất. d. Độ cao
38. Nhiệt độ trong tầng đối lưu dao động trong khoảng nào?
a. -2ºC đến +92ºC b. -56ºC đến -2ºC
c. +40ºC đến -56ºC d. -92ºC đến +1200ºC
39. Nhiệt độ trong tầng bình lưu dao động trong khoảng nào?
a. -2ºC đến +92ºC b. -56ºC đến -2ºC
c. +40ºC đến -50ºC d. -92ºC đến +1200ºC
40. Nhiệt độ của tầng trung gian dao động trong khoảng:
a. -56oC đến -2oC b. -92oC đến -56oC
c. -56oC đến 40oC d. -92oC đến -2oC
41. Nhiệt độ trong tầng nhiệt dao động trong khoảng nào?
a. -2ºC đến +92ºC b. -56ºC đến -2ºC
c. +40ºC đến -50ºC d. -92ºC đến +1200ºC
42. Thành phần chủ yếu của tầng đối lưu là:
a. N2, CO2, O2, Ar, hơi nước và bụi
b. H2, CO2, O2, Ar, hơi nước và bụi
c. N2, CO2, H2, Ar, hơi nước và bụi
d. N2, H2, O2, Ar, hơi nước và bụi
43. Thành phần chủ yếu của tầng bình lưu là:
a. O3, N2, O2 và một số gốc hóa học khác
b. N2, H2, O2 và một số gốc hóa học khác
c. O3, O2 và một số gốc hóa học khác
d. Cả a, b và c đều sai
44. Thành phần không khí trong tầng ngoại quyển bao gồm chủ yếu các ion:
a. He+ và H+ b. H+, O2- và He+
c. He+ và O2- d. H+ và O2-
4
45. Phát biểu nào SAI về tầng đối lưu?
a. Nhiệt độ trong tầng đối lưu giảm theo độ cao
b. Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển
c. Tầng đối lưu chiếm khoảng 50% khối lượng khí quyển
d. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7-8 km ở hai cực
46. Hiện tượng cực quang diễn ra ở tầng nào của khí quyển?
a. Tầng bình lưu b. Tầng ozon
c. Tầng trung gian d. Ngoại quyển
47. Vào thời kỳ hình thành, lượng Nitơ trong khí quyển tăng lên nhanh chóng do nguyên nhân nào?
a. Phân hủy xác chết động, thực vật b. Gia tăng bài tiết
c. Phân hủy yếm khí của vi sinh vật d. Cả a, b và c
48. Thời kì mới hình thành, khí quyển nguyên sinh gồm những hợp chất chủ yếu nào?
a. CO2, N2, H2, hơi nước b. N2, CH4, hơi nước
c. CO2, CH4, H2, hơi nước d. CO2, CH4, O2, hơi nước
49. Thành phần CO2 trong bầu khí quyển trái đất tại thời điểm hiện tại chiếm khoảng:
a. 3,6% thể tích b. 0,36% thể tích
c. 0,036% thể tích d. 0,0036% thể tích
50. Trong khí quyển, ozone phân bố chủ yếu ở tầng nào?
a. Đối lưu b. Bình lưu
c. Trung gian d. Thượng tầng khí quyển
51. Hiện tượng “càng lên cao nhiệt độ càng giảm” xảy ra ở tầng nào của khí quyển:
a. Đối lưu, bình lưu b. Đối lưu, trung gian
c. Trung gian, bình lưu d. Đối lưu, tầng nhiệt
52. Khí quyển có mấy tầng?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
53. Trong khí quyển hơi nước phân bố chủ yếu ở tầng nào?
a. Đối lưu b. Bình lưu
c. Trung gian d. Tầng nhiệt
54. Phần lớn nước trên trái đất có nguồn gốc từ:
a. Sản phẩm của các phản ứng hóa học xảy ra trong lòng trái đất.
b. Sản phẩm của các phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường.
c. Các thiên thạch mang tới trái đất.
d. Các cơn bão mặt trời.
55. Sự phân bố cuả thủy quyển ở Nam bán cầu chiếm bao nhiêu % diện tích?
a. 50% b. 60,7% c. 70,8% d. 80,9%
56. Thềm lục địa nằm ở độ sâu bao nhiêu so với mực nước biển?
a. 0 – 200m b. 200m – 2000m
c. 200m – 1000m d. 1000m – 2000m
57. Dốc lục địa nằm ở độ sâu bao nhiêu so với mực nước biển?
a. 0 – 200m b. 200m – 2000m
c. 200m – 1000m d. 1000m – 2000m
58. Tỷ trọng của nước biển dao động trong khoảng nào?
a. 1,020 – 1,027 b. 1,010 – 1,027
c. 1,027 – 1,035 d. 1,010 – 1,070
59. Nhiệt độ của nước biển dao động trong khoảng nào?
5
a. 0,75 – 35,6oC b. 0,75 – 35,6oK c. 0,75 – 35,6oF d. Khác
60. Nhiệt độ thấp nhất trên toàn bộ bề mặt đại dương là bao nhiêu?
a. 0,75oC b. 17,5oC
c. 25,6oC d. 35,6oC
61. Nhiệt độ cao nhất trên toàn bộ bề mặt đại dương là bao nhiêu?
a. 0,75oC b. 17,5oC
c. 25,6oC d. 35,6oC
62. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn bộ bề mặt đại dương là bao nhiêu?
a. 0,75oC b. 17,5oC
c. 25,6oC d. 35,6oC
63. Thành phần hóa học của nước biển bao gồm?
a. Nước, muối khoáng, khí hòa tan. b. Nước, muối khoáng, dầu mỏ, khí hòa tan.
c. Nước, muối khoáng, sa khoáng, dầu mỏ. d. Nước, muối khoáng, dầu mỏ, khí đốt.
64. Thủy quyển chiếm bao nhiêu % diện tích bề mặt trái đất?
a. 60,9 b. 70,8
c. 80,7 d. Cả 3 phương án trên đều sai
65. Nước ngầm chiếm bao nhiêu % trọng lượng của thủy quyển?
a. 1,98 b. 0,6
c. 0,02 d. 97,4
66. Nước trong các biển và đại dương chiếm bao nhiêu % trọng lượng của thủy quyển?
a. 97,4 b. 70,5
c. 50 d. 35,4
67. Cation nào không đặc trưng cho nước biển và đại dương?
a. H+ b. Na+
c. K+ d. Ca2+
68. Khẳng định nào sau đây là SAI?
a. Sinh quyển trải dài từ đấy biển tới các đỉnh núi cao.
b. Sinh quyển là phần trái đất trên đó có sự sống.
c. Sinh quyển không hoàn toàn liên tục trên bề mặt trái đất.
d. Sinh quyển có ranh giới rõ rệt với các quyển khác trong môi trường.
69. Phát biểu nào SAI về Sinh quyển?
a. Sinh quyển có các thành phần hữu sinh và vô sinh có quan hệ chặt chẽ với nhau
b. Sinh quyển trải dài từ đáy biển tới các đỉnh núi cao
c. Sinh quyển bao gồm những phần năm trong khí quyển, thạch quyển và thủy quyển
d. Sinh quyển là toàn bộ Trái đất.
70. Theo quy mô giảm dần, cấu trúc của sinh quyển bao gồm:
a. Sinh quyển → Sinh đới → Hệ sinh thái → Quần xã → Quần thể
b. Sinh quyển → Hệ sinh thái → Quần xã → Quần thể → Sinh đới
c. Sinh quyển → Sinh đới → Quần xã → Hệ sinh thái → quần thể
d. Sinh quyển → Sinh đới → Quần xã → Quần thể → Hệ sinh thái
71. Các sinh đới (biom) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
a. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới
b. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới
c. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới → Đồng rêu hàn đới

6
d. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới
72. Vì sao ban đầu sự sống không được hình thành trên các lục địa?
a. Do không có oxy cho sự sống b. Do nhiệt độ quá cao
c. Do bức xạ có hại từ Mặt Trời d. Tất cả đều sai
73. Yếu tố nào đóng vai trò quyết định sự phát triển của sự sống trên Trái đất từ đại dương lên trên
cạn?
a. Nồng độ oxy trong khí quyển tăng cao.
b. Sự hình thành tầng ozone ngăn cản bức xạ có hại từ Mặt Trời.
c. Nhiệt độ và áp suất của tầng đối lưu phù hợp với sự phát triển của sinh vật.
d. Do mật độ sinh vật trong đại dương quá lớn.
74. Đơn vị sinh thái nào chỉ bao gồm các cá thể cùng loài?
a. Quần thể b. Quần xã
c. Hệ sinh thái d. Sinh đới
75. Thế nào là tài nguyên tái tạo được?
a. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên được cung cấp gần như vô tận, không
bao giờ cạn kiệt hay những tài nguyên tồn tại theo các quy luật của thiên nhiên.
b. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên không bao giờ cạn kiệt.
c. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên có thể tái tạo được khi có tác động của
con người.
d. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên tồn tại theo các quy luật của thiên
nhiên.
76. Khả năng nền của môi trường là gì?
a. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong điều kiện chất lượng môi trường khu
vực tiếp nhận không thay đổi.
b. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong điều kiện chất lượng môi trường khu
vực tiếp nhận thay đổi.
c. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong điều kiện chất lượng môi trường khu
vực tiếp nhận bị ô nhiễm.
d. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong điều kiện chất lượng môi trường khu
vực tiếp nhận không bị ô nhiễm.
77. Phát biểu nào sau đây là đúng về khả năng nền của môi trường?
a. Khi lượng chất thải nhỏ hơn khả năng nền của môi trường thì chất lượng môi trường
sẽ được cái thiện tốt hơn.
b. Khi lượng chất thải nhỏ hơn khả năng nền của môi trường thì môi trường sẽ tự điều
chỉnh lại khả năng tự phân huỷ chất thải về giới hạn mới.
c. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng nền của môi trường thì môi trường có thể bị ô
nhiễm.
d. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng nền của môi trường thì môi trường sẽ tự điều
chỉnh cơ chế phân huỷ chất thải để có thể đồng hoá được toàn bộ lượng chất thải đó,
làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm.
78. Chức năng biến đổi lý hoá đối với các chất thải trong môi trường bao gồm quá trình nào sau
đây:
a. Khoáng hoá và mùn hoá các chất hữu cơ.
b. Sự tuần hoàn các nguyên tố C, N, P, … trong môi trường thông quá chu trình tuần
hoàn sinh địa hoá.
7
c. Phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng mặt trời.
d. Phân huỷ chất thải nhờ vi khuẩn.
79. Chức năng biến đổi sinh hoá đối với các chất thải trong môi trường bao gồm quá trình nào sau
đây:
a. Khoáng hoá và mùn hoá các chất hữu cơ.
b. Sự tuần hoàn các nguyên tố C, N, P, … trong môi trường thông quá chu trình tuần
hoàn sinh địa hoá.
c. Phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng mặt trời.
d. Phân huỷ chất thải nhờ vi khuẩn.
80. Chức năng biến đổi sinh học đối với các chất thải trong môi trường bao gồm quá trình nào sau
đây:
a. Khoáng hoá và mùn hoá các chất hữu cơ.
b. Sự tuần hoàn các nguyên tố C, N, P, … trong môi trường thông quá chu trình tuần
hoàn sinh địa hoá.
c. Phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng mặt trời.
d. Tách chiết các độc tố bởi các thành phần môi trường.
81. Loại tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái tạo được?
a. Sinh vật b. Khoáng sản
c. Thủy triều d. Cả A và B
82. Năng lượng Mặt Trời thuộc loại tài nguyên nào?
a. Tài nguyên vô tận b. Tài nguyên có thể phục hồi
c. Tài nguyên không tái tạo d. Tài nguyên hữu hạn
83. Nước ngọt thuộc loại tài nguyên nào?
a. Tài nguyên vô tận b. Tài nguyên có thể phục hồi
c. Tài nguyên không tái tạo d. Tài nguyên hữu hạn
84. Dầu mỏ thuộc loại tài nguyên nào?
a. Tài nguyên vô tận b. Tài nguyên có thể phục hồi
c. Tài nguyên không tái tạo d. Tài nguyên vô hạn
85. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG về sinh quyển?
a. Sinh quyển là phần Trái đất trên đó có sự sống.
b. Sinh quyển là toàn bộ Trái đất và các loài sinh vật.
c. Sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật.
d. Tất cả các câu a, b và c đều đúng.
86. Phát biểu nào sau đây là SAI về sinh đới?
a. Sinh đới là những vùng rộng lớn với những đặc thù nhất định về khí hậu.
b. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trong phạm vi một sinh đới thay đổi theo vị
trí địa lý khác nhau.
c. Trong phạm vi một sinh đới, sự đa dạng sinh học là tương đối giống nhau.
d. Sinh đới là một phần của sinh quyển.
87. Phát biểu nào sau đây là SAI về hệ sinh thái?
a. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng được thể hiện đầy đủ trong một hệ sinh thái.
b. Hệ sinh thái là tổ hợp của quần xã sinh vật và môi trường xung quanh nơi mà quần
xã đó tồn tại.
c. Trong một hệ sinh thái có nhiều loài sinh vật có quan hệ mật thiết với nhau.

8
d. Các yếu tố vật lý (nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, độ ẩm, …) không ảnh hưởng tới sự
hoạt động bình thường của hệ sinh thái.
88. Thế nào là quần xã sinh vật?
a. Quần xã sinh vật là tập hợp bao gồm một quần thể và môi trường sống của chúng.
b. Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
c. Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể phân bố trong một vùng hoặc một sinh
cảnh nhất định.
d. Quần xã sinh vật là một nhóm các loài sinh vật có khả năng giao phối tự do với nhau
để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.

CHƯƠNG 2: SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG


89. Chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng được thể hiện đầy đủ trong đơn vị cấu trúc sự
sống nào sau đây?
a. Quần thể b. Quần xã
c. Hệ sinh thái d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
90. Năng lượng Mặt trời đã được thực vật tổng hợp và chứa trong các chất hữu cơ được gọi là gì?
a. Năng suất sinh học sơ cấp thô b. Năng suất sinh học thứ cấp
c. Năng suất sinh học sơ cấp tinh d. Năng suất sinh học tổng hợp
91. Lượng năng lượng Mặt trời hoặc năng lượng chứa trong thức ăn ban đầu được chuyển hóa
thành sinh khối được gọi là gì?
a. Năng suất sinh học b. Năng suất sinh học thứ cấp
c. Năng suất sinh học sơ cấp d. Năng suất sinh học tổng hợp
92. Năng suất sơ cấp thô là gì?
a. Là năng lượng Mặt trời được thực vật quang hợp chuyển hóa thành các chất hữu cơ
chứa trong cơ thể và năng lượng để duy trì cuộc sống.
b. Là năng lượng Mặt trời đã được thực vật tổng hợp và chứa trong chất hữu cơ
c. Là khối lượng chất hữu cơ tồn trữ ở sinh vật tiêu thụ
d. Là khối lượng chất hữu cơ tồn trữ ở sinh vật phân hủy
93. Năng suất sơ cấp tinh là gì?
a. Là năng lượng Mặt trời được thực vật quang hợp chuyển hóa thành các chất hữu cơ
chứa trong cơ thể và năng lượng để duy trì cuộc sống.
b. Là năng lượng Mặt trời đã được thực vật tổng hợp và chứa trong chất hữu cơ
c. Là khối lượng chất hữu cơ tồn trữ ở sinh vật tiêu thụ
d. Là khối lượng chất hữu cơ tồn trữ ở sinh vật phân hủy
94. Năng suất sinh học sơ cấp trong hệ sinh thái được tổng hợp bởi:
a. Các sinh vật sản xuất b. Các sinh vật tiêu thụ
c. Sinh vật tiêu thụ và phân hủy d. Các sinh vật ăn cỏ
95. Năng suất sinh học thứ cấp trong hệ sinh thái được tổng hợp bởi:
a. Sinh vật sản xuất và tiêu thụ b. Sinh vật sản xuất và phân huỷ
c. Sinh vật tiêu thụ và phân hủy d. Sinh vật sản xuất, tiêu thụ, phân huỷ
96. Dòng năng lượng sinh thái có nguồn gốc bắt đầu từ:
a. Năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất
b. Năng lượng mặt trời
c. Năng lượng trong lòng đất
d. Năng lượng tổng hợp được trong hệ sinh thái.
9
97. Năng lượng để duy trì tất cả các hoạt động bình thường của hệ sinh thái có nguồn gốc từ:
a. Năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất
b. Năng lượng mặt trời
c. Năng lượng trong lòng đất
d. Năng lượng tổng hợp được trong hệ sinh thái.
98. Trong các bậc dinh dưỡng, năng lượng được tích lũy lớn nhất ở bậc dinh dưỡng nào:
a. Sinh vật tiêu thụ b. Sinh vật sản xuất
c. Sinh vật phân giải d. Bằng nhau
99. Trong các vòng tuần hoàn sinh – địa – hóa, năng lượng không được chuyển hóa hoàn toàn mà
bị phát tán ra môi trường và mất đi dưới dạng nào?
a. Sinh khối b. Hóa năng
c. Nhiệt năng d. Các chất bài tiết
100. Khi đi qua chuỗi thức ăn, năng lượng sinh thái sẽ giảm dần từ bậc dinh dưỡng này đến bậc
dinh dưỡng kế tiếp do nguyên nhân nào?
a. Năng lượng mất đi do không tiêu hóa và do hô hấp.
b. Năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt.
c. Năng lượng bị bài tiết.
d. Tất cả các nguyên nhân trên.
101. Đặc điểm nào sau đây ĐÚNG với chu trình tuần hoàn sinh địa hóa?
a. Hở về vật chất b. Kín về vật chất
c. Kín về năng lượng d. Kín về cả năng lượng và vật chất
102. Thực vật có thể hấp thụ Nitơ dưới dạng nào?
a. NO3- và NH4+ b. NH3 và NH4+
c. NO2- và NH4+ d. NO3- và NO2-
103. Photpho dự trữ chủ yếu trong loại đá nào?
a. Đá Granit b. Đá Magma c. Đá Apatit d. Đá Diorit
104. Vòng tuần hoàn sinh địa hóa của nguyên tố nào sau đây là không hoàn toàn?
a. Các bon b. Nitơ
c. Phốt pho d. Cả b và c đều đúng
105. Trong các chu trình vật chất sau, chu trình nào không có giai đoạn tồn tại trong khí quyển?
a. Chu trình Cacbon b. Chu trình Photpho
c. Chu trình Nitơ d. Tất cả các chu trình trên
106. Cacbon được lưu giữ nhiều nhất trong:
a. Thạch quyển b. Thủy quyển
c. Khí quyển d. Sinh quyển

CHƯƠNG 3: SUY THOÁI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


107. Chất gây ô nhiễm môi trường không khí là gì?
a. Là những chất có trong khí quyển nhưng ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của
nó.
b. Là những chất do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt với nồng độ cao.
c. Là chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép của nó trong không khí
hoặc chất đó thường không có trong khí quyển
d. Là những chất không có trong khí quyển, chỉ khi không khí bị ô nhiễm mới xuất hiện.
108. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí?
10
a. Điều kiện khí tượng b. Điều kiện địa hình
c. Điều kiện nguồn thải d. Cả 3 phương án trên
109. Nguồn phát thải SO2 lớn nhất được đưa vào khí quyển là từ đâu?
a. Từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch có chứa lưu huỳnh
b. Từ hoạt động giao thông vận tải
c. Từ núi lửa và cháy rừng
d. Từ hoạt động núi lửa phun trào
110. Mưa axit là mưa có pH nằm trong giới hạn nào?
a. pH < 7,0 b. pH < 6,5
c. pH < 5,6 d. pH < 5,0
111. Trong thành phần các chất gây mưa axit, NOx chiếm bao nhiêu phần trăm?
a. 80% b. 20% c. 12% d. 5%
112. Trong thành phần các chất gây mưa axit, HCl chiếm bao nhiêu %?
a. 2% b. 5% c. 9% d. 12%
113. Trong thành phần của các chất gây mưa axit, SO2 chiếm bao nhiêu %?
a. 80% b. 20 % c. 12% d. 5 %
114. Thành phần chủ yếu gây hiện tượng mưa axit là…?
a. SO2, NOx, CO2
b. SO2, NOx, H3PO4
c. SO2, NOx, HCl
d. SO2, CO2
115. Phát biểu nào Sai?
a. Mưa axit làm tăng độ axit của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hại đối với sinh
vật nước, người và động vật
b. Mưa axit làm cho đất bị axit hóa, tăng khả năng hòa tan của một số kim loại nặng trong
nước, gây ô nhiễm hóa học, cây cối hấp thụ kim loại nặng như Cd, Zn đi vào nguồn thực
phẩm gây độc cho người và gia súc.
c. Mưa axit làm bào mòn, phá hủy các công trình ngoài trời như nhà cửa, cầu đường, các
công trình kiến trúc nghệ thuật...
d. Mưa axit góp phần làm suy giảm tầng ozon.
116. Ozon được phân bố chủ yếu ở độ cao bao nhiêu trong tầng bình lưu của khí quyển?
a. Ở độ cao 20-40 km b. Ở độ cao 40-60 km
c. Ở độ cao 70-80 km d. Ở độ cao 80-100 km
117. Tác nhân chính gây hiện tượng suy giảm tầng ozon bao gồm các khí nào sau đây?
a. CFC, SO2 b. CFC, NOx c. CFC, CO2 d. CFC, CH4
118. CFC có tác hại như thế nào đến môi trường không khí?
a. Gây suy giảm tầng ozon
b. Gây gia tăng hiệu ứng nhà kính
c. Gây ô nhiễm nguồn nước mặt
d. Cả a và b đều đúng
119. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
a. Vào mùa xuân, khi gió tây bắt đầu thổi tuần hoàn trên lục địa, lỗ thủng ozon bắt đầu
xuất hiện rải rác trên trái đất
b. Lỗ thủng ozon xuất hiện quanh năm trên trái đất khi nồng độ CFC bị phát thải vào khí
quyển quá lớn
11
c. Lỗ thủng ozon thường xuất hiện vào mùa xuân ở Nam cực
d. Mùa xuân là thời điểm lỗ thủng ozon xuất hiện nhiều nhất ở 2 cực của trái đất
120. Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ozon được thông qua vào năm nào?
a. 1985 b. 1987 c. 1989 d. 1991
121. Nghị định thư Kyoto về việc cắt giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được thông qua vào
năm nào?
a. 1995 b. 1997 c. 1999 d. 2000
122. Tỷ lệ đóng góp làm gia tăng hiệu ứng nhà kính của các chất khí do con người tạo ra (theo
thứ tự giảm dần)?
a. CO2- CH4-CFC- O3- NOx b. CO2- CFC- O3- NOx- CH4
c. CO2- CH4-CFC-NH3-O3 d. CO2- NOx-CFC-O3- NH3
123. Khí nào sau đây không phải là khí nhà kính?
a. CFC b. NOx c. CH4 d. H2S
124. Tỷ lệ đóng góp vào phát thải khí nhà kính của lĩnh vực nào sau đây là cao nhất?
a. Chặt phá rừng
b. Sử dụng các nhiên liệu hóa thạch
c. Sản xuất hóa chất
d. Sinh hoạt của con người
125. Biện pháp nào sau đây không nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trái đất?
a. Tăng độ che phủ rừng
b. Giảm phát thải các khí nhà kính
c. Phát triển các ngành công nghiệp không sử dụng năng lượng hóa thạch
d. Hạn chế sử dụng nhà kính đê trồng các cây vào mùa đông
126. Tác nhân nào không phải là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
a. Kim loại nặng Hg, Cd, Pd, As
b. Vi sinh vật Coliform, Ecoli.
c. Các anion NO3-, SO42-, PO43-
d. Các chất quang hóa O3, PAN
127. Độ cứng của nước được gây ra do nguyên nhân nào?
a. Do sự có mặt của các muối kim loại kiềm thổ (chủ yếu là Ca và Mg) trong nước
b. Do sự có mặt của các muối kim loại trong nước
c. Do sự có mặt của các muối K và Mg trong nước
d. Do sự có mặt của các muối CO32- và HCO3- trong nước
128. Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm nước bao gồm….?
a. Tuyết tan, mưa b. Gió bão
c. Lũ lụt d. Cả 3 phương án trên
129. Lượng nước được sử dụng trong nông nghiệp bị tiêu hao không hoàn trả chiếm bao nhiêu
%?
a. <50% b. 50-65% c. 65-75% d. >75%
130. Nước mặt lục địa bao gồm những nguồn nào?
a. Nước mưa, nước biển ven bờ, nước ngầm
b. Nước biển, nước mưa, nước ao hồ, đồng ruộng, sông suối
c. Nước mưa, nước ao hồ, đồng ruộng, sông suối, kênh mương
d. Nước mặn và nước ngọt
131. Biểu hiện của hiện tượng phú dưỡng?
12
a. Nồng độ các chất dinh dưỡng tăng cao (N, P)
b. Sự yếm khí của lớp nước đáy
c. Sự phát triển mạnh mẽ của tảo
d. Cả a, b và c đều đúng
132. Trong các phương pháp xử lý nước thải, phương pháp trao đổi ion dùng để xử lí những
những chất ô nhiễm nào?
a. Các chất hữu cơ b. Các kim loại nặng, CN-, amoni…
c. Các vi sinh vật d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
133. Hạt bụi có đường kính bao nhiêu thì có khả năng xâm nhập vào phế nang và gây ra các
bệnh về đường hô hấp?
a. < 5µm b. <5 nm c. <5 mm d. <5 cm
134. Hoạt động nào sau đây không được coi là hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển?
a. Đánh bắt hải sản; Khai thác dầu khí khu vực thềm lục địa; Khai thác các bãi biển làm
khu du lịch.
b. Đổ chất thải chiến tranh, chất thải phóng xạ ra môi trường biển.
c. Các đáp án a và b đều sai.
d. Các đáp án a và b đều đúng.
135. Thí nghiệm về sự biến đổi dầu cho thấy, 1 gam dầu tràn ra biển có thể làm bẩn …
a. 2 tấn nước b. 5 tấn nước c. 10 tấn nước d. 20 tấn nước
136. Quá trình lan toả và bay hơi của dầu làm cho độ nhớt của phần dầu còn lại trên mặt biển …
a. Không thay đổi b. Giảm đi
c. Tăng lên d. Thay đổi phụ thuộc vào thành phần dầu
137. Trong mọi trường hợp, lượng dầu lớn nhất có thể hoà tan được trong nước đạt:
a. 1 µg/L b. 1 mg/L c. 1 ppb d. 1 g/L
138. Chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau đây:
a. Dầu mỏ cũng có thể hút nước và tạo thành nhũ tương dạng dầu ngập nước làm tăng thể
tích dầu nguyên lên 8 - 10 lần.
b. Nhũ tương hóa làm giảm tốc độ phân hủy và phong hóa dầu.
c. Nhũ tương hóa làm tăng khối lượng chất ô nhiễm.
d. Dầu có hàm lượng asphalt lớn có thể tạo thành nhũ tương bền vững bị sóng gió xô dạt,
vón cục lại trôi và biển hoặc dạt vào bờ.
139. Chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau đây:
a. Thường ban ngày nhiệt độ cao, các “hạt” dầu nổi lơ lửng đến đêm khi nhiệt độ giảm
xuống, các “hạt” dầu lại chìm xuống mặt nước.
b. Các loại nhũ tương, sau khi hấp phụ các vật chất hoặc cơ thể sinh vật có thể trở nên nặng
hơn nước rồi chìm dần.
c. Diện tích vệt dầu loang càng rộng, khả năng dầu bị phân hủy vi sinh càng giảm.
d. Thủy vi sinh vật có thể phân hủy dầu mỏ với khối lượng 0,03 đến 0,5g dầu/ngày đêm
trên mỗi m2.
140. Biến đổi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự ô nhiễm biển?
a. Suy thoái các hệ sinh thái biển
b. Giảm trữ lượng các loài sinh vật biển
c. Gia tăng tính đa dạng của các loài tảo biển
d. Xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ
141. Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm biển?
13
a. Khai thác tài nguyên trên biển như: thủy sản, khoáng sản, dầu khí
b. Sự rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển
c. Sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật
d. Cả , b và c đều đúng
142. Khả năng lan toả của dầu trên biển không phụ thuộc vào yếu tố nào?
a. Độ nhớt b. Gió
c. Sức căng bề mặt d. Độ sâu của nước biển.
143. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Các hydrocacbon có nhiệt độ sôi càng thấp thì tốc độ bay hơi càng nhanh
b. Các hydrocacbon có nhiệt độ sôi càng cao thì tốc độ bay hơi càng nhanh
c. Các hydrocacbon có nhiệt độ sôi càng thấp thì tốc độ bay hơi càng chậm
d. Tốc độ bay hơi của dầu không phụ thuộc vào nhiệt độ.
144. Vì sao dầu mỏ thường nổi lên trên mặt nước?
a. Do dầu có tỉ trọng lớn hơn 1
b. Do dầu có tỉ trọng nhỏ hơn 1
c. Do dầu có tỉ trọng bằng 0
d. Do khối lượng riêng của dầu bằng khối lượng riêng của nước
145. Ở khu vực nào hoạt động phân huỷ dầu nhờ vi sinh vật diễn ra mạnh mẽ nhất?
a. Trên mặt nước b. Dưới đáy biển
c. Lớp nước có ánh sáng d. Lớp nước không có ánh sáng
146. Quá trình bay hơi của dầu mỏ diễn ra càng nhanh khi…
a. Nhiệt độ môi trường giảm, sóng vỡ, có gió.
b. Nhiệt độ môi trường tăng, dầu chứa nhiều thành phần nặng.
c. Biển lặng, nhiệt độ môi trường giảm.
d. Dầu có độ nhớt thấp, nhiệt độ môi trường cao và có gió.
147. Quá trình khuếch tán và lắng đọng của dầu mỏ diễn ra càng nhanh khi…
a. Dầu chứa nhiều thành phần nặng, biển lặng.
b. Dầu chứa nhiều thành phần nặng, nước biển có nhiều chất lơ lửng.
c. Sóng vỡ, dầu chứa nhiều thành phần nhẹ, nhiệt độ môi trường cao.
d. Dầu có độ nhớt thấp, khu vực sự cố có các dòng hải lưu.
148. Trong hoạt động giao thông, cường độ tiếng ồn không phụ thuộc vào yếu tố nào?
a. Lưu lượng tham gia giao thông
b. Khoảng cách từ nguồn gây ồn đến các đối tượng chịu tác động
c. Chiều dài quãng đường
d. Cả a và b
149. Chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau đây:
a. Tiếng ồn ảnh hưởng đầu tiên đến cơ quan thính giác của con người, sau đó đến hệ thần
kinh trung ương, hệ tim mạch và các cơ quan khác
b. Tiếng ồn phổ liên tục gây ít khó chịu hơn so với tiếng ồn phổ ngắt quãng
c. Tiếng ồn có thành phần tần số cao gây khó chịu hơn so với tiếng ồn có thành phần tần số
thấp
d. Tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vào mức ồn
150. Khi chịu tác động của tiếng ồn thì:
a. Độ nhạy cảm thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe giảm xuống
b. Độ nhạy cảm thính giác tăng lên, ngưỡng nghe giảm xuống
14
c. Độ nhạy cảm thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên
d. Độ nhạy cảm thính giác tăng lên, ngưỡng nghe tăng lên
151. Phát biểu nào sau đây là SAI về ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt do nguồn nhiệt độ cao tới sự
chuyển hoá nước trong cơ thể con người?
a. Tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng và thải hết lượng nhiệt thừa cho cơ
thể.
b. Phải uống thêm nhiều nước để pha loãng lượng muối khoáng trong cơ thể, giúp làm
giảm tác động xấu đến thận.
c. Lượng nước thải qua thận giảm mạnh, chỉ còn khoảng 10 - 15% so với lúc bình thường.
d. Dịch vị bị loãng, mất cảm giác thèm ăn và mất ngon; dạ dày, ruột dễ bị viêm nhiễm,
chức phận chống độc và sinh glycogen của gan cũng bị ảnh hưởng.
152. Thế nào là hiện tượng phóng xạ?
a. Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng chuyển hóa của nguyên tố này thành nguyên tố khác,
kèm theo các dạng bức xạ khác nhau.
b. Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng chuyển hóa của nguyên tố này thành nguyên tố khác.
c. Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng chuyển hóa nguyên tử này thành nguyên tử khác,
kèm theo các dạng bức xạ khác nhau.
d. Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng chuyển hóa của hạt nhân nguyên tử của nguyên tố
này thành hạt nhân của nguyên tố khác, kèm theo các dạng bức xạ khác nhau.
153. Khi so sánh nhiệt độ không khí của vùng đô thị và vùng nông thôn trong cùng một khu vực
khí hậu ta nhận thấy:
a. Hai vùng có nhiệt độ tương đối đồng đều
b. Vùng nông thôn có nhiệt độ cao hơn vùng đô thị từ 1-2ºC
c. Vùng đô thị có nhiệt độ cao hơn vùng nông thôn từ 1-2ºC
d. Vùng đô thị có nhiệt độ cao hơn vùng nông thôn từ 4-5ºC
154. Nguồn nào sau đây không phải là nguồn nhân tạo gây ô nhiễm phóng xạ?
a. Từ các vụ thử hạt nhân
b. Từ các loài thực vật chứa phóng xạ
c. Từ các lò phản ứng hạt nhân
d. Sử dụng phóng xạ trong nghiên cứu nông nghiệp
155. Bức xạ nào sau đây là bức xạ điện từ?
a. Bức xạ α
b. Bức xạ Proton
c. Bức xạ β
d. Bức xạ Runghen
156. Bức xạ nào sau đây là bức xạ hạt?
a. Bức xạ α, β, proton, Runghen. b. Bức xạ α, β, γ
c. Bức xạ α, β, proton, neutron d. Bức xạ proton, neutron, Runghen
157. Nguồn nào sau đây không phải là nguồn nhân tạo gây ô nhiễm phóng xạ?
a. Điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học.
b. Vận hành của máy gia tốc.
c. Từ các vũ thử hạt nhân, các lò phản ứng hạt nhân.
d. Một số loài thực vật chứa phóng xạ.
158. Bệnh nhiễm xạ cấp tính xảy ra đối với cơ thể con người khi tiếp xúc với bức xạ với liều
lượng …
15
a. > 200 mRem
b. > 200 Rem
c. > 300 mRem
d. > 300 Rem
159. Trong các loại thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp đang được sử dụng hiện nay, nhóm nào bền
vững nhất trong môi trường tự nhiên?
a. Nhóm Clo hữu cơ b. Nhóm lân hữu cơ
c. Nhóm Cacbamat d. Nhóm Clo và lân hữu cơ
160. Theo QCVN 03:2015/BTNMT, nồng độ giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong
đất là:
Nguyên tố Nồng độ trong đất (mg/kg đất khô) Nguyên tố Nồng độ trong đất (mg/kg đất khô)
2+
Cd 10 Zn2+ 300
2+ 2+
Cu 100 Pb 300
Phân tích một mẫu đất ở gần một nhà máy luyện kim người ta thấy hàm lượng Cd2+, Pb2+, Cu2+,
Zn2+ của mẫu này lần lượt là: 8,75; 385,75; 127,58; 20,42 (mg/kg đất khô). Nhận định đúng là:
a. Mẫu đất bị ô nhiễm Cd2+, Cu2+ b. Mẫu đất bị ô nhiễm Pb2+, Zn2+
c. Mẫu đất bị ô nhiễm Pb2+, Cu2+ d. a, b, c đều sai
161. Khi nghiên cứu mẫu đất của một làng nghề tái chế chì, người ta xác định được hàm lượng
trong bùn và trong đất như sau
STT Mẫu nghiên cứu Hàm lượng Pb2+ (mg/kg đất khô)
1 Mẫu bùn chứa nước thải ắc quy 1216,045
2 Mẫu đất nơi nấu chì 387,601
3 Mẫu đất giữa cánh đồng 101,436
4 Mẫu đất gần nơi nấu chì 2911,450
Theo QCVN 03:2008/BTNMT, đất bị ô nhiễm là đất có hàm lượng chì lớn hơn 300 mg/kg đất khô
đối với đất công nghiệp và lớn hơn 70 mg/kg đất khô đối với đất nông nghiệp. Trong số các mẫu
đất trên, mẫu đất chưa bị ô nhiễm chì là:
a. Mẫu 1, 4 b. Mẫu 2, 3
c. Cả 4 mẫu d. Không mẫu nào
162. Khi nghiên cứu mẫu đất của một làng nghề tái chế chì, người ta xác định được hàm lượng
trong bùn và trong đất như sau
STT Mẫu nghiên cứu Hàm lượng Pb2+ (mg/kg đất khô)
1 Mẫu bùn chứa nước thải ắc quy 1216,045
2 Mẫu đất nơi nấu chì 387,601
3 Mẫu đất giữa cánh đồng 101,436
4 Mẫu đất gần nơi nấu chì 2911,450
Theo QCVN 03:2008/BTNMT, đất bị ô nhiễm là đất có hàm lượng chì lớn hơn 300 mg/kg đất khô
đối với đất công nghiệp và lớn hơn 70 mg/kg đất khô đối với đất nông nghiệp. Trong số các mẫu
đất trên, mẫu đất bị ô nhiễm chì là:
a. Mẫu 1, 4 b. Mẫu 2, 3
c. Cả 4 mẫu d. Không mẫu nào

16
163. Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất không bao gồm tác nhân nào dưới đây?
a. Kim loại nặng b. Hóa chất bảo vệ thực vật
c. Dầu mỡ thải d. Chất phóng xạ

CHƯƠNG 4: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


164. Biến đổi khí hậu không gây ra hậu quả nào sau đây:
a. Băng tan ở hai cực, nước biển dâng b. Hạn hán, nắng nóng, lũ lụt, lốc xoáy
c. Mất/giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học d. Giảm hấp thụ CO2 ở các đại dương
165. Công ước khung về BĐKH của Liên hiệp quốc có hiệu lực vào năm nào?
a. 1987 b. 1994
c. 1997 d. 2005
166. Trong các khí nhà kính sau đây, khí nào đóng góp chính vào sự nóng lên toàn cầu?
a. CO2 b. CH4
c. N2O d. CFCs
167. Khí nhà kính nào không có nguồn gốc tự nhiên và chỉ mới có trong khí quyển do con người
sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển?
a. CO2 b. CH4
c. CFCs d. N2O
168. Theo kịch bản trung bình của Bộ Tài Nguyên & Môi trường Việt Nam về ước tính phát thải
khí nhà kính tới năm 2020, ngành kinh tế nào của nước ta có mức dự báo phát thải khí nhà kính cao
nhất?
a. Ngành năng lượng b. Ngành khai thác khoáng sản
c. Luyện kim d. Hóa chất
169. ENSO là từ viết tắt dùng để chỉ:
a. Tai biến môi trường b. Elnino và Lanina
c. Sương mù quang hóa d. Suy giảm tầng ozone
170. Biến đổi khí hậu tác động tới sản xuất nông nghiệp như thế nào?
a. Tăng khả năng phát triển của sâu bệnh b. Tăng tốc độ sinh trưởng của cây trồng
c. Làm cho một số loài bị tuyệt chủng d. Tất cả các ý kiến trên
171. Chọn phát biểu SAI:
Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực:
a. Tăng khả năng thích ứng của cây trồng với thời tiết và các loại sâu bệnh, dịch bệnh
b. Thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ
c. Giảm năng suất và sản lượng
d. Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp
172. Đặc điểm nào không được xem là tác động của biến đổi khí hậu đến sự mất đa dạng sinh học?
a. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài do giảm nguồn thức ăn
b. Diện tích sống bị thu hẹp
c. Tăng sự cạnh tranh do sự có mặt của các sinh vật ngoại lai
d. Thay đổi điều kiện tự nhiên dẫn đến sự phát triển ưu thế của chỉ một số loài
173. Hoạt động nào không phải là hoạt động nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu?
a. Nâng cấp hệ thống thoát nước
b. Trồng rừng
c. Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế cho các nguồn truyền thống
d. Hạn chế sử dụng than đá, dầu mỏ trong công nghiệp và sinh hoạt
17
174. Trong kịch bản nước biển dâng tại Việt Nam, khu vực nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?
a. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
b. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
c. Đồng bằng duyên hải miền Trung
d. Các đáp án a, b, c đều bị ảnh hưởng như nhau.
CHƯƠNG 5: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
175. Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới, thế nào là phát triển bền vững?
a. Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
b. Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương
lai.
c. Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.
d. Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ quá
khứ, hiện tại và tương lai.
176. Đòi hỏi của phát triển bền vững về mặt xã hội nhân văn bao gồm yếu tố nào sau đây?
a. Thỏa mãn hợp lý các nhu cầu về tinh thần và vật chất, văn hóa của con người theo
những cách thức bình đẳng - Bảo vệ đa dạng văn hóa.
b. Tự trang trải các nhu cầu hợp lý với chi phí không vượt quá thu nhập.
c. Duy trì sự ổn định và an toàn lâu dài của hệ sinh thái
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
177. Để sử dụng tài nguyên không tái tạo một cách hợp lý và tiết kiệm, chúng ta cần:
a. Dùng tài nguyên tái tạo khác để thay thế chúng nếu có thể
b. Quay vòng tái chế chất thải
c. Sử dụng tối đa các thành phần tích chứa trong từng loại tài nguyên
d. Cả a, b và c đều đúng.
178. Theo dự báo, với tốc độ sử dụng như hiện nay thì sau bao nhiêu năm nữa dầu mỏ sẽ trở nên
cạn kiệt?
a. 25 năm b. 75 năm c. 50 năm d. 100 năm
179. Theo dự báo, với tốc độ sử dụng như hiện nay thì sau bao nhiêu năm nữa khí đốt sẽ trở nên
cạn kiệt?
a. 30 năm b. 60 năm c. 90 năm d. 120 năm

18

You might also like