You are on page 1of 8

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Chọn 1 đáp án đúng cho mỗi câu hỏi.


1) Trong thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), khối lượng và chiều cao rơi tự do của quả tạ lần
lượt là:
A. Khối lượng là 63.6kg, chiều cao rơi tự do là 50cm.
B. Khối lượng là 63.5kg, chiều cao rơi tự do là 50cm.
C. Khối lượng là 63.0kg, chiều cao rơi tự do là 76.5cm.
D. Khối lượng là 63.5kg, chiều cao rơi tự do là 76cm.
2) Chọn đáp án đúng:
A. Đất có mô-đun biến dạng càng nhỏ thì càng ít bị biến dạng dưới tác dụng của tải trọng
công trình.
B. Mô-đun biến dạng không tương quan với khả năng biến dạng của đất.
C. Đất có mô-đun biến dạng càng lớn thì càng ít bị biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công
trình.
D. Cả A và B.
3) Trong các hiện tượng địa chất tự nhiên sau, hiện tượng nào thuộc về tác dụng ngoại sinh?
A. Phong hóa và Karst (Các-tơ).
B. Đứt gãy và khe nứt.
C. Động đất và Uốn nếp.
D. Uốn nếp và mất ổn định sườn dốc.
4) Tầng chứa nước/tầng khai thác nước ngầm là loại đất đá:
A. Đất sét, sét pha, đá không nứt nẻ và liền khối.
B. Đất sét, sét pha, cát, đá nứt nẻ.
C. Đất đá có hệ số thấm lớn hơn 100m/ngày đêm, cát thô, đá nứt nẻ, cát nhiều cỡ hạt, cát mịn.
D. Cát bụi, cát, đất có hệ số thấm nhỏ hơn 1.16x10-6cm/s.
5) Trong thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), sức kháng xuyên tiêu chuẩn biểu thị:
A. Số lần búa đóng để mũi xuyên xuyên vào trong đất 45cm.
B. Độ sâu mũi xuyên xuyên vào trong đất.
C. Số lần búa đóng để mũi xuyên xuyên vào trong đất 30cm sau cùng.
D. Cả A và C.
6) Trong các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào biểu thị độ ẩm của đất?
A. Hàm lượng nước. B. Độ bão hòa.
C. Khối lượng thể tích bão hòa. D. Khối lượng thể tích đẩy nổi.
7) Đất theo quan điểm địa kỹ thuật là:
A. Tập hợp khoáng vật, vật liệu hữu cơ phân rã có xi măng, pha lỏng và khí bên trong lỗ rỗng.
B. Tập hợp khoáng vật, vật liệu hữu cơ phân rã.
C. Tập hợp vật liệu hữu cơ phân rã có xi măng, pha lỏng và khí bên trong lỗ rỗng.
8) Tốc độ thấm thực được tính bằng công thức nào? (với V: vận tốc thấm giả, Q: lưu lượng thấm,
k: hệ số thấm, I: gradient thủy lực, u: tốc độ thực, A: diện tích mặt cắt ngang, n: độ lỗ rỗng).
A. u = Q/An
B. V = Q/A = k.I
C. u = V/n
D. A và C
9) Các công tác trong đo vẽ và thăm dò ĐCCT ở hiện trường bao gồm:
A. Khoan, quan trắc.
B. Khoan, quan trắc, xử lý số liệu.
C. Đo vẽ bản đồ, khoan đào, thí nghiệm hiện trường, quan trắc.
D. Khoan, quan trắc, xử lý số liệu, báo cáo tổng kết.
10) Đất sét là đất có chỉ số dẻo Ip (%) thỏa mãn điều kiện sau:
A. Ip > 17 B. 7 < Ip  17
C. Ip  17 D. 1 < Ip  17
11) Đất dính bao gồm các loại đất:
A. Sét, sét pha.
B. Cát, cát pha.
C. Sét, sét pha, cát pha.
D. Cát, cát pha, sét pha.
12) Tốc độ thấm thực so với tốc độ thấm giả trong môi trường đất đá như thế nào?
A. Nhỏ hơn tốc độ thấm giả.
B. Lớn hơn tốc độ thấm giả.
C. Bằng nhau.
D. A và C.
13) Khi khảo sát ĐCCT, thí nghiệm cắt cánh hiện trường nên được sử dụng trong:
A. Đá cứng.
B. Đất cuội, sỏi.
C. Đất sét, sét pha có trạng thái chảy, dẻo chảy.
D. Đá nửa cứng.
14) Đất sét pha là đất có chỉ số dẻo Ip (%) thỏa mãn điều kiện sau:
A. Ip > 17 B. 7 < Ip  17
C. Ip  17 D. 1 < Ip  17
15) Đất rời, bao gồm các loại đất:
A. Cát, cát pha.
B. Sạn, sỏi, cát pha.
C. Cát, sạn, sỏi.
D. Cát, cát pha, sạn, sỏi.
16) Tầng chứa nước thượng tầng là:
A. Tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất có liên hệ với đới thông khí.
B. Tầng chứa nước nằm trên thấu kính sét trong đới thông khí.
C. Tầng chứa nước nằm giữa 2 tầng cách nước liên tục và có mực áp lực cao hơn nóc tầng
chứa nước.
D. Cả A và B.
17) Trong điều kiện tự nhiên, nước dưới đất thường chảy theo quy luật:
A. Chảy tầng.
B. Có thể chảy tầng hoặc rối tùy theo điều kiện cụ thể của dòng thấm.
C. Chảy rối.
18) Đất được xem là bão hòa nước khi:
A. Độ bão hòa G = 100 %. B. Độ bão hòa G = 50%.
C. Độ bão hòa G  80%. D. Độ bão hòa 50%  G  100%.
19) Mục đích phân loại đất đá theo ĐCCT:
A. Lập các bản đồ, sơ đồ và mặt cắt ĐCCT.
B. Lựa chọn phương pháp cải thiện các tính chất của đất đá.
C. Xác định thành phần, khối lượng, phương pháp nghiên cứu đất đá về mặt ĐCCT.
D. Cả A, B và C.
20) Tầng chứa nước có áp là:
A. Tầng chứa nước nằm trên thấu kính sét trong đới thông khí.
B . Tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất có liên hệ với đới thông khí.
C. Cả A và B.
D. Tầng chứa nước nằm giữa 2 tầng cách nước liên tục và có mực áp lực cao hơn nóc tầng
chứa nước.
21) Đất sét, sét pha có trạng thái dẻo cứng khi:
A. Độ sệt của đất 0.5  Is  0.75 B. Độ sệt của đất 0.25  Is < 0.50
C. Độ sệt của đất 0  Is < 0.25 D. Độ sệt của đất Is < 0
22) Theo tính chất cơ lý, đất đá được chia thành các nhóm:
A. Đá cứng; đá nửa cứng; đất rời; đất dính; đất có thành phần, tính chất và trạng thái đặc biệt.
B. Đá magma, đất đá trầm tích; đá biến chất.
C. Đất vụn thô, đất loại cát, đất loại sét.
D. Đất cát, đất sét, đất sét pha, đất cát pha.
23) Tiêu chuẩn nước dùng trong sinh hoạt có:
A. Độ pH = 6-8,5; độ cứng > 7mgđl/l; độ tổng khoáng hoá M ≤ 0,5g/l.
B. Độ pH < 6 hoặc > 8,5; độ cứng > 7mgđl/l; độ tổng khoáng hoá M ≤ 0,5g/l.
C. Độ pH < 6 hoặc > 8,5; độ cứng < 7mgđl/l; độ tổng khoáng hoá M ≤ 0,5g/l.
D. Độ pH = 6-8,5; độ cứng < 7mgđl/l; độ tổng khoáng hoá M ≤ 0,5g/l.
24) Đất sét, sét pha có trạng thái dẻo mềm khi:
A. Độ sệt của đất 0.5  Is  0.75. B. Độ sệt của đất 0.25  Is < 0.50.
C. Độ sệt của đất 0  Is < 0.25. D. Độ sệt của đất Is < 0.
25) Theo nguồn gốc, đất đá trầm tích được chia thành các nhóm:
A. Đá magma, đất đá trầm tích, đá biến chất.
B. Trầm tích vụn cơ học, trầm tích sét; trầm tích sinh hóa.
C. Đất dăm, đất cuội, đất cát, đất sét.
D. Đất cát, đất sét, đất sét pha, đất cát pha.
26) Chọn đáp án đúng:
A. Đất cuội có khả năng thấm nước kém hơn đất cát.
B. Đất cuội có khả năng thấm nước tốt hơn đất sét.
C. Đất cát có khả năng thấm nước kém hơn đá cứng.
D. Đất cát có khả năng thấm nước kém hơn đất sét.
27) Đất sét, sét pha có trạng thái nửa cứng khi:
A. Độ sệt của đất 0.5  Is  0.75 B. Độ sệt của đất 0.25  Is < 0.50
C. Độ sệt của đất 0  Is < 0.25 D. Độ sệt của đất Is < 0
28) Theo nguồn gốc, đất đá được chia thành các nhóm chính:
A. Đá magma, đất đá trầm tích, đá biến chất.
B. Trầm tích vụn cơ học, trầm tích sét; trầm tích sinh hóa.
C. Đất dăm, đất cuội, đất cát, đất sét.
D. Đất cát, đất sét, đất sét pha, đất cát pha.
29) Hệ số thấm của đất đá phụ thuộc vào:
A. Thành phần hạt của đất đá. B. Độ chặt của đất đá.
C. Loại đất đá. D. Cả A, B và C.
30) Đất sét, sét pha có trạng thái cứng khi:
A. Độ sệt của đất 0.5  Is  0.75 B. Độ sệt của đất 0.25  Is < 0.50
C. Độ sệt của đất 0  Is < 0.25 D. Độ sệt của đất Is < 0
31) Thành phần hàm lượng SiO2 trong đá < 40% là:
A. Đá axit. B. Đá trung tính.
C. Đá mafic. D. Đá siêu mafic.
32) Hiện tượng cát chảy thường xảy ra trong:
A. Đất sét và đất sét pha . B. Đất cát và đất cát pha.
C. Đá cứng và đá nửa cứng. D. Cả A, B, và C.
33) Khi thí nghiệm xác định độ ẩm của đất, nhiệt độ của tủ sấy từ:
A. 130-140oC. B. 80-105oC.
C. 105-120oC. D. 100-110oC.
34) Độ bền và tính ổn định của đất đá trầm tích phụ thuộc vào:
A. Thành phần các hợp chất tạo nên chúng, đặc điểm kiến trúc, cấu tạo.
B. Mức độ phong hóa và nứt nẻ.
C. Số lượng và thành phần các chất xen lẫn, thể bao.
D. Cả A, B và C.
35) Có thể sử dụng biện pháp nào sau đây để xử lý hiện tượng đất chảy thật:
A. Giảm áp lực thủy động dòng thấm.
B. Tháo khô đất chảy.
C. Tăng áp lực thủy động dòng thấm.
D. Cả A, B và C.
36) Giới hạn dẻo của đất dính được xác định bằng:
A. Phương pháp lăn đất trên tấm kính mờ.
B. Phương pháp Casagrande.
C. Phương pháp chùy Vaxiliev.
D. Cả A, B và C.
37) Cấu tạo đặc xít đặc trưng nhất cho loại đất đá nào sau đây:
A. Đá biến chất.
B. Đá magma xâm nhập.
C. Đá trầm tích.
D. Đá magma phun trào.
38) Thí nghiệm cắt trực tiếp xác định tham số của đất:
A. Lực dính.
B. Hệ số nén lún.
C. Góc ma sát trong.
D. Cả A và C.
39) Trong các loại đá biến chất sau, loại nào dễ xảy ra hiện trượt nhất:
A. Đá có cấu tạo phân phiến.
B. Đá có cấu tạo khối.
C. Đá có cấu tạo dải.
40) Hệ số rỗng là tỉ lệ:
A. Thể tích rỗng/thể tích rắn.
B. Thể tích rỗng/tổng thể tích rắn và rỗng.
C. Thể tích rắn/tổng thể tích rắn và lỏng.
D. Tổng thể tích rắn và rỗng/thể tích rỗng.
41) Nước mưa và nước mặt có thể gây nên những quá trình địa chất nào:
A. Xâm thực và tích tụ của sông.
B. Mương xói.
C. Phong hóa đất đá.
D. Cả A, B và C.
42) Dung trọng tự nhiên của đất là:
A. Trọng lượng phần rắn/thể tích rắn.
B. Tổng trọng lượng rắn và lỏng/thể tích rỗng.
C. Tổng trọng lượng rắn và lỏng/tổng thể tích rắn và rỗng.
D. Trọng lượng rắn/tổng thể tích rắn và rỗng.
43) Đất được sắp xếp theo độ mao dẫn từ thấp đến cao như thế nào là đúng:
A. Sét, sét pha, cát pha, cát bụi.
B. Cát bụi, sét, cát pha, sét pha.
C. Cát bụi, cát pha, sét pha, sét.
44) Khối lượng riêng của đất là:
A. Khối lượng phần rắn/thể tích phần lỏng.
B. Khối lượng phần lỏng/thể tích phần lỏng.
C. Khối lượng phần rắn/tổng thể tích rắn và rỗng.
D. Khối lượng phần rắn/thể tích rắn.
45) Theo điều kiện tồn tại, nước dưới đất được chia thành các loại nào dưới đây:
A. Nước thượng tầng, nước có áp, nước ngầm.
B. Nước liên kết vật lý, nước liên kết hóa học, nước tự do.
C. Nước khe nứt, nước Karst (Các-tơ)
D. Nước rất mềm, nước mềm, nước hơi cứng, nước cứng, nước rất cứng.
46) Chỉ tiêu nào đặc trưng cho trạng thái của đất loại sét?
A. Độ sệt.
B. Độ chặt tương đối.
C. Độ rỗng.
D. Cả A, B và C.
47) Tầng chứa nước là tầng ____.
A. Tầng đất đá không chứa nước và không cho nước di chuyển qua.
B. Tầng đất đá chứa nước và không cho nước di chuyển qua.
C. Tầng đất đá chứa nước trọng lực và cho nước di chuyển qua.
D. Cả A, B và C.
48) Chỉ tiêu nào đặc trưng cho trạng thái của đất loại cát?
A. Độ sệt.
B. Độ chặt tương đối.
C. Độ rỗng.
D. Cả A, B và C.
49) Định luật Darcy phát biểu:
A. Tốc độ thấm tỷ lệ nghịch bậc nhất với gradien thủy lực I.
B. Tốc độ thấm tỷ lệ bậc nhất với gradien thủy lực I.
C. Tốc độ thấm tỷ lệ với gradien thủy lực I.
D. Tốc độ thấm tỷ lệ thuận bậc nhất với gradien thủy lực I.
50) Độ bão hòa nước là tỉ số giữa:
A. Thể tích của nước và thể tích lỗ rỗng.
B. Thể tích của nước và tổng thể tích mẫu.
C. Thể tích của nước và thể tích rắn.
D. Thể tích của rắn và thể tích lỗ rỗng.
51) Công thức Kurlov biểu diển thành phần hóa học của nước dưới đất, tử số là:
A. Anion.
B. Cation.
C. Anion và cation.
D. Anion và pH.
52) Độ ẩm là tỉ số giữa:
A. Khối lượng của phần rắn và khối lượng của nước.
B. Khối lượng của nước và khối lượng của phần rắn.
C. Khối lượng của nước và thể tích phần rắn.
D. Thể tích của phần rắn và thể tích lỗ rỗng.
53) Nước khai thác từ giếng là nước:
A. Tồn tại bên trong hạt khoáng vật.
B. Mao dẫn và nước trọng lực.
C. Kết hợp mặt ngoài.
D. Trọng lực.
54) Bốn yếu tố tổng thể quan trọng khi nghiên cứu ĐCCT là?
A. Độ bão hòa nước, độ bền, độ ẩm.
B. Độ bền, độ ẩm, khả năng đầm chặt, độ ngấm nước của đất đá.
C. Mức độ biến dạng, độ ngấm nước, độ ổn định, độ bền của đất đá.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
55) Tầng cách nước thường là loại đất đá:
A. Đất sét, sét pha, đá không nứt nẻ và liền khối.
B. Đất sét, sét pha, cát, đá nứt nẻ.
C. Cát bụi, sỏi, sạn..
D. Đất đá có hệ số thấm lớn hơn 100m/ngày đêm hay lớn hơn 0.12cm/s.
56) Độ bền của đất đá biểu thị:
A. Khả năng không cho nước ngấm qua của đất đá.
B. Khả năng thay đổi hình dạng kết cấu và thể tích của đất đá.
C. Khả năng của đất đá chống lại sự phá hoại dưới tác dụng của tải trọng.
D. Cả A, B và C.
57) Hoạt động nào sau đây làm ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của đất đá:
A. Khai đào hố móng.
B. Xây dựng công trình.
C. Khai thác nước ngầm.
D. Cả A, B và C.
58) Trong tính toán thiết kế nền móng công trình người ta dùng các chỉ tiêu sau:
A. Dung trọng tự nhiên, khối lượng riêng, độ ẩm, góc ma sát trong.
B. Lực dính, khối lượng riêng, độ ẩm, góc ma sát trong.
C. Hệ số nén lún, lực dính, góc ma sát trong, dung trọng tự nhiên.
D. Độ bão hòa, độ ổn định, biến dạng, mô-đun đàn hồi.
59) Dạng nước nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với tính năng xây dựng của đất sét:
A. Nước mao dẫn.
B. Nước trọng lực.
C. Nước liên kết hóa học.
D. Nước liên kết vật lý.
60) Đất dính có chỉ số dẻo IP = 717 (%) thuộc loại:
A. Đất sét.
B. Đất cát pha.
C. Đất sét pha.
D. Đất cát.

You might also like