You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE


--------o0o--------

TIỂU LUẬN
Bộ môn: Tài Chính Công
Đề tài: Quản lý thuế
Nhóm 3

Lớp: 63B Tài chính doanh nghiệp CLC


Giảng viên: Hà Kiều Oanh
Thành viên nhóm:
Nguyễn Phương Anh
Lê Phương Linh
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Minh Phương
Phạm Hà Thanh Mai
Hoàng Thị Phương Thảo
Trần Hà Trang
Phạm Hà Thanh

Hà Nội, tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC

A. MỤC LỤC ............................................................................................................. 2


B. LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
C. NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................. 4
I. Các xu hướng thay đổi của thuế trực thu và gián thu và việc áp dụng công nghệ số
................................................................................................................................. 4
1. Một số đợt cải cách lớn về thuế ......................................................................... 4
2. Thuế trực thu và Thuế gián thu ......................................................................... 4
3. Xu hướng thay đổi của thuế trực thu và gián thu và việc áp dụng công nghệ số
.............................................................................................................................. 5
II. Quản lý thuế với các nền tảng mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử và hộ kinh
doanh cá thể ............................................................................................................. 6
1. Thành tựu .......................................................................................................... 7
2. Thách thức ........................................................................................................ 7
3. Giải pháp ........................................................................................................... 7
III. Các xu hướng trong việc quản lý thuế trong thời công nghệ số .......................... 7
1. Hệ thống quản lý thuế điện tử ........................................................................... 8
2. Khai thác dữ liệu lớn (Big Data) và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để quản lý
thuế ....................................................................................................................... 8
3. Áp dụng công nghệ Blockchain......................................................................... 9
D. LỜI KẾT ............................................................................................................. 10
E. NGUỒN THAM KHẢO ..................................................................................... 11

2
LỜI MỞ ĐẦU
Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển ngoài những điều kiện cần thiết thì cần có
một bộ máy lãnh đạo, điều hành, quản lý mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế -
chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng. Để bộ máy đó được nuôi sống và hoạt động
thường xuyên liên tục, nhà nước cần có một quỹ tài chính để phục vụ cho các hoạt
động đó. Nguồn tài chính ấy được tạo ra chính là các khoản thu của nhà nước mà
trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất. Ở Việt Nam, nguồn động viên
từ thuế luôn giữ một tỉ lệ lớn. Tuy nhiên thuế lại là một vấn đề nhạy cảm và thường
gây ra sự phản ứng của người dân. Chính vì vậy làm sao để thu thuế đạt hiệu quả mà
vẫn đảm bảo tính công bằng và nguyện vọng của người dân đó là phải thực hiện một
công tác quản lý về thuế tốt. Việc hoàn thiện tốt Quản lý thuế của Nhà nước một mặt
bảo đảm nguồn thu cho Nhà nước, mặt khác động viên được sự đóng góp của toàn
dân trong việc tạo ra một nguồn lực tài chính đủ mạnh để phát triển kinh tế, xây dựng
đất nước. Nhận thức được vai trò của công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng quản lý thuế ở Việt
Nam hiện nay” để tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề chung nhất về thuế và quản
lý thuế, tìm hiểu thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây và đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thuế ở Việt Nam.

3
NỘI DUNG CHÍNH
I. Các xu hướng thay đổi của thuế trực thu và gián thu và việc áp dụng công
nghệ số

1. Một số đợt cải cách lớn về thuế


Nắm bắt được xu hướng thay đổi không ngừng của xã hội loài người, Nhà nước
đã có những đợt cải cách lớn về thuế như những năm 1990 đã xuất hiện các loại thuế
mới. Cho đến năm 1997, có thêm Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế Thu nhập
Doanh nghiệp. Từ 2004-2010, theo Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg năm 2004: Thuế
VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất nhập khẩu theo hướng quốc tế; Thuế thu
nhập doanh nghiệp giảm thuế suất; Thuế thu nhập cá nhân thay thế Pháp lệnh thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao đã có hiệu lực. Từ 2011-2020, theo Quyết định số
732/QĐ-TTg năm 2011: Điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2011 đã áp dụng Thuế môi trường. Và cuối cùng là
năm 2017: Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất thuế VAT từ 10% lên 12%.

2. Thuế trực thu và gián thu


a. Thuế trực thu
Thuế trực thu (Direct tax) là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích
thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu là loại thuế mà người,
hoạt động, tài sản chịu thuế và nộp thuế là một. Những loại thuế thuộc thuế trực thu:
Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tài sản.
Tỷ lệ thuế trực thu trên GDP của Việt Nam giảm từ 10% năm 2006 xuống còn
khoảng 5,67% năm 2017. Nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng trở lại, đạt mức 6,99%
tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2019. Thuế TNDN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất
mặc dù có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân chính là do ngày càng
nhiều ưu đãi thuế được áp dụng cho khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

b. Thuế gián thu


Thuế gián thu được hiểu là loại thuế đánh vào sản phẩm chứ không đánh trực
tiếp vào thu nhập của đối tượng chịu thuế. Tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu thuế
ngày càng tăng, năm 2016 vượt trên 60% và chiếm 11% GDP. Thuế giá trị gia tăng là
nguồn thu lớn nhất trong các loại thuế gián thu, chiếm từ 50% đến 60% tổng thu thuế
gián thu giai đoạn 2006-2019.

4
3. Xu hướng thay đổi của thuế trực thu và gián thu và việc áp dụng công
nghệ số
Bối cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của chính sách thuế trên thế
giới thứ nhất là tác động của quá trình toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế và thương
mại. Thứ hai, yêu cầu xanh hóa hệ thống chính sách thuế vì mục tiêu thúc đẩy tăng
trưởng xanh và phát triển bền vững. Thứ ba, yêu cầu đảm bảo, an ninh, an toàn nền tài
chính công nhằm nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính công.

a, Sự dịch chuyển cơ cấu sang thuế gián thu


Thời gian qua, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, chính phủ nhiều
nước đã phải suy nghĩ thận trọng, tìm kiếm các nguồn thu nhập ngân sách bổ sung. Về
vấn đề này, thuế gián thu đóng một vai trò quan trọng. Do đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ủy ban Châu Âu đều đã
đồng ý thúc đẩy chuyển đổi xu hướng thuế quan từ thuế trực tiếp sang thuế gián thu
để hỗ trợ và giải quyết vấn đề thuế doanh thu khó khăn trước sự phục hồi kinh tế toàn
cầu.
Với sự ưu tiên ngày càng tăng đối với thuế gián thu, các quốc gia đang coi
VAT như một phần chính của cải cách chính sách thuế. Sự chuyển hướng sang VAT
đang dần thay thế các luật thuế tiêu dùng trước đây, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể
trong bối cảnh thuế toàn cầu.

b, Thay đổi cách tính thuế


Các hệ thống thuế đang được sửa đổi ở một số quốc gia để nâng cao tính công
bằng và giải quyết tình trạng giảm giá lớn do thuế dựa trên các tiêu chí khác nhau như
thu nhập cá nhân, thuế tiêu dùng hoặc thuế khối lượng.

5
c, Thay đổi cơ cấu thuế gián thu
Kể từ năm 1965, thuế suất gián thu ở các nước OECD đã trải qua những thay
đổi đáng kể. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế hải quan và thuế bán hàng chiếm khoảng
78% tổng doanh thu. Đáng ngạc nhiên là thuế giá trị gia tăng (VAT) chỉ đóng góp
trung bình 4,6% vào tổng doanh thu. Từ 2011 đến 2014 đã có sự gia tăng doanh thu
thuế tiêu dùng lên đến 49,7% tổng doanh thu thuế ở các nước OECD. VAT là khoản
đóng góp lớn nhất tiếp theo là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu, thuế bán hàng,
thuế hàng hóa và dịch vụ.

d, Ứng dụng CNTT


Hiện nay các hoạt động thanh tra thuế, hải quan đã áp dụng các công cụ công
nghệ hiện đại, dễ dàng tiếp cận, đánh giá, phân tích, so sánh dữ liệu trong quá trình
thanh tra. Việc này giúp giảm phần lớn chi phí phát sinh trong hoạt động kê khai và
cưỡng chế thuế. Ngày càng có nhiều cơ quan thuế trên thế giới áp dụng kiểm toán
điện tử, hồ sơ tài chính và hệ thống thuế doanh nghiệp.

e, Chuyển biến về chính sách thuế ở Việt Nam


Có thể thấy cơ cấu hệ thống chính sách thuế quan của Việt Nam hiện nay đã
đồng nhất và tương đương với các nền kinh tế tiên tiến thông qua cải cách thuế quan.
Cu ̣ thể như giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất, tăng năng suất lao động, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mức thuế
suất trung bình là 20% và 17%.
Đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN), chính sách mới đã đưa ra các định
mức, hạn chế cụ thể, làm rõ phạm vi đối tượng nộp thuế, mở rộng đối tượng miễn
thuế, quy định mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, tương
đương tối đa là 108 triệu đồng/năm, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là
3,6 triệu đồng/tháng, tương đương 43,2 triệu đồng/năm.
Đối với thuế TTĐB đã tăng thuế suất đối với bia, rượu, thuốc lá và hoạt động
casino, trò chơi điện tử có thưởng.
Đối với thuế GTGT thì giữ nguyên thuế suất.

d, Kinh nghiệm & Thực trạng việc áp dụng CNTT vào lĩnh vực quản lý thuế tại
VN
Trong nhiều năm qua, CNTT luôn được ngành Tài chính Việt Nam ưu tiên và
coi trọng , đặc biệt là lĩnh vực quản lý thuế với mục tiêu ưu tiên là đưa CNTT trở
thành công cụ hữu ích để cải cách, hiện đại hóa và điện tử hóa các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, phát triển hệ thống CNTT tích hợp, tập trung, đảm bảo lấy người dân,
doanh nghiệp làm trung tâm, công khai minh bạch, hiệu quả. Cung cấp các dịch vụ
thuế số và các dữ liệu điện tử để tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Ứng dụng các
thành tựu công nghệ mới phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Cuối cùng, phát triển hạ
tầng kỹ thuật CNTT, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ.

6
II. Quản lý thuế với các nền tảng mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử và hộ kinh
doanh cá thể

Từ năm 2018 đến nay, doanh thu hoạt động TMĐT xuyên biên giới thông qua
kê khai nộp thuế nhà thầu của tổ chức Việt Nam đạt mức 5.588 tỷ đồng. Mức thu
nhập này tăng dần qua các năm, bình quân giai đoạn 2018 - 2021 đạt 130%, riêng
năm 2021 đạt 1.591 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020. Một số nhà cung cấp cho
phép người nước ngoài khai nộp thuế thay với số lượng lớn thu nhập đóng góp vào
NSNN, ví dụ: Facebook (2.099 tỷ đồng); Google (2.114,6 tỷ đồng); Microsoft (714 tỷ
đồng)
Theo thông tin từ ban quản lý, hiện có 139 chủ sàn giao dịch TMĐT (bao gồm
41 sàn giao dịch TMĐT, 98 sàn giao dịch TMĐT cung cấp dịch vụ) và 3 công ty
thương mại tại Việt Nam.

1. Thành tựu
Việt Nam đã trở thành một trong bốn nước đầu tiên Khu vực Đông Nam Á
thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của quốc gia đối với doanh
nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ
khác không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.

2. Thách thức
Thách thức lớn nhất là khả năng quản lý đầy đủ nguồn thu và người nộp thuế.
Một thách thức khác là khó xác định cơ sở tính thuế. Trong nền kinh tế kỹ thuật số,
rất khó để phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là tiền bản quyền, phí dịch vụ hoặc
bán hàng hóa nói chung. Ngoài ra, cán bộ thuế khó kiểm soát các giao dịch thương
mại để quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT.

3. Giải pháp
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thu thuế của DN
TMĐT, DN mạng xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, ngành thuế
đã triển khai mạnh mẽ công tác công khai, chính sách thuế ra xã hội bao gồm: Đối với
các doanh nghiệp có doanh thu năm từ 1 tỷ đồng trở lên thì người bán phải nộp thuế
khấu trừ; Đối với doanh thu năm không vượt quá 1 tỷ đồng thì tính theo phương pháp
trực tiếp GTGT để nộp thuế GTGT. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh
nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai.
Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc tham gia hoạt động
kinh doanh TMĐT tại Việt Nam và kinh doanh trên MXH: Trường hợp người mua
sản phẩm TMĐT thông qua MXH là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam. Bên mua có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thay số thuế mà bên
7
giao thầu phải nộp. Trường hợp bên mua là tổ chức, cá nhân khác thì nhà thầu nước
ngoài phải kê khai nộp thuế đối với hàng hóa, dịch vụ cung cấp, trường hợp này nhà
thầu nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được kê khai nộp thuế thông
qua đại lý thuế.
Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh: Theo quy định tại Luật Thuế GTGT, Luật
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), cá nhân kinh doanh không phân biệt kinh doanh theo
hình thức truyền thống hay kinh doanh TMĐT đều thuộc diện chịu thuế GTGT và
thuế TNCN nếu có phát sinh doanh thu từ trên 100 triệu đồng/năm trở lên.

III. Các xu hướng trong việc quản lý thuế trong thời công nghệ số

Công nghệ số đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực, và công tác quản lý thuế
cũng không ngoại lệ. Lâu nay, Bộ Tài chính, đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước về
Thuế đã triển khai nhiều giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cũng như
hiện đại hoá công tác quản lý thuế trong lĩnh vực này để chống thất thu thuế trong
tương lai.

1. Hệ thống quản lý thuế điện tử


a. Thuế điện tử là gì?
Thuế điện tử được biết đến là hệ thống kê khai thuế qua mạng được Tổng cục
thuế khai thác và đưa vào ứng dụng. Hệ thống này được Tổng cục Thuế đưa vào triển
khai thực tế từ 2016 với mục đích giải quyết tối ưu các vấn đề của nộp thuế truyền
thống từ đó người dân và các doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai trực tuyến.
b. Những lợi ích của Thuế điện tử
* Lợi ích đối với người nộp thuế
1 - Nộp thuế điện tử giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí
giấy tờ.
2 - Giúp người nộp thuế nộp tiền Thuế mọi lúc, mọi nơi.
3 - Dễ dàng kiểm tra thông tin nộp thuế.
4 - Giảm thiểu sai sót khi lập giấy nộp tiền.
5 - Tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý.
* Lợi ích đối với cơ quan thuế
1 - Tiết kiệm thời gian nhân lực cho nhiều vị trí tiếp nhận hồ sơ.
2 - Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế.
3 - Hạn chế tối đa các sai sót, hạn chế phải điều chỉnh chứng từ.
4 - Tăng mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư quốc tế.
* Lợi ích đối với ngân hàng thương mại
1 - Giảm được số lượng công việc, tiết kiệm nguồn nhân lực và thời gian hơn so với
nộp trực tiếp.

8
2 - Hạn chế sai sót thông tin về người nộp thuế, hạn chế sai sót thông tin của các
chứng từ nộp sai cần tra soát.
3 - Có thêm nhiều khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

2. Khai thác dữ liệu lớn (Big Data) và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để quản
lý thuế
Trong lĩnh vực quản lý thuế, sử dụng Big Data và AI có thể mang lại nhiều lợi
ích như sau:
1 - Xử lý tự động các tài liệu về thuế liên quan đến doanh nghiệp.
2 - Giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến việc kiểm tra dữ liệu, xác thực thông
tin, tính toán thuế và đăng ký quá trình thuế.
3 - Tăng tính truy xuất và giá trị của dữ liệu.
4 - Tăng tính linh hoạt trong việc kiểm tra dữ liệu.
5 - Nâng cao khả năng dự đoán về định hướng và mức thuế phù hợp với tình hình
kinh tế.

3. Áp dụng công nghệ Blockchain:

Blockchain là một công nghệ mới đang được áp dụng trong quản lý thuế.
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn
dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một
công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng
ngang hàng. Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên
kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu
khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain
được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.
Những đặc tính ưu điểm của Blockchain mang lại những tiềm năng nổi bật ứng
dụng vào quản lý thuế: Minh bạch (Transparency) - truy xuất nguồn gốc, xuất xứ,
minh bạch trong các giao dịch; Kiểm soát (Control) - hạn chế người dùng, không phải
ai cũng có quyền tham gia truy cập, thu thập thông tin trong mạng lưới Blockchain;
Bảo mật (Security) - không thể bị thay đổi hoặc giả mạo khi dữ liệu đã được lưu trữ
vào hệ thống; Thông tin theo thời gian thực (Real time information) - khi giao dịch
thành công, thông tin sẽ được cập nhật tức thời tới những đối tượng tham gia hệ
thống.
Từ đó, ứng dụng Blockchain có thể giúp các cơ quan thuế giảm gánh nặng quản
lý, thu thuế với chi phí thấp và giúp thu hẹp khoảng cách giữa các đối tượng trong
việc nộp thuế, ngăn ngừa gian lận thuế, đồng thời giúp giảm chi phí và gia tăng giá trị
trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, chính phủ.

9
LỜI KẾT
Xây dựng một nền kinh tế số lớn mạnh là điều kiện cần để các quốc gia tham
gia vào cuộc cách mạng 4.0, trong đó Quản lý thuế là một điều vô cùng cần thiết.
Chính vì thế Nhà nước đã có những thay đổi quan trọng trong Quản lý thuế để
bắt kịp xu hướng hiện tại song song với đó là việc Quản lý thuế đối với hoạt động
Thương mại điện tử. Tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
và Nhà nước cần xác định được định hướng đạt được trong thời gian ngắn hạn và dài
hạn khi nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến đầu tiên trên con đường hội
nhập và phát triển công nghệ số.
Có thể nhận thấy rõ, việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý thuế giúp cho
việc tính toán và báo cáo thuế dễ dàng hơn, tăng tính chính xác và giảm thiểu thủ tục
giấy tờ. Các xu hướng mới trong quản lý thuế được đưa ra nhằm thích ứng sự thay đổi
của công nghệ số và mang lại nhiều lợi ích cho cả chính quyền và doanh nghiệp.
Và cuối cùng, việc sử dụng Big Data và AI có thể mang lại nhiều lợi ích cho
quản lý thuế, giúp tăng tính chính xác, độ tin cậy, tính minh bạch và giảm thiểu thời
gian và chi phí liên quan đến quản lý. Ngoài ra, việc sử dụng Big Data và AI cũng có
khả năng nâng cao khả năng dự đoán của chính phủ về xu hướng và tình hình kinh tế.

10
NGUỒN THAM KHẢO
TÀI LIỆU HỘI THẢO PHÂN TÍCH CẤU TRÚC, XU HƯỚNG VÀ GÁNH NẶNG
THUẾ TẠI VIỆT NAM HƯỚNG TỚI MỘT HỆ THỐNG THUẾ CÔNG BẰNG
Xu hướng cải cách thuế gián thu trên thế giới

11

You might also like