You are on page 1of 6

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP LÀ GÌ?

Trung thực được hiểu là sự ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật, không làm sai lạc sự thật.
Trung thực trong học tập và thi cử là hướng tới tiếp thu, nắm vững kiến thức tạo thực lực cho
bản thân, làm bài thi bằng những kiến thức mình có, không gian lận hòng đạt kết quả cao hơn
khả năng thật.
BIỂU HIỆN: Không chép bài tập của bạn, không hỏi bài khi thi, không quay cóp, không có hành
vi gian lận, dối trá trong khi làm bài kiểm tra, có thái độ nghiêm túc làm bài đúng với kiến thức
và khả năng của mình, không lấy của người khác làm bài của mình…
GIAN DỐI TRONG HỌC TẬP LÀ GÌ?

Thiếu trung thực, hay gian dối, là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn
đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ
quên kiến thức thực, dùng sản phẩm của người khác để đối phó giáo dục chứ không tự học và thi
bằng sức mình. Biểu hiện: quay cóp bài; lấy sản phẩm của người khác làm của mình; sử dụng tài
liệu trong thi cử, kiểm tra; đút lót, hối lộ để được biết đáp án, biết đề; luôn tìm cách để gian
lận; ...

VÌ SAO CẦN PHẢI TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP


Trung thực là đức tính quý báu của mỗi con người và tính trung thực trong học tập, thi cử
của học sinh là cần thiết, có nhiều tác dụng, ý nghĩa. Nếu có tính trung thực thì nhân cách của
mỗi con người sẽ được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác yêu mến, kính trọng.
Điều quan trọng hơn cả là bản thân của người có tính trung thực sẽ tự xây dựng cho mình một
hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng những người xung quanh. Nhờ có tính trung thực trong học
tập, chúng ta mới có được những kiến thức thực do chính chúng ta thu nhận và rèn luyện chứ
không do học vẹt, học máy móc, học qua loa, đối phó…
Tính trung thực còn giúp chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh
có tính trung thực trong học tập, thi cử thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học
sinh để có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao kiến thức
Thì cách đây 3 năm cũng đã có một sự việc mà gây xôn xao, chấn động cả nước Việt Nam!. Đó
là vụ gian lận điểm số ở các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang. Hơn 100 hs được nâng điểm, từ
1.25,1 điểm mà lên tới 9,10 điểm cũng có nữa. Những sai phạm trong đợt thi năm ấy được đánh
giá là chưa từng có ở trong lịch sử các kì thi thpt quốc gia: diễn ra trong quy mô liên tỉnh, hàng
chục cán bộ quản lý giáo dục bị tạm giam, hs điểm cao bị rớt tốt nghiệp, có người thì bị khởi tố,
hàng trăm bài thi chưa trở về điểm thực. Để lại nỗi đau cho ngành giáo dục nước ta. Không chỉ
có học sinh mà cả những người có chức vụ to lớn và quan trọng ngành giáo dục, vì đồng tiền
cũng sẵn sàng đánh mất đạo Đức nghề nghiệp của mình. Như vạy ta có thể thấy là gian lận để lại
rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đk nào? Ngày nay máy móc công nghệ hiện đại thì học sinh sinh
viên sẽ có nhiều cách để xoay sở quay cóp phao bài trong giờ kiểm tra hơn, như kt thì lại càng dễ
gìn lận hơn nữa. Sau đây là một clip nói về hành vi gian lận đầy tinh vi của các sinh viên Hàn
quốc ha:

Câu hỏi

Câu 1: Đối lập với trung thực là?

A. Giả dối.

B. Tiết kiệm.

C. Chăm chỉ.

D. Khiêm tốn.

Câu 2: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng
tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Coi như không biết.

B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.

C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.

D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

Câu 3: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực

A. Cây ngay không sợ chết đứng

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành

C. Người gian thì sợ người ngay

Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo

D. A, B, C đúng

Câu 4: Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế
nào là trung thực: "Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân
lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình
mắc khuyết điểm".

A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm

B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm

C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra

D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra

Câu 5: Vì sao phải trung thực trong học tập ?

A. Giúp chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người

B. Để thầy cô giáo đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế
hoạch bồi dưỡng và nâng cao kiến thức

C. Cả 2 ý trên

Câu 6: Đâu là những biểu hiện của việc thiếu trung thực trong học
tập?

A.Copy bài của bạn


B. Sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra
C. Gọi điện nhờ bạn hỗ trợ khi kiểm tra online
D.Cả 3 ý trên
Câu 7: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi

C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra nhìn trộm bài của bạn

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất

Câu 8: Những tình huống nào sau đây cần thể hiện đức tính trung thực

A. Thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra


B. A là một cô bé 10 tuổi xinh xắn, nay A được mẹ đưa đi khám định kỳ
sức khỏe thì bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư máu ác tính, mẹ A đã
không nói với A

C. Hôm nay có buổi học thêm phụ đạo buổi tối, K đã không đi học và đi
chơi game

D. A, C đúng

 Câu 9: Người trung thực là

A. Không chấp nhận điều giả dối

B. Che dấu cho người bạn thân về lỗi của họ

C. Bỏ qua những việc làm sai trái

D. Làm việc gì cũng vì lợi ích riêng

Câu 10:  Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 11: Biểu hiện của đức tính trung thực là?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.


D. Cả A, B, C.

Câu 12: Biểu hiện của không trung thực là?

A. Giả vờ ốm để không phải đi học.

B. Nói dối mẹ để đi chơi game, trốn học

C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn bè thầy cô trên facebook.

D. Cả A, B, C.

Câu 13: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.
D. Cả A,B,C.

Câu 14: Những tình huống nào sau đây cần thể hiện đức tính trung thực
A. Thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra
B. A là một cô bé 10 tuổi xinh xắn, nay A được mẹ đưa đi khám định kỳ sức khỏe
thì bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư máu ác tính, mẹ A đã không nói với A
C. Hôm nay có buổi học thêm phụ đạo buổi tối, K đã không đi học và đi chơi game
D. A, C đúng

Câu 15: Bạn học của bạn lấy xe máy của giáo viên trong trường ra để
đùa. Không may anh ta đâm sầm vào gốc cây và chiếc xe bị hỏng.
Nhưng vị giáo viên kia không hề biết, và hỏi bạn xem bạn có biết gì
không? Bạn sẽ:
A. Nói rằng thủ phạm là người khác?
B. Nói rằng mình chẳng biết gì cả?
C. Nói rằng người bạn mình là thủ phạm?
D. Nói rằng mình không rõ, sau đó thuyết phục người bạn nhận lỗi với
giáo viên?

You might also like