You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ – HKII

MÔN TIN HỌC, KHỐI 10

I. Hình thức thi: Trắc nghiệm +Tự luận


- Trắc nghiệm: 7 điểm gồm 28 câu
- Tự luận: 3 điểm gồm 2 câu
II. Nội dung
1. Trắc nghiệm
- Bài 10, 12, 14, 16, 18 chủ đề F
- Bài 1, 3, 4 chủ đề Acs
2. Tự luận
- Bài 15 chủ đề F
- Bài 2 chủ đề Acs
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Các bài 10, 12, 14 chủ đề F: tương tự giữa học kì2
Bài 16F
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về lỗi cú pháp?

A. Là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ.

B. Là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện.

C. Là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.

D. Tất cả các lỗi trên.

Đáp án đúng là: A


Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng về lỗi ngoại lệ?

A. Là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ.

B. Là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện.

C. Là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.

D. Tất cả các lỗi trên.

Đáp án đúng là: B


Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng về lỗi ngữ nghĩa?

A. Là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ.

B. Là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện.

C. Là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.

D. Tất cả các lỗi trên.

Đáp án đúng là: C


Câu 4. Công cụ Debug dùng để:

A. Chạy chương trình.


B. Lưu chương trình.

C. Mở chương trình.

D. Gỡ lỗi.

Đáp án đúng là: D


Câu 5. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Lỗi ngữ nghĩa là lỗi khó phát hiện nhất.

B. Ngôn ngữ lập trình Python cung cấp công cụ Debug để gỡ lỗi .

C. Lỗi ngoại lệ là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện. Lỗi này
sẽ được hiển thị ngay trên màn hình.

D. Truy vết để tìm lỗi là một quá trình vô cùng đơn giản, không tốn thời gian.

Đáp án đúng là: D


Câu 6. Cho đoạn chương trình sau:

a=int(input()

print(a)

Lỗi trong chương trình trên là lỗi:

A. Cú pháp.

B. Ngữ nghĩa

C. Ngoại lệ

D. Tất cả các lỗi trên.

Đáp án đúng là: A


Câu 7. Chọn khẳng định đúng nhất?

A. Lỗi ngoại lệ (Exception Error) là lỗi phát sinh khi đang thực thi chương trình (Runtime error).

B. Lỗi cú pháp (Syntax Error) cũng là một ngoại lệ.

C. Lỗi ngoại lệ được Python dùng để loại bỏ một khối code khỏi chương trình.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án đúng là: A


Câu 8. Để kiểm thử chương trình có bao nhiêu nhóm dữ liệu khác nhau cần tạo ra:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Đáp án đúng là: C
Câu 9. Lỗi nào khó phát hiện nhất?

A. Lỗi cú pháp.

B. Lỗi ngữ nghĩa.

C. Lỗi ngoại lệ.

D. Cả ba lỗi trên.

Đáp án đúng là: B


Câu 10. Thư viện PDB là thư viện dùng để:

A. Cung cấp các thủ tục vào ra của chương trình.

B. Cung cấp hàng loạt các hàm dùng cho việc giao tiếp với hệ điều hành

C. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu.

D. Cung cấp các dịch vụ gỡ lỗi.

Đáp án đúng là: D


Câu 11. Để kiểm thử những trường hợp thường gặp trong thực tế ta chọn bộ dữ liệu như thế nào?

A. Có kích thước đủ nhỏ.

B. Có kích thước lớn.

C. Có kích thước lớn nhất có thể.

D. Có kích thước bất kì.

Đáp án đúng là: A


Câu 12. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Môi trường lập trình bậc cao nói chung và Python nói riêng có công cụ hỗ trợ cho người dùng tìm lỗi.

B. Việc đọc kĩ chương trình để tìm lỗi chỉ thích hợp với các chương trình ngắn, đơn giản.

C. Lỗi ngoại lệ hay còn gọi là lỗi Runtime.

D. Lỗi ngữ nghĩa là lỗi dễ phát hiện.

Đáp án đúng là: D


Câu 13. Muốn truy vết để tìm lỗi ta nên:

A. Sử dụng công cụ gỡ lỗi của chương trình lập trình hoặc đưa thêm các câu lệnh xuất ra kết quả trung
gian của quá trình tính toán.

B. Sử dụng thêm câu lệnh nhập.

C. Lưu lại chương trình.

D. Gõ lại chương trình.


Đáp án đúng là: A
Câu 14. Để xem giá trị các biến sau khi thực hiện một câu lệnh ta dùng:

A. Lệnh intput().

B. Các phép tính toán.

C. Công cụ Debug.

D. Thư viện PDB.

Đáp án đúng là: C


Câu 15. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cố mở một file không tồn tại?

A. Python tự động tạo một file mới dưới tên bạn đang gọi ra.

B. Không có gì xảy ra vì file không tồn tại.

C. Gây ra một lỗi ngoại lệ.

D. Không có đáp án nào đúng.

Đáp án đúng là: C


Bài 18F

Câu 1. Quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính có …bước:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng là: C


Câu 2. Bước xác định bài toán là:

A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.

B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.

C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với
những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán
đó.

D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.

Đáp án đúng là: B


Câu 3. Các bước giải bài toán trên máy tính:

A. Xác định bài toán → Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu → Kiểm thử, chạy và hiệu
chỉnh chương trình → Viết chương trình.

B. Viết chương trình → Xác định bài toán → Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu →
Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình.
C. Xác định bài toán → Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình → Viết chương trình → Tìm thuật
toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu.

D. Xác định bài toán → Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu → Viết chương trình  →
Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình.

Đáp án đúng là: D


Câu 4. Bước tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu là:

A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.

B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.

C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với
những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán
đó.

D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.

Đáp án đúng là: C


Câu 5. Bước viết chương trình là:

A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.

B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.

C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với
những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán
đó.

D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.

Đáp án đúng là: A


Câu 6. Bước kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình là:

A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.

B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.

C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với
những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán
đó.

D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.

Đáp án đúng là: D


Câu 7. Có bao nhiêu chế độ dịch chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Đáp án đúng là: B
Câu 8. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về chế độ biên dịch?

A. Chương trình không còn lỗi cú pháp sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy. Chương trình trên ngôn ngữ
máy này sẽ được gọi ra ở mỗi lần cần thực hiện.

B. Khi thực hiện chương trình, gặp đến câu lệnh nào thì câu lệnh đó sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy để
thực hiện. Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu một câu lệnh được thực hiện bao nhiêu lần thì nó
sẽ được dịch lại bấy nhiêu lần.

C. Chương trình còn lỗi cú pháp sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy.

D. Khi thực hiện chương trình, các câu lệnh sẽ được dịch đồng thời sang ngôn ngữ máy để thực hiện.

Đáp án đúng là: A


Câu 9. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về chế độ thông dịch?

A. Chương trình không còn lỗi cú pháp sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy. Chương trình trên ngôn ngữ
máy này sẽ được gọi ra ở mỗi lần cần thực hiện.

B. Khi thực hiện chương trình, gặp đến câu lệnh nào thì câu lệnh đó sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy để
thực hiện. Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu một câu lệnh được thực hiện bao nhiêu lần thì nó
sẽ được dịch lại bấy nhiêu lần.

C. Chương trình còn lỗi cú pháp sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy.

D. Khi thực hiện chương trình, các câu lệnh sẽ được dịch đồng thời sang ngôn ngữ máy để thực hiện.

Đáp án đúng là: B


Câu 10. Bước quan trọng nhất để giải một bài toán trên máy tính là:

A. Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu thiết kế thuật toán.

B. Viết chương trình.

C. Xác định bài toán.

D. Kiểm thử chương trình.

Đáp án đúng là: C


Câu 11. Mục đích của việc kiểm thử chương trình là:

A. Xác định lại bài toán.

B. Phát hiện và sửa lỗi.

C. Mô tả chi tiết bài toán.

D. Để tạo ra một chương trình mới

Đáp án đúng là: B


Câu 12. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy để thực hiện.

B. Có hai chương trình dịch là biên dịch và thông dịch.
C. Quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính có 4 bước.

D. Không cần viết chương trình ta vẫn có thể giải một toán trên máy tính.

Đáp án đúng là: D


Câu 13. Cho bài toán: Giải phương trình ax2+bx+c=0. Ở bước xác định bài toán ta xác định đươc:

A. Dữ liệu bài toán cho là 3 số a,b,c. Cần tìm giá trị x thỏa mãn ax2+bx+c=0.

B. Cần sử dụng ngôn ngữ Python để viết chương trình.

C. Sử dụng bộ dữ liệu nhỏ để kiểm thử.

D. Thuật toán để giải bài toán.

Đáp án đúng là: A


Câu 14. Tiêu chí lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là gì?

A. Hiệu quả về thời gian.

B. Hiệu quả về không gian.

C. Khả thi khi cài đặt.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng là: D


Câu 15. Thuật toán tối ưu là:

A. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ...

B. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...

C. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...

D. Sử dụng nhiều thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán...

Đáp án đúng là: A


Bài 1Acs
Câu 1. Cho x=0, y=1

Kết quả của phép x AND y là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án đúng là: A


Câu 2. Cho x=0

Kết quả của phép NOT x là:


A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án đúng là: B


Câu 3. Cho x=0, y=0

Kết quả của phép x OR y là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án đúng là: A


Câu 4. Cho x=01001

Kết quả của phép NOT x là:

A. 01001

B. 10001

C. 10110

D. 10111

Đáp án đúng là: C


Câu 5. Dãy bit 1001 biểu diễn số nào ở hệ thập phân?

A. 2

B. 6

C. 8

D. 9

Đáp án đúng là: D


Câu 6. Số 8 ở hệ thập phân chuyển sang hệ nhị phân có biểu diễn:

A. 0001

B. 1001

C. 1000

D. 0101

Đáp án đúng là: C


Câu 7. Cho x=01001, y=10011

Kết quả của phép x AND y là:

A. 00001

B. 11111

C. 11101

D. 10000

Đáp án đúng là: A


Câu 8. Cho x=01001, y=10011

Kết quả của phép x XOR y là:

A. 00001

B. 11110

C. 00101

D. 11010

Đáp án đúng là: D


Câu 9. Cho x=00111, y=10011

Kết quả của phép x + y là:

A. 11011

B. 11010

C. 00101

D. 10010

Đáp án đúng là: B


Câu 10. Cho x=100, y=10

Kết quả của phép x * y là:

A. 0001

B. 1000

C. 1001

D. 1100

Đáp án đúng là: B


Câu 11. Vai trò của hệ nhị phân là:

A. Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng.
B. Để con người dễ đọc thông tin trong máy tính.

C. Nhờ có hệ nhị phân máy tính mới kết nối được với internet.

D. Để bảo mật thông tin.

Đáp án đúng là: A


Câu 12. Hệ đếm nhị phân dùng trong máy tính gồm 2 chữ số nào?

A. 0 và 1

B. 0 và 2

C.1 và 2

D. 1 và 2

Đáp án đúng là: A


Câu 13. Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số 31 trong hệ thập phân?

A. 1101010

B. 1010010     

C. 0011111  

D. 1100110

Đáp án đúng là: C


Câu 14. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng.

B. Hệ đếm nhị phân là hệ đếm chỉ dùng hai chữ số 0 và 1.

C. Phép toán XOR cho kết quả là 0 khi và chỉ khi hai bit toán hạng trái ngược nhau.

D. Phép toán NOT cho kết quả trái ngược với đầu vào.

Đáp án đúng là: C


Câu 15. Hệ đếm thập phân là hệ đếm dùng các chữ số:

A. 0 và 1

B. 0 đến 9

C. A đến F

D. 0 đến 9, A, B, C, D, E, F

Đáp án đúng là: B


Bài 3Acs
Câu 1. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về bảng mã ASCII?
A. ASCII là viết tắt của cụm từ American Standard Code for Information Interchange, có nghĩa là chuẩn
mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ. Đây là bộ mã hóa ký tự cho bảng chữ cái La Tinh và được dùng để hiển
thị văn bản trong máy tính.

B. Bảng mã được thiết kế với mục đích thống nhất mã kí tự để máy tính có thể “viết chữ” của rất nhiều
ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

C. Là bảng mã dùng để gõ chữ tiếng việt trên máy tính.

D. Là bảng mã mã hóa được 250 kí tự.

Đáp án đúng là: A


Câu 2. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về bảng mã UNICODE?

A. Không gian mã Unicode được chia thành các khối, cứ hai khối mã sẽ được dành riêng cho cho một
ngôn ngữ cụ thể.

B. Bảng mã được thiết kế với mục đích thống nhất mã kí tự để máy tính có thể “viết chữ” của rất nhiều
ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

C. Là bảng mã mã hóa được 250 kí tự.

D. Là bảng mã không hỗ trợ Tiếng Việt.

Đáp án đúng là: B


Câu 3. Bộ mã ASCII dùng bao nhiêu bit để mã hoá các kí tự:

A. 7

B. 1

C. 2

D. 8

Đáp án đúng là: D


Câu 4. Trong bảng mã ASCII 1 kí tự được mã hóa bằng bao nhiêu bit?

A. 7

B. 8

C. 16

D. 32

Đáp án đúng là: A


Câu 5. Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. Bộ mã ASCII dùng để mã hoá thông tin dạng hình ảnh.

B. Bộ mã ASCII dùng để mã hoá thông tin dạng văn bản.

C. Bộ mã ASCII dùng để mã hoá thông tin dạng âm thanh.


D. Bộ mã UNICODE có thể mã hoá được 65536 kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn
bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

Đáp án đúng là: D


Câu 6. Trong các bộ mã dưới đây, bộ mã nào không hỗ trợ Tiếng Việt?

A. ASCII

B. UNICODE

C. TCVN3

D. VNI

Đáp án đúng là: A


Câu 7. Bộ mã ASCII mở rộng có thể biểu diễn bao nhiêu kí tự khác nhau:

A. 255

B. 256

C. 266

D. 258

Đáp án đúng là: B


Câu 8. Các kí tự “ â”, á”, “ể”.. có trong bảng mã nào?

A. Bảng mã ASCII.

B. Bảng mã ASCII mở rộng.

C. Bảng mã UNICODE.

D. Không có trong bảng mã nào.

Đáp án đúng là: C


Câu 9. Con đường đi từ các kí tự cho đến mã nhị phân của nó được chia làm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng là: B

Câu 10. Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode?

A. VNI-Times

B. VnArial

C. VnTime
D. Time New Roman

Đáp án đúng là: D


Câu 11. Trong bảng mã ASCII biểu diễn của kí tự “A” ở hệ nhị phân là:

A. 100 0001

B. 100 0000

C. 000 0001

D. 000 0000

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Trong bảng mã ASCII ở hệ nhị phân biểu diễn 100 0010 là của kí tự:

A. “A”

B. “B”

C. “C”

D. ”D”

Đáp án đúng là: B


Câu 13. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Ba dạng thông tin cơ bản là: Dạng âm thanh, dạng văn bản, dạng hình ảnh.

B. Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng hệ thập phân.

C. Khi thông tin được biểu diễn trong máy tính, người ta gọi là dữ liệu.

D. Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1.

Đáp án đúng là: B

Câu 14. Có bao nhiêu dạng thông tin trong máy tính:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng là: C


Câu 15. Font chữ nào sau đây thuộc bảng mã TCVN3:

A. Vn times

B. Tahoma

C. Times New Roman


D. Arial

Đáp án đúng là: A


Bài 4Acs
Câu 1. Pixel là:
A. Là phần tử nhỏ nhất của mỗi bức ảnh.
B. Là phần tử lớn nhất của mỗi bức ảnh.
C. Là một mảnh ghép của bức ảnh.
D. Là một bức ảnh.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Một bức ảnh có thông tin kích thước “Dimensions: 1600 ×1200”, vậy bức ảnh có số điểm ảnh là:
A. 1600
B. 1 920 000
C. 1200
D. 2800
Đáp án đúng là: B
Câu 3. Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng:
A. Chiều ngang của ảnh.
B. Chiều cao của ảnh.
C. Cặp hai số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc.
D. Tích chiều ngang và chiều cao của ảnh.
Đáp án đúng là: C
Câu 4. Một bức ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị “vỡ” ảnh là do:
A. Ảnh có độ phân giải thấp.
B. Ảnh có độ phân giải cao.
C. Ảnh có nhiều điểm ảnh.
D. Ảnh có nhiều pixel.
Đáp án đúng là: A
Câu 5. Hệ màu RGB có số lượng màu là:
A. 255
B. 256
C. 257
D. 16 777 216
Đáp án đúng là: D
Câu 6. Trong hệ màu RGB giá trị cường độ của mỗi màu biến thiên từ:
A. 0 đến 256
B. 0 đến 255
C. 0 đến 257
D. 0 đến 258
Đáp án đúng là: B
Câu 7. Khẳng định nào sau đây là sai:
A. Màu khác nhau thì mã nhị phân khác nhau.
B. Hệ màu RGB dành 1 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.
C. Số điểm ảnh thấp thì ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị “vỡ” ảnh.
D. Pixel là phần tử lớn nhất của mỗi bức hình.
Đáp án đúng là: D
Câu 8. Đồ thị biểu diễn sóng âm thanh có dạng:
A. Là một đường cong không liên tục, lên xuống nhấp nhô.
B. Là một đường thẳng.
C. Là một đường cong liên tục, lên xuống nhấp nhô.
D. Là một đường tròn.
Đáp án đúng là: C
Câu 9. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về biên độ sóng âm?
A. Biên độ sóng âm không đổi, là một đoạn thẳng nằm ngang trên đồ thị.
B. Biên độ sóng âm thay đổi.
C. Biên độ sóng âm là một đường cong trên đồ thị.
D. Biên độ sóng âm là một đường lên xuống nhấp nhô.
Đáp án đúng là: A
Câu 10. Tốc độ lấy mẫu là:
A. Số mẫu lấy được trong một phút.
B. Số mẫu lấy được trong một giờ.
C. Số mẫu lấy được trong một giây.
D. Số mẫu lấy được trong một khoảng thời gian bất kì.
Đáp án đúng là: C
Câu 11. Dữ liệu âm thanh số là:
A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.
B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.
C. Số mẫu lấy được trong một giây.
D. Biên độ sóng âm.
Đáp án đúng là: A
Câu 12. Lượng tử hóa là:
A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.
B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.
C. Số mẫu lấy được trong một giây.
D. Biên độ sóng âm.
Đáp án đúng là: B
Câu 13. Chọn khẳng định sai?
A. Độ sâu màu là độ dài dãy bit để rời rạc hóa màu.
B. Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp hai số đếm điểm ảnh theo chiều ngang và theo chiều cao.
C. Số mẫu lấy được trong một giây gọi là tốc độ lấy mẫu.
D. Hệ màu RGB dành 8 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.

Đáp án đúng là: D


Câu 14. RGB là tên viết tắt của ba màu:
A. Red, green, blue.
B. Red, green, black.
C. Red, white, blue.
D. Red, green, yelow.
Đáp án đúng là: A
Câu 15. Khi trộn màu Đỏ với màu Lam, ta có màu:
A. Tím
B. Vàng
C. Lục
D. Lam
Đáp án đúng là: A

IV. Một số câu hỏi tự luận


Câu 1: Cho trước dãy số nguyên A. Viết chương trình xóa đi các phần tử có giá trị nhỏ hơn 0 từ A.
Input Output
0 1 -3 -10 5 9 -20 55 1 5 9 55
A = [1,-3, -10, 5, 9, -20, 55]
i=0
while i < len(A):
if A[i] < 0:
A.remove(A[i])
else:
i += 1
print(A)
Câu 2: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một danh sách các số nguyên, sau đó thực hiện:
- Thay thế các phần tử âm bằng -1, phần tử dương bằng 1, giữ nguyên các phần tử giá trị 0.
- Đưa ra màn hình danh sách nhận được.
Input Output
0 1 -3 -10 5 9 -20 55 0 1 -1 -1 1 1 -1 1
Câu 3: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím danh sách số nguyên a; đếm và đưa ra màn hình số lượng
các phần tử lớn hơn phần tử đứng trước và phần tử đứng sau nó.
Input Output
5 -3 0 4 -1 2 -6 -4 -5 9 -12 15 4

print("Nhập một dãy số nguyên")


a = [int(i) for i in input().split()]
count=0
for i in range (1, len(a)-1):
if a[i-1] < a[i] > a[i + 1]:
count = count +1
print(count)

Câu 4: Viết chương trình nhập vào 12 số nguyên dương tương ứng là tiền điện của 12 tháng trong năm
vừa rồi của nhà em, đưa ra màn hình các thông tin sau: Tổng số tiền điện của cả năm, trung bình mỗi
tháng.

ds= [float(i) for i in input("Nhập tiền điện hằng tháng ").split()]


t=0
for i in range(0, len(ds)):
t = t + ds[i]
tb = t/12
print("Tổng tiền điện là: ", t)
print("Tiền điện trung bình mỗi tháng là: ", tb)

Câu 5: Viết giá trị thập phân của các số nhị phân sau:
a. 10101 21 b. 11010 18 c. 11101 29 d. 100011 35
e. 100110 38 f. 111000 56 h. 101111 47 h. 111101 61
Câu 6: Chuyển các giá trị thập phân thành số nhị phân sau:
a. 24 11000 b. 30 11110 c. 37 100101 d. 45 101101
e. 50 110010 f. 49 110001 g. 59 111011 h. 63 111111
Câu 7: Chuyển hai số sau sang hệ nhị phân rồi thực hiện phép toán cộng (hoặc nhân) số nhị phân, kiểm
tra lại kết quả qua số trong hệ thập phân.
a. 125 + 12= 1111101+1100 = 10001001
b. 125 x 6 = 1111101+110= 1011101110
Câu 8: Hãy thực hiện phép toán:
a. ((NOT 0110) OR 0000) AND 1111 =1001
b. ( 1010 AND 1111) OR 1001=1011
Câu 9: Thực hiện các phép cộng số nhị phân sau:
a. 101 + 11 b. 111 + 111 c. 1010 + 1010 d. 11101 + 1010
Câu 10: Thực hiện các phép toán số nhị phận sau:
a. 1010 + 1101 b. 101111 + 101111 c. 1111 x 101 d. 101 x 10
Câu 11: Tính số bù của một số nhị phân
a) Cho số nhị phân X. Kết quả của phép toán NOT X kí hiệu là . Ta gọi là số bù 1 của X. Em hãy viết
số bù 1 của số 44 ở hệ nhị phân
b) Cho số nhị phân X. Kết quả của phép toán gọi là số bù 2 của X. Em hãy viết số bù 2 của số 44 ở
hệ nhị phân.

You might also like