You are on page 1of 9

HIỆN TƯỢNG & CÂU HỎI THỰC TẾ

1. Quấn thêm vào đầu dây sắt một mẫu than gỗ, đốt cho sắt và than nóng
đỏ rồi đưa vào bình chứa O2.

Hiện tượng: Mẫu than cháy, tạo nhiệt độ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng
chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là
oxit sắt từ.

2. Cho kim loại Na vào dd NaHSO4

Hiện tượng : đồng thời xuất hiện kết tủa trắng và khí không màu không mùi bay
lên, sau đó kết tủa max nhưng vẫn có khí thoát ra nếu Ba dư

Ba + 2NaHSO4 -> BaSO4 + Na2SO4 +H2

Ba + 2H2O -> Ba(OH)2 + H2

3. Nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dd NaCl, lọc kết tủa
để ngoài ánh sáng.

Hiện tượng : kết tủa trắng để ngoài as thu được kim loại dạng bột màu xám

4. Cho mẫu Na vào ống nghiệm chứa nước, đậy ống nghiệm bằng nút cao
su có ống dẫn khí bằng thủy tinh xuyên qua sau 1 thời gian, đốt khí
thoát ra từ đầu ống dẫn khí.

Hiện tượng : mẫu Na tan dần chạy tròn đều trên mặt nước, thoát ra khí không màu,
không mùi, tỏa nhiệt. Khi đốt đầu ống thủy tinh thấy ngọn lửa xanh nhạt.

5. Cho từ từ đến dư dd AlCl3 vào dd hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.

Hiện tượng : Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng xuất hiện rồi tan ngay ( lặp đi lặp lại
nhiều lần 1 thời gian), sau 1 thời gian kết tủa keo trắng xuất hiện và tăng dần đến
max

AlCl3 + 4NaOH dư -> NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O


AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O -> 4Al(OH)3 + 3NaCl

6. Hiện tượng khi cho thanh Zn tác dụng H2SO4 96%

Hiện tượng:

Ban đầu có khí mùi xốc thoát ra: Zn + 2H2SO4 -> ZnSO4 + SO2 + 2H2O

Sau 1 thời gian có kết tủa vàng S do dd axit được pha loãng bời sản phẩm có nước
tạo ra: 3Zn + 4H2SO4 -> 3ZnSO4 + S + 4H2O

Tiếp đến có khí mùi trứng thối thoát ra: 4Zn + 5H2SO4 -> 3ZnSO4 + H2S + 4H2O

Sau cùng có khí không màu, không mùi thoát ra H2 do nồng độ dd trở nên rất
loãng: Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + H2

7. Hiện tượng khi cho dung dịch axit axetic tác dụng Na2SiO3

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng dạng keo

CH3COOH + Na2SiO3 -> CH3COONa + H2SiO3

8. Hiện tượng khi nhỏ 2 giọt dd H2SO4 2M lên bề mặt một tờ giấy trắng,
sau đó hơ nóng mặt dưới tờ giấy ( tại chỗ bị nhỏ giọt dd axit ) gần ngọn
lửa đền cồn.

Hiện tượng: Tại chỗ bị nhỏ giọt H2SO4 khi bị hơ nóng sẽ bị bục, thủng chuyển đen,
nguyên nhân do ban đầu H2SO4 loãng làm xúc tác làm xenlulozo bị thủy phân, khi
hơi nước bay hơi H2SO4 còn lại chuyển đặc xảy ra phản ứng oxi hóa các chất đầu
và thứ cấp

9. Hiện tượng khi sục Cl2 vào dung dịch KI có hồ tinh bột.

Hiện tượng: Dung dịch chuyển sang màu xanh tím (do hồ tinh bột tác dụng với
dung dịch I2 chuyển sang màu xanh tím)

Cl2 + 2KI -> 2KCl + I2


10.Nêu cách pha loãng axit sunfuric đặc trong PTN. Giải thích.

-Rót từ từ axit đặc vào nước dọc theo chiều dài của đũa thủy thinh và khuấy đều

-Axit sunfuric đặc nặng hơn nước khi tan trong nước tỏa nhiệt nếu cho từ từ axit
vào nước thì nó sẽ chìm xuống đáy, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dd nên lượng
nhiệt được phân bố đều, tăng từ từ không tăng mạnh không làm nước sôi quá
nhanh nên an toàn.

-Nếu cho nước vào axit nước nổi trên bề mặt axit. Vì axit háo nước và tan trong
nước tỏa nhiệt mạnh, nhiệt này làm cho giọt nước khi mới tiếp xúc với axit sôi và
bắn lẫn trong các giọt axit ra ngoài gây bỏng da

11.Vì sao cồn 75o sát trùng hiệu quả nhất ?

Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông
tụ protein làm vi khuẩn chết. Ở nồng độ quá cao, protein trên bề mặt vk đông tụ
quá nhanh tạo lớp màng ngăn không cho cồn thấm sâu vào trong. Ở nồng độ quá
thấp, khả năng đông tụ protein giảm => Cồn 75o hiệu quả nhất.

12.Trong quá trình sản xuất Al cực dương bị ăn mòn nên sau 1 thời gian
điện phân phải hạ thấp xuống. Giải thích

Khí O2 sinh ra ở cực dương nên trong điều kiện đó O2 tác dụng với C của điện cực
làm cực dương bị ăn mòn dần

C + O2 -> (to) CO2; C + O2 -> (to) CO

13.Khi pha nước mía, người ta cho đường vào nước sau đó mới cho đá mà
không làm ngược lại ?

Đường mía có CT C12H22O11 tan trong nước phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Độ tan
và tốc độ tan giảm khi nhiệt độ giảm nên khi bỏ nước đá vào trước thì nhiệt độ
nước trong cốc giảm đường sẽ tan chậm hoặc không tan hết.

14. Khi vắt chanh vào sữa đậu nành hay sữa bò thấy sữa bị vón cục ?

Vì nước chanh chứa axit xitric làm cho protein trong sữa bị kết tủa hay còn gọi là
hiện tượng đông tụ protein.
15. Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đầu đoạn mía thường có
mùi rượu ?

Vì đoạn đầu cây mía tiếp xúc trực tiếp với không khí, trong không khí có thể có
một số vi khuẩn giúp phân hủy dần saccarozơ thành glucozơ, sau đó lên men
glucozơ thành rượu etylic.

16. Hãy giải thích tại sao khi gặp đám cháy, chúng ta nên tẩm ướt khăn để
che mũi, miệng và tìm cách thoát nhanh ra khỏi đám cháy. Viết phương
trình hoá học của các phản ứng xảy ra mà em biết.

Khi gặp đám cháy, ngoài nhiệt tỏa ra của đám cháy còn có những khí độc được
sinh ra như: CO, SO2, HCl,… . Do đó, chúng ta nên tẩm ướt khăn để che
mũi,miệng và tìm cách thoát khỏi đám cháy vì:

+ Khí độc tan một phần vào nước

+ Tìm cách thoát nhanh khỏi đám cháy vì khí độc chỉ tan một phần vào nước nên
mặc dù dùng khăn tẩm ướt chúng ta vẫn hít phải khí độc.

17. Trong công nghiệp để sản xuất NaOH người ta điện phân dd NaCl bão
hòa có màng ngăn xốp, sản phẩm thu được thường lẫn NaCl làm thế
nào có được NaOH tinh khiết. Biết SNaOH > SNaCl

Do độ tan NaOH lớn hơn nên khi giảm nhiệt độ của dd hỗn hợp thì NaCl kết tinh
trước. Làm lại nhiều lần sẽ tách được các chất ra khỏi dd ( pp kết tinh phân đoạn).
Hoặc cô cạn từ từ thì NaCl kết tinh trước và tách ra khỏi dd.

18. Nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên chỉ sau oxi là ?

Silic.

19. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên ?

CH4 chiếm 95% trong khí thiên nhiên và 75% trong khí mỏ dầu.

20.Vỏ đồ hộp làm bằng sắt, đựng các thức ăn có vị mặn (thịt, cá) hoặc vị
chua (dứa, vải) tại sao không bị gỉ ?
Vỏ đồ hộp đựng các thức ăn có vị mặn (thịt hộp, cá hộp…) hoặc vị chua (dứa,
vải…), không bị gỉ vì vỏ đồ hộp làm bằng sắt tráng thiếc nên không cho muối (vị
mặn) hoặc axit (vị chua) tác dụng.

21. Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng kim khí - điện máy
thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì ? sắt, thép dùng trong xây
dựng không bôi dầu mỡ, vì sao ?

Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng thường được bôi dầu, mỡ để chống
gỉ, ngăn không cho các đồ dùng bằng sắt tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Sắt, thép xây dựng không bôi dầu mỡ để xi măng bám dính.

22. Các tấm tôn lộp nhà làm từ sắt tại sao rất lâu mới bị gỉ ?

Vì được làm từ tráng Zn nên hạn chế sự gỉ.

23. Vào mùa đông, khi rửa bát đĩa có dính nhiều chất béo người ta thường
dùng nước nóng.

Dựa trên cơ sở là dầu mỡ ăn ít tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng.

24. Một trong các phương pháp sản xuất rượu etylic là lên men tinh bột.
Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic gọi là bỗng rượu. Hãy
giải thích tại sao bỗng rượu để trong không khí lại bị chua và khi dùng
bỗng rượu để nấu canh thì lại thấy có mùi thơm.

Trong bỗng rượu còn một lượng nhỏ rượu (dung dịch rượu loãng). Khi để trong
không khí, rượu bị chuyển thành axit axetic. Khi dùng bỗng rượu để nấu canh có
một lượng nhỏ axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat có mùi thơm.
25.Vì sao với các vùng đât sình lầy người ta dùng supephotphat đơn để bón

Vì trong thành phần supephotphat đơn có CaSO4 – thành phần giúp hóa rắn đất.

26.Vì sao lọ đựng dung dịch HNO3 trong PTN để lâu có màu vàng ?

Do HNO3 kém bền, bị phân hủy ngay nhiệt độ thường khi có ánh sáng
4HNO3 -> 4NO2 + O2 + 2H2O. Khí NO2 màu nâu tan vào dung dịch làm dung dịch
này có màu vàng.
27.Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào nước 1 ít muối ăn NaCl ?
Do nhiệt độ sôi của nước ở 1atm là 100oC nếu ta thêm 1 ít NaCl thì làm nhiệt độ
sôi của dd muối > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau
nhanh chín hơn, thời gian luộc không lâu nên ít mất vitamin. Vì vậy rau sẽ mềm
hơn và xanh hơn.

28.Vì sao muối thô phải được bảo quản cẩn thận, dụng cụ đựng muối phải
được kê lên, tránh tiếp xúc với nền nhà, không sẽ dễ bị chảy nước.

Muối thô ngoài thành phần chính là NaCl còn có MgCl2 – rất ưa nước. Nếu không
được bảo quản cẩn thận, không kê lên, để tiếp xúc với nền nhà dẫn đến độ ẩm, hơi
nước sinh ra, MgCl2 tiếp xúc với hơi nước dẫn đến bị chảy rữa.

*Tại sao dùng nước Gia-ven để tẩy trắng quần áo ?

Tính tẩy màu của Gia-ven do CO2 trong không khí tác dụng dung dịch NaClO tạo
thành HClO ( yếu hơn H2CO3 ) sau đó HClO dưới tác dụng của ánh sáng tự phân
hủy thành HCl và oxi nguyên tử - có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng tẩy màu.
CO2 + NaClO + H2O -> NaHCO3 + HClO
HClO -> (a/s) HCl + [O]
29.Tại sao điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn thu được nước
Gia-ven ?

Khi điện phân dung dịch muối ăn sinh ra NaOH và khí clo ( PTHH)

Vì không có màng ngăn nên khí clo sinh ra tác dụng dung dịch NaOH sinh ra nước
Gia-ven ( PTHH)
30.Nước Gia-ven thường dùng để xử lí hồ bơi. Sau khi xử lí xong bằng Gia-
ven người ta cho thêm vào bể bơi một lượng HCl. Giải thích.

Khi cho nước Gia-ven vào nước xảy ra phản ứng:NaClO + H2O -> HClO + NaOH

HClO có khả năng tẩy trung diệt khuẩn nên làm sạch bể bơi. Phản ứng trên tạo ra
xút nên cho HCl vào để cân bằng độ pH cho bể bơi: NaOH + HCl -> NaCl + H2O

31.Vì sao thủy tinh thường có màu xanh ?

Vì trong thủy tinh chứa hợp chất của Fe(II). Còn nếu chứa hợp chất Fe(III) thì thủy
tinh có màu vàng nâu.

32.Vì sao khi nung đá vôi phải đập đá có kích thước vừa phải ?

Tăng diện tích bề mặt được cung cấp nhiệt trực tiếp. Nếu đập với kích thước quá
nhỏ thì dưới tác dụng của nhiệt đá vôi bị tơi nhỏ ra, bịt kín lò làm cho CO2 không
lưu thong được phản ứng sẽ xảy ra theo chiều nghịch nên hiệu suất thu được đá vôi
không cao.

33. Nhà A có một hồ cá lớn, tháng vừa qua vì dịch bệnh nên cá nhà A chết
hết. Sau đợt dịch bệnh A thấy bố rải vôi bột xuống ao rồi một thời gian
sau mới bắt đầu nuôi cá trở lại. Vì sao bố A làm vậy ?

Do CaO có khả năng hấp thụ các khí độc tích tụ dưới đáy hồ như NH3, H2S, CO2,…
và axit trong nước, giảm tỉ trọng các kim loại nặng, độc hại, chất bẩn giúp cân
bằng môi trường nước, ổn định độ pH, hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn phân tán trong
ao nuôi.

34.Tại sao dùng baking soda để nấu các món thịt hầm hay gân, cơ bắp
động vật tương tự như nấu đậu thì giảm thời gian chế biến và thịt, đậu
nhanh chín hơn

Vì khi gặp nhiệt độ hay tác dụng với chất có axit, baking soda sẽ giải phóng CO2,
ngấm vào và làm mềm các loại thực phẩm.

35.Vì sao khi đốt than phải nhúng vào nước vôi trong rồi phơi trước khi
nung ?
Khi đốt than sẽ tạo ra CO2, gây nhiều khói ( 1 PTHH ).//Ca(OH)2 hấp thụ CO2 sinh
ra vì thế làm giảm lượng khói sinh ra ( 1PTHH ).
36.Trình bày cơ sở của việc SX rượu từ gỗ. So sánh cách làm đó với PP đi
từ tinh bột.
-Đầu tiên phải loại bỏ tạp chất từ gỗ để có xenlulozo, thủy phân xenlulozo nhờ xúc
tác H+ để được glucozơ, từ glucozo dưới tác dụng enzim amilaza chuyển thành
rượu etylic. Rượu làm bằng PP này thường chứa nhiều tạp chất độc hại nên không
dùng để uống mà dùng trong CN. ( Các PTHH )//-SX rượu từ tinh bột không cần
nhiều giai đoạn như trên ( nêu quy trình ). Sau khi chưng cất thu được cồn thực
phẩm chứa các chất dinh dưỡng nên có thể pha chế thành rượu uống.
37.Vì sao các con tàu thường gắn 1 miếng kim loại Zn hoặc Mg ở phía sau
đuôi tàu ?

Thân tàu biển được chế tạo bằng gang và thép (hợp kim của Fe, C và 1 số nguyên
tố khác), khi di chuyển trên biển than tàu thường xuyên tiếp xúc với nước biển là
dd chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng. Nếu gắn miếng kim loại Zn hay Mg
vào thì vì hoạt động hóa học mạnh hơn Fe nên bị ăn mòn trước Fe, sau 1 thời gian
bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì, đỡ tốn kém so với sữa chữa than tàu
nếu Fe bị ăn mòn.

38.Các VĐV trước khi biểu diễn đều nhúng tay vào trong chậu đầy bột
màu trắng và xoa 1 lúc. Chất bột là gì và tại sao làm như vậy ?

Đó là MgCO3 – có tính hút ẩm tốt. Các thanh xà đều rất trơn do bề mặt nhẵn bóng
và khi tay đổ mồ hôi làm giảm độ ma sát giữa tay và thanh xà khiến các VĐV khó
thi đấu, có thể gây nguy hiểm. Để tránh trơn trượt thì xoa bột MgCO3 vào tay vì nó
có tính hút ẩm tốt, tăng lực ma sát giữa tay và dụng cụ.

39.Vì sao bình chữa cháy khi bảo quản phải để thẳng đứng còn khi chữa
cháy phải dốc ngược bình lên ?

Khi chữa cháy dốc ngược bình lên vì xảy ra phản ứng sau: 2NaHCO3 + H2SO4 ->
Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O. Khí cacbonic sinh ra nặng hơn KK và không tác dụng
với oxi nên có tác dụng ngăn cách vật cháy với KK, dập tắt đám cháy.

You might also like